Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San



tải về 0.84 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.84 Mb.
#36471
  1   2

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San






GIẢI NHÂN QUYỀN

VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011

TRONG SỐ NÀY



Ngài Đại tướng Trần Đại Quang
Bộ trưởng Công an – Bộ Công an
44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội, Cộng hòa XHCN Việt Nam

Ngày 9 tháng 5 năm 2013

Thưa ông Bộ trưởng

Tôi viết thư này gửi đến ông để bày tỏ sự quan ngại sâu xa của Ân Xá Quốc Tế về những biến cố đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013. Những người trẻ tìm cách tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền đã bị ngăn cản không cho làm việc đó bởi công an, và nhiều bloggers tham gia cuộc dã ngoại đã bị bắt và bị đánh đập. 
Những cuộc dã ngoại này được tổ chức bởi những người đã gặp gỡ ôn hòa và bàn thảo cùng học hỏi về những quyền nằm trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) trong các công viên tại ba thành phố chính của Việt Nam –Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nha Trang.

Tuy nhiên, thay vì cho phép những cuộc tụ tập nhỏ ôn hòa này xảy ra, công an đã tìm cách ngăn cản không cho người ta tham dự và tạo nên nhiều chướng ngại để làm gián đoạn các cuộc tụ họp.

Một số lượng lớn công an đã hiện diện; rào cản và hàng rào kẽm gai được dựng lên để chặn lối vào; âm nhạc mở lớn qua các loa phóng thanh để ngăn cản các hoạt động; và vòi xịt nước được sử dụng để xịt nước vào những người tham dự khiến họ phải rời khỏi nơi họ đang ngồi.
Đáng quan ngại hơn, nhiều bloggers tại các vụ này đã bị bắt và bị đánh đập. Trong khi vụ ở Công viên Nghĩa Đô ở Hà Nội tiếp tục trước sự hiện diện của một số lớn công an, những vụ tại Công viên 30 tháng 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Bạch Đằng ở Nha Trang đều đã bị giải tán.

Nha Trang, cảnh sát ngăn chặn không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới cái tên Mẹ Nấm) đến khu dã ngoại, và một số bạo động được biết đã gây nên cho những người tham dự.

Thêm vào đó, ở Hải Phòng, công an bao vây nhà của nhà văn Phạm Thanh Nghiên nơi một số đã dự định đến tụ họp và ngăn cản không cho khách vào, lên tiếng xúc phạm Phạm Thanh Nghiên và mẹ cô.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai bloggers Nguyễn Hoàng Vi và Võ Quốc Anh đã bị bắt trong bạo động. Họ đã phân phát các bản của TNQTNQ. Hai người nữa, blogger Nguyễn Sỹ HoàngChâu Văn Thi, một thủy thủ -cũng bị bắt. Tất cả đều được trả tự do khoảng từ 9 đến 12 giờ sau đó, sau khi bị nói đã bị hành hung trong lúc hỏi cung.

Ngày hôm sau, vào ngày 6 tháng 5, Nguyễn Hoàng Vi, em của cô là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc, trở lại đồn công an nơi Nguyễn Hoàng Vi đã bị giữ, để đòi lại tài sản đã bị tịch thu. Đã có tin là họ bị xách nhiễu và hành hung bởi những tên côn đồ, có thể có sự đồng lõa của cảnh sát:

Nguyễn Thảo Chi bị gãy mấy cái răng và Bà Nguyễn Thị Cúc bị một điếu thuốc đang cháy đâm vào mặt. Sau khi họ rời công an để tìm an toàn và để chăm sóc y tế, những tên côn đồ tiếp tục xách nhiễu họ.



TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ HỘI HỌP ÔN HÒA

Ân Xá Quốc Tế nhắc nhở với ông là những quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa đều được đưa ra trong bản TNQTNQ, và cung ứng, trong hình thức ép buộc pháp lý, bởi Hiến chương Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (HCQTDSCT) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.


Hiến chương QTDSCT cung cấp, không kể những thứ khác, rằng mọi người đều có quyền duy trì quan điểm mà không bị can thiệp, và rằng mọi người sẽ có quyền tự do phát biểu, kể cả quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến đủ loại, hoặc qua lời nói, qua chữ viết hay trong bản in, trong hình thức nghệ thuật, hay qua bất cứ phương tiện nào mà người đó lựa chọn (Điều 19). Hơn thế, quyền hội họp ôn hòa được bảo đảm. Các quốc gia thành viên của HCQTDSCT sẽ không áp đặt một giới hạn nào lên quyền được tụ họp ôn hòa ngoài những áp đặt phù hợp với luật pháp và cần thiết vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe công cộng, hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác (Điều 21).

Trong khi cả hai điều này cung cấp việc áp đặt những giới hạn trên những quyền này trong một số hoàn cảnh, giới hạn cần phải được áp dụng rất khắt khe. Trong Nhận xét chung về Điều 19, Ủy ban Nhân quyền vốn theo dõi việc tuân thủ HCQTDSCT nói rằng những giới hạn “không thể để làm hại đến quyền đó” cần “đáp ứng một thử thách chặt chẽ để biện minh” và “cần phải được áp dụng chỉ cho những mục đích đã được quy định và phải trực tiếp liên hệ đến nhu cầu cụ thể mà họ đang xác định.” Cụ thể, Ủy ban thêm là điều khoản giới hạn cho quyền tự do phát biểu “có thể không bao giờ được đưa ra để biện minh cho việc bóp nghẹt của bất cứ sự ủng hộ nào cho.. nhân quyền.”

Ân Xá Quốc Tế quan ngại là sự đàn áp, có lúc bạo động, đối với những buổi dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền không thể biện minh là tuân thủ những điều khoản giới hạn trong HCQTDSCT và do đó đã vi phạm những quyền cốt yếu của tự do phát biểu và hội họp ôn hòa.

BẢO VỆ NHÂN QUYỀN

Tuyên bố về Người bảo vệ Nhân quyền, được nhất trí thông qua (không bỏ phiếu) tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, các quốc gia xác nhận không kể những điều khác, rằng “mọi người đều có quyền, cá nhân hay hội họp cùng những người khác, để thúc đẩy và cố gắng cho việc bảo vệ và thực hiện nhân quyền và những quyền tự do căn bản ở cả mức quốc gia lẫn quốc tế (Điều 1).”

Tuyên ngôn nói tiếp là mọi người đều có quyền tụ họp ôn hòa cho mục đích thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; và rằng mọi người đều có quyền tìm, nhận và giữ các thông tin về mọi nhân quyền và các tự do căn bản. Điều này bao gồm quyền học hỏi, thảo luận và có ý kiến về việc chấp hành nhân quyền, và lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cho điều này.

SỬ DỤNG BẠO LỰC KHÔNG CẦN THIẾT VÀ HÀNH HUNG 

Ân Xá Quốc Tế rất quan ngại về việc sử dụng bạo lực không cần thiết bởi nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những người đã bị bắt và đánh đập cũng như là sách nhiễu và các biện pháp khác đã được sử dụng để ngăn cản không cho tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa.

Ân Xá Quốc Tế còn thêm quan ngại về những tấn công vật chất lên em gái của Nguyễn Hoàng Vi là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc có thể đã vi phạm quyền tự do không bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân hay làm mất phẩm giá hay trừng phạt, vốn là tuyệt đối và được cung cấp, không kể những thứ khác, ở Điều 7 của HCQTDQCT.

ĐỀ NGHỊ

Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị là chính phủ của ngài:

+ Ngay lập tức tổ chức điều tra độc lập, vô tư và có hiệu quả về những vụ này, và bảo đảm là những người có trách nhiệm vi phạm nhân quyền, đặc biệt trong việc sử dụng vũ lực không cần thiết và ngược đãi những người tranh đấu ôn hòa, phải được đem ra trước công lý;

+ Cam kết công khai tôn trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa, và bảo vệ những công việc quan trọng đang được thực hiện bởi những người bênh vực cho nhân quyền; và

+ Công khai lên án sử dụng những hành vi tàn ác, vô nhân và làm hạ phẩm giá hay trừng phạt vào lúc bị bắt hay bị tạm giam, và bảo đảm những cơ chế trách nhiệm nội tại mạnh mẽ được đặt ra để giải quyết những trường hợp cảnh sát lạm quyền liên quan đến vi phạm nhân quyền.

Những cuộc đối thoại nhân quyền ôn hòa tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.



Chúng tôi thành thực hy vọng là những người tham gia sẽ được đến dự những vụ như vậy không bị sách nhiễu, đe dọa hay lo sợ bị coi là tội phạm.
Vì quyền lợi của minh bạch, chúng tôi sẽ phổ biến bức thư này trên địa chỉ của chúng tôi từ 10 tháng 5 năm 2013. Nếu ngài có câu hỏi gì liên quan đến sự quan tâm của Ân Xá Quốc Tế, chúng tôi rất chào đón cơ hội để thảo luận những vấn đề này với ngài và các đại diện khác của chính phủ.

Kính thư

Isabelle Arradon

Phó Giám đốc Á châu Thái Bình dương

Cc: Đại sứ Vũ Quang Minh, Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Anh Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Bản dịch của Defend the Defenders

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được từ trong nước gửi ra Thông điệp Đại lễ Phật đản Pl 2557–2013 của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Thông tư Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557 của Viện Hóa đạo. Sau đây là toàn văn 2 văn kiện:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VNTN

VIỆN TĂNG THỐNG

Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, phường 15, quận Phú Nhuận, Sài Gòn


Phật lịch 2557- Số : 02/VTT/TĐ/TT
THÔNG ĐIỆP

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557 - 2013

của HỘI ĐỒNG LƯỠNG VIỆN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn thiền đức Tăng Ni

Kính thưa toàn thể đồng bào Phật tử,

Vườn Lâm Tỳ Ni, hoa Vô Ưu rộ nở, ngày đức Từ Phụ Thích Ca thị hiện giáng trần. Hôm nay tất cả phật tử trên khắp năm châu hân hoan đón chào sự kiện trọng đại này. Nhân mùa Phật đản, Hội đồng Lưỡng viện kính gửi lời cầu chúc an lành đến toàn thể Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài nước.

Hôm nay là ngày lễ trọng đại trong Phật giáo, ngày kỷ niệm đức Phật vì hạnh nguyện độ sinh mà xuất hiện ở cảnh giới khổ đau này. Đức Phật ra đời đã khai mở một lộ trình thăng hoa thánh thiện cho nhân loại, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của từ bi và trí tuệ, của tinh thần hài hòa, bao dung và hòa bình cho thế giới. Đạo Phật đã đóng góp rất lớn cho sự an bình, thịnh vượng của nhân loại.

Lịch sử cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho tinh thần vô úy dấn thân phụng sự tha nhân ; và chánh pháp là nguồn an lạc đích thực, khai phóng tâm thức và giải thoát mọi vô minh sai lầm cho muôn loại. Đức Phật dạy : muốn thay đổi thế giới, trước tiên phải chuyển hóa tâm thức con người. Bất cứ hành động nào được điều khiển bởi vô minh vọng động đều chuốc lấy sự bất an, đau khổ. Sự an bình, hạnh phúc đích thực chỉ có được khi biết quan tâm đến hạnh phúc của tha nhân. Chỉ cần quan tâm đến tha nhân thì thế giới đã giải quyết được những vấn nạn khủng hoảng đang đối diện hiện nay và tạo nên một thế giới tự do, dân chủ và bình đẳng cho tất cả con người.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh ánh sáng từ bi và trí tuệ của Đạo Phật chiếu soi đến đâu, sự thanh bình thịnh vượng được hiển lộ đến đó. Bất kỳ thể chế chính trị nào biết vận dụng khôn khéo nền văn minh giải thoát của Phật giáo làm nguyên tắc chủ đạo để trị dân thì quốc gia sẽ phú cường thịnh vượng và tồn tại lâu dài. Ashoka đại đế ở Ấn Độ đã biết sử dụng giáo pháp của Phật để trị dân, dẫn dắt đất nước Ấn Độ đi đến chỗ hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Các vị vua nhân từ các triều đại Lý, Trần ở Việt Nam đã khéo léo vận dụng mọi giá trị đạo đức Phật giáo để trị nước, muôn dân chung hưởng thái bình an lạc, quốc gia phú cường, trên dưới đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh kỳ vĩ, dẹp tan những cuộc tấn công xâm lăng hung hãn của giặc Phương Bắc.

Kính thưa chư liệt vị,

Giữa lúc hàng triệu triệu con tim trên thế gới đang rung động đón mừng ngày Khánh đản của bậc Đại giác, thì nhiều nơi vẫn vang lên những tiếng nổ kinh hoàng, xé tan ước vọng hòa bình của nhân loại, vẫn vang lên tiếng thét gào uất hận trên đường phố, trong nhà tù, trước khát vọng nhân quyền, khát vọng tự do, hạnh phúc mà các chủ thuyết phi nhân đã cướp đoạt của con người, nhất là trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã nói : “Đạo Pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, Dân Tộc không thể hạnh phúc nơi áp bức, đói nghèo”. Trên thực tế đó, nhân mùa Phật đản năm nay, trước hết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khẩn thiết kêu gọi lãnh đạo các Quốc gia trên thế giới, các Quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhất là Nhà Cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy tôn trọng tinh thần Từ bi, Trí tuệ và Bình đẳng của Đạo Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận và các Quốc gia thành viên đều cam kết thực thi. Quí vị lãnh đạo hãy lấy tinh thần Từ bi, Trí tuệ và Bình đẳng ấy làm vũ khí tối thượng để giải quyết các tranh chấp đang đưa nhân loại vào một cuộc chiến tương tàn và đưa Dân tộc Việt Nam vào con đường nô lệ của một chế độ độc tài toàn trị.

Cũng trên thực tế đó, Giáo hội khẩn thiết kêu gọi Đồng bào Phật tử các giới nêu cao tinh thần Lục Độ mà Thiền tổ Khương Tăng Hội đã xiển dương và các thế hệ Thiền sư Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Nguyên Thiều, Liễu Quán đã tương tục đứng lên cùng Dân tộc giữ nước, dựng văn. Và hôm nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tiếp tục nêu cao tinh thần vô úy Giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian tiếp bước đưa Dân tộc tiến lên đường Văn hiến như một khẳng định của Trí tuệ, Từ bi và Bình đẳng trước hiện tình của đất nước. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, đó là đưa con người đến bờ Tự do và Giải thoát

Để đưa con người đến bờ Tự do và Giải thoát, chúng ta hãy dũng mãnh thể hiện tinh thần Vô úy như là bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng Dân tộc mà người con Phật đã phát nguyện : Ngũ trước ác thế thệ tiên nhập.

Trong tinh thần ấy, Hội đồng Lưỡng viện kính mong các cấp Giáo hội trong và ngoài nước, các Tổ đình, các Tự viện, các Tổ chức quần chúng Phật tử và cá nhân của mỗi người con Phật hãy nỗ lực kiến tạo một Mùa Phật đản đầy đủ ý nghĩa trong giai đoạn hiện tại để báo đền thâm ân của Đức Bổn Sư Thích Ca Từ Phụ.

Kính mong Chư Tôn đức và Quí Liệt vị đón mừng ngày Phật đản trong tinh thần Hộ pháp, Hộ quốc và Hộ dân.



Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

Thanh Minh Thiền viện, Mùa Phật đản 2557-2013

Thay mặt Hội đồng Lưỡng viện

GHPGVNTN

Đệ ngũ Tăng thống

(ấn ký)

Sa môn Thích Quảng Độ



GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VNTN

VIỆN HÓA ĐẠO

Chùa Giác Hoa - 15/7 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh – SG


Phật lịch 2557 - Số : 05/VHĐ/TT

THÔNG TƯ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557

Viện trưởng Viện Hóa đạo GH PGVNTN

Kính gởi :

- Chư tôn Giáo phẩm Hội đồng Lưỡng viện

- Văn phòng II Viện Hóa đaọ

- Các Ban Đại diện GHPGVNTN trên toàn quốc

- Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni

- Đồng bào Phật tử các giới.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Chư Tôn đức, kính thưa Quí Liệt vị.

“Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến” là bản hoài của Đức Thế Tôn khi Ngài xuất hiện trên cõi đời cách đây trên 2500 năm.

Những bước chân đầu tiên trên lưu vực sông Hằng của 2500 trước, nay đã in đậm trên toàn cõi nhân gian. Đã 13 năm qua, Phật giáo đồ không riêng mình đón mừng Phật đản, mà cả nhân loại cùng chung niềm hoan hỷ khi Liên Hiệp quốc nhận ra rằng chỉ có Giáo pháp thậm thâm của Đức Phật mới là ngọn đuốc diệt trừ được những tranh chấp, hận thù, phi nhân và cuồng bạo trong đêm dài vô minh của thế gian. Vì vậy Liên Hiệp quốc đã xiển dương thế kỷ 21 là thế kỷ tâm linh.

Lại một mùa sen nở, một mùa Khánh đản lại về, Viện Hóa đạo kêu gọi toàn thể Tăng, Tín đồ hãy hóa thân vào nền văn minh của Trí tuệ Bát nhã, làm bản tâm của bậc nhân đức, cứu nguy cho đất nước và loài người bằng phương tiện và hành động hiện hữu trong cơn Quốc nạn và Pháp nạn hiện nay :

1- Đối với bản thân: Hãy thanh tịnh thân tâm để nâng cao năng lượng tâm linh hóa giải những bất an trong tam giới. Đồng thời Vô úy trong hành động để đưa nhân loại, quốc gia, dân tộc ra khỏi chảo lửa âm ỷ chiến tranh, cướp đoạt và nô lệ.

2- Đối với gia đình : Hãy Phật hóa thân bằng quyến thuộc, chay tịnh để đền đáp ân đức cha mẹ, ân đức chúng sinh, ân đức Tam bảo, tham gia các hoạt động xã hội để đền đáp ân đức hồn thiêng sông núi.

3- Đối với các Đoàn thể Phật tử : Hãy kiến tạo tinh thần Lục Độ trong cộng nghiệp bằng những hình thức từ thiện, tu bát quan trai, các khóa lễ, nâng cao ý thức thời đại : Phật giáo là sự đối diện với xã hội chứ không quay lưng với xã hội, nhất là xã hội độc tài toàn trị hiện nay.

4- Đối với các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh, thành, quận, huyện :

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn đang đối mặt với sự khủng bố, áp bức từ Nhà Cầm quyền Cọng sản vô thần, phải ý thức rằng những chùa chiền, tháp miếu, những lễ hội Phật giáo hoành tráng do nhà nước dựng lên chỉ mang tính cách mê tín, chỉ là lớp son phấn che đậy tinh thần bất dung tôn giáo. Do đó chúng ta quyết bảo vệ truyền thống cố hữu dù phải hy sinh.

Vì vậy Viện Hóa đạo yêu cầu các Ban Đại diện tùy hoàn cảnh địa phương mà kiến tạo một mùa Phật đản đầy đủ ý nghĩa, trang nghiêm, thanh tịnh để đồng bào nói chung và Phật giáo đồ nói riêng được chiêm bái và hành lễ dù trong điều kiện khắc nghiệt mà Giáo hội đã, đang và còn sẽ gánh chịu.

Kính Bạch Chư Tôn đức, kính thưa Liệt Quí vị

Như những đóa sen ngát hương trong mùa Phật đản, người Tu sĩ cũng đang bước chân vào Giới trường thanh tịnh để bắt đầu một mùa An cư Kiết hạ.

Viện Hóa đạo kính chúc Chư Đại tăng pháp thể khinh an trong thời gian trưởng dưỡng thân tâm để hoàn thành hạnh nguyện Hoằng pháp Độ sanh trong tinh thần Phật pháp bất ly thế gian pháp.

Viện Hóa đạo kính chúc các giới Cư sĩ tích cực trong việc thân cận Giới trường để hộ trì Chư Đại tăng trong mùa An cư Kiết hạ.

Sau hết trước tình hình Quốc nạn và Pháp nạn, Viện Hóa đạo xin trùng tuyên lời dạy của Đức Đệ ngũ Tăng thống làm kim chỉ nam cho mùa Phật Đản Phật Lịch 2557 : Đời sống Tâm linh và Giác ngộ chỉ được thăng hoa trong một đất nước thanh bình, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Lãnh thổ tự do và toàn vẹn là thiện duyên cho sự phát triển Tâm linh và Giác ngộ. Bởi vậy đời sống tu hành của người Phật tử cũng là nỗ lực bảo vệ Dân tộc và Thăng tiến Dân sinh.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát



Mùa Phật đản năm Quí Tỵ - 2013

TUN Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN

Phó Viện trưởng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự.

Tỳ kheo Thích Như Đạt



Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Với bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Cộng sản tại Long An ký ngày 06-03-2013, hai sinh viên Đinh Nguyên Kha (Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An) và Nguyễn Phương Uyên (Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn) sẽ ra tòa ngày 16-05 sắp tới với tội trạng “tham gia vào tổ chức phản động “Tuổi trẻ yêu nước”, trong tháng 8-2012 và tháng 10-2012 đã có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống Nhà nước ta... có sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thành” (sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm SG, đã đào thoát), và với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự”.



1- Đây là một vụ án có nhiều kịch tính, bộc lộ tất cả bản chất ghê tởm của chế độ và nền pháp lý Cộng sản tại Việt Nam.

Trước hết, cô sinh viên 21 tuổi đã bị bắt và giam giữ theo kiểu bắt cóc, bất chấp mọi quy định về tố tụng hình sự. Bị gia đình và thân hữu của em chất vấn và phản đối, cơ quan công an nửa tháng sau đành tìm cách lấp liếm và dối gạt công luận một cách trắng trợn.

Khi bạn bè cùng lớp rồi 144 nhân sĩ trí thức gởi thư lên Chủ tịch nước bênh vực cho Phương Uyên, họ liền lãnh cả một loạt hành vi trả đũa đê tiện. Các sinh viên bị nhà trường (trưởng khoa, một số giáo sư, thành đoàn…) bức bách phải rút lại chữ ký, rồi bị công an từ đó luôn theo dõi. Còn các vị nhân sĩ thì vừa chịu thóa mạ (bị gọi là “trí thức bầy đàn, phạm pháp bầy đàn”), vừa bị mạo danh qua một kiến nghị giả trái ngược.

Sau khi em Đinh Nguyên Kha cũng bị bắt và em Nguyễn Thiện Thành bị truy nã thì cả một chiến dịch tấn công trên báo chí nhà nước được mở ra. Không cần tự mình điều tra tìm hiểu, cân nhắc phán đoán, các công cụ mù quáng và vô liêm sỉ này chỉ biết theo lệnh trên đua nhau vu khống các sinh viên đủ thứ tội: nào là tham tiền (dù chỉ được tặng 100 đôla mua máy ảnh trước đó), nào là khủng bố, chế tạo chất nổ nhằm giật sập tượng ông Hồ (dù chỉ có khoảng 300gr hóa chất làm pháo đốt chơi), nào là xâm phạm an ninh quốc gia, nào là cấu kết với thế lực thù địch,…

Gia đình của ba sinh viên cũng chẳng được buông tha: nào lôi đến đồn để hăm dọa ép cung, nào hành lênh hành xuống trong việc thăm tù, nào không cho biểu lộ tình cảm mẫu tử, nào tịch thu máy móc hành nghề rồi cấm cản làm việc, nào buộc phải xác nhận con mình có tội trên giấy thăm nuôi, nào sai cựu chiến binh đến nhà hành hung và vu vạ rằng con của họ phản động…

Tiếp đến là kịch bản cũ mèm, bị dư luận khinh bỉ, căm phẫn và chẳng bao giờ tin, đó là đưa các đối tượng lên truyền hình để đọc bản “ăn năn nhận tội” và “xin nhà nước khoan hồng”! Rồi màn cho bị can gặp các luật sư để chỉ xác nhận mình bị bắt đúng thủ tục và được đối xử tốt trong tù. Tất cả chỉ phơi bày trò khủng bố tâm lý, bức bách tù nhân và lừa gạt công luận một cách trơ trẽn, chỉ tố cáo thái độ hèn nhát, ác độc của kẻ mạnh đối với người yếu thế, bị huỷ diệt mọi khả năng lựa chọn trước các đòn đe dọa.



Đến khi Phương Uyên phản đối những điểm sai trái, vu khống trong bản cáo trạng (như ghi rằng em “đã viết một số nội dung không hay về Trung Quốc” đang khi thực sự em đã đề: “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông”...), thì liền bị trả thù cách dã man tàn độc: bị cấm mang kính cận khiến phải nhức đầu thường xuyên, bị đánh đến ngất xỉu, với nhiều thương tích và vết bầm tím trên người.

2- Dựa vào Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền điều 19 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị điều 19 (mà Việt Nam đã cam kết tuân giữ): “1- Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. 2- Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố:

a- Hành động rải truyền đơn của các em sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Thiện Thành và nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước kêu gọi toàn dân chống giặc Tàu xâm chiếm đất biển tổ quốc Việt, ức hiếp công dân Việt, làm suy yếu dân tộc Việt bằng những thức ăn độc hại; chống đảng CSVN độc tài, tham nhũng, cướp ruộng vườn của dân, dâng đất biển cho Tàu, bách hại và lũng đoạn các tôn giáo, sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào, đẩy nhân dân đất nước vào chốn lầm than; (chứ các em chẳng hề chống nhà nước, chủ trương vô chính phủ để xã hội hỗn loạn)… Hành động đó của các em vừa chính đáng, không vi phạm pháp luật, nằm trong nhân quyền và dân quyền, vừa diễn tả đúng thực trạng của đất nước và chế độ, bày tỏ đúng tâm trạng và khát vọng của toàn dân. Ngay cả việc treo cờ vàng ba sọc đỏ (là cờ truyền thống của Dân tộc, có từ thời Thành Thái (1890), một vị vua yêu nước có tinh thần và chủ trương đoàn kết dân tộc 3 miền để chống ngoại xâm) là một hành vi chính đáng và đầy ý nghĩa.

b- Chủ nghĩa lẫn chế độ Cộng sản đáng bị loại khỏi tâm trí, đất nước, lịch sử Việt Nam và đảng Cộng sản đáng bị loại khỏi chính trường Việt Nam bằng đường lối bất bạo động như lời kêu gọi của các em sinh viên nói trên. Bởi lẽ cả ba thứ quái thai này -với vô số sai lầm và tội ác trong hơn nửa thế kỷ- đã gây ra cái chết cho hàng triệu đồng bào, đã đặt ách nô lệ lên toàn thể dân tộc, đã đưa đất nước vào đủ mọi thảm trạng lẫn tệ nạn và đang đẩy Tổ quốc đến bờ vực thẳm suy vong, vì đang khi hiểm họa Tàu cộng xâm lược ngày càng cận kề mà đảng CS vẫn hèn nhát bạc nhược

c- Các em sinh viên trong Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước nói trên thật đáng khen ngợi vì ý thức sắc bén về tình hình đất nước và xã hội, vì khát vọng tốt lành muốn đưa Dân tộc thoát khỏi các cơn khủng hoảng chính trị và xã hội triền miên, vì lòng can đảm dám liều mạng để cảnh báo và kêu gọi đồng bào chung tay khử trừ hiểm họa ngoại xâm và nội xâm. Dân tộc Việt Nam may mắn là còn có những bạn trẻ -dù bị chủ nghĩa và chế độ CS tìm cách đầu độc- vẫn đầy tâm hồn trong sáng, lý tưởng cao đẹp, khí phách anh hùng và nhiệt huyết thương nước thương nòi như thế!

3- Quả vậy, vụ án và phiên tòa xử các sinh viên trong Nhóm Tuổi Trẻ YN lúc này, vụ án và phiên tòa xử nhiều sinh viên yêu nước tại Nghệ An đầu năm và vụ trấn áp các bloggers trẻ gần đây chỉ là sự bộc lộ cơn phẫn nộ của đảng CS trước thất bại của nền giáo dục quái đản và tác hại của đảng.

a- Dựa vào nguyên lý “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” (Luật Giáo dục điều 3), đảng CSVN, ngay từ đầu, đã chủ trương chính trị hóa nền giáo dục tại VN. Nghĩa là thay vì đào tạo ra những công dân tự do cho đất nước, đảng chỉ muốn uốn nắn thế hệ trẻ thành những thần dân nô lệ cho đảng, chỉ biết noi gương lãnh tụ đảng cách mù quáng, vâng phục mệnh lệnh đảng cách khiếp nhược, coi “hồng hơn chuyên”, ý thức tuân hành hơn khả năng học vấn, và gọi đó là “bản lĩnh chính trị”!?!

Tiến trình đầu độc tâm trí, đánh gục ý chí, tẩy não nhồi sọ, làm băng hoại tâm hồn này đã khởi sự từ cấp mẫu giáo lên đến đại học với tổ chức “Đội Thiếu nhi Tiền phong” và “Đoàn Thanh niên Cộng sản” chuyên kiểm soát chặt chẽ đội viên, đoàn viên; với những giáo khoa sử học và văn học đầy tô hồng cho đảng, che giấu cuộc kháng Tàu, vu khống thóa mạ mọi kẻ thù của chế độ; với những thần tượng tuổi trẻ như Lê Văn Tám, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi… được thêu dệt từ con số không hoặc thổi phồng theo tưởng tượng; với những trò ép buộc đoàn viên phục vụ lãnh đạo đảng (vụ Sầm Đức Xương-Nguyễn Trường Tô), quấy rối các cộng đoàn tôn giáo đòi công lý (vụ giáo xứ Thái Hà), lên án bạn học dám đòi công lý cho dân oan (vụ đại học Luật Sài Gòn), ngăn cản bằng hữu tham gia biểu tình yêu nước, dàn hàng bảo vệ sứ quán của quân xâm lược… Đó là chưa nói đến nạn giới trẻ được giáo dục tính gian dối, thói bạo hành và lòng thù hận khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nền giáo dục phi nhân bản, phản dân tộc ấy đã đẻ ra cả một thế hệ thanh niên sau đó trở thành những công an trẻ đầy thói tàn bạo, tư cách côn đồ, sẵn sàng đàn áp thẳng tay các cuộc khiếu kiện của dân oan, các cuộc biểu tình chống xâm lược, các cuộc dã ngoại về nhân quyền; trở thành những tên tin tặc chuyên lùng sục để phá hoại các trang mạng dân chủ hay bắt bớ các công dân mạng dám phát biểu chính kiến ngược với đảng; trở thành những dư luận viên chỉ biết vì tiền mà bênh vực đảng và chế độ một cách ngang ngược, lố bịch và ngu xuẩn!

Xa hơn, nền giáo dục phi nhân bản, phản dân tộc, chống khai phóng đó đã đẻ ra cả một thế hệ trí thức lưu manh, trí nô ký sinh, mất tất cả nhân cách, tiêu tinh thần “kẻ sĩ”, dù mang đủ thứ học hàm học vị, đang ngồi trong Quốc hội, Quân đội, Công an, các cơ quan công quyền và các trường đại học… Chỉ vì chút bổng lộc hiện thời và sổ lương hưu tương lai, họ sẵn sàng ngăn chận và dọa nạt sinh viên của mình biểu tình chống quân xâm lược, trâng tráo bênh vực sự lãnh đạo độc quyền và vĩnh viễn của đảng trên dân tộc đất nước, cổ vũ không biết ngượng cho lòng trung thành tuyệt đối của quân đội đối với cái đảng đang ác với dân và hèn với giặc, mải miết khẳng định đảng là sở hữu chủ mọi tài nguyên để cướp đất ruộng của dân cày. Điều này đang được phơi bày cách lộ liễu trên các báo đài công cụ, trong các cuộc hội thảo về Hiến pháp với những tên tuổi ô nhục.

Hậu quả là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, trọng hồng hơn chuyên ấy đã khiến cho VN nức tiếng trong khu vực là nhiều người bằng cấp cao, nhưng đa phần toàn những giáo sư giả, tiến sĩ dỏm, gây ô nhục cho cả nền văn hiến ngàn năm; đồng thời lại hiếm hoi những nhà khoa học giỏi, chuyên viên thực, bằng phát minh được quốc tế công nhận. Điều đó gây ra sự lụn bại của nền học thuật, nền kỹ thuật, nền văn minh và nền văn hóa của một Dân tộc vốn từng ngang ngửa với các nước lân bang trước năm 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa.



4- Cuối cùng, Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền kêu gọi:

a- Các bạn trẻ Việt Nam hãy noi gương sáng suốt và can đảm của các sinh viên nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước cũng như các thanh niên nhóm Chúng ta-Các Công dân Tự do để đứng lên làm lịch sử, tiếp nối các anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử dân tộc, góp phần đánh đuổi ngoại xâm và tiêu trừ nội xâm.

b- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hãy bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với các bị can trẻ tuổi sắp phải đối diện một tòa án với bộ sậu xét xử vốn chỉ là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền. Đồng tình và ủng hộ bằng cách đến dự phiên tòa, theo dõi trên mạng, đồng loạt lên tiếng bênh vực; bằng cách hỗ trợ vật chất và tinh thần cho gia đình những công dân yêu nước trẻ tuổi đang hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.

c- Các Chính phủ dân chủ và các Cơ quan nhân quyền quốc tế hãy coi phiên tòa này như một bằng chứng sống động và tội ác lớn lao để ngăn chận nhà cầm quyền CSVN ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền vào năm tới.

Để kết thúc, chúng tôi nguyện cầu Thiên Chúa ban cho tất cả Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước lòng can đảm, sự kiên trì và óc đoàn kết để đấu tranh cho công lý và sự thật, cho dân chủ và nhân quyền tại Quê hương, ngõ hầu đảng và nhà cầm quyền CSVN không còn khả năng tác hại lên toàn thể đất nước và các thế hệ tương lai của Dân tộc.



Làm tại Việt Nam 14-05-2013.

Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền:

- Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải

- Lm Phêrô Phan Văn Lợi

- với sự hiệp thông của Lm Ta-đêô Nguyễn Văn Lý đang ở trong lao tù Cộng sản.
TỰ DO NGÔN LUẬN

Bán nguyệt san ra ngày 1 và 15 mỗi tháng

IN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:

witness2005@gmail.com

Muốn đọc tờ báo trên mạng, xin mời ghé:

http://www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.net

http://tudongonluan.atspace.com

http://www.viet.no

Trong trang mạng thứ 1 và thứ 3 trên đây, Quý vị có thể tìm thấy nhiều tài liệu đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam

Hân hoan chúc mừng các nhà đấu tranh quốc nội vừa được trao Giải Dân Quyền 2013 của Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền Việt Nam (Hoa Kỳ) ngày 12-05-2013

Hòa thượng Thích Nhật Ban, Linh mục Phan Văn Lợi (8406), Thượng tọa Thích Thanh Tịnh, Nhà báo Điếu Cầy, Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Mục sư Nguyễn Trung Tôn (8406), Thượng tọa Thích Thiện Minh (8406), Kỹ sư Trương Minh Nguyệt (8406), Tín đồ Trương Kim Long, Hòa Hảo, Dân oan Lê Thị Kim Thu (8406) và Giáo sư Nguyễn Mạnh Bảo, Cao đài.

Kính thưa toàn thể đồng bào trong và ngoài nước,

Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 lần thứ 38 năm nay đánh dấu một giai đoạn cực kỳ đen tối trong lịch sử Việt Nam. Đảng CSVN đang đưa đất nước và dân tộc Việt Nam vào một tình thế suy vong, mọi người dân Việt trong và ngoài nước không thể nào làm ngơ. Thời gian 38 năm đã quá đủ để không còn cho phép đảng CSVN tiếp tục ngự trị đất nước Việt Nam được nữa.

Để nhìn lại tổng quát quãng đường mà đảng CSVN đã tàn phá đất nước, chúng tôi gửi đến quý vị bản cáo trạng tội ác mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong thời gian gần 70 năm (1945-2013) để chúng ta cùng suy nghiệm và có hành động thích ứng.

Trân trọng

CĐNVQG/LBHK

***

Đảng Cộng sản Việt Nam mà tiền thân là đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930, dưới sự chỉ đạo và nuôi dưỡng của Cộng sản Quốc tế, từ khi xuất hiện đã gieo biết bao nỗi đau thương, tang tóc cho Dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh (HCM) và đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã để lại cho Dân tộc một trang sử đầy máu và nước mắt, một vết nhơ tồi tệ và tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại. Theo những nghiên cứu gần đây, HCM được liệt vào trong danh sách 13 nhà độc tài ác độc nhất của thế kỷ 20 với thành tích: Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: gây ra chiến tranh Việt Nam (theo báo Polska, Balan, ngày 5-3-2013). Nhiều tài liệu khác cho biết con số này lên đến 3 triệu.



Dưới đây là tóm lược những tội ác chính của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam.

1- Tội đem chủ nghĩa Cộng sản du nhập Việt Nam

HCM đã gia nhập đảng Cộng sản Pháp năm 1921, được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa (Moscow; Moskva) năm 1923 để trở thành một đảng viên Quốc tế Cộng sản thuần thành và trung kiên, phục vụ mục tiêu đem chủ nghĩa CS về áp đặt tại Đông Dương (trong đó có Việt Nam) núp dưới chiêu bài “giải phóng dân tộc”. HCM từng nói: “Con đường giải phóng dân tộc phải là con đường cách mạng vô sản”; “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” và “Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980, tập 1, tr. 3-4),

“Nếu như HCM không du nhập chủ nghĩa Cộng sản từ phương Tây về thì làm gì có chế độ khắc nghiệt ở Việt Nam như thế này, làm sao có những tai họa cho đất nước chúng ta ngày hôm nay”?

“Nếu như Hồ Chí Minh không đem cái chủ nghĩa khốn khổ, khốn nạn này về thì dân tộc ta không phải gánh chịu những cuộc Cải cách long trời lở đất, đồng thời không thể có vụ án Nhân văn Giai phẩm tiêu diệt toàn bộ những nhà trí thức lớn tại miền Bắc và vụ án “Xét lại chống đảng”.

“Nếu như không có Hồ Chí Minh thì chắc chắn dân tộc ta không phải chịu cảnh chia cắt đất nước làm đôi. Chắc chắn không bị mất đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng Ải Nam Quan hay Thác Bản Dốc. Đặc biệt là không phải hy sinh 3 triệu máu xương của đồng bào ta và không phải bị thế giới cô lập suốt mấy chục năm trời. Như vậy thì chắc chắn dân tộc ta không thể thua kém các quốc gia trong vùng về mọi mặt” (AQL).

2- Tội làm mất cơ hội giành độc lập cho Việt Nam

Năm 1945, sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, xu hướng giải trừ chế độ thuộc địa được quốc tế chấp nhận qua hội nghị Yalta ngày 11-2-1945 (bao gồm Mỹ, Nga và Anh), kể từ đó nhiều nước bị đô hộ lần lượt được tự do mà không phải đổ máu và không cần phải có chủ nghĩa Cộng sản. Trong khi tại Đông Dương, các lực lượng ái quốc Việt Nam được Đồng minh hỗ trợ để thu hồi độc lập, nhưng HCM và tổ chức phụ thuộc Việt Minh đã dùng mọi thủ đoạn thủ tiêu các nhà yêu nước không Cộng sản, khiến cơ hội Đất nước thoát khỏi ách Thực dân đã bị đánh mất chỉ vì tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS tại Việt Nam của HCM.



3- Tội cấu kết với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946.

Hồ Chí Minh đã ký kết Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946 với viên đại diện của Pháp là Jean Sainteny, chấp nhận cho Pháp mang 15,000 quân ra miền Bắc Việt Nam nhằm thay thế quân đội Trung Hoa Quốc gia (200,000 người), chỉ vì quân đội của Tưởng Giới Thạch ủng hộ các đảng phái Quốc gia không Cộng sản và do Đồng minh ủy nhiệm.

Cũng vì thế thực dân Pháp mới có cơ hội trở lại Việt Nam, cuối cùng Pháp phản bội, gây nên cuộc chiến kéo dài suốt 9 năm trời, tổn hại biết bao xương máu và chia đôi đất nước một cách vô ích.



4- Tội giết hại các thành phần kháng chiến quốc gia không Cộng sản.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của toàn dân, nhiều lãnh tụ quốc gia đã bị Việt Minh (do HCM lãnh đạo) thủ tiêu như: Trương Tử Anh (Đại Việt QDĐ) bị giết ở Hà Nội; Khái Hưng và Phan Khôi (VNQDĐ) bị giết ở Mỹ Lộc, Nam Định; Lý Đông A, Phạm Lãi, Nguyễn Ân (Duy Dân) bị giết ở Nho Quan, Hòa Bình; Tạ Thu Thâu ở Quảng Ngãi; Phan Văn Hùm, Dương Bạch Mai ở Biên Hòa; Bửu Viêm, Nguyễn Trung Thuyết ở Huế; 3.000 chức sắc, tín hữu Cao Đài bị giết ở xã Nghĩa Trung, Quảng Ngãi cuối tháng 8-45; 115 chức sắc, tín hữu khác bị giết ngày 12-3-47 tại Trung Lập Thượng, Tây Ninh; trên 400 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị thủ tiêu tại Phú Lâm cuối năm 1945; 235 chức sắc và tín đồ Hòa Hảo khác bị bắt rồi bị giết bằng dao găm và chôn tập thể tại Phú Thuận Kiến Phong; Đức Huỳnh Phú Sổ bị giết ngày 16-4-1947 tại Cao Lãnh và còn rất nhiều nạn nhân khác không thể kể xiết.



5- Tội cấu kết với Cộng sản Quốc tế và Pháp chia đôi đất nước qua Hiệp định Genève năm 1954.

Ngày 20-7-1954, HCM và Việt Minh đã cấu kết với Cộng sản Tàu, Liên Xô và Pháp chia cắt đất nước theo Hiệp định Genève nhằm phục vụ quyền lợi của đảng Cộng sản Việt Nam và quan thầy là Nga và Trung Cộng, chuẩn bị cho việc chiếm trọn miền Nam sau này. Chính phủ Quốc gia Việt Nam do ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, và ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã không ký vào hiệp ước vì Pháp đã trao trả độc lập cho Việt Nam 6 tuần trước đó (ngày 4 tháng 6, 1954).



6- Tội áp đặt chế độ toàn trị xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, biến con người thành nô lệ phục vụ cho tầng lớp cai trị, làm băng hoại xã hội và văn hóa Việt Nam.

Sau 1954, nhân dân miền Bắc hoàn toàn chìm đắm trong hỏa ngục chủ nghĩa Cộng sản của HCM và đảng CSVN. Mọi quyền tự do căn bản hoàn toàn bị tước đoạt. Các tôn giáo hoàn toàn bị khống chế, xã hội Việt Nam băng hoại, văn hóa bị nhiễm chủ nghĩa Mácxít. Năm 1956 HCM phát động cái gọi là “Cải cách Ruộng đất”, đấu tố dã man giết hại trên 300 ngàn người. Năm 1958, vụ án Nhân văn Giai phẩm đã đàn áp và sát hại các văn nghệ sĩ, các nhà trí thức lớn ở miền Bắc, biến nền văn học miền Bắc thành công cụ phục vụ chủ nghĩa xã hội. Năm 1967, CS thanh trừng, giam cầm mà không xét xử các thành phần được gọi là “xét lại chống đảng”. Nói chung, miền Bắc đã trở thành một ốc đảo nhà tù, nghèo đói chẳng khác gì quốc gia Cộng sản Bắc Hàn hiện nay.



7- Tội phát động chiến tranh xâm lược miền Nam gây thiệt mạng hàng triệu người.

Tại miền Nam, trong lúc người dân được hưởng một chế độ dân chủ, tự do, và xây dựng đất nước hòa bình thịnh vượng thì vào năm 1960, CSVN thành lập cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền nam”, tay sai và công cụ của Cộng sản Bắc Việt, phát động chiến dịch phá hoại chính phủ Việt Nam Cộng hòa, mở màn cho một cuộc chiến tương tàn giết hại hàng triệu sinh linh hai miền Nam Bắc.



8- Tội thảm sát, giết người hàng loạt trong tết Mậu Thân 1968

Năm 1968 vào dịp tết Mậu Thân, Cộng sản Bắc Việt vi phạm lệnh ngưng bắn, bất chấp ngày Tết cổ truyền linh thiêng, bất ngờ tấn công các thành phố miền Nam. Riêng tại Huế, đã giết hoặc chôn sống trên 5000 người dân vô tội (có thể nhiều hơn nữa). Tội ác tày trời này mãi mãi vẫn tồn tại, là mối căm hờn trong lòng mọi người dân Việt Nam.



9- Tội vi phạm Hiệp định Paris 1973 chiếm trọn miền Nam năm 1975

Năm 1975, mùa xuân Ất Mão, trước sự biến động của bàn cờ quốc tế, Cộng sản BV được sự yểm trợ của khối xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên Sô và Tàu Cộng, đã vi phạm hiệp định Paris mà họ đã ký kết năm 1973, ngang nhiên chiếm trọn miền Nam, áp đặt một chế độ cai trị tàn bạo trên hai miền Nam Bắc, thực hiện kế hoạch nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á, gây nên biết bao tai ương đối với dân tộc Việt Nam.

Trong 38 năm cầm quyền, tà quyền CS Hà Nội cai trị bằng bạo lực và nhà tù; mọi quyền tự do căn bản đều bị tước đoạt, điển hình như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng…, bắt bớ, giam cầm, xử tù những người bất đồng chính kiến một cách bất công. Tội của CSVN không thể kể xiết.

Chẳng những thế, tập đoàn cai trị CSVN chiếm hữu và chia nhau tài sản quốc gia; tham nhũng, hối lộ trở thành lối sống văn hóa bình thường trong xã hội; giai cấp tư bản và tập đoàn cầm quyền bóc lột, đè đầu đè cổ người dân đến tận xương tủy còn hơn thời Pháp thuộc, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng mà trên chóp là tập đoàn cai trị CS.



10- Tội trả thù các công chức, quân nhân, cán bộ VNCH và gia đình. Tội đánh tư sản mại bản, triệt hạ nền kinh tế của miền Nam.

Sau 1975, CSVN áp dụng chính sách trả thù tàn bạo, giam giữ hàng triệu công chức, quân nhân VNCH, thành viên các đảng phái chính trị, các văn nghệ sĩ, đoàn thể xã hội, các tôn giáo (như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo). Chủ nhân các cơ sở kinh tế, thương mại tại miền Nam đều bị ghép vào tội phản động và tư sản mại bản, bị giam giữ lâu dài trong các trại tập trung như của Đức Quốc Xã, bị bỏ đói, lao động cực nhọc, tra tấn, đánh đập dã man mà CS che đậy bằng mỹ từ “học tập cải tạo”. Hàng triệu người bị đuổi lên vùng kinh tế mới nơi rừng thiêng nước độc, nhiều người đã phải bỏ xác vì bệnh tật, đói khát.

CSVN đã áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa như ở miền Bắc, đánh “tư sản mại bản”, triệt hạ nền kinh tế từng làm giàu miền Nam để trở nên như miền Bắc, dân chúng đói khổ, trong lúc vựa lúa miền Nam đã từng xuất cảng gạo trên thế giới.

11- Tội phản bội ngay những người từng hợp tác tham gia phá hoại miền Nam, tấn công sang Campuchia.

Ngay sau 1975, CSBV vội vàng khai tử Mặt trận Giải phóng Miền nam, nhiều người từng theo MTGPMN bất mãn, chỉ còn lại Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Thị Bình với các chức vụ bù nhìn. Một số khác bị bắt giam như Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hộ… vì đòi Hà Nội phải thi hành Hiệp định Paris. Trương Như Tảng trốn thoát và lưu vong tại Paris. Nhiều thành phần trước đây là cán bộ, đảng viên đảng CS nay thức tỉnh khi nhìn thấy sự thật, và bị đối xử một cách bất công.

Năm 1979, CSVN đưa quân sang đánh Campuchia theo kế hoạch bành trướng chủ nghĩa CS, cuối cùng bị sa lầy phải rút lui, làm tổn thương rất nhiều sinh mạng thanh niên và tài sản quốc gia. Cũng vì lý do này, chiến tranh biên giới giữa Tàu Cộng và CSVN năm 1979 xảy ra gây thiệt hại cả người lẫn của, làm mất đi nhiều phần lãnh thổ về tay Trung Cộng.

12- Tội đẩy hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do.

Vì không thể sống dưới chế độ tàn bạo của CSVN, hàng triệu người đã phải rời bỏ quê hương tìm tự do, bất chấp hiểm nguy trên biển cả; hàng trăm ngàn người đã vùi thây trong lòng đại dương hoặc trên đường vượt biên bằng đường bộ, gây ra thảm cảnh đau thương cùng cực chưa từng có trong lịch sử gần 5000 năm của Việt Nam; biết bao gia đình bị ly tán.



13- Tội duy trì chủ nghĩa Cộng sản lỗi thời sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

Sau khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980, và thành trì Cộng sản Liên Xô tan rã năm 1990, thế giới bước vào một thời kỳ mới: phát triển kinh tế, tôn trọng nhân quyền, mở rộng cánh cửa tự do cho người dân. Trong lúc đó, CSVN vẫn không thức tỉnh; mặc dù buộc phải mở cửa ra thế giới để sống còn, nhưng vẫn ngoan cố duy trì chủ nghĩa CS đã bị thế giới loại bỏ, áp dụng một chế độ cai trị độc tài, độc đảng, công an trị, phủ nhận quyền tự do căn bản của công dân, biến nước ta thành một nhà tù vĩ đại. Đặc biệt là các tôn giáo bị khống chế: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động cũng như Phật giáo Hòa hảo, Cao đài và nhiều nhánh của Tin lành. Riêng Công giáo, CSVN tìm cách ngăn chặn, không trả các tài sản bị chiếm trước đây, kiểm soát việc đào tạo và bổ nhiệm tu sĩ, ngăn cấm việc giáo dục và xuất bản sách báo tôn giáo.



14- Tội trù dập, đàn áp những tiếng nói dân chủ, đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đòi bãi bỏ độc quyền đảng CS (điều 4 HP)

Nhà cầm quyền CSVN tiếp tục bắt giam những nhà hoạt động muốn đóng góp ý kiến xây dựng dân chủ, dùng luật lệ man rợ của thời Trung cổ để trấn áp. Vô số tù nhân lương tâm vì nói lên sự thật, vì bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Cộng xâm lược bảo vệ đất nước đều bị đàn áp và bắt giam như Lm Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Mục sư Nguyễn Hồng Quang (Giáo hội Tin lành Mennonite), các cư sĩ Phật giáo Hòa hảo, Cao đài; các trí thức yêu nước như Bs Nguyễn Đan Quế, Ts Cù Huy Hà Vũ, Ls Lê Quốc Quân, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài, ký giả Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, nhạc sĩ Việt Khang và còn rất nhiều tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ. Nhà cầm quyền tiếp tục hà hiếp người dân vô tội; cướp đất, cướp nhà, dân oan thấp cổ bé miệng khắp nơi; công an đánh chết dân lành, bỏ tù những nhà lên tiếng đòi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí..



15- Tội bán đứng biển đảo, đất đai cho Tàu Cộng.

Tội ác vô cùng to lớn đối với đất nước và dân tộc là Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã bán đứng các phần biển đảo cho Trung Cộng: năm 1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của TC trên các phần biển ngoài khơi Việt Nam.

Với sự thông đồng của đảng CSVN, Trung Cộng chiếm dần tất cả hải đảo, mở rộng bành trướng khắp vùng biển Đông Nam Á, âm mưu biến đất nước Việt Nam thành một đặc khu của Tàu Cộng qua trung gian của bọn Thái thú và đảng CSVN.

16- Tội ngoan cố bám giữ quyền lực trước những đòi hỏi chính đáng về tự do dân chủ.

Trong những ngày gần đây, nhằm giảm bớt sự bất mãn cùng cực của quần chúng, đồng thời lừa gạt dư luận bằng cách cho hỏi ý kiến dân về việc cải tổ Hiến pháp. Dựa vào cơ hội này, nhiều thành phần yêu nước, yêu dân chủ đã nhất tề lên tiếng đòi xóa bỏ độc quyền của đảng CSVN, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi tổ chức một quốc hội lập hiến (như các tiếng nói của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội PGVNTN, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo và nhiều người yêu nước khác, trong khi đó nhà cầm quyền tiếp tục răn đe, dùng mọi thủ đoạn để trấn áp).

Và còn nhiều nhiều tội khác mà vì trang giấy có hạn nên không thể kể ra.

Kính thưa toàn thể đồng bào,

Đất nước Việt Nam thật sự đang đứng trên bờ vực thẳm của nô lệ. Tổ quốc Việt Nam thật sự đang lâm nguy và tiếng nói của người dân trong nước đã vang vọng khắp nơi, tình hình đã chín mùi cho một cuộc Cách mạng để toàn dân đứng lên giải thể chế độ bạo tàn, bán nước, do đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương, nhằm kiến tạo một nước Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình, công lý và thịnh vượng.

Hãy cùng bắt tay nhau làm lịch sử.



Làm tại Hoa Kỳ ngày 5-4-2013

Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ



Hội nghị lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp bộ trưởng họp tại thủ đô Mông Cổ bao gồm đại diện của gần 100 quốc gia cấp bộ trưởng và đại diện các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự

Trong lễ khai mạc sáng ngày 27-4 tại đại sảnh đường chính phủ, Thủ tướng Mông Cổ Noroviin Altan-khuyag đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị.

Thủ tướng ngỏ lời “chào đón 1200 đại biểu thuộc 100 quốc gia năm châu về tham dự. Kể từ năm 2011, Mông Cổ chủ tọa Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ của Mông Cổ là “Giáo dục dân chủ” được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2012.

Thủ tướng còn xác nhận Mông Cổ quan niệm phát triển và hậu thuẫn cho các xã hội dân sự là điều quan trọng nhất, bởi vì xã hội dân sự là nền tảng của dân chủ. Trong Hội nghị lần thứ 7 của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp bộ trưởng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là thiết lập Mạng lưới Dân chủ Châu Á. Đây là sự kế thừa của Mông Cổ như một quốc gia dân chủ châu Á đối với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ trên thế giới”.



Dân chủ đang thắng trận ở châu Á

Tiếp lời Thủ tướng, Bà Maria Lessner, cựu Đại sứ Thụy Điển về Dân chủ, đương kim Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, phác họa sự hình thành cùng tiêu đích của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ:



Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là mạng lưới độc nhất. Từ Ba Lan và Hoa Kỳ, Bronislav Gere-meik và Madeleine Albright là hai ngoại trưởng đã thấy xa và thai nghén công trình này. Cả hai là con đẻ của Thế chiến thứ hai, với sự trải nghiệm cá nhân về đàn áp, độc tài toàn trị, và những ý thức hệ diệt chủng. Họ thấy ra rằng để ngăn ngừa cơn ác mộng khủng bố cho thế hệ tương lai, các nhà dân chủ cần phải cùng nhau cộng tác, tương trợ lẫn nhau và trao đổi ý kiến để tiếp tục cuộc đấu tranh. Đây là lý do họ thành lập Cộng đồng các QG Dân chủ vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, giúp cho thiên kỷ mới học bài học quá khứ để soi sáng cho tương lai.

Nhưng họ không chú tâm riêng cho cộng đồng các chính phủ. Dân chủ đan dệt từ nhiều sợi tơ và màu sắc khác nhau, đây là cơ sở cho sức mạnh và bền vững. Xã hội dân sự là một trong những sợi tơ này. Do vậy mà Cộng đồng các QGDC chủ bao gồm cả yếu tố của các tổ chức phi chính phủ, tập họp quanh những nhà lãnh đạo xã hội dân sự quốc tế đại diện các khu vực trên thế giới.

Dân chủ đang dâng lên ở châu Á. Dân chủ đang thắng trận. Không với sự nổ bùng khởi nguyên, mà theo phương cách Á châu, từng bước từng bước. Hội nghị cấp bộ trưởng hôm nay đang chứng kiến sự xuất hiện của một Mạng lưới Á châu của các Quốc gia Dân chủ, như bộ phận tương ứng của các xã hội dân sự, như một đóng góp của Mông Cổ hậu thuẫn cho sự lớn dậy của nền dân chủ châu Á.

Nhưng cũng có những đám mây đen. Cộng đồng các quốc gia không có tự do đang trở thành càng lúc càng mạnh mẽ, chia sẻ cho nhau cách hành xử đàn áp xã hội dân sự hay phối trí tấn công chống lại tự do Internet, tuy chưa rõ nét nhưng họ kiên định giảm thiểu sự tự do lập hội và tự do truyền thông. Các nhà báo càng lúc càng bị lâm nạn và bị tấn công hơn bao giờ. Lý do rất giản dị. Cộng đồng các quốc gia không có tự do chẳng có chung biểu giá trị, không có chung ý thức hệ, không theo tôn giáo. Họ buộc chung với nhau trong việc xâm chiếm lợi quyền và quyết không để cho quyền bính bị đánh mất.  Họ chia chung kẻ thù với nhau.  Kẻ thù của họ là bầu cử tự do, truyền thông phê phán, xã hội dân sự và cá nhân biểu tình trên đường phố. Toàn là những điều gây nguy hại cho bọn lãnh đạo không chấp nhận tự do.

Chúng ta sẽ bàn thảo những điều này trong những ngày tới với các bộ trưởng các chính phủ cùng với các đại biểu các xã hội dân sự, và báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do lập hội. Chúng ta sẽ đề ra phương cách lật ngược xu hướng trên đây”.

Trong lời phát biểu của Cố vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Xã hội dân sự và các quốc gia dân chủ vừa xuất hiện, ông Tomicah Tilleman nhấn mạnh: “Chúng ta đang đối diện sự đổi thay kỳ diệu. Và chúng ta sẽ có cơ hội trong những ngày tới bàn các phương cách thay đổi trong thế giới. Công trình và sự hy sinh của biết bao thế hệ dẫn dắt chúng ta tới đây. Nhân danh dân chủ chúng ta hãy vinh danh giây phút này. Nước chủ nhà Mông Cổ vừa cho chúng ta một cơ hội tối hậu. Bây giờ là lúc chúng ta bắt tay làm việc”.

Kết thúc lễ khai mạc, Chủ tịch Diễn đàn Dân biểu các Quốc hội cho Dân chủ, ông Emanuelis Zin-geris nói lên kinh nghiệm của những quốc gia từng sống khổ đau, mất nhân phẩm dưới chế độ CS:

Tôi đến từ Lithuania. Chúng tôi đã phải sống năm, sáu chục năm dưới chế độ độc tài Cộng sản. Trong khoảng thời gian 50 năm ấy, chúng tôi hiểu ra rằng thực tại dưới chế độ độc tài không phải là thực tại của chúng tôi.

Chúng tôi đã cố công đối kháng từng ngày để tự bảo với chúng tôi rằng: không, không thể tự biến mình thành thực tại của CS. Cứ thế, chúng tôi đối kháng mỗi ngày.

Lý do vì sao năm 1990, chúng tôi đã hủy bỏ nhanh chóng đảng Cộng sản để trở thành quốc gia dân chủ và gia nhập Liên Âu. Tôi hãnh diện nói rằng Lithuania trở thành Chủ tịch luân phiên của Liên Âu năm 2013. Tôi cũng tự hào để nói rằng Lithuania đã từng được chọn làm Chủ tọa Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ.

Hôm nay chúng ta gặp nhau tại một nước dân chủ châu Á, Mông Cổ, tôi kêu gọi các quốc gia dân chủ ở châu Á hãy giúp đỡ cho các nước ở châu Á đang phấn đấu để thiết lập dân chủ.

Chúng tôi rất quan ngại cho tình hình Bắc Hàn, là ví dụ tiêu biểu của một chế độ độc tài Cộng sản bạo hành. Đồng lúc chúng tôi phấn khởi với nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi ở Miến Điện. Thật lạ thường khi thấy nhiều Dân biểu Quốc hội Miến tấp nập sang Brussels gặp gỡ chúng tôi tại Hội đồng Châu Âu. Họ không thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi mà thuộc đảng đa số đang cầm quyền. Nhưng chính bà Aung San Suu Kyi chứ không ai khác đã mở cánh cửa cho các thành phần khác trong xã hội đến tiếp cận chúng tôi. Đây là yếu tố vô cùng trọng đại, và chúng tôi kỳ vọng sẽ đến lượt Việt Nam nối gót theo”.

VN sẽ có dân chủ

Nhân dịp này, chúng tôi phỏng vấn Ngoại trưởng Mông Cổ, ông Luvusanvadan Bold, về việc Mông Cổ đã đóng góp như thế nào cho dân chủ, sự kế thừa cho dân chủ nói chung và cho dân chủ Châu Á nói riêng ? Ông cho biết:




Cộng đồng các nước dân chủ -Community of Democracies- là một tổ chức do Liên Hiệp Quốc khởi xướng từ năm 2000, đúng vào đầu thế kỷ 21, đến nay đã được hơn 12 năm. Hội nghị sáng lập ra tổ chức này được gọi là Hội nghị Varsawa do chính phủ Ba Lan tổ chức trong 3 ngày 25+26+27-06-2000 tại thủ đô Ba Lan. Hai nhà hoạt động chính trị có sáng kiến lập nên tổ chức quốc tế này là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Branislaw Gérémek và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Madeleine Albright.

Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng Ba Lan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.

Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là: (1) bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng; (2) tự do ngôn luận, tự do chính kiến; (3) tự do tụ tập hòa bình.


- tự do tụ tập hòa bình.

NT Luvusanvadan Bold:
 Là một quốc gia dân chủ mới, chúng tôi chuyển hóa từ chế độ độc tài toàn trị sang dân chủ. Đây là một trải nghiệm mà chúng tôi có thể chia sẻ với nhiều quốc gia khác có mặt trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ hôm nay. Sự kế thừa của chúng tôi là làm cho bất cứ ai mang trong mình mối hy vọng đều có thể trở thành một quốc gia dân chủ. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một quốc gia dân chủ, bất cứ ai đều có may mắn hoàn thành tiến trình dân chủ hóa. Chúng tôi tin rằng sự ra đời của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ rất quan trọng, bởi vì nó mang trong mình những giá trị toàn cầu, và chúng tôi có thể đem chia sẻ những giá trị này với mọi người.

Ỷ Lan: Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng về Việt Nam. Ngoại trưởng có thể nói gì về Việt Nam hôm nay?

NT Luvusanvadan Bold: Vâng, 23 năm trước đây, chúng tôi là thành viên của Cộng đồng các Quốc gia Cộng sản. Hôm nay, Mông Cổ là một thành phần trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Điều này không có nghĩa là tình hữu nghị Việt–Mông đã thay đổi. Chúng tôi vẫn còn hợp tác chặt chẽ với nhau. Thực tình tôi nghĩ rằng hai nước có thể cùng nhau học hỏi. Chúng tôi có thể chia sẻ với nhân dân Việt Nam những giá trị dân chủ mà chúng tôi đã tái tạo ở Mông Cổ. Dân chủ bao hàm nhân dân, trao cho nhân dân thực quyền. Dân chủ là trao cho nhân dân mọi quyền cơ bản mà họ phải được hưởng. Tôi nghĩ rằng sự tiến triển tại Việt Nam đang bước tới từng bước một, và tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chấp nhận chia sẻ với chúng tôi những giá trị dân chủ.

Ỷ Lan: Ngoại trưởng có tin rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ là một nước dân chủ không ?

NT Luvusanvadan Bold: Chắc chắn, chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

Ỷ Lan: Xin cám ơn N.Trưởng.

Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.

Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ, đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ, vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.

Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Maroc, Mông Cổ, Philip-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.

Năm 2007, Cộng đồng các nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.

Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên là đại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại LHQ.

Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.

Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộng đồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che giấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.

Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủ của họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.

Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước Trung Đông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.

Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.

Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.

Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủ cổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng Google: Community of Democra-cies – UN.



Cô Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại ra miền Bắc

Ông T vừa đi thăm vợ ở trại K5, Xuân Lộc, Đồng Nai về cho biết: “Cô Tạ Phong Tần đã bị chuyển trại giam, đưa ra Miền Bắc”. Vợ ông T là một dân oan, sau thời gian dài đi kiện các quan chức địa phương cướp đất và tham nhũng, đã bị bắt đi tù. Khi vào trại, bà ấy có quen với cô Tạ Phong Tần. Tuy nhiên, cô Tạ Minh Tú, em cô Tần, cho biết chưa hề nhận được thông báo nào của trại giam hay công an về việc chuyển trại của chị mình.

Như vậy, 2 trong 3 blogger của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do đã bị chuyển ra Miền Bắc. Việc này nhằm gây khó khăn cho sự đi lại của thân nhân, vì đường xa và chi tiêu tốn kém hơn rất nhiều, hòng giảm tối đa lần thăm gặp hai blogger nổi tiếng Điếu Cày và Tạ Phong Tần, đồng thời cũng nhằm che giấu tin tức về những đối xử tệ hại với hai vị tù nhân bất khuất này trước công luận.

Mới đây, cô Tạ Phong Tần đã điện thoại được về gia đình ở Bạc Liêu và thông báo tình hình: “Họ chuyển tôi ra Thanh Hóa để tôi chết sớm. Họ biết tôi bị viêm họng kinh niên và không thể chịu được lạnh, nhưng họ vẫn chuyển tôi ra đây”. Cô Tạ Minh Tú cho VRNs biết như vậy. Cô kể: Chị Hai nói ngoài đó lạnh kinh khủng, chị mong gởi gấp đồ ấm và những vật dùng cần thiết để dùng. Ngoài Thanh Hóa thiếu thốn mọi sự.

Cô Tú cho biết dự định sẽ đóng gói các vật dụng cần thiết để chuyển ra ngay bằng đường bưu điện cho blog-ger Tạ Phong Tần, nhưng lại lo lắng không biết gởi bưu điện thì hàng hóa có được chuyển tới nơi chăng, và bao lâu thì chuyển tới được? Cô Tú còn cho hay: cô cũng từng xin gởi áo ấm cho chị của mình khi còn ở các trại giam trước đây, nhưng đã luôn bị các quản giáo nhẫn tâm từ chối.

Nhà tù lẽ ra là nơi giáo dục cho các phạm nhân đang chấp hành án phạt được trở nên những công dân tốt hơn, chứ không nhằm mục đích làm suy kiệt tinh thần và tổn hại sức khỏe của họ. Thế nhưng, nhà tù CS thì ngược lại. Nhất là đối với các tù nhân lương tâm, CS luôn tìm cách đánh gục ý chí và làm suy kiệt thể xác của họ, để trừ hậu hoạ. Với việc chuyển blogger Tạ Phong Tần ra Miền Bắc trong mùa lạnh (rét tháng 3) thì CS đã cố tình gây suy giảm sức khỏe cho cô cách trực tiếp. Cô Tần hiện bị giam tại Trại giam số 5, thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Việc nhà cầm quyền công khai vi phạm pháp luật sẽ thúc đẩy dân chúng bất tuân luật pháp, làm tiền đề cho sự nổi loạn của xã hội.

Theo VRNs  07 và 13-05-2013

Trong thâm tâm của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam:

“Tôi rất quen thuộc với các phương tiện truyền thông và báo chí kể từ khi bản thân tôi làm việc như một nhà báo giữa năm 1967 và 1996, và sau đó phục vụ như biên tập viên của tạp chí Cộng sản, tạp chí lý luận của đảng Cộng sản. Phương tiện truyền thông không có chức năng tuyên truyền chống nhà nước. Các nhà báo chỉ phải đưa tin thực tế và không nên đưa ra các bình luận thúc đẩy một hệ thống đa đảng trong các bài xã luận của họ hoặc đăng trực tuyến. Tổ chức phương tiện truyền thông nước ngoài như Đài phát thanh Á Châu Tự Do, VOA hay BBC đang phát sóng một cách nhanh chóng những ý kiến ​​như vậy cho các công dân của chúng tôi trong chiêu bài tin tức “độc lập” và những thông tin không được sự chấp thuận của chúng tôi. 

Ở Việt Nam, các nhà báo có thể thực hiện công việc của họ, miễn là họ không chỉ trích đảng. Tháng 2 vừa qua, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã vi phạm các quy định của tờ báo Gia đình và Xã hội, do đó anh ta bị sa thải. Bằng cách từ chối giới hạn bài viết của mình liên quan đến bài phát biểu và bày tỏ ý kiến ​​về những gì tôi đã nói, nhà báo này đã vi phạm đạo đức báo chí và đang cố tạo ra bất ổn chính trị.

Những kêu gọi cải cách trong vài tháng qua là hành vi phạm tội phá hoại chính trị, tư tưởng và đạo đức. Từ khi tôi nhậm chức, biên tập viên của tờ báo đảng, Nhân Dân hằng ngày, cũng lên án những lời kêu gọi đa nguyên.

Tuy nhiên một số người nặc danh vẫn tiếp tục cổ xúy cho những thông tin có hại và quan điểm chính trị. Mặc dù Nghị định tôi đưa ra buộc các nhà báo phải tiết lộ nguồn của họ và cấm sử dụng bút danh. Điều đó không ngăn tôi tung ra tổng cộng 100 năm tù lên các blogger và bất đồng chính kiến ​​trên mạng trong suốt 12 tháng qua. Khoảng 30 người đang vật vã trong các nhà tù của chúng tôi. Tôi tin rằng hồ sơ của tôi tốt hơn nhiều so với người tiền nhiệm của tôi là ông Nông Đức Mạnh”.

***

Trong ngày Tự do Báo chí Thế giới, Phóng viên Không biên giới phát hành một danh sách cập nhật 39 Sát thủ của Tự do Thông tin, gồm các chủ tịch, chính trị gia, nhà lãnh đạo tôn giáo, lực lượng dân quân và các tổ chức tội phạm đã kiểm duyệt, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn và giết các nhà báo và những người đưa tin khác. Có quyền lực, nguy hiểm và bạo lực, những sát thủ này tự cho mình đứng trên luật pháp.



Những sát thủ của tự do thông tin chịu trách nhiệm về các vụ lạm dụng tồi tệ nhất đối với các phương tiện truyền thông và các nhà báo,” Phóng viên không biên giới Tổng thư ký Christophe Deloire nói: “Họ đang trở nên càng lúc càng thành công hơn. Trong năm 2012, mức độ bạo lực đối với những người cung cấp tin tức là chưa từng có và một con số kỷ lục của các nhà báo đã bị giết.

“Ngày Tự do Báo chí Thế giới, được thành lập theo sáng kiến ​​của Phóng viên Không biên giới, phải được sử dụng để vinh danh tất cả các nhà báo, chuyên nghiệp và nghiệp dư, những người đã trả giá bằng sự dấn thân cuộc sống, sự toàn vẹn thân thể hoặc tự do của họ, và để tố cáo tội ác không bị trừng phạt mà những sát thủ này đang thụ hưởng”.



Năm sát thủ mới đã được thêm vào danh sách: Chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình; Các nhóm thánh chiến Jabhat Al-Nosra từ Syria; Các thành viên và những người ủng hộ Hồi giáo Brotherhood của Ai Cập; Các nhóm vũ trang Baloch Pakistan; và nhóm cực đoan tôn giáo Maldives. Bốn sát thủ đã được loại bỏ khỏi danh sách: Cựu Bộ trưởng truyền thông Abdulkadir Hussein Mohamed của Somali; Tổng thống Miến Điện Thein Sein, đất nước của ông đang trải qua những cải cách chưa từng có mặc dù hiện tại vẫn còn bạo lực dân tộc; Nhóm ETA và Hamas với lực lượng an ninh Palestine, vì đã giảm sự sách nhiễu đối với các nhà báo.

Chú ý tới sự lạm dụng của họ, Phóng viên Không biên giới đã soạn thảo bản cáo trạng chống lại một số trong những Sát thủ này với hy vọng rằng họ sẽ có một ngày bị đưa ra trước tòa án có thẩm quyền. Để làm nổi bật hơn vực sâu ngăn cách giữa tuyên truyền và thực tế, lời phát biểu  của một số người trong số họ đã tương phản với các sự thật. Và để thấy những Sát thủ thực sự suy nghĩ như thế nào, chúng tôi đã thể hiện những suy nghĩ sâu xa nhất của họ trong vai của chính họ. Tất nhiên chúng tôi đã phải sử dụng một chút trí tưởng tượng, nhưng những dữ kiện được ám chỉ phù hợp với thực tế.

Những tên mới trong danh sách Sát thủ :

Một sát thủ ra đi và được thay thế bởi một sát thủ khác. Thật không có gì ngạc nhiên khi Tập Cận Bình đã nhận lấy vị trí của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng là Sát thủ. Sự thay đổi nhân sự đã không có ảnh hưởng nào đến hệ thống đàn áp đã được phát triển bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Danh sách các Sát thủ đã bị tác động bởi những ảnh hưởng từ mùa xuân Ả Rập và cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập. Các thành viên và những người ủng hộ Đảng của Tổng thống Ai Cập Morsi, Huynh đệ Hồi giáo, chịu trách nhiệm về quấy rối và tấn công các nhà báo và phương tiện truyền thông độc lập đã chỉ trích đảng này.

Jabhat Al-Nosra tiến vào danh sách Sát thủ phản ánh sự tiến triển trong các cuộc xung đột Syria và thực tế là sự ngược đãi không còn chỉ riêng do chế độ Bashar al-Assad đại diện trong danh sách, mà còn do các nhóm vũ trang đối lập, đang chứng minh ngày càng nhiều sự bất dung và nghi ngờ đối với các phương tiện truyền thông. Ít nhất 23 nhà báo và 58 công dân làm báo đã bị giết chết ở Syria kể từ 15 tháng 3 năm 2011 và 7 nhà báo hiện đang mất tích.

Tại Pakistan, các nhóm vũ trang Baloch, trong đó có Quân đội giải phóng Balochistan, Baloch Mặt trận giải phóng và quân đội Baloch Musallah Defa, đã biến các tỉnh Tây Nam Balochistan thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới cho các ký giả. Gồm các nhóm ly khai vũ trang và lực lượng dân quân đối lập ra đời để bảo vệ chính phủ trung ương Pakistan, họ đã gieo rắc khủng bố lên các phương tiện truyền thông và tạo ra “lỗ đen thông tin”. Cơ quan tình báo của Pakistan cũng nằm trong danh sách Sát thủ vì sự vi phạm của họ chống lại các phương tiện truyền thông.

Kể từ khi cuộc binh biến quân đội đã lật đổ Tổng thống Mohamed Nasheed ở Maldives trong năm 2012, các nhóm tôn giáo cực đoan đã cố gắng sử dụng sức mạnh quấy rối của họ để mở rộng ảnh hưởng của mình. Họ đã trở nên hung tợn hơn khi cuộc bầu cử tổng thống vào tháng bảy 2013 đến gần, đe dọa các phương tiện truyền thông và các blogger và sử dụng tự do ngôn luận để áp đặt một nghị trình tôn giáo trong khi từ chối quyền tự do này đối với người khác.



Việc không bị trừng phạt là không thể chấp nhận đối với Sát thủ.

Việc tấn công thân thể các nhà báo và mưu sát các nhà báo thường không bị trừng phạt tí nào. Điều này khuyến khích những Sát thủ tiếp tục vi phạm nhân quyền và tự do thông tin. 34 Sát thủ đã nằm trong danh sách năm 2012 tiếp tục chà đạp quyền tự do thông tin với thái độ hoàn toàn khinh khi và sự thờ ơ.

Các nhà lãnh đạo của chế độ độc tài và các nước bế quan tỏa cảng thụ hưởng một cuộc sống yên ổn trong khi giới truyền thông và các nhà cung cấp tin tức bị bịt miệng hoặc bị loại bỏ. Các nhà lãnh đạo như vậy bao gồm Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên, Issaias Afeworki ở Eritrea và Gurbanguly Berdymukhammedov tại Turkmenistan. Ở những nước như tại Belarus, Việt Nam, Uzbekistan và các nước Trung Á khác, sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ là đáng xấu hổ mà đó là đồng lõa.

Phóng viên Không biên giới kêu gọi cộng đồng quốc tế không ẩn mình đằng sau lợi ích kinh tế và địa chính trị. Dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của họ, Ilham Aliyev của Azerbaijan và Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan tin tưởng rằng sẽ không ai khiển trách họ. Lợi ích kinh tế đi trước mọi thứ khác như họ làm với Trung Quốc. Nó cũng giống như các quốc gia mà phương Tây coi là “chiến lược”.

Hai sát thủ của Iran –Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei – đã thực hiện hai biện pháp cản trở các phương tiện truyền thông đưa tin độc lập về cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng sáu. Những làn sóng bắt giữ các nhà báo bắt đầu từ ngày 27 tháng 1, “Ngày Chủ nhật đen” là bằng chứng rõ ràng cho điều đó.

Tổ chức tội phạm và các nhóm bán quân sự thường liên quan đến buôn bán ma túy –Mexico Zetas, Urabeños Colombia và Mafia Ý– tiếp tục nhắm vào các phóng viên và phương tiện truyền thông mà họ coi là quá tò mò, độc lập hay thù địch. Tại Mexico, một quốc gia đặc biệt nguy hiểm cho nhân viên truyền thông, 87 nhà báo đã thiệt mạng và 17 đã biến mất kể từ năm 2000. Công lý đã không được thực thi thỏa đáng cho bất kỳ trường hợp nào.

Kể từ khi ông Vladimir Putin trở lại chức vụ tổng thống ở Nga, nhà chức trách đã thắt chặt nắm đấm của họ hơn nữa để đối phó với những cuộc biểu tình phản đối chưa từng có. Đất nước này vẫn được đánh dấu bằng sự miễn trừ trách nhiệm ở cấp độ không thể chấp nhận được đối với những hành vi bạo lực lên các nhà báo. Tổng số 29 đã bị sát hại kể từ năm 2000, trong đó có Anna Politkovskaya.

Tại sao các Sát thủ không bao giờ bị đưa ra công lý ?

Mức cao liên tục của việc không bị trừng phạt chẳng phải là do một khoảng trống pháp lý. Có những luật lệ và các thiết chế bảo vệ các nhà báo liên quan đến công việc của họ. Trên tất cả, nó tùy thuộc từng quốc gia bảo vệ các nhà báo và nhân viên truyền thông khác. Điều này đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết 1738 về an toàn của các nhà báo mà Hội đồng Bảo an LHQ thông qua trong năm 2006.

Tuy nhiên, các quốc gia thường không làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm, hoặc vì họ thiếu ý chí chính trị để trừng phạt loại lạm dụng này, hoặc vì hệ thống tư pháp của họ yếu hoặc không tồn tại, hoặc vì bản thân chính quyền là người gây ra vi phạm đó.

Việc tạo ra một cơ chế giám sát tuân thủ Nghị quyết 1738 mà Phóng viên Không biên giới đã đề xuất, sẽ khuyến khích các quốc gia thành viên phải áp dụng quy định xử phạt cụ thể đối với vụ giết người, tấn công thể xác và bắt mất tích mà các nhà báo là mục tiêu, sẽ mở rộng trách nhiệm của các nước thành viện đối với “những người đưa tin không chuyên nghiệp” và sẽ củng cố những nỗ lực của họ để chống lại việc không trừng phạt loại tội ấy.

Ở cấp độ quốc tế, bảo vệ pháp lý cho các nhà báo cũng được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Geneva và các thiết chế khác. Liên Hợp quốc vừa công bố kế hoạch hành động về an toàn của các nhà báo và các biện pháp để chống lại việc không bị trừng phạt vì những tội ác bạo lực đối với họ.

Sự thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tiếc thay đã chẳng giúp thúc đẩy cuộc chiến chống lại việc không trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm về những tội ác bạo lực nghiêm trọng nhất đối với các nhà báo, mặc dù các nhà báo đóng một vai trò cơ bản trong việc cung cấp thông tin và phát hành báo trong xung đột vũ trang trong nước và quốc tế. ICC chỉ có thẩm quyền khi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên của Hiệp ước Rome (cái đã tạo ra ICC), hoặc nếu bị cáo là một công dân của nước thành viên.

Ngoài ra, Hiệp ước Rome không cung cấp tội danh đặc biệt nào đối với các cuộc tấn công thân thể có chủ ý vào các nhà báo. Điều 8 của Hiệp ước cần phải được sửa đổi để một cuộc tấn công có chủ ý vào giới truyền thông chuyên nghiệp được coi là một tội ác chiến tranh.

Bản dịch của Nguyễn Trí Dũng

http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/05/03/nguyen-phu-trong-sat-thu-cua-tu-bao-chi-viet-nam-2013/



tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương