Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San giải nhân quyềN


LƯU ĐÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÃ ĐẠP CHÂN LÊN CHÍNH PHÁP LUẬT CỦA MÌNH



tải về 0.88 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích0.88 Mb.
#39275
1   2

LƯU ĐÀY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÃ ĐẠP CHÂN LÊN CHÍNH PHÁP LUẬT CỦA MÌNH

Mai Tú Ân 24-9-2015


Sự kiện tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần được áp giải từ nhà tù ra thẳng sân bay để đi Mỹ, cũng giống như trường hợp của các TNLT khác như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải… trước đó đã đưa ra rất nhiều vấn đề mà mỗi công dân VN đều có quyền thắc mắc và đều thấy có nhiều uẩn khúc...

Chính quyền VN, mặc dù từng là UV Không Thường trực LHQ, Uỷ ban Nhân quyền Thế giới v.v... nhưng đã tỏ ra mập mờ, đổi trắng thay đen không chỉ với công dân của mình, mà còn với nền tư pháp của họ nữa. Nhất là trong việc đưa tù nhân chính trị qua Mỹ vừa rồi.


Chỉ tính từ những người gần đây như Cù Huy Hà Vũ đầu năm 2014 rồi Điếu Cày và cho đến Tạ Phong Tần hiện nay thì có thể kết luật trên cơ sở pháp luật rằng: đây là một chương trình kéo dài, có hệ thống và tái diễn liên tục.

Rõ ràng là những TNLT kể trên không phải là gián điệp của Mỹ, cũng không phải hoạt động vì quyền lợi của nước Mỹ, mà cũng không phải là công dân Mỹ hay có dây mơ rễ má gì với nước Mỹ. Nhưng con đường của các tù nhân đó đều đi đến nước Mỹ sau khi ra khỏi nhà tù.

Và với cung cách hoàn toàn của lực lượng CA khi đưa các tù nhân này rời khỏi nhà tù để ra thẳng sân bay đi Mỹ mà không hề báo cho người nhà, cũng không cho phép ghé qua nhà, dù chỉ để đốt một cây nhang trước mộ mẹ như Tạ Phong Tần, thì hoàn toàn đúng kiểu của một cuộc lưu đầy phát vãng như thời xa xưa. Một hình thức man rợ mà ngày nay đã cấm tuyệt đối ở bất cứ quốc gia nào. Chỉ có điều nơi đến của sự “lưu đầy” này là nước Mỹ nên người ta mới ít liên tưởng đến sự tàn độc của việc lưu đầy thời thực dân phong kiến.

Nhưng chính là Nó với bản chất không đổi dù dưới tên gọi nào. Những người đấu tranh dân chủ ôn hoà bất bao động đã bị bắt giữ và xét xử bất công thì giờ đây bị lưu đầy bất nhẫn. Họ không được nhìn thấy quê hương chôn nhau cắt rún, không được gặp lại gia đình người thân, không được cả vái lạy mồ mả ông bà tổ tiên. Họ bị đưa thẳng đến một nơi xa lạ chưa bao giờ họ đến, và với một cái án đi đầy mơ hồ không biết ngày nào mới được hồi cố hương, mà giờ đã trở nên xa xôi diệu vợi: “Mịt mờ quan ải mờ sương. Nửa đêm thức giấc vấn vương nhớ nhà...”

Chế độ thực dân phong kiến ngày xưa có luật lưu đày để lưu đày tù nhân, còn chính quyền Việt Nam hiện nay không hề có luật lưu đày, thậm chí còn có cả luật cấm trục xuất công dân của mình nhưng họ lại vẫn lưu đày tù nhân của mình.

Chính quyền Việt Nam nói không có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người phạm tội vi phạm pháp luật. Vậy thì tại sao cùng là vi phạm pháp luật, mà chỉ có những người hoạt động dân chủ mới có “chuẩn” để đi Mỹ, còn những người tù khác như tù hình sự, tù kinh tế thì lại không?

Sự bất bình đẳng, cho dù bất bình đẳng trong tù cũng như sự vi phạm pháp luật của chính họ còn ở chỗ là, nếu cả bộ máy tư pháp đã kết tội một nhà hoạt động dân chủ với “đầy đủ chứng cứ” rồi thì tại sao họ lại được ưu ái thả ra (để đi Mỹ) sớm, thậm chí chưa ở đúng thời hạn mà pháp luật qui định để được xét tha hay đặc xá. Và toà án đã xét xử và tuyên án công khai, báo chí đăng tin rầm rộ thì tại sao lúc tạm tha, hay tạm đình chỉ án thì tất cả lại im re, từ cơ quan thực thi pháp luật cho đến thông tin đại chúng? Chắc chắn rằng nếu không có thông tin mạng internet thì người dân VN sẽ chẳng biết mô tê gì.

Và rồi sẽ có chuyện khôi hài có thật là người nhà của những TNLT trên có quyền thắc mắc, thậm chí khởi kiện bộ máy tư pháp rằng người thân của chúng tôi đâu, các ông đã bẳt và cho họ đi tù rồi thì bây giờ họ ở đâu khi trong tù không còn có họ nữa.

Rồi còn có rất nhiều câu hỏi tương tự, mà dù im lặng hay chống chế bao biện thì đó cũng là những câu trả lời về việc chính quyền Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp của chính mình, cũng như vi phạm lên chuẩn mực đạo đức mà chính họ thường rêu rao.

Câu trả lời trung thực cho tất cả, nếu họ có can đảm trả lời trung thực rằng, đó là một sự trao đổi. Giống như nhận định của Ts Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội NBĐL rằng: “Chuyến đi thăm Việt Nam sắp tới của TT Obama đã được phía Việt Nam trao đổi bằng gói thả tù nhân chính trị, mà Tạ Phong Tần là người đầu tiên”.

Đúng như vậy. Một sự trao đổi có lợi không hơn không kém. Và cũng đúng khi nói chính quyền Việt Nam đã hành động một cách vô trách nhiệm khi đem công dân của mình ra làm món hàng, hay vật trao đổi để thủ lợi.

Và cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng, cái chính quyền ấy không chỉ vi phạm mà còn đạp chân lên chính pháp luật của mình, cũng như chuẩn mực đạo đức của chính họ.



Hôm nay tôi nhận được email từ một người bạn của nhà báo Đỗ Hùng. Câu chuyện phóng viên này bị tước thẻ nhà báo vì một status đùa nghịch trên facebook cá nhân vẫn đang còn thời sự. Chưa có phản ứng gì từ đồng nghiệp của Đỗ Hùng trong giới báo chí chính thống.

Tôi viết bài này như một sự chia sẻ với phản ứng của người bạn của Đỗ Hùng. Và cũng để nói rằng tôi rất đồng tình với các nhận định của nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh về vụ việc này.

Trước khi nói tiếp xin mời độc giả xem bức biếm họa dưới đây (TDNL kiểm duyệt)



Nhân vật bị đả kích, xuất hiện trong bức tranh này với dương vật thòi ra, là đương kim tổng thống Pháp, François Hollande, và tờ báo đăng bức tranh này là Charlie Hebdo.

Chúng ta đều biết, mặc dù bị châm biếm đến mức như vậy, Hollande chẳng những không ra lệnh tịch thu thẻ nhà báo, không ra lệnh cách chức tổng biên tập hay phạt tiền hay đóng cửa tòa soạn, theo cách thức mà chính quyền Việt Nam sẽ làm (dĩ nhiên luật pháp cũng không cho phép ông ta làm điều đó), mà Hollande hẳn còn tự hào khi ở Pháp có một tờ báo như vậy. Bằng chứng là khi tờ báo bị tấn công, các nhà báo bị sát hại, Hollande còn kêu gọi toàn dân Pháp biểu tình để tưởng niệm các nhà báo, và để bảo vệ tinh thần Pháp, tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt. Không những chỉ dân Pháp, rất nhiều lãnh đạo các quốc gia khác cũng tham dự.

Bây giờ, chúng ta hãy hình dung cảnh tưởng tượng này : các nhà báo của các tờ báo chính thống Việt Nam, khi đến tòa soạn đồng loạt giơ một tấm biểu ngữ «Tôi là Đỗ Hùng» (nghĩa là tương tự cảnh các nhà báo Pháp giơ tấm biển « Tôi là Charlie» sau vụ các nhà báo của tờ Charlie Hebdo bị ám sát). Thử hỏi Bộ 4T có thể tịch thu hết thẻ nhà báo của tất cả các nhà báo không ? Không thể, bởi nếu thế thì sẽ lấy ai làm công cụ tuyên truyền cho đảng?

Đọc đến đây, độc giả sẽ bảo : «Chị này chỉ giỏi mơ tưởng hão huyền, phi thực tế !». Phản ứng ấy của độc giả hoàn toàn dễ hiểu và hoàn toàn hợp lý, dựa trên thực tế của chúng ta hiện nay : thay vì bảo vệ đồng nghiệp của mình, các nhà báo im lặng để cho bất công hoành hành.

Etienne de la Boétie, trong tiểu luận nổi tiếng, viết lúc ông chưa đến 20 tuổi, «Luận về sự nô lệ tự nguyện» đưa ra một ý tưởng nổi tiếng : kẻ bạo chúa không thể tồn tại nếu không có sự cam chịu nô lệ của đa số dân chúng, chính là sự nô lệ đã tạo ra bạo chúa.

Bộ 4T có thể hoành hành như vậy bởi vì không gặp phản ứng nào. Chính là sự cam chịu của giới báo chí đã tạo ra sự chuyên chế và sự đàn áp của Bộ 4T.

Chẳng cần đi đâu xa xôi ở các nước văn minh hay nhìn đâu xa xôi trong lịch sử, chỉ cần nhìn ngay một sự kiện tương tự, vừa xảy ra tại Việt Nam, để thấy rằng, một phản ứng, dù rất lịch sự, cũng có thể ngăn ngừa bất công và tự bảo vệ quyền của mình. Độc giả có lẽ hiểu ngay rằng tôi đang nói về trường hợp Phạm Lê Vương Các. Sự phản ứng của Vương Các, cộng với sự phản ứng của cộng đồng mạng, đã khiến trường Đại học nơi Vương Các đang học thay đổi thái độ.

Phạm Lê Vương Các mới chỉ là một sinh viên.

Các nhà báo Việt Nam có lương tri: quyền dân sự, quyền công dân, quyền con người chính là những gì tạo nên nhân phẩm của các anh chị, các anh chị sẽ chấp nhận hay từ chối việc người ta tước đoạt các quyền và nhân phẩm của mình ?



Paris, 9/9/2015


Theo kế hoạch, thứ 4 ngày 23-09-2015, chúng tôi -êkip truyền thông độc lập trực tuyến “LƯƠNG TÂM TV”- sẽ đến studio tại nhà anh Nguyễn Vũ Bình để thực hiện tiếp bản tin số 4.

Sáng sớm, tôi đã thấy 4 an ninh (AN) mặc thường phục canh trước cổng nhà. Hai người trong số họ lấy xe máy bám theo khi tôi đi ăn sáng. Tôi quyết định hủy kế hoạch đến studio, thay vào đó là lên lịch khám sức khỏe định kỳ sớm hơn dự định và nhờ bạn chở đi. Hai viên an ninh kia vẫn kiên nhẫn bám theo tôi.

Khi cùng với bạn là anh Trần Đức Thịnh trở về từ bệnh viện, đến cổng nhà thì đã thấy hơn 20 an ninh viên mặc thường phục đủ cấp ngành các thể loại đứng chờ tôi sẵn: một chiếc xe ô-tô 7 chỗ đỗ sẵn và hai người cầm máy quay cũng mở sẵn, dí vào tôi.

Một viên an ninh nữ bước tới, chìa cho tôi tờ giấy:

– Chị ơi, em gửi chị Giấy mời ạ.

Liếc thấy dòng chữ “Về việc “Tham gia xây dựng và phát tán Video clip “LƯƠNG TÂM TV””, tôi trả lời:

– Tôi không có thời gian cho mấy việc vớ vẩn này đâu và đang bận lắm, tôi cần vào nhà bây giờ.

Một viên AN nam cản lại và cố đẩy tôi về phía chiếc xe. Tôi vung tay hất mạnh bảo: “Để tôi vào nhà”.

Ngay lập tức, 4 nữ an ninh viên xông tới, họ túm tay tôi và cố lôi vào xe. Tôi nhích người tiến về phía quán cafe, mục đích là tìm chỗ có đông người dân chứng kiến hơn để họ hiểu rằng an ninh Việt Nam đang làm điều xằng bậy, tôi đưa tờ giấy lên, chỉ vào đó và dõng dạc nói:

– Các vị nhìn đây, đây là Giấy mời đúng không? Bây giờ tôi hỏi, các vị là ai, tên tuổi gì, từ đâu tới? Các vị mời tôi, hay các vị cưỡng chế tôi? Nếu mời tôi thì tôi không thích, tôi từ chối lời mời này, tôi không đi, tôi còn nhiều việc lắm, để tôi vào nhà.

Mấy viên an ninh cấp trên ra hiệu cho các nhân viên nữ xông vào lôi tôi lên xe, tôi vùng vẫy và hét lớn: “Các người cưỡng chế tôi phải không?”. Bằng sức mạnh của đám đông và sự cưỡng chế, tôi đã bị lôi tuột vào xe, và phản ứng của tôi lập tức sau đó là xé toạc tờ Giấy mời khi xe vừa nhấn ga chạy đi.

Họ đưa tôi vào đồn CA phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. Rất đông các viên an ninh và tất cả họ đều mặc thường phục, tôi không thấy một ai trong số họ mặc cảnh phục cả. Họ ngồi quanh bàn làm việc. Sau đó, 2 người, một nam, một nữ bước vào, cũng trong trang phục đời thường. Họ ngồi xuống, bảo là hôm nay mời tôi lên đây để làm việc về một số vấn đề có liên quan.

– Này các anh chị! Các anh chị là ai? Từ đâu tới? Làm việc à? làm việc gì với tôi? Các vị cưỡng chế tôi tới đây để làm gì tôi nào?

– Xin giới thiệu với chị, chúng tôi đến từ công an thành phố.

– Làm sao tôi biết các vị từ đâu tới nhỉ? Các vị giới thiệu mình là an ninh thành phố à? Thế cảnh phục của các vị đâu? Bảng tên thẻ ngành của các vị đâu? Tôi muốn biết, tôi đang được trực tiếp nói chuyện với ai? Chức trách gì? Các vị lấy gì để chứng minh mình là công an? Mà cho tôi hỏi, tôi đang ở đâu thế?

– Chúng tôi là đại diện cơ quan công an. Chị đang ở trụ sở công an. Chị nhìn mà không biết à? Chúng tôi căn cứ vào giấy mời này. Đâu phải ai cũng có thể vào đây được. 

– Ồ nói chuyện hay nhỉ? Vậy bây giờ tôi bảo rằng tôi là đại diện cho chính phủ đến đây đấy. Được chứ? Tôi cũng vào đây được vậy. Tôi đâu biết các vị là ai, ở đây là đâu. Các vị còn chẳng chứng minh được mình là ai, thì làm sao tôi biết được các vị đã cưỡng chế rồi đưa tôi vào nơi nào ở đây? Tôi đâu biết đây là trụ sở công an hay là hang ổ của mafia hay là cái gì? Các vị mời tôi, tôi từ chối, các vị lại dùng vũ lực để cưỡng chế tôi vào đây, thì các vị cũng có thể đưa bất kỳ ai vào đây, trộm cướp, tội phạm hay gì gì đấy để nói chuyện với tôi vậy.

– Này chị, chúng tôi là đại diện của cơ quan công an, chúng tôi có đầy đủ thẩm quyền và chức năng để làm việc với chị.

– Thẩm quyền gì? Chức năng gì? Các vị là ai? Các vị nói có thẩm quyền, chức năng gì đó thì chứng minh cho tôi thấy đi.Tôi cần biết tôi đang nói chuyện với ai. Một việc đơn giản thế thôi mà các vị lòng vòng mất thời gian nãy giờ, là sao?

Nữ an ninh viên thành phố – người mà tôi nhận định sẽ là người làm việc trực tiếp và chịu trách nhiệm chính trong suốt buổi thẩm vấn tôi, tỏ ra vô cùng tức tối. Hai người họ bước ra ngoài. Một lát sau, họ trở vào, và theo sau là một người đàn ông bụng phệ, cũng mặc thường phục nốt. Ông ta đứng khua tay múa chân một hồi phân trần cách làm việc với tôi cho các viên an ninh kia. Tôi hỏi:

– Anh là ai? Vào đây có mục đích gì?

– Xin giới thiệu với chị tôi là công an phường.

– Anh là công an phường à? Làm sao tôi biết anh là công an phường nhỉ? Anh chẳng mang sắc phục công an cảnh sát gì cả. Anh là ai? Anh nói anh là công an phường thì tôi bảo tôi là đại diện chính phủ đến đây đấy.

– Thế chị chứng minh chị là người đại diện của chính phủ đi? Chị đưa giấy tờ chứng minh ra cho tôi xem nào?

– Ô hô! Các anh chị có hiểu mình đang nói gì không? Các anh chị cưỡng chế tôi, lôi tôi xềnh xệch vào đây, chứ đâu phải tôi tự ý đến rồi phải giới thiệu này nọ? Tôi không có nghĩa vụ chứng minh bản thân mình với các vị. Mà các vị muốn làm việc gì với tôi thì các vị phải cho tôi biết các vị là ai. Chứ nói suông thế này, căn cứ đâu, cơ sở đâu tôi biết được tôi đang nói chuyện với công an hay tội phạm?

Họ tức tối, sa sầm nét mặt. Lại đi ra ngoài. Một lát sau, cô an ninh viên thành phố lôi vào một anh chiến sĩ an ninh. Rồi giới thiệu là cảnh sát hình sự của phường Lê Đại Hành. Tôi tức cười mà đáp:

– Tôi có làm gì vi phạm hay liên quan đến hình sự không nhỉ? Sao tôi lại phải làm việc với một viên cảnh sát hình sự ở đây?

– Chị chỉ cần biết đây là CA của Phường là được. Vậy bây giờ chúng tôi đã làm việc được với chị chưa?

– Ồ, xin lỗi, tôi chỉ làm việc với người có chức trách và có liên quan thôi.

Nữ an ninh viên tiếp lời tôi:

– Đây là đồng chí công an phường, bây giờ chúng ta làm việc. Tôi muốn hỏi chị là có phải chị xé Giấy mời? Chị ý thức như thế nào về việc xé Giấy mời của cơ quan công an? Chị có biểu hiện không tôn trọng pháp luật, chống đối và bất hợp tác với CA, đúng không?

– Chị là ai? Chị không có tư cách để ngồi đây hỏi tôi. Các anh chị là ai? Ở trên trời rơi xuống à? Mà tôi nói cho các anh chị biết, vuông vắn ngắn gọn một câu, cứ cho các anh chị là đại diện pháp luật như các anh chị nói đi nhé, đúng, tôi không thể nào tôn trọng cái mớ luật pháp rừng rú mà các anh chị dùng để cai trị người dân đấy. Tôi xé giấy mời đấy. Các anh chị cần hiểu rằng, mời thì có nghĩa là người khác có quyền chấp nhận hoặc từ chối lời mời. Khi các vị mời mà tôi không thích đi, tôi từ chối ấy, thì các vị lại xông đến cưỡng chế tôi, kéo tôi xềnh xệch đến tốc hết cả váy lên. Các vị là đại diện cho pháp luật mà đã ngang nhiên vi phạm pháp luật một cách trắng trợn (lúc đó tôi đứng bật dậy, nhấn mạnh từng chữ và bộc lộ thái độ bất bình cực độ), thì đừng hỏi vì sao tôi không thể tôn trọng các vị, hay buộc tôi phải tôn trọng cái mớ luật rừng đó được, hiểu chưa? Đúng, tôi khẳng định luôn cho các vị rõ, là tôi bất hợp tác đấy!

– Tôi đề nghị chị ngồi xuống, tôi yêu cầu chị bình tĩnh.

– Tôi không ngồi xuống đấy, tôi không thể nào giữ bình tĩnh được trước sự việc các vị đã làm với tôi, các vị đã ngang nhiên chà đạp, ngồi xổm lên pháp luật. Bây giờ còn muốn làm việc gì với tôi? Tôi có việc gì để làm với các vị?

– Chị là công dân, khi được cơ quan công an mời, chị phải có nghĩa vụ hợp tác.

– Hợp tác ư? Vì sao tôi phải hợp tác với các vị? Các vị tự nhiên xông đến đưa giấy mời, tôi đang có việc cần phải làm, tôi không có thời gian, tôi không thích đi thì tôi từ chối. Các vị lấy quyền hạn gì mà cưỡng chế tôi? Tôi thấy thích thì tôi đi, không thì thôi. Các vị đừng tưởng có thể đóng một con dấu của cơ quan công an, đại diện pháp luật này kia một cái rụp lên một tờ giấy là muốn mời ai thì mời, họ không thích đi thì cưỡng chế thế được đâu nhé. Đến ngay cả thủ tướng chính phủ, có mời tôi, tôi thấy không thích thì tôi không đi. Hiểu chưa? Chừng nào các vị muốn bắt ai đó khi các vị cầm trong tay lệnh bắt giữ, có quyết định từ tòa án này kia mà họ đào tẩu, các vị mới có quyền cưỡng chế nhé! Tôi xé giấy mời sau khi các vị cưỡng chế tôi lên xe, đó chính là cách tôi bày tỏ thái độ bất tuân mớ luật rừng của các vị. Việc bất tuân một hành vi sai trái, dám ngồi xổm lên pháp luật chứng tỏ tôi đang thượng tôn pháp luật đấy.

– Chúng tôi mời chị đến đây là vì nghi ngờ chị có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

– Này các vị, việc nghi ngờ là việc của các vị, việc xác minh ai đó có hành vi vi phạm này kia là cũng việc của các vị, còn tôi, không có nghĩa vụ gì ngồi đây để chứng minh bản thân mình có tội hay vô tội với các vị cả. Chừng nào các vị có kết luận từ tòa án kết án tôi có tội, thì tôi lúc đó tôi mới đi tìm cách chứng minh bản thân mình vô tội.

Chừng nào các vị có đủ bằng chứng tôi vi phạm cái gì, mới có quyền cưỡng chế bắt giữ tôi nhé. Mà tôi không muốn nói nhiều mất thời gian. Tôi hỏi các vị là ai? Các vị không có tư cách gì mà tra vấn hay hỏi han gì tôi ở đây cả.

– Chúng tôi nghi ngờ chị. Nên chị phải chứng minh mình vô tội nhé!

– Hahaha. Các anh chị là đại diện cho pháp luật đấy ạ? Tôi nghi ngờ quá rồi đấy. Nói thế này cho dễ hiểu nhé. Tự nhiên anh chạy ra ngoài đường, anh túm cổ một người đang đi đường rồi bảo người ta giết người, xong anh bảo người ta là này anh, anh hãy chứng minh mình vô tội đi à? Anh nói chuyện hài hước quá đấy. Anh có đang hiểu mình nói gì không? Anh kết luận người ta có tội, thì anh đưa bằng chứng ra đi. Còn không, việc anh nghi ngờ gì hay không, tôi không cần biết, anh chị nghi ngờ là quyền của các anh chị. Còn tôi, không có nghĩa vụ phải ngồi đây để chứng minh cho các anh chị thấy. Mà này, nói nãy giờ lòng vòng thế thôi. Tôi không muốn làm việc hay nói chuyện gì với các anh chị cả. Tôi yêu cầu người có chức trách vào làm việc với tôi. Mà tôi muốn biết tôi đang ở đâu?

– Chị không đọc giấy mời à?

– Không. Tôi việc gì mà phải đọc, Thấy giấy mời, tôi không thích thì không đọc thôi.

– Chị đang ở công an Quận (họ nói dối tôi, vì sau đó tôi mới biết đây là trụ sở công an phường Lê Đại Hành, lúc bị đưa đi, do trạng thái bức xúc, tôi không biết mình đang bị đưa đi đâu).

– Giấy mời tôi là từ cơ quan, đơn vị nào?

– CA phường Bùi Thị Xuân.

– Vậy sao đưa tôi vào công an Quận? Tôi yêu cầu giấy mời tôi từ đâu thì đơn vị đó chịu trách nhiệm làm việc với tôi.

Họ vô cùng bực bội, nhưng cũng buộc phải ra ngoài tìm một người khác vào để làm việc với tôi. Một lúc sau, họ dẫn đồng chí CSKV phụ trách khu tôi sinh sống vào. Đồng chí ấy ngon ngọt:

– Hà ơi, sao lại làm gì ầm ầm thế? Bình tĩnh đi. Hà nên hợp tác với cơ quan công an chứ.

Tôi mếu máo:

– Trời, sao ông phụ trách khu vực, ông thấy người ta cưỡng chế tôi lên xe mà ông không có thái độ gì là sao? Ông để vậy mà được hay sao chứ?

Đồng chí ấy giải thích, phân bua một hồi là do tôi cứng đầu không chịu đi v.v… Và tôi cũng không muốn mất thời gian đôi co với hắn. Tôi bảo:

– Ông này, giờ ở đây tôi chỉ biết mỗi ông, rõ ràng ông đang mặc cảnh phục, tôi cũng biết rõ ông. Mà tôi đề nghị ông hãy mời tất cả những ai mặc thường phục ra khỏi phòng này. Tôi không muốn làm việc gì với họ cả.




Ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển Đông liên tục 5 năm nay là chuyện nhức nhối đối với không riêng gì người dân huyện đảo này. Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở rộng ngành du lịch trên huyện đảo Lý Sơn và người dân Lý Sơn chuyển sang làm du lịch thay vì ra khơi đang là trào lưu ở huyện đảo này. Tuy nhiên, không muốn ra khơi để tránh bị Trung Quốc tấn công, vào bờ, chưa chắc đã tránh được Trung Quốc vì người Trung Quốc đã có mặt ở Quảng Ngãi và đang bàn chuyện về xây dựng Lý Sơn với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.



Úp tàu vì Trung Quốc

Một ngư dân tên Thiện, từng bị bắt giam trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, đã về làm du lịch, chia sẻ: “Mình thích thì ở khách sạn, không thì ở nhà dân mỗi ngày 50


Tất cả các viên an ninh mặc thường phục đều phải đứng dậy ra ngoài. Rồi đến đồng chí CSKV cũng không thể nào khai thác được thông tin gì từ tôi. Sau đó, họ lại dẫn một anh mặc sắc phục vào. Rồi giới thiệu với tôi là công an quận. Đến giờ trưa, tôi yêu cầu được ăn cơm, uống nước đóng chai. Họ mua về cho tôi một hộp cơm đùi gà chiên và mấy chai Lavie. Lúc này, viên công an quận và cô chiến sĩ an ninh thành phố thay đổi cách nói chuyện. Họ dịu giọng, tỏ ý muốn nói chuyện thân mật ngoài giờ, cốt yếu nhằm khai thác thông tin từ tôi. Sau giờ nghỉ trưa, nữ an ninh viên kia đề nghị được làm việc với tôi. Vì dù sao đi nữa, trong suốt buổi nói chuyện, tôi khẳng định là sẽ không cung cấp thông tin gì, và cũng không ký tá biên bản gì, vì với tôi, đây đơn thuần là buổi trao đổi chứ không phải làm việc gì, cao hơn nữa, tôi có quyền giữ im lặng, vì vậy việc hỏi các câu hỏi cũng chỉ mang tính thủ tục, thì ai hỏi cũng không còn quan trọng nữa. Tôi đồng ý, vì đường nào họ cũng không thể khai thác được gì từ tôi, mặt khác, tôi không ký kết gì thì biên bản đó mặc nhiên vô giá trị, đồng thời cũng tạo cơ hội cho họ có dịp được đối thoại với mình.

Cô an ninh thành phố hỏi tôi những câu hỏi đại loại tôi có tham gia xây dựng LƯƠNG TÂM TV không, có biết cá nhân hoặc tổ chức nào đứng sau LƯƠNG TÂM TV không? Có nhận ra ai trong clip là người quen không? Đối với những câu hỏi đại loại kiểu khai thác thông tin bất lợi như thế, tôi đều trả lời là không biết, không có, có biết những người đó nhưng biết qua Facebook, ngoài đời thì chưa gặp bao giờ. Cô hỏi tiếp rằng tôi có xem chương trình này không, nhận định như thế nào. Tôi trả lời có, vì nó post trên mạng mà, người dân được quyền tiếp cận thông tin chứ, tôi thấy kênh thông tin này phản ánh khách quan, trung thực những thực tế đang diễn ra trong xã hội. Có một câu hỏi thú vị mà vị nữ an ninh viên này đặt ra là liệu tôi có thấy kênh truyền thông này khi không đăng ký, thì có vi phạm pháp luật hay không? Tôi bật cười mà rằng: Đăng ký ư? Vi phạm pháp luật nào? Pháp luật nào quy định việc đăng tải những thông tin trên youtube (một kênh mà tài khoản không thuộc chính quyền Việt Nam quản lý) là phải đăng ký? Vậy, có rất nhiều tổ chức, cá nhân, họ tự làm những clip rồi up lên đó, họ có đăng ký không? Thế pháp luật thích sờ gáy ai thì sờ à? Mà, LƯƠNG TÂM TV phản ánh sự thật khách quan lại vi phạm pháp luật, thì phải xem lại nền luật pháp đó, nó thực sự có vấn đề.

Hình như, nữ an ninh viên đó cũng không hiểu những gì tôi nói cho lắm. Vì kết thúc buổi làm việc, tôi không đồng ý ký. Cô đã hầm hầm bước ra, sau 2 tiếng sau thì mời một người dân đến, làm chứng rằng tôi không chịu ký vào biên bản, và trong cả buổi tối chờ lệnh cấp trên, cô có nói với tôi rằng cô yêu công việc của mình. Tôi chỉ mỉm cười, tính bảo cô ấy có biết rằng, ngu dốt mà cộng thêm sự nhiệt tình, thì thành ra thế nào không? Nhưng rồi tôi im lặng, sợ mình bất nhẫn quá.

Đến 11.43, cô bảo tôi rằng nếu muốn được thả về thì phải viết giấy cam kết mai lên làm việc. Tôi bảo tôi đâu rảnh rỗi mà làm việc, có việc gì mà làm? Và yêu cầu thả tôi ra vô điều kiện. Hai phút sau khi báo cáo với cấp trên, cô thông báo tôi được tự do. Tôi yêu cầu lúc đưa tối đến bằng phương tiện gì thì đưa tôi về bằng phương tiện đó. Họ ra vẫy taxi cho tôi, thanh toán tiền phí taxi trước rồi hai viên an ninh áp tải đằng sau taxi đưa tôi về đến nhà.

Cùng ngày, các thành viên khác trong ekip là Phát thanh viên Mèo Điên, Tổng biên tập Nguyễn Vũ Bình, Quay phim Phạm Đắc Đạt, Kỹ thuật viên Nguyễn Mạnh Cường và anh Trần Đức Thịnh, bạn tôi, đã bị phân tách để đưa về những nơi khác nhau nhằm khai thác thông tin, nhưng phía an ninh VN đã thất bại.

nhà dân mỗi ngày 50 ngàn, khách sạn thì trăm tám, hai trăm tám cũng có. Ở đây có đặc sản là tỏi, rồi hải sản. Khách ở đây toàn là khách nước ngoài, Trung Quốc nó đi nhiều lắm, nó đi theo tour, quanh bằng xe, mà xe 16 chỗ á!

Theo ông Thiện, hiện nay, vùng biển có thể đánh bắt được đối với ngư dân đánh bắt xa bờ hầu như không còn nữa. Những ngư trường truyền thống của Việt Nam dọc theo các đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cấm đánh bắt. Việc ra ngư trường cũ để đánh bắt còn đáng sợ hơn việc đùa giỡn với tử thần.

Mặc dù chính phủ khuyến khích ngư dân ra biển đánh bắt, giữ ngư trường truyền thống và cho ngư dân vay với lãi suất rất thấp để nâng công suất tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhưng chẳng mấy ai mặn mà với việc này, trừ khi đã thành con nợ, phải lao như thiêu thân.

Nghĩa là những ngư dân từng nhiều lần bị Trung Quốc đánh đập, cướp tài sản, lâm vào nợ nần, tiếp tục vay tiền để đánh bắt trả nợ mà càng vay càng gặp rủi ro, cuối cùng lao đầu như thiêu thân giữa biển cả, nợ ngày càng chồng chất. Nhiều gia đình đã nợ lên vài tỉ đồng với ngân hàng vì tàu thuyền bị cướp phá, ngư dân bị đánh đập, nợ càng lúc càng ngập nhà. Mối nguy không còn nhà để ở là nhìn thấy trước mắt.

Đối với những ngư dân chưa lâm vào nợ nần, chưa ngập ngụa trong tiền lãi tháng thì chỉ mong muốn thoát khỏi cảnh đánh bắt xa bờ, lo sóng gió thì ít mà lo Trung Quốc bắt bớ đánh đập thì nhiều. Ngành du lịch trên đảo Lý Sơn như một cánh cửa mở ra hy vọng cho những ngư dân. Hầu hết ngư dân đều tìm mối để bán tàu thuyền, chuẩn bị cho công việc phục vụ du lịch biển đảo.

Ông Thiện phác họa giấc mơ du lịch của ông nghe ra khá thú vị, đương nhiên chuyện này người ta đã làm trước ông nhưng ông muốn thực hiện nó với giá tiền rẻ hơn, hấp dẫn khách hơn. Khu vườn của ông sẽ được cải tạo thành khu nhà nghỉ sinh thái, thức ăn chủ đạo trong khu nhà nghỉ này sẽ là các món hải sản do chính ông đánh bắt về và vợ của ông sẽ tuyển chọn lá tỏi trên đảo để xào với hải sản. Những món lá tỏi Lý Sơn xào hải sản tươi ngon được bán với giá rẻ, hấp dẫn sẽ là điểm mạnh của khu nhà nghỉ sinh thái gia đình ông.

Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin từ các báo trong nước, giấc mơ du lịch của ông Thiện bị phai nhạt đi rất nhiều. Tập đoàn CPG của Trung Quốc với danh nghĩa là doanh nghiệp từ Singapore đến tư vấn cho Việt Nam về vấn đề xây dựng, cải tạo phục vụ du lịch đảo Lý Sơn đã khiến người dân Lý Sơn, Quảng Ngãi hết sức lo lắng. Bởi hơn ai hết, người Lý Sơn hiểu được người Trung Quốc họ âm mưu gì và sẽ đối xử ra sao với người Việt Nam.

Tập đoàn CPG là ai?

Một người làm kinh doanh du lịch khá lâu ở Quảng Ngãi, ông có mối liên hệ mật thiết với ngư dân Lý Sơn và thường xuyên đưa khách ra Lý Sơn, không muốn nêu tên, ông chia sẻ: “Có đầy đủ các tuyến biển đảo, như chùa Đục, chùa Hang, bảo tàng Hoàng Sa… Nhiều lắm! Hải sản ở Lý Sơn thì đắt, ốc, mực gì cũng đắt, mấy trăm ngàn một ký. Khách đông nên nhiều khi không còn phòng…!”.

Vị này cho biết thêm là theo chỗ tìm hiểu của ông, nếu như Quảng Ngãi để công ty CPG tham gia cải tạo Lý Sơn phục vụ du lịch thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà. Ngư dân Lý Sơn rơi vào cảnh tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Tránh bị Trung Quốc đánh đập, cướp bóc trên biển, về làm du lịch lại bị Trung Quốc chèn ép, lừa đảo và thậm chí có thể đến một lúc nào đó, lại phải chịu sự đô hộ của người Trung Quốc.

Vì sau một ngày làm việc với ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, thứ mà CPG nhận được là lời khen của ông Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ về “những ý tưởng tốt và có tính thiết thực” của CPG. Và ông này cũng bày tỏ mong muốn CPG tiếp tục tư vấn, thi công, từ nuôi trồng thủy sản đến cải tạo đảo và xây dựng các hạng mục từ đất liền ra đảo và từ đảo vào đất liền để phục vụ du lịch.

Trong khi đó, CPG thực chất là một tập đoàn của nhà nước Trung Quốc. Trung tâm đầu não của CPG vẫn là chính phủ Trung Quốc. Tập đoàn CPG được nhà nước Trung Quốc mua lại qua một số lần mua bán trước đó tại Singapore. Nói cách khác, CPG là một tập đoàn kinh tế đã được nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc mua lại và nó phục vụ cho hoạt động kinh tế của nhà nước Cộng sản Trung Quốc.

Việc rước CPG về Quảng Ngãi để khảo sát, nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng để đi đến thi công, xây dựng phục vụ du lịch chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà. Bởi Lý Sơn là một đảo trọng yếu, chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Mọi bí mật quân sự trên đảo bị lộ thì khó mà lường được mối nguy sẽ đi đến đâu.

Trong khi đó, trước khi diễn ra buổi hội thảo giữa nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi với CPG, chắc chắn nhà cầm quyền tỉnh này phải đưa các chuyên gia của CPG ra thăm đảo, đi khảo sát thực địa và nghiên cứu cụ thể. Điều này chẳng khác nào nhà cầm quyền tự vạch áo cho kẻ khác thăm dò thử chỗ nào nhạy cảm, đâu là tử huyệt trên cơ thể.

Điều này làm cho người dân Lý Sơn hết sức thất vọng bởi với người dân huyện đảo này, bất kì sự xuất hiện nào của người Trung Quốc trên đảo cũng là mối nguy, cũng được theo dõi chặt chẽ. Nhưng một khi chính quyền tỉnh dắt người Trung Quốc về thăm dò, khảo sát huyện đảo thì e rằng, cho dù đã có hàng trăm bộ định vị vệ tinh, chip nghe lén cài trên đảo cũng chẳng có ai làm gì được họ. Và sắp tới đây, nếu CPG sang thi công ở Lý Sơn thì thêm một pháo đài Trung Quốc sẽ có mặt nơi này, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo!



Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese



S 228 Trang


tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương