Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San giải nhân quyềN



tải về 0.85 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2018
Kích0.85 Mb.
#39061
1   2


Chiều ngày 24.8, khẳng định với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thông tin liên quan việc người thân của bà bộ trưởng có tham gia cổ phần Công ty VN Pharma mà bị can Nguyễn Minh Hùng cầm đầu. Những thông tin này là hoàn toàn không chính xác.

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: "Các thông tin trên mạng là hoàn toàn vu khống, bịa đặt. Hiện nay, Bộ Y tế đang chờ đợi phán quyết cuối cùng của Tòa án, Bộ sẽ xử lý nghiêm khắc, theo đúng pháp luật, không bao che đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế" (nếu có)(1).

Lâu nay thấy dư luận và báo chí viết nhiều, nói nhiều về bà đương kim Bộ trưởng Bộ Y tế nước ta, nói rằng bà ấy bất tài, vô dụng, để trong ngành xảy ra rất nhiều vụ xì căn đan ghê gớm nhất trong lịch sử ngành y kế từ khi đảng và nhà nước ta lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện trên mảnh đất hình chứ S này.

Nghĩ cũng tội nghiệp cho bà ấy. Vì nếu như vì sức ép dư luận mà bà Tiến phải từ chức, thì là một tổn thất lớn cho nền y tế nước nhà. Hỏi rằng, một vị Giáo sư, Tiến sỹ tài năng như bà, làm sao mà bất tài được. Mặc dù cái bằng ấy là bằng thực học hay bằng mua, thì bằng nào cũng là bằng. Ví như ông nọ có bằng Giáo sư Tiến sỹ, làm bộ trưởng Bộ Học hẳn hoi, mà vẫn nói ngọng đó thì đã sao?

Suy nghĩ như vậy nên tôi xin có mấy lời để “minh oan” cho bà Bộ trưởng kính yêu của tôi.

Tôi nghĩ trên đời này cũng lắm người “to gan lớn mật” thật.

Người ta đường đường là một vị Bộ trưởng Bộ Y tế, trong tay nắm giữ sinh mạng của mấy chục triệu con người. Trong cái chính phủ hiện hành, bà chỉ đứng dưới dăm bảy người nhưng đứng trên hàng triệu người. Vậy mà có kẻ cả gan xúc phạm tới bà, dám vu khống bà.

Tuy rằng ở nhiệm kỳ BCH TƯ đảng khóa XI, bà là một vị Ủy viên TƯ đàng hoàng, được Đại hội đảng bầu lên nhờ là cháu ngoại của cố TBT Hà Huy Tập, chứ có phải chạy chọt gì đâu. Thế mà khi bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội nghị BCHTƯĐ, người ta đã làm thủ thuật luồn lách bằng việc đưa ra ba kiểu tín nhiệm để bỏ phiếu, là tín nhiệm cao, tín nhiệm, và tín nhiệm thấp. Nghĩa là những ai trong hàng ngũ này cũng đều được tín nhiệm cả. Lẽ ra đã có tín nhiệm thì việc cao hay thấp đâu còn quan trọng nữa. Thế nhưng tại cuộc bỏ phiếu lần này, bà Bộ trưởng Bộ Y tế nhà ta về nhất. Thưa bà con.

Về nhất ở đây là nếu cầm tờ kết quả… lật ngược, thì bà Tiến sẽ đứng đầu sổ.

Tuy rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này, được đảng cho vào loại bí mật quốc gia, nên “đảng ta” dấu như mèo dấu của bẩn, nhưng tin tức vẫn bị lọt ra ngoài.

Lại có người còn nói nếu không là cháu của vị tiền bối cs thì bà này đã bị “đuổi” về vườn từ tám hoánh. Nghĩ như vậy có oan cho bà không?

Tại Đại hội ĐCSVN khóa XII, người ta do không thấy được những thành tích vang dội của bà này trong thời gian làm bộ trưởng vừa qua, là nạn dịch sởi từ đầu năm đến giữ năm 2014, mới có hơn 3.000 trường hợp mắc sởi trong số gần 10.000 trường hợp "sốt phát ban dạng sởi", trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi, trong số 119 bệnh nhân tử vong có liên quan đến sởi. Hai điểm nóng của dịch là TP Hồ Chí Minh (không có ca tử vong) và nhất là Hà Nội (gần một nửa số tử vong của cả nước)(2).

Nên nhớ là nước ta có những mấy triệu trẻ em, thì con số bị chết ấy chưa nhiều. Hơn nữa nước ta có tỷ lệ sinh đẻ cao thì lo gì.

Ðiều đáng nói là có nhiều người đổ lỗi cho người đứng đầu ngành Y, bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến với cách hành xử quan liêu, vào cuộc chậm, và những câu nói vô cảm, khó nghe, dường như đã bất lực, không công bố dịch, cũng không làm sao kiểm soát, chận đứng được dịch bệnh. Lại còn có những biểu hiện tìm cách che dấu thông tin thực, phát ngôn bất nhất, không minh bạch, gây khó dễ cho phóng viên đi đưa tin về dịch bệnh v.v...

Cái này thì cũng đúng thôi. Việc này bà Tiến cần “rút kinh nghiệm một cách thật sâu sắc” nhé.

Đến vụ trẻ em chết tại Quảng Trị.

Vụ 3 trẻ tử vong ở Quảng Trị do tiêm nhầm thuốc gây mê tại Bệnh viện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Việc này cơ quan công an đã xử lý rồi. Kẻ gây ra hậu quả đã phải đi tù.

Liên quan đến vụ này, cùng thời gian đó, ngày 21/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị để tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại huyện Gio Linh; thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn... Nhiều người trách bà tại sao nơi bà công tác chỉ cách nhà 3 nạn nhân do ngành bà gây ra có hai chục cây số, vậy mà bà không bớt chút thời gian vàng ngọc để ghé thăm. Thì phải hết sức thông cảm cho bà, là lịch công tác của một vị bộ trưởng đã dày đặc. Hơn nữa, việc thắp hương để tưởng nhớ công lao của các vị liệt sỹ là quan trọng lắm. Bà đến đó có rất nhiều quan chức địa phương nhiệt liệt hoan nghênh chào đón bằng những tràng pháo tay vang trời. Có khi còn có bao dày cộm để kính cẩn tạ ơn về sợ chiếu cố của bà nữa. Còn đến chỗ 3 trẻ em chết thì được gì? Hơn nữa, bà ấy đã có thái độ dứt khoát, không bao che khi hùng hồn tuyên bố: “Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin, lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật". Vậy ai có tài thì cứ xin mời xử lý vắc xin đi?

Thời điểm “nóng” nhất là năm 2013. Người ta cố tình “vạch lá tìm sâu” khi viết những bài như: “Những bê bối y tế rúng động dư luận 2013”, (Báo Mới) với những vụ nổi cộm như bệnh nhân phong bị ăn bớt thuốc điều trị và bị "ép" ăn thịt sống, Nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Sản phụ liên tục tử vong, Nhân viên y tế bị "tố" ăn bớt vắc xin, Vụ tráo thủy tinh thể tại BV Mắt…cho tới vụ Bác sĩ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân; “Những khối u đang hoành hành trong cơ thể ngành y?” (Đời sống và Pháp luật), “Ngành Y nhà Sản thời mạt” (blog RFA), “Duyệt lại "Thành tích chết người" của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến” (Dân Làm Báo) trong đó “Năm 2014, dưới cái "ngai bằng vàng" của bà Tiến đã liên tục xảy ra ít nhất 203 ca tử vong, nhiều nhất là 142 ca liên quan tới Sởi và 34 ca liên quan tới mẹ, con sản phụ tử vong sau khi sinh…”. Vụ dịch “tay chân miệng” tràn lan tại 63 địa phương trên cả nước vào năm 2011, 20 tỉnh, thành có ca bệnh tử vong với con số 119 người, thì tại buổi gặp mặt giữa Bộ Y tế và báo chí, bà Bộ trưởng đã tuyên bố “chưa đến mức phải công bố dịch”.

Thấy toàn là những vụ “động trời” xảy ra dưới “triều đại” của bà Nguyễn Thị Kim Tiến mà kinh.

Đã từng có hẳn một Fanpage có tên "Bộ trưởng y tế hãy từ chức" với trên 112,000 like, nhiều bài viết, sự lên tiếng của một số nhân vật như nhạc sĩ Tuấn Khanh, người dẫn chương trình Phan Anh, đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết…; rồi chính tờ Petro Times, báo nhà nước cũng có bài “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức”.v.v...,

Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã xác đinh rằng: “Với sự nát bét của ngành y như bây giờ, không có ai làm tốt hơn tôi thời điểm này, nếu các vị chỉ ra ai làm giỏi hơn, tôi sẽ từ chức để họ làm..." (3).

Cái này cũng giống như đồng chí Ba X sau vụ vi na sin, vi na lai gì đó. Khi ấy nhiều người đề nghị đồng chí Ba X từ chức, thì đồng chí Ba X nói: "Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này, chức khác, và cũng không thoái thác trọng trách được giao. Đảng phân công tôi thì tôi làm" (4)..

Thế đấy. Người cs là phải “chiến đấu” đến hơi thở cuối cùng. Dù làm được việc hay không cái đó không quan trọng. Điều quan trọng nhất là phải “giữ vững chí khí chiến đấu”, ấy là phải giữ vững cho kỳ được… cái ghế.

Ngoài ra bà Bộ trưởng còn có những phát ngôn rất ấn tương, mà ít có vị bộ trưởng nào sánh kịp.

Ngày 27/5, bên hành lang phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế.

Bà tiến nói: “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước!”. Bà trả lời cực kỳ chuẩn. Vì trách nhiệm của vị bộ trưởng đâu phải đi xây bệnh viên? (5).

Phải thừa nhận ông cựu CTQH Nguyễn Sinh Hùng có lý khi nói: “Đã làm việc thì ai cũng có sai. Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một vài việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp" (6).

Ông Hùng nói rất đúng. Ví như trong Cải cách ruộng đất ấy. Đảng đã làm sai bét khi giết oan hàng trăm ngàn nông dân bị quy địa chủ theo chỉ đạo của Trung Quốc. Khi sửa sai, ông Hồ chỉ cần làm động tác giả, lấy khăn chấm chấm vài cái trên khóe mắt mà không biết có giọt nước mắt cá sấu nào chảy ra hay không? Thế là mọi sự liền êm, vì Bác và đảng đã sửa sai.

Do các đồng chí tham dự Đại hội XII của đảng không nhìn thấy công lao to lớn của bà Tiến đã đóng góp cho ngành Y tế nước nhà trong những năm qua. Do đó, kết quả là bà Tiến bị… trượt vỏ chuối. Trong nhiệm kỳ chính phủ hiện nay, bà Nguyễn Thị Kim Tiến là vị bộ trưởng duy nhất không có chân trong Ban Chấp hành TƯ.

Đến kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIIII, có lẽ bà đã tiên đoán trước rằng, dù có ra ứng cử và dù đảng của bà có làm phù phép đến mấy đi nữa, thì bà vẫn trượt là cái chắc. Vì vậy mà bà “không thèm” đứng trong hàng ngũ các vị ĐBQH nhiệm kỳ này để làm vật trang trí cho cái nhà nước này có vẻ dân chủ, để lừa bịp nhân dân trong nước và thế giới rằng, nhà nước này là “của dân, do dân và vì dân”.

Bẵng đi một thời gian, tưởng mọi việc đã lắng xuống. Thì nay vụ án nhập và bán thuốc ung thư giả, nguyên Giám đốc VN Pharma và hàng loạt cán bộ ra tòa, người ta lại nhắc đến tên Nguyễn Thị Kim Tiến. Người ta còn nói em trai và con trai bà có đứng tên cổ phần trong Công ty Dược VN Pharma, có nhận lương bổng hàng tháng, “ông Hùng (Tổng giám đốc VN Pharma) còn đứng ra trả tiền mua cho gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến một căn biệt thự rộng 500m2 trị giá gần 60 tỉ đồng tại khu biệt thự Thảo Điền, Quận 2 (đây là ngôi biệt thự liền kề ngay sau biệt thự của nhà Bà Bộ trưởng tại số 177 Nguyễn Văn Hưởng)("Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế liên quan đến VN Pharma”) (7).

Chả trách công ty VN Pharma đã trúng thầu hàng loạt tại các BV trung ương và địa phương năm 2014 với những số tiền cao khủng khiếp ("Công ty VN Pharma trúng thầu khủng ở các bệnh viện như thế nào?”) (8).

Tôi nghĩ có thể oan cho bà này. Vì con trai bà và em ruột bà là những người đã trưởng thành. Việc ai làm người ấy chịu mới đúng chứ, phải không thưa bà con?

Có người còn đặt câu hỏi: “Ngày 11-11-2015, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã có văn bản số 989/ANĐT(P6) gửi Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế về việc làm rõ trách nhiệm của Đồng chí Bộ trưởng trong việc nhập khẩu cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita cho Công ty VN Pharma”. Cái kết quả điều tra của Bộ CA và cái giải trình của bà Tiến như thế nào mà dân không được rõ? Cái này theo tôi nghĩ là việc “bí mật quốc gia”. Bà Tiến tìm cách chạy chọt hay giải trình như thế nào cho êm là được.

Còn nữa. Bà ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) thắc mắc: “Vụ việc VN Pharma cho thấy việc nhập khẩu thuốc quá dễ dàng. Theo đó, Một nhà sản xuất không ai biết, kinh doanh không ai biết, giấy tờ ngụy tạo mà vẫn qua mặt được hội đồng tư vấn, qua bao nhiêu cấp như thế nhưng vẫn được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc”, bà Lan lấy làm lạ và khó hiểu khi các DN khác hàng năm trời khó khăn mới được đăng ký thuốc như vậy nhưng tại sao tất cả những lỗ kim này, “con lạc đà” như VN Pharma lại có thể chui lọt(9)..

Nguyên nhân vì sao thì bà Lan là người “ở trong chăn” chắc bà biết quá rõ. “Cái lỗ ấy” ấy của các bà, khi cần thì mở rộng ra cho “lạc đà” chui vào. Xong thì khép lại. Những con lạc đà khác không biết cách “chui” thì thiệt ráng chịu. Rứa thôi.

Có người còn “độc mồm độc miệng” khi so sánh tại Ấn Độ, chỉ vài vụ tai nạn đường sắt mà hai vị lãnh đạo cao nhất của ngành đường sắt nước ấy từ chức. So sánh làm gì ở các nước “tư bản giẫy chết” ấy. Vì ở các nước ấy không có đảng quang vinh lãnh đạo. Còn ở đất nước mình, là “xứ sở thiên đường”, mọi sự đã có đảng và nhà nước lo. Nếu như người này có từ chức thì người khác lên cũng vậy thôi. Làm sao chệch khỏi cái đường ray định hướng XHCN này được?



Vì những lý do trên, tôi lấy làm vinh dự và tự hào rằng, đã ra sức minh oan cho bà bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Vì tôi sợ rằng, trong hoàn cảnh nền chính trị nước nhà đang “nát bét” như hiện nay, không có ai làm tốt hơn bà GS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến ở thời điểm này. Nếu có ai làm giỏi hơn, tôi tin bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ sẵn sang từ chức để trở về “làm người tử tế” như đồng chí Ba X vậy. Thưa bà con.

danlambaovn.blogspot.com

Chú thích:

(1) http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66 /vu-vn-pharma-bo-truong-y-te-noi-c o-su-vu-khong-bia-dat-tren-mang-x a-hoi-70133.html

(2) http://vi.rfi.fr/viet-nam/2014042 3-soi-gay-tu-vong-nang-ne-o-viet-n am-trach-nhiem-cua-bo-y-te-0.

(3) https://www.facebook.com/danlambaovn/posts/812692355452751:0

(4) http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/toi-khong-xin-hay-thoa i-thac-nhiem-vu-dang-giao-272398 4.html).

(5) http://www.tin247.com/bo_truong_tien_va_nhung_loi_that_nhat_ve_nganh_y_te-1-22528362.html

(6).https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/771359156224167:0

(7) https://baotiengdan.com/2017/08/22/bai-1-de-nghi-lam-ro-trach-nh iem-cua-bo-y-te-lien-quan-den-vn-p harma/

(8). https://kimteho.wordpress.com/2016/01/08/bai-2-cong-ty-vn-pharm a-trung-thau-khung-o-cac-benh-vie n-nhu-the-nao/

(9). http://vietnamnet.vn/…/vu-vn-pharma-vi-sao-lac-da-chui-lot-…

Đối với Cộng sản, không có tình đồng loại, không có tình đồng bào, không có tình đồng chí. Chỉ có đồng lõa, chung tay làm tội ác (cướp bóc nhân dân, tàn hại đất nước). Đến lúc ăn chia không đều thì thanh toán nhau, hoặc gặp nạn thì bỏ rơi nhau, coi như bất biết. Nhìn thực tế thì biết !


Năm 1980 chính phủ giao cho bộ quốc phòng (BQP) 208 ha đất để làm sân bay Miếu Môn (MM) trong đó có 47,6 ha thuộc xã Đồng Tâm (ĐT) huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (TPHN), nhưng 36 năm không làm sân bay mà BQP tự đem đất cho thuê, bỏ hoang và năm 2016 họ tự “sàng sê” cho DN Viettel cùng TPHN để làm kinh tế là vi phạm nghiêm trọng luật đất đai, đúng như đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Nguyễn Đức Kiên nói.

Trong việc tranh chấp cánh đồng Sênh, BQP và TPHN khẳng định cánh đồng Sênh là đất quốc phòng nhưng không thấy đưa ra được bằng chứng gì thuyết phục, ngược lại Quyết định 113 năm 1980 của chính phủ giao đất cho BQP chỉ có duy nhất 47,6 ha ở ĐT đồng thời bản đồ thực địa, vệ tinh, mốc giới, nhiều người dân được chính quyền cho mượn, bán đất làm nhà ở, thu thuế nông nghiệp hàng năm ở đồng Sênh và hàng nghìn dân ĐT đều khẳng định ngoài 47,6 ha, số còn lại của cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp vẫn do dân ĐT canh tác từ 70 năm nay.

Theo xác định của cụ Kình và dân ĐT thì trong cuộc tranh chấp này, BQP, TPHN không hề gặp dân đối thoại, tranh luận, phân tích, thuyết phục mà đơn phương khẳng định đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng. Khi đòi hỏi vô lý này bị nhân dân phản đối thì ngày 14-11-2016 huyện Mỹ Đức, TPHN, Bộ quốc phòng huy động lực lượng vũ trang 600 người cùng mọi phương tiện về uy hiếp, trấn áp dân để giải tỏa cánh đồng cho DN Viettel.

Ngày 15-4-2017 sĩ quan quân đội Mạc Văn Tin, Nguyễn Văn Tài cùng cán bộ công an xuống địa phương lừa dân ra đồng nói là “xác định mốc giới”, nhưng khi đang làm việc họ yêu cầu dân “về hết thì mới làm việc được”. Khi chỉ còn ít người thì bất thình lình họ bắn súng uy hiếp rồi Trần Thanh Tùng phó công an huyện Mỹ Đức đá cụ Lê Đình Kình văng 2m, xốc nách ném cụ lên ôtô cùng bốn dân làng khác chở ra Hà Nội thẩm vấn, tra khảo, đánh đập vu khống họ “gây rối trật tự công cộng”. Bị đánh dã man, cụ Kình bị gẫy nhiều đoạn xương đùi, rạn xương chậu. Ba hôm sau thấy tính mạng cụ nguy hiểm, chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải đưa cụ đi cấp cứu; đến nay cụ đứng trước nguy cơ tàn phế quãng đời còn lại.

Do hành động côn đồ bất nhân ấy nên một số thanh niên phẫn nộ đập vỡ một số mảnh kính ôtô chở đám quan quân, khi các xe chở đội cảnh sát cơ động (CSCĐ) về địa phương nhằm trấn áp dân. Hàng nghìn bà con quây lấy các chiến sĩ khuyên họ vào làng giữ lại rồi chăm sóc chu đáo nhằm gây sức ép với chính quyền để giải quyết công minh vụ họ đánh đập, bắt cóc cụ Kình và bốn người dân, đồng thời phán xử nghiêm minh về cánh đồng Sênh.

Ngày 22-4-2017, ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch TPHN về Đồng Tâm được nhân dân đón tiếp tử tế rồi thảo luận hai bên cùng nhất trí: Bà con thả các chiến sĩ CSCĐ còn lãnh đạo TP hứa không trả thù, truy tố dân ĐT. 

Tưởng vụ việc vô lý này bước đầu đã được giải quyết (cụ Kình không kiện công an Hà Nội, và chính quyền Hà Nội không truy tố dân ĐT), chỉ còn chờ cơ quan thẩm quyền (BQP, TPHN là một trong hai bên tranh chấp không đủ thẩm quyền phán xét việc này) phân định rõ cánh đồng Sênh thuộc đất nào. Thế nhưng, khi TPHN công bố dự thảo kết luận thanh tra thì hạn chế dân dự, không cho phát biểu đến ngọn ngành, ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tuyên bố thẳng “không được nói nhiều”.

Ngày 13-6-2017, công an TPHN tráo trở khởi tố vụ án “bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản” mà không hề đả động đến hành vi lừa đảo, côn đồ, bắt cóc, đánh cụ Kình tàn phế là nguyên nhân trực tiếp dân ĐT phải cầm giữ CSCĐ để đòi hỏi sự công bằng.

Theo dân Đồng Tâm, những ngày gần đây, BQP và TPHN lại tiếp diễn dùng quyền hành để khủng bố, trấn áp dân: Công an Hà Nội, cơ quan điều tra hình sự BQP phát giấy triệu tập đến rất nhiều người, BQP ký giấy triệu tập cụ Kình lên Hà Nội hầu điều tra khi cụ đang đau đớn không thể tự phục vụ sinh hoạt. Đồng thời với hành vi trên, ngày đêm nhiều kẻ lạ mặt len lỏi vào các thôn xóm đe dọa, khuyên người nọ, kia ra “đầu thú”, đưa thông tin người này, người nọ đã “bí mật khai báo và sẽ được khoan hồng”, tùy tiện bãi chức chức lãnh đạo thôn do người dân bầu ra… gây không khí vùng quê này vô cùng căng thẳng, công việc đồng áng, làm ăn bê trễ… Cả vùng quê yên lành đang trong tình trạng nơm nớp bị “đánh úp” như ở Văn Giang năm 2014.

Đến đây có thể khẳng định:

– Trong vụ tranh chấp cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức (Hà Nội) Bộ quốc phòng (BQP) và TP Hà Nội không có tư cách để đứng ra phán xử. Bởi vì chính BQP và TPHN đã vi phạm nghiêm trọng luật đất đai. Chính phủ giao đất làm sân bay nhưng hơn 30 năm không làm không trả lại chính phủ để sử dụng đúng mục đích mà tự đem cho thuê, bỏ hoang. Hơn nữa BQP và TPHN là một bên trong cuộc tranh chấp với dân ĐT, không thể tự đứng ra phân xử; nhưng việc họ đã lạm dụng quyền hành huy động lực lượng vũ trang để trấn áp, cưỡng bức, đánh đập dân là hành vi côn đồ.

– Việc tranh chấp dân sự trở thành hình sự nay đang trở thành chính trị, trật tự xã hội ở địa phương bị phá vỡ, tình cảm chính quyền địa phương, quân với dân bị chà đạp là hoàn toàn do BQP, TPHN gây ra từ việc ỷ vào vũ lực mà không đưa ra chứng lý tranh luận với nhân dân. Ngoài mấy thanh niên quá phẫn nộ đập kính ôtô, dân ĐT đấu tranh giữ đất rất ôn hòa, điềm tĩnh, kiên trì đưa ra chứng lý, không có hành vi bạo lực như công an Hà Nội và sĩ quan BQP. Từ nay BQP, TPHN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xẩy ra bạo lực với dân ĐT.

– Giả thử đất cánh đồng Sênh là đất quốc phòng, dân sai đi nữa thì hành vi của BQP và TPHN với dân ĐT cũng là bất nhân, bất hiếu.

Quân đội do dân đẻ ra, nuôi nấng, những năm chiến tranh dân ĐT đóng góp hàng trăm tân binh, nhiều liệt sĩ, đùm bọc, che chở cho nhiều đợt những tiểu đoàn quân đội ăn ở, huấn luyện dưới sự truy lùng của không quân Mỹ, nếu khi ấy bị lộ thì cả làng, xã đã trở thành bình địa. Đến nay dân ĐT vẫn chỉ làm nghề nông, đất sản xuất ngày càng ít; từ năm 1995 người đẻ ra không còn được cấp đất sản xuất nữa, phần lớn thanh niên dân ĐT phải “tha phương cầu thực” đi làm thuê, làm mướn khắp nơi… Thế nhưng năm 1961 vùng quê “bán sơn địa” này bị chính phủ lấy mất 300 ha làm trường bắn mà không được bồi thường, trợ giúp gì cả.

Năm 1980 họ lại bị mất 47,6 ha với mức bồi thường 150.312 VNĐ/ ha. Nay BQP và TPHN lại định chiếm nốt cánh đồng Sênh để cho DN Viettel và TPHN làm đất kinh doanh, làm giàu và đẩy dân ĐT vào cùng quẫn? Những cán bộ BQP giàu sụ sử dụng sai mục đích, cho thuê đất quốc phòng mênh mông ở các sân bay Tân Sơn Nhất, Bạch Mai, Gia Lâm, Nha Trang, khắp các thị xã, quân khu, nhất là ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Mình… kinh doanh, làm giàu chưa đủ sao?

Năm 2011 BQP xin chính phủ cho lấy 176 ha đất ở trường bắn Miếu Môn làm sân golf chưa được phê duyệt, nay họ muốn đồng Sênh làm sân golf, làm đất ở, bán cho Trung Quốc như người dân nghi ngờ? Hóa ra họ vô lương tâm dùng nguồn sống của dân để bỏ hoang, bắt dân thuê lại chính mảnh đất của mình… Một cơ sở sản xuất nhà xưởng cần gì những diện tích hàng mấy trăm ha như cả một khu công nghiệp? Diện tích 176 ha thừa thãi trong trường bắn mà họ xin làm sân golf sao không chuyển đổi làm nơi sản xuất cho Viettel mà phải là cánh đồng Sênh bằng phẳng, phì nhiêu có mặt tiền tỉnh lộ 429, cận đường Hồ Chí Minh, nguồn sống của cha mẹ, bà con nông dân? Phải chăng Viettel đầu tư ra nước ngoài không được xài đất, cơ sở hạ tầng “chùa” như ở VN nên nợ 3.475 tỷ, lỗ 22.000 tỷ VNĐ, nay lại muốn dùng đất “chùa” của dân ĐT để làm khu ăn chơi, kinh doanh dễ lời lãi?

Lãnh đạo BQP, TPHN là con em của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, đùm bọc, nay sao nỡ dùng ngay lực lượng vũ trang của nhân dân để cướp nguồn sống của họ?

Hãy chấm dứt hành vi càn dở, bất nhân ở Đồng Tâm!



Nguyễn Đình Ấm


Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy đã có một chiến thắng đang nghiêng về phía ông Trịnh Vĩnh Bình vào hôm 27/8.

Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng tài rất khác với tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua, khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.

Trước khi đi vào đánh giá vụ án của ông Bình, tôi xin cung cấp thông tin 2 vụ kiện trước đây liên quan đến các cơ quan Chính phủ Việt Nam, đó là vụ HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, và vụ ông Liberati kiện Hãng Hàng không Vietnam Airlines (VNA). Cả 2 vụ này phía Việt Nam đều thua kiện vì những “nhận định ngây ngô” từ phía lãnh đạo, và đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ cũng không rút ra kinh nghiệm mà còn tiếp tục đi vào vết xe đổ của Liên đoàn bóng đá và VNA.



Vụ Liên đoàn Bóng đá VN thua vì “thiếu hiểu biết” luật quốc tế:

Vụ việc bắt đầu khi Liên đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiêng về phía Việt Nam, xử thua ông Letard.

Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên đoàn Bóng đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn Bóng đá VN cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự.

Lý do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sĩ, nếu thua “mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”.

Phiên tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên đoàn Bóng đá VN. Thế là nguyên đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa Trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô (3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế tài: nếu không thi hành án thì Liên đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.

Lúc này các quan chức Liên đoàn bóng đá VN mới “té ngửa” ra là phán quyết của tòa này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao.

Thật ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, khi trong Quy chế giải quyết khiếu nại của FIFA nêu rõ: lúc tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sĩ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải đảm bảo thi hành.

Thế là Liên đoàn Bóng đá VN mới chịu báo cáo lên Chính phủ và cầu cứu. Ngân sách nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá VN vào năm đó được 3,7 tỷ, đã bị ông Letard “xơi” mất 3 tỉ. Quá đau! Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết luật quốc tế.



Đến vụ thứ 2, Vietnam Airlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài

Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Airlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi chí phí cho ổng vì VNA đã ủy quyền cho một đại lý VNA thuê ổng làm việc. Đại lý này bị phá sản, ổng đành nắm đầu VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng Vietnam Airlines không cử người tham dự, theo kiểu “ta chả liên quan”. Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Airlines phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro.

Đứng trước phán quyết này, lãnh đạo Vietnam Airlines đánh giá: phán quyết ở Tòa án nước Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Airlines là “con cưng” của nhà nước, Vietnam Airlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… “làm gì được nhau”.

Đúng là suốt gần 7 năm sau đó, án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp; đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”, đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati.

Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu âu. Đây là một Liên minh gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án.

Điều buồn cười trong vụ này, là lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa tài sản ở Pháp. Sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không thấy mà rốt cục thành “gỡ ghẻ”. Kết quả cuối cùng là VNA phải bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên họ, vì VNA là bên thua kiện.

Vụ này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của Tòa án quốc gia Ý.

Hai bài học trên đã có, đến vụ thứ 3, vụ án Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ lại đi vào vết xe đổ của Liên đoàn Bóng đá và VNA, vì dù hiểu biết luật chơi của quốc tế nhiều hơn, nhưng vẫn còn mang tư duy thiếu tôn trọng luật chơi đó.



Có thể kể ra một số lỗi của Chính phủ trong vụ này như sau:

Thứ nhất, Chính phủ đã không thi hành đầy đủ các cam kết với ông Bình theo như thỏa thuận tại Tòa Trọng tài Singapore vào năm 2006, đó là trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông Bình. Nếu vào thời điểm ấy Chính phủ quyết tâm thực hiện thỏa thuận tại Tòa Trọng tài Singapore thì có thể chỉ phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu đô thu hồi đất đai để trả lại hoặc có thể tìm kiếm sự thỏa thuận riêng với ông Bình để nhận tiền thay cho nhận đất đai. Tuy nhiên, Chính phủ đã làm ngơ, không tiến hành thực hiện cam kết này, để rồi sau mười năm dẫn đến việc ông Bình tái khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường đến ít nhất 1,25 tỷ đô.

Ông Bình đòi đến ít nhất 1,25 tỷ đô nghe có vẻ như là bất hợp lý. Nhưng vào tay các luật sư quốc tế thì đều có cở sở. Luật sư cũng chẳng khó khăn gì để chứng minh cho việc giá thành đất đai tại VN của ông Bình từ lúc bị tịch thu đến nay đã tăng lên hàng trăm lần. Hay đòi những thứ mà trong Thỏa thuận ở Singapore trước đây không có như: đòi tiền bồi thường thiệt hại khi bị giam giữ bất hợp pháp theo án lệ quốc tế, và các tài sản có thể đem lại lợi nhuận sau 20 năm của ông Bình, bồi thường tổn thất về tinh thần sau hàng chục năm, chi phí thuê luật sư v.v..

Cái này gọi là “không chịu đền 1 theo cam kết ban đầu, cuối cùng tòa xử phải đi đền 10”.

Lỗi thứ hai, Chính phủ đã thúc đẩy ông Bình đi kiện: Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa Trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa Trọng tài. Nói cho dễ hiểu: sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn “tiền tố tụng” – tức tòa Trọng tài chuẩn bị xử, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử. Vì vậy, thỏa thuận này không được xem là một bản án của Tòa Trọng tài để hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có lẽ việc không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ “lơ là” không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore. Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa Trọng tài nhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba.

Rõ ràng việc ông Bình là một công dân Hà Lan khởi kiện Chính phủ VN ra tòa, tòa thụ lý xét xử theo thủ tục tố tụng là một bất lợi rất lớn cho Chính phủ VN vì Chính phủ hầu như không có cửa thắng kiện trong vụ việc này.

Thắng sao được khi Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, tại điều 6 nêu rõ: “Không một bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia”. Gỡ sao được khi có sự vi phạm lộ liễu và quá rõ ràng như vậy.

Lẽ ra, nếu Chính phủ nhận định sáng suốt hơn thì thấy rõ cửa thắng duy nhất cho Chính phủ trong vụ này là nằm ở giai đoạn hòa giải với ông Bình, để qua hình thức này thể có thương lượng hạn chế thấp nhất số tiền phải bồi thường. Nhưng việc không thực hiện đầy đủ các cam kết ở giai đoạn hòa giải với ông Bình trước đây, đã làm cho cửa thắng của Chính phủ tự khép lại, khi ông Bình yêu cầu mở phiên tòa và xử theo tố tụng.

Khi bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Pa-ris đưa ra, nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa Trọng tài. Khi thua kiện mà Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của CP VN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này, họ có quyền yêu cầu Tòa án ở các quốc gia ấy phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa Trọng tài.

Luật sư của ông Bình không dại gì nhờ mấy tòa án quốc gia đã tham gia Công ước như Trung Quốc, Lào hay Cambodia thi hành án mà chắc chắn họ sẽ chọn các quốc gia có nền pháp quyền, tòa án hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị như tòa án ở các quốc gia thuộc EU, Mỹ, Úc, hay Canada… Tòa án ở các quốc gia này họ sẽ “đè ra vặt” không thiếu một xu.



Hết cứu!

Thử hỏi một quốc gia đang trên đường hội nhập quốc tế, mà để xảy ra những vụ việc như vậy có đáng trách và đáng xấu hổ không? Nếu ông bà lãnh đạo nào đã làm ẩu trong vụ này tự bỏ tiền túi ra đền thì cũng chẳng có gì đáng trách, đằng này họ cứ moi tiền từ ngân sách nhà nước – là tiền do người dân đóng góp để bồi thường. Thế mới đau! 
Hồi Trịnh Vĩnh Bình bị bắt tù và bị tịch biên toàn bộ tài sản sai trái, Thanh Niên là tờ báo tích cực nhất trong việc lên tiếng bênh vực cho ông. Cũng có không ít quan chức về hưu và trí thức tiến bộ không đồng tình với việc bắt ông Trịnh Vĩnh Bình. Ngay cả bà cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng lên tiếng phản đối.

Tuy vậy, Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu thời đó, kẻ chủ trương ra lệnh bắt TVB vẫn khư khư giữ vững lập trường.

Sau vụ án ít lâu, một lần tình cờ ngồi chung bàn tiệc với một vị trong Ban Nội chính tỉnh ủy BRVT, tôi nhắc lại vụ Trịnh Vĩnh Bình và nêu lại quan điểm mà báo TN đã nêu: Bắt TVB là sai pháp luật và gây tác hại nghiêm trọng môi trường đầu tư.

Vị nội chính ấy rất đanh thép bật lại tôi: Đó là chủ trương đúng đắn của tập thể Thường vụ Tỉnh ủy chúng tôi. Thường vụ chúng tôi chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tỉnh chúng tôi không cần những nhà đầu tư như TVB….

Bây giờ sự việc TVB đổ bể tùm lum ra toàn thế giới gây ra biết bao thiệt hại, trước đây đã mất 15 triệu đôla đền bù, sắp đến đây khả năng thua kiện phải đền bù cho TVB trên tỷ đôla, chưa kể tai tiếng xấu trong dư luận, thì ai chịu trách nhiệm đây?

Mấy ông thường vụ tỉnh ủy đầy sáng suốt ngày đó, bây giờ đã về hưu để trở thành “người tử tế” rồi, không biết có còn sót lại vị nào leo lên trung ương không nhỉ? Nhưng dù đã về hưu hoặc còn đương chức thì mấy ngài cũng phải tự giác đứng ra chịu trách nhiệm về quyết định sai trái gây hậu quả nghiêm trọng đi chứ. Còn mấy ngài vẫn kiên định cho rằng chủ trương của mấy ngài lúc đó đúng thì nên để cho tập thể các ngài bỏ tiền túi qua Paris dự phiên tòa vào ngày 21/8 tới đây để bảo vệ lập trường.

Từ hồi nổ ra vụ kiện của TVB vào năm 2003 VN phải bồi thường 15 triệu USD cho đến nay, không hề thấy Đảng và Nhà nước nhắc đến trách nhiệm của tập thể thường vụ tỉnh ủy BRVT cũng như các cấp trên đứng sau ủng hộ chủ trương sai trái bắt TVB.

Cái thể chế nầy dường như chưa hề lôi những kẻ chịu trách nhiệm về những quyết định sai trái của họ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước. Vì thế mà các ngài cứ núp bóng chủ trương của Đảng phán bừa, làm bừa, không cần nghe bất kỳ ý kiến phản biện nào. Bôxít Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, lọc dầu Dung Quất, hàng chục nhà máy ngàn tỷ đắp chiếu… là những minh chứng.


Tóm tắt vụ án Trịnh Vĩnh Bình


- 1987, ông TVB, Việt kiều Hà Lan, mang hàng triệu đôla về VN đầu tư. Do chưa có chủ trương cho VK mua bất động sản nên ông TVB nhờ người nhà đứng tên mua hộ một số cơ sở sản xuất và nhà đất tại SG, ĐN và BRVT.

- 1998 chính quyền BRVT đưa ông ra tòa về tội kinh doanh đất đai và đưa hối lộ. Ông bị kết án 13 năm tù giam, sau đó qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm và tịch biên toàn bộ tài sản.

- 1999, TVB “vượt ngục” thành công trốn về Hà Lan. Có dư luận thời đó cho rằng phía VN vì thấy sai nên lén thả ông ra chứ ông không thể vượt ngục (?).

- 2003, TVB kiện VN ra Trung tâm Trọng tài Kinh tế Thế giới, đòi VN bồi thường 100 triệu USD. Biết bị thua và tránh tai tiếng VN xin ra hòa giải. Hòa giải thành công với các điều kiện như sau: VN đền 15 triệu USD, hoàn trả lại toàn bộ tài sản tịch thu của ông TVB. Ngược lại ông TVB không được tiết lộ thông tin vụ hòa giải.

- Mãi đến năm 2014, VN mới trả 15 triệu USD cộng lãi suất từ 2005 đến 2014, nhưng không hoàn trả toàn bộ tài sản tịch thu lại cho TVB.

- 2015 ông Bình kiện VN ra Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye vì phía VN không thực hiện cam kết, đòi VN bồi thường 1,25 tỷ USD.



- Phiên tòa đầy tai tiếng cho VN sẽ diễn ra vào ngày 21/8 tới đây tại Paris.

Danh sách thường vụ tỉnh ủy BRVT nhiệm kỳ 1995- 2000


Trần Văn Khánh, Bí thư Tỉnh ủy

Nguyễn Tuấn Minh, Chủ tịch tỉnh

Nguyễn Trọng Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy

Võ Ngọc Minh, Trưởng ban Tuyên giáo

Võ Kim Hạnh, Trưởng ban Tài chính

Đỗ Thanh Hải, Chỉ huy Quân sự tỉnh

Lâm Minh Chiến, Giám đốc Công an.

http://www.boxitvn.net/bai/49977

Bình thường, sau 30 ngày thì các chi tiết về vụ kiện mới được chính thức cho đăng tải trên truyền thông nên đến nay, những người quan tâm về vụ kiện vẫn chưa biết con số mà CSVN phải đền bù cho ông Bình chính xác là bao nhiêu. Nhưng theo tin hành lang rò rỉ ra ngoài, vì thua kiện, CSVN ít ra phải chi trả tất cả các khoản sau:

- 700 triệu USD phần ông Bình.

- 20 triệu USD tiền lệ phí Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC

- 100 triệu USD tiền lệ phí cho luật sư đoàn King & Spalding LLP bảo vệ phía ông Trịnh Vĩnh Bình.

- Nhiều triệu USD cho luật sư đoàn gồm 40 luật sư Anh và Pháp bảo vệ phía CSVN.

Theo Đồ Hiếm, Lật lọng, lươn lẹo, lọt lưới (Dân Làm Báo)




S 274 Trang


tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương