Tổ: Địa lí Trường: thpt thái Phiên Năm 2015 2016 phần I đỊa lí TỰ nhiêN



tải về 0.64 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.64 Mb.
#1982
1   2   3   4   5   6   7

a) Các thế mạnh chủ yếu

+ Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.

+ Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27°C. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

+ Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

b) Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.



3. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào ? Tại sao ?

- Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Vì thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch tràn vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Có thể xem nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất; để rửa phèn....).

- Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Lũ lớn gây ngập lụt trên diện tích rộng với thời gian kéo dài có tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngược lại, lũ nhỏ làm tổn hại đến nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm mang lại như: bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng.....

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG

Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

1. Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai.

- Các huyện đảo là nơi nghề cá và đánh bắt thuỷ sản phát triển, tập trung đông ngư dân, cũng là những căn cứ bảo vệ trật tự, an ninh trên các vùng biển và bờ biển của nước ta.

- Các huyện đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

2. Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn ?

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

- Đảo và quần đảo là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

- Để phát triển KT-HX

- Bảo vệ an ninh vùng biển.

3.Chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật: phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…

- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: nguồn muối vô tận, sa khoáng oxit ti tan, cát trắng, các mỏ dầu và khí ở thềm lục địa.

- Điều kiện pt GTVT biển: nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vịnh kín gió, cửa sông thuận lợi xd cảng.

- Điều kiện pt du lịch biển – đảo: nhiều bãi tắm rộng,phong cảnh đẹp, nhiều đảo và quần đảo …phục vụ pt du lịch và an dưỡng.

4. Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

- Biển Đông là biển chung của nhiều nước láng giềngvì vậy, tăng cường hợp tác với các nước có liên quan sẽ tạo ra sự pt ổn định trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.

- giữ vững chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.



5. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển…Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.

- Môi trường đảo do diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.



PHẦN THỰC HÀNH

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ. CÁCH VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU

Về nguyên tắc, đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì HS vẽ đúng loại biểu đồ đó, nếu vẽ sai, sẽ không có điểm. Tuy vậy, nếu đề bài không nói rõ là vẽ biểu đồ gì thì sau đây là một số cách để các em nhận dạng đúng loại biểu đồ.



I – Biểu đồ hình tròn

1. Nhận biết

- Thể hiện cơ cấu, tỉ trọng, hay quy mô và cơ cấu … của đối tượng (trong vòng khoảng 3 năm trở lại).

- Thường thì vẽ 3 hình tròn trở xuống, ít khi vẽ 4 hoặc 5 hình tròn.

2. Cách vẽ

- Nếu đề bài cho đơn vị là % thì không phải xử lí số liệu (XLSL) mà vẽ biểu đồ luôn.

- Nếu cho đơn vị thô (không phải là %), VD: tỉ USD, triệu tấn, triệu con, …thì phải XLSL.

+ Lấy từng thành phần chia cho tổng rồi nhân với 100.

+ Nếu chưa cho tổng thì trong 1 năm cộng các thành phần lại thành tổng.

+ Ghi kết quả XLSL vào trong tờ giấy thi, nhớ ghi đơn vị là %.

- Tính bán kính:

+ Gọi R của năm đầu tiên là 2cm thì R của năm sau bằng căn bậc hai của Tổng năm sau chia cho tổng năm đầu tiên rồi nhân với 2cm.

- Vẽ biểu đồ:

+ Lấy kinh 12h làm mốc, vẽ cùng chiều kim đồng hồ.

+ Ghi số liệu vào trong biểu đồ. Nếu số liệu nhỏ quá thì đánh mũi tên rồi ghi ra ngoài.

+ Chú giải đơn giản

+ vẽ xong biểu đồ phải có tên biểu đồ và chú giải.

II. Biểu đồ cột

1. Cách nhận biết

- Thể hiện giá trị, số lượng, sản lượng, so sánh…của đối tượng ở những thời điểm xác định hoặc lãnh thổ nhất định.

- Biểu đồ cột thể hiện được nhiều loại đối tượng khác nhau, cả tuyệt đối và tương đối: đại tượng tuyệt đối như số dân, diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng…đại lượng tương đối như bình quân lương thực đầu người, tỉ suất gia tăng dân số…

Lưu ý: + Cột đầu tiên không dính liền với trục tung

+ Chiều rộng các cột phải bằng nhau, mặc dù chiều cao có thể khác nhau.

+ Ghi số liệu lên đỉnh các cột

+ Chia khoảng cách năm hợp lí.

+ Có chú giải và tên biểu đồ



2. Các dạng biểu đồ cột

a) Biểu đồ cột đơn

Có một đối tượng và một đơn vị

VD: Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lúa của ĐBSCL từ 1990-2005 (Đơn vị: triệu tấn)

Lưu ý:

- Tất cả các cột phải có chú giải giống nhau.



b) Biểu đồ cột ghép 1 trục tung

Có 2 đối tượng trở lên nhưng cùng chung 1 đơn vị

VD: Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta (đơn vị: Tỉ USD)

c) Biểu đồ cột ghép 2 trục tung

Có 2 đối tượng trở lên và có 2 đơn vị khác nhau

VD: Vẽ biểu đồ thể hiện số khách du lịch (triệu lượt người) và doanh thu du lịch (tỉ USD) nước ta.

Lưu ý: + 2 trục tung tỉ lệ có thể khác nhau

+ Vẽ các cột không quá to

+ Ghi đơn vị lên đỉnh các cột

+ Khoảng cách năm hợp lí

d) Cột chồng

- Khi cần thể hiện đối tượng mà trong đối tượng có nhiều thành phần, chẳng hạn như GDP với các GDP thành phần Nông – lâm- ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.

- Cột chồng có 2 loại:

+ Cột chồng giá trị tương đối (%): thì chiều cao các cột bằng nhau.

+ Cột chồng giá trị tuyệt đối (giá trị thô): chiều cao các cột không bằng nhau.

III – Biểu đồ đường

1. Dấu hiệu nhận biết

- Thể hiện sự phát triển của đối tượng hoặc tốc độ tăng trưởng của đối tượng qua nhiều năm.

Lưu ý: + Chia khoảng cách năm hợp lí

+ Năm đầu tiên nằm ngay dưới gốc tọa độ

+ Ghi số liệu lên các điểm chấm.

2. Các loại

a) Biểu đồ đường thông thường

Khi đề bài cho số liệu thô hoặc %, yêu cầu vẽ biểu đồ đường thì giữ nguyên số liệu để vẽ.



b) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng

- Nếu đề bài cho số liệu % và yêu cầu vẽ biểu thể hiện tốc độ tăng trưởng thì để nguyên số liệu để vẽ biểu đồ giống như biểu đồ đường thông thường.

Lưu ý: + Gốc tọa độ bao giờ cũng là số 0.

+ Năm đầu tiên nằm dưới gốc tọa độ

+ Giá trị của năm đầu tiên là 100

- Nếu đề bài cho số liệu thô, yêu cầu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng thì ta làm như sau:

+ Bước 1: XLSL tính tốc độ tăng trưởng: Giá trị năm sau x 100

Giá trị năm đầu tiên (gốc)

+ Bước 2: Kẻ bảng, ghi số liệu vừa xử lí vào tờ giấy thi (đơn vị %)

+ Bước 3: Lấy số liệu vừa xử lí vẽ biểu đồ đường (lưu ý: cách vẽ giống phần trên, ghi tên biểu đồ, chú giải…)



IV- Biểu đồ kết hợp giữa cột với đường

Dấu hiệu nhận biết

2 đối tượng hoặc 3 đối tượng và 2 đơn vị khác nhau

VD: vẽ biểu đồ thể hiện số khách DL và doanh thu DL (trong đó số khách DL đơn vị là triệu lượt người, doanh thu DL đơn vị là tỉ USD) thì có thể vẽ kết hợp giữa và đường.

Lưu ý: + Khoảng cách các năm hợp lí

+ Năm đầu tiên không nằm ở gốc tọa độ

+ Nếu 1 cột và 1 đường thì điểm chấm của đường phải nằm giữa cột.

+ Nếu 2 cột và 1 đường thì điểm chấm của đường phải nàm giữa 2 cột.

V- Biểu đồ miền

1. Dấu hiệu nhận biết

Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng trong vòng 4 năm trở lên



2. Cách vẽ

Nếu đề bài cho đơn vị % thì không XLSL, để nguyên số liệu và vẽ biểu đồ (nếu 2 đối tượng thì vẽ giống hình 31.2 trang 138 SGK, nếu 3 đối tượng thì vẽ giống hình 20.1 SGK trang 82).

Nếu đề bài cho số liệu thô thì phải XLSL ra %, cách XLSL giống như cách xử lí để vẽ biều đồ hình tròn.

Lưu ý: + năm đầu tiên phải nằm ở gốc tọa độ

+ Giá trị cao nhất trên trục tung là 100%

+ Khoảng cách năm hợp lí

+ Biểu đồ miền có dạng hình chữ nhật

VI – Cách nhận xét và giải thích

1) Nhận xét

- Nhận xét chung: Nhận xét khái quát về bảng số liệu.

- Nhận xét riêng:

Tùy theo bảng số liệu mà:

+ Nhận xét theo hàng ngang để thấy sự tăng hay giảm của đối tượng (có dẫn chứng)

+ Nhận xét theo hàng dọc để thấy sự chênh lệch giữa các đối tượng (có dẫn chứng)

+ Chú ý các số liệu mang tính đột biến.

2. Giải thích

Dựa vào hiểu biết và kết hợp nhiều kiến thức để giải thích nội dung vừa nhận xét.

MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH

1) Biểu đồ hình tròn

Cho bảng số liệu sau:

Sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2009

(Đơn vị: %)



Độ tuổi

Năm 1999

Năm 2009

0-14 tuổi

33,5

25,0

15-59 tuổi

58,4

66,1

Từ 60 tuổi trở lên

8,1

8,9

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2009

  2. Nhận xét sự biến đổi dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

  3. Cơ cấu dân số năm 2009 có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta?

Câu 2: Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản nước ta (giá thực tế)

Đơn vị: tỉ đồng

năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

129140,5

183342,4

Lâm nghiệp

7673,9

9496,2

Thủy sản

26498,9

63549,2

Tổng số

163313,3

256387,8

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2000 và 2005.

  2. Nhận xét

2) Biểu đồ cột

Câu 1: cho bảng số liệu sau: tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976-2005 (triệu tấn)

Năm

1976

1980

1985

1990

1995

1999

2003

2005

Sản lượng

11,80

11,60

15,90

19,20

24,96

31,39

34,57

35,79

a)vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976-2005

b) nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó



Câu 2: cho bảng số liệu sau: diện tích cây công nghiêp nước ta thời kỳ 1975- 2005 (đ/v: nghìn ha)

Năm

1975

1980

1985

1990

1995

2002

2005

Cây cn hàng năm

210,1

371,7

600,7

441,0

716,7

840,3

796,6

Cây cn lâu năm

172,8

256

470,3

657,3

902,3

1505,3

1599,2

a) vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động dt cây cn hàng năm và cây cn lâu năm từ 1975-2005

b) nhận xét và giải thích



Câu 3: Diện tích gieo trồng lúa cả năm của ĐBSH, ĐBSCL và cả nước.

(ĐV: nghìn ha)



Năm

1995

2000

2005

Đồng bằng sông Hồng

1193

1213

1139

Đồng bằng sông Cửu Long

3191

3946

3826

Cả nước

6766

7666

7329

a. vẽ biểu đồ so sánh diện tích gieo trồng lúa của ĐBSH, ĐBSCL với cả nước.

b. Nhận xét và giải thích tại sao ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng trọng điểm lương thực của cả nước.



Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm.

(Đơn vị: triệu ha)


Năm

1943

1976

1983

1995

1999

2005

2008

Tổng diện tích rừng

14,3

11,1

7,2

9,3

10,9

12,7

13,1

Rừng tự nhiên

14,3

11,0

6,8

8,3

9,4

10,2

10,3

Rừng trồng

0

0,1

0,4

1,0

1,5

2,5

2,8

a. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta.

b. Nêu nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích các loại rừng.

c. Cho biết hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng.



Câu 5: Giá trị sản xuất CN của các thành phần kinh tế, giai đoạn 2000-2008.

(Đợn vị: nghìn tỉ đồng)



Năm

Tổng số

Trong đó

CN nhà nước

CN ngoài nhà nước

CN có vốn đầu tư nước ngoài

2000

103,4

52,0

25,5

25,9

2003

134,4

64,5

31,1

38,9

2005

151,2

69,5

33,4

48,4

2006

168,7

73,2

37,0

58,5

2008

169,3

82,1

43,8

69,4




  1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất CN của các thành phần kinh tế nước ta.

  2. Nhận xét và giải thích

3. Biểu đồ đường

Câu 1: Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (đv: tỉ USD)

Năm

1990

1992

1994

1998

2000

2005

Giá trị xuất khẩu

2,4

2,5

4,1

9,4

14,5

32,4

Giá trị nhập khẩu

2,8

2,6

5,8

11,5

15,6

36,8

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu nước ta.

b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.



Câu 2: Cho bảng số liệu: Sản lượng than và dầu thô nước ta giai đoạn 1990 – 2006

Năm

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2006

Dầu thô(nghìn tấn)

2700

5500

6900

8803

12500

16291

17200

Than(nghìn tấn)

4600

5100

5900

9800

10400

11600

38900

Điện(triệu kw)

8790

9818

12476

16962

21694

26682

59050

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng giá trị khai thác than, dầu thô,điện nước ta.

b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.



Каталог: files -> %C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> TRƯỜng thpt thái phiên câu hỏI Ôn tập học kì II năm họC 2015-2016
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> -

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương