TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT


“BUåNG §µO”, “BUåNG TH£U” HAY “BUåNG THAO”?



tải về 2.37 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.37 Mb.
#25593
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

“BUåNG §µO”, “BUåNG TH£U” HAY “BUåNG THAO”?

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






S.TS Nguyễn Tài Cẩn*


1. Trong 3 câu Kiều số 526, 527, 528

Tin đâu đã thấy cửa ngăn gọi VÀO

Nàng thì vội trở buồng...............

Sinh thì dạo bước sân ĐÀO vội ra

cuối câu thứ hai (tức câu 527) hiện có ba dị bản: BUỒNG ĐÀO, BUỒNG THÊU và BUỒNG THAO.

- BUỒNG ĐÀO hiện thấy trong các bản Liễu Văn Đường 1866, 1871 (LVĐ), Quan Văn Đường 1879 (QVĐ), Abel des Michels 1884 (ADM), bản họ Đoàn và bản Minh mạng lục niên 2;

- BUỒNG THÊU hiện thấy ở bản Thịnh Mỹ Đường 1879 của Nguyễn Khắc Bảo (TMĐ/NKB), bản VNB-60, bản Trương Vĩnh Ký 1875 (TVKI), bản Lâm Noạ Phu 1870 (LNP) và bản Kiều Oánh Mậu 1902 (KOM);

- Còn cách đọc BUỒNG THAO thì chỉ có trong bản di cảo Quốc ngữ của cụ Hoàng Xuân Hãn, khi cụ phiên Nôm bản TMĐ 1879. Riêng bản Duy Minh Thị 1872 (DMT) khắc rất lạ (十+ 兆 = THẬP+TRIỆU): nếu THẬP là 3 chấm THUỶ 氵 viết cách hơi đặc biệt= một sổ ngắn / “ /, rồi nét ngang / _ /, rồi lại một nét đá thẳng lên / v /, khắc không chuẩn mà tạo thành, thì đây cũng là chữ 洮 đồng âm với dị bản THAO.

(Chú thích của Phan Anh Dũng: xem hình minh hoạ thì nét hất lên có lẽ thuộc về chữ TRIỆU 兆, còn chữ THẬP ở các bản khắc Nôm có thể đại diện cho một số bộ khác nhau.)



2. Dị bản BUỒNG ĐÀO phạm một sai lầm rất lớn về luật thơ: gieo vần hai chữ ĐÀO cùng âm, cùng nghĩa, cùng tự dạng.

- Dị bản BUỒNG THÊU cũng tạo ra một sự gieo vần gượng ép bất ngờ, vì trong các trường hợp khác, THÊU đều hiệp vần rất hài hoà. So sánh:

Câu 156: Một nền Đồng tước khoá xuân hai KIỀU

157: Nước non cách mấy buồng THÊU

158: Những là trộm dấu thầm YÊU chốc mòng

Câu 1316: Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm THÊU

1317: Hay hèn lẽ cũng nối ĐIÊU

1318: Nỗi quê còn một hai ĐIỀU ngang ngang

- Dị bản BUỒNG THAO của cụ Hoàng Xuân Hãn thì tránh được hai nhược điểm nói trên. Nhưng cụ chú thích: “THAO là THÊU, như nói HÀNG THAO“, đó là điều làm cho chúng tôi có chút băn khoăn.

- Chúng tôi không nghĩ rằng cụ Nguyễn Du vốn viết THÊU 絩 để đọc chệch thành THAO như vậy. Chúng tôi ngờ rằng ở đây cụ vốn dùng một chữ THAO khác, mà sau này cụ còn sẽ dùng trở lại một lần nữa, trong câu 3141:

Canh khuya bức gấm rủ THAO

Dưới đèn tỏ rạng má ĐÀO thêm xuân



3. Nhưng chữ THAO trong RỦ THAO là một chữ có điểm cần phải cân nhắc vì các bản chúng tôi hiện có tỏ ra có những cách viết, cách hiểu hơi khác nhau:

- Có một chữ gốc Hán, đọc Hán Việt là THAO, với tự dạng là MIÊN+DIỂU 縚: (DIỂU là bộ phận bên phải của chữ THAO 韜 như trong THAO LƯỢC 韜略). Chữ THAO 縚 này có nghĩa là “dây tơ kết dùng làm vật trang trí, như thao nón, dây thao buộc áo, dây thao làm tua màn“ (theo Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều); cordon de soie = “dải lụa“, (theo Couvreur, Génibrel), hoặc “tua kết bằng tơ chỉ“ (theo Hoàng Phê, và theo Việt Nam tự điển của Khai trí tiến đức). Bản P. Schneider cũng hiểu THAO là “viền có tua“ (=frange).

Chữ THAO này hiện thấy trong bản Minh mạng lục niên, trong bản họ đoàn và trong bản KOM (Có điều chỉ ở bản đầu và bản KOM do Nguyễn Thế, Phan Anh Dũng khảo đính là viết đúng chuẩn mực như trong tiếng Hán).

- Có một chữ THAO nữa mà Huỳnh Tịnh Của cho là chữ Nôm và ghi là MIÊN+TÁO 繰. Chữ này có nghĩa là “một thứ hàng dệt“, Việt-La giảng là “một loại tơ lụa“. Hoàng Phê thì bám sát Huỳnh Tịnh Của, giảng là “hàng dệt bằng thao“, tức bằng loại “tơ thô, to sợi“. Nhưng chuyện “tơ sợi“ không phải là một đặc điểm bất di bất dịch, bao giờ cũng nhất thiết phải vậy, vì chính ngay Huỳnh Tịnh Của cũng cho biết có loại “THAO nhỏ chỉ“. Hơn nữa, A.D.Michels cũng dịch thành mousseline (=một thứ hàng, mỏng, thưa và nhẹ - theo cách dịch của Đào Văn Tập).

Chữ THAO này hiện thấy dùng trong ở hai bản của Lâm Noạ Phu và A.D.Michels 3.

4. Xét về ý nghĩa, cũng như ở câu 3141, kể ra ý nghĩa nào trong hai chữ THAO trên đây cũng đều có thể đặt vào kết cấu BUỒNG THAO của câu 527 được cả.

Nhưng đến đây, một câu hỏi lại nổi lên! Hai chữ THAO 縚-繰 vừa thấy trên đây đều có tự dạng khác rất xa chữ ĐÀO 桃, chữ THÊU 絩. Vậy vì sao ở câu 527 lại có thể để xảy ra một sự nhầm lẫn đồng loạt THAO chuyển thành ĐÀO, hay thành THÊU như ở 12 bản đã nêu?

Muốn trả lời câu hỏi đó, trước hết chúng ta phải quay lại xét cách viết ở câu 3141:

Canh khuya bức gấm rủ THAO

Ở câu này, hoá ra trong 11 bản Kiều Nôm chúng tôi hiện có, chỉ có 3 lần là người chép dùng đúng tự dạng có sẵn trong tự điển tiếng Hán và tự vị Huỳnh Tịnh Của để viết. Tám bản còn lại đều phải tự tạo ra những cách ghi riêng cả... Điều đó cũng dễ hiểu vì ngay trong Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh, chữ THAO 縚 (=MIÊN+DIỂU) bị bỏ sót và trong các từ điển Nôm của Trần Văn Kiệm, V.V.Kính, Maiorica, Génibrel..., chữ THAO 繰 (=MIÊN+TÁO) cũng không có mặt. (Phải chăng vì chúng thuộc loại chữ hiểm hóc, ít khi dùng?)



5. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi phải đi đến mấy giả thuyết như sau:

- Khi đem chữ THAO (mà sau này còn sẽ thấy ở câu 3141) dùng vào câu 527:



Nàng thì vội trở BUỒNG THAO

chắc cụ Nguyễn Du cũng thấy không cần thiết phải viết đúng theo tự nguyên hiểm hóc vốn có, mà chỉ cần ghi cho đúng theo âm Nôm là được.

- Và cụ đã tìm ra một cách ghi Nôm gốc Hán Việt rất đơn giản, mà lại rất phổ biến (vì có cả trong Đào Duy Anh, cả trong Trần Văn Kiệm): đó là dùng chữ THAO 洮 gồm 3 chấm THUỶ + chữ TRIỆU, mà ta thường dùng khi ghi tên SÔNG THAO hay tên địa danh LÂM THAO chẳng hạn.

- Chữ THAO洮 (=THUỶ+TRIỆU) này có tự dạng rất gần chữ ĐÀO 桃, và theo Từ Hải, lại còn có cả khả năng đọc là ĐÀO với ý nghĩa là “rửa ráy“ nữa. Đây hẳn là lý do vì sao những bản sao chép về sau đã nhầm chữ THAO (=THUỶ+TRIỆU) của nhà thơ thành chữ ĐÀO 桃 (=MỘC +TRIỆU) hoặc thành THÊU 絩 (=MIÊN+TRIỆU).



6. Kết luận

Với những cứ liệu và giả thuyết như trên, chúng tôi xin kiến nghị, từ nay về sau, ba câu 526, 527, 528 có lẽ chúng ta nên đọc như trong di cảo của cụ Hoàng Xuân Hãn đã để lại, thành:



Tin đâu đã đến cửa ngăn gọi VÀO

Nàng thì vội trở BUỒNG THAO

Sinh thì dạo bước SÂN ĐÀO vội ra

Nhưng hai chữ BUỒNG THAO chúng ta sẽ hiểu gần gần như BUỒNG THE, nghĩa là “một cái buồng có treo màn bằng hàng lụa dệt, chiếc màn đó có thể đơn giản mà cũng có thể có viền cả những tua trang trí kết bằng tơ chỉ“. Phải nghĩ đến cả 2 khả năng đó vì chữ THAO 洮 (=3 chấm THUỶ+ TRIỆU) mà cụ Nguyễn Du dùng vừa đồng âm với chữ THAO Hán 縚 (gồm MIÊN+DIỂU) có ở trong Génibrel, vừa đồng âm với chữ THAO Nôm 繰 (gồm MIÊN+TÁO) có trong 2 bản từ điển Việt-La của Bá Đa Lộc và Taberd cũng như ở Huỳnh Tịnh Của.



1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương