Tổ: Địa lí Trường: thpt thái Phiên Năm 2015 2016 phần I đỊa lí TỰ nhiêN



tải về 0.64 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.64 Mb.
#1982
1   2   3   4   5   6   7

II. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng là :

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường : Biểu hiện là sự mất cân bằng của các chu trình vật chất (sinh vật, nước, khí quyển) gây nên sự gia tăng các thiên tai như bão, lũ lụt … và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu

→ Nguyên nhân : Tài nguyên rừng bị suy giảm, rừng bị tàn phá, biến đổi khí hậu toàn cầu …

- Tình trạng ô nhiễm môi trường :

+ Ô nhiễm môi trường nước : Chất thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ

+ Ô nhiễm môi trường không khí : Khói bụi, khí thải ở các khu công nghiệp, điểm dân cư, phương tiện giao thông … thải ra không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép

+ Ô nhiễm môi trường đất : Nước thải, rác thải sau phân hủy ngấm vào môi trường đất

Hoạt động nông nghiệp : + Lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hóa chất dư thừa

+ Chất thải của hoạt động tiểu thủ công nghiệp

→ Làm ô nhiễm môi trường

III. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Duy trì các hệ sinh thái và quá trình sinh thái chủ yếu

- Đảm bảo sự giàu có về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loại hoang dại

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên



IV- MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG




Thời gian xảy ra

Nơi xảy ra

Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

Bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11

- Tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10, tháng 8

- Mùa bão chậm từ Bắc vào Nam

- Mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta



- Mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, sau đó là đồng bằng Bắc Bộ

- Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão



- Mưa lớn (300 – 400 mm), gây ngập lụt trên diện rộng

- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cây cối, đổ cột điện, …

- Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển

- Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh sau bão



- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão

- Thông báo cho tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn

- Củng cố đê kè ven biển, chèn chống nhà cửa

- Sơ tán dân khi có bão mạnh

- Cảnh báo ngập lụt ở đồng bằng và sạt lở ở miền núi


Ngập lụt

- Mùa mưa : Tháng 5 đến tháng 10

- Duyên hải miền Trung : Tháng 9 đến tháng 12



- Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

- Duyên hải miền Trung



- Phá hủy mùa màng

- Cản trở, tắc nghẽn giao thông

- Ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh


- Xây dựng đê điều, hệ thống thủy lợi

- Hệ thống ngăn triều cường



Lũ quét

- Miền Bắc : Tháng 6 đến tháng 10

- Miền Trung : Tháng 10 đến tháng 12



- Miền núi phía Bắc

- Miền núi từ Hà Tĩnh đến Nam Trung Bộ



- Hậu quả nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất

- Thiệt hại về người và tài sản của dân cư



- Quy hoạch điểm dân cư tránh vùng xảy ra lũ quét

- Sử dụng đất đai hợp lý, áp dụng các biện pháp thủy lợi, trồng rừng

- Canh tác trên đất đôc


Hạn hán

Mùa khô : Tháng 11 đến tháng 4

- Nhiều địa phương

- Khô hạn ở miền Nam sâu sắc hơn miền Bắc



- Mất mùa

- Cháy rừng

- Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt


- Xây dựng các công trình thủy lợi

- Trồng cây chịu hạn

- Làm tốt công tác dự báo và phòng chống hạn hán


PHẦN THỰC HÀNH ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm


Địa điểm

Nhiệt độ TB tháng I (0C)

Nhiệt độ TB tháng VII (0C)

Nhiệt độ TB năm (0C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời

Nhận xét và giải thích

- Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 21,20C, TP Hồ Chí Minh 27,10C) vì càng gần Xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn.

- Nhiệt độ TB tháng I ở miền Bắc (từ Lạng Sơn đến Huế) thấp vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Sự chênh lệch nhiệt độ tháng VII giữa các địa điểm không rõ rệt, TP Hồ Chí Minh nhiệt độ TB tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn.



Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa(mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm(mm)

Hà Nội

1677

989

+690

Huế

2868

1000

+1868

TP Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên và giải thích.

Trả lời

Nhận xét và giải thích:

- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất trong 3 địa điểm trên do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng Đông Bắc, bão từ biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới, frông lạnh. Lượng bốc hơi ở Huế nhỏ nên cân bằng ẩm cao.

. - Hà Nội mặc dù lượng mưa không cao bằng 2 địa điểm còn lại nhưng lượng bốc hơi nhỏ do có nhiều tháng trong mùa đông nhiệt độ thấp.

- TP HCM có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nội nhiệt đới mạnh; nhưng nhiệt độ cao, đặc biệt trong mùa khô vì thế cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.



Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm.

(Đơn vị: triệu ha)


Năm

1943

1976

1983

1995

1999

2005

2008

Tổng diện tích rừng

14,3

11,1

7,2

9,3

10,9

12,7

13,1

Rừng tự nhiên

14,3

11,0

6,8

8,3

9,4

10,2

10,3

Rừng trồng

0

0,1

0,4

1,0

1,5

2,5

2,8



  1. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta.

  2. Nêu nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích các loại rừng.

  3. Cho biết hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ cột chồng

b) Nhận xét: từ 1943 – 2008: Diện tích rừng giảm, có thể chia làm 2 giai đoạn

- Từ 1943-1983: + Tổng diện tích rừng giảm nhanh (từ 14,3 triệu ha xuống 7,2 triệu ha), trung bình mỗi năm mất khoảng 0,18 triệu ha rừng

+ Diện tích rừng tự nhiên giảm rất nhanh (từ 14,3 triệu ha xuống 6,8 triệu ha), trung bình mỗi năm mất khoảng 0,19 triệu ha rừng tự nhiên.

+ Năm 1976 bắt đầu có DT rừng trồng.

- Từ 1983-2008: + Tổng diện tích rừng đang tăng lên (từ 7,2 triệu ha lên 13,1 triệu ha), trung bình mỗi năm tăng 0,24 triệu ha.

+ Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng cũng đang tăng lên, đặc biệt rừng trồng tăng đáng kể từ 0,4 triệu ha lên 2,8 triệu ha

Tóm lại, diện tích rừng có tăng trong những năm gần đây nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

Giải thích: Diện tích rừng giảm là do: Chiến tranh, cháy rừng, chặt phá bừa bãi, mở rộng diện tích đất canh tác, du canh du cư…

Diện tích rừng hiện nay đang tăng lên là do nhà nước có chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc, giao đất giao rừng cho người dân, quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất…



c) Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

- Phá rừng gây mất cân bằng sinh thái:

+ Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh.

+ Hạ mực nước ngầm, gia tăng lũ lụt

+ Làm khí hậu TĐ nóng lên

+ Mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật…

- Phá rừng gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến phát triển bền vững…

Câu 4: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm


Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

Diện tích rừng trồng (triệu ha)

Độ che phủ rừng (%)

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2008

13,1

10,3

2,8

38,7

  1. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta qua các năm trên.

  2. Nhận xét

PHẦN II - ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐỊA LÍ DÂN CƯ
I - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Đông dân, nhiều thành phần dân tộc

Dân số còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ

Phân bố dân cư chưa hợp lí

- Năm 2006 dân số là 84,156 triệu người, thứ 3 ĐNA, thứ 8 Châu Á và 13 trên thế giới.

→ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong phát triển KT, giải quyết việc làm, chất lượng cuộc sống.

- Có 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài, đang đóng góp cho sự pt đất nước.

- Có 54 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%)

→ đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoá…Tuy nhiên, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp…


- Do thực hiện tốt chính sách DSKHHGĐ, nên tốc độ gia tăng DS có giảm nhưng mỗi năm DS vẫn tăng hơn 1 triệu người.

→Gia tăng DS đã tạo nên sức ép lớn cho pt KT-XH:

+ Giảm tốc độ tăng trưởng KT, thất nghiệp

+ Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

+ Chất lượng đời sống của người dân chậm cải thiện.

- Dân số trẻ, đang có xu hướng già đi.

→ LLLĐ dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao CLCS.


- MĐDS: 245 người/km2 (2006)

- Phân bố không đều giữa đồng bằng – trung du, miền núi:

+ Đồng bằng: 1/4 DT nhưng chiếm 3/4 dân số

+ Miền núi: 3/4 DT - chiếm 1/4 dân số

- Phân bố không đều giữa NT – TT

Tỉ trọng dân TT tăng lên (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị 26,9 %) trong khi tỉ trọng dân cư NT giảm (năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn 73,1 %). Tuy nhiên, dân cư chủ yếu sống ở NT.

- Nguyên nhân: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ.

- Hậu quả: Gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.



II - Lao động và việc làm

Thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta

Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

Thế mạnh của nguồn lao động:

- Số lượng: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, ngày càng tăng

+ DS hoạt động kinh tế của nước ta: 42,53 triệu người chiếm 51,2% tổng số dân.

+ Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động :

- Chất lượng

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx phong phú gắn với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng cao, lao động đã qua đào tạo chiếm 25% tổng số lao động cả nước (2005).

Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay

- Lực lượng lao động có trình độ vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu nhiều.

- Nguồn lao động phân bố chưa đều cả về chất lượng và số lượng.


Vấn đề việc làm

- Mỗi năm có khoảng 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.

- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khác nhau giữa thành thị và nông thôn.

+ Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp cao (5,3%).

+ Ở nông thôn tỉ lệ thiếu việc làm cao (9,3%).

Phương hướng giải quyết việc làm

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng

- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

- Tăng cường hợp tác liên kết để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.


III - Đô thị hóa

Đặc điểm

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT-XH

- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm (năm 2005: tỉ lệ dân thành thị: 26,9% DS cả nước. Trong khi đó tỉ lệ của TG: 48%). Trình độ đô thị hoá thấp (quy mô không lớn, phân bố tản mạn; nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau; cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).

- Tỉ lệ dân thành thị tăng (năm 1990 : 19,5% - 2005: 26,9%)

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Vùng có số lượng đô thị lớn nhất là TDMNBB, sau đó là ĐBSH và ĐBSCL. Vùng có số lượng đô thị ít nhất là ĐNB, TN. Tuy nhiên, quy mô dân số/1 đô thị cao nhất là ĐNB.


Tích cực:

- ĐTH có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước.

- Các thành phố, thị xã:

+ Là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.

+ Là nơi sử dụng đông đảo lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút, đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho lao động.



Tiêu cực: Quá trình ĐTH cũng nảy sinh những hậu quả: ô nhiễm môi trường, việc làm, nhà ở, an ninh trật tự xã hội…cần phải có kế hoạch khắc phục.


IV- Một số vấn đề khác

Tại sao ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước?

ĐBSH có mật độ dân số cao nhất cả nước vì:

- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn, điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

- Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước đòi hỏi nhiều lao động, nuôi được nhiều người.

- Có nhiều trung tâm CN quan trọng và mạng lưới đô thị dày đặc.

- Lịch sử khai thác lâu đời.


ĐỊA LÍ KINH TẾ

I - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I, khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng không ổn định.

- Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước giai đoạn mới

- Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng.

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.

Trong NN: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

+ Khu vực II: Tăng tỉ trọng các ngành CN chế biến, giảm tỉ trọng các ngành CN khai thác.

Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm cao cấp, chất lượng, giảm các sản phẩm chất lượng thấp.

+ Khu vực III: Đã có bước tăng trưởng ở 1 số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

Nhiều loại hình mới ra đời : viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…


- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng

- Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.


- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh.

- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. ..

- Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển KT và tăng cường hội nhập với TG đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu KT và phân hóa SX giữa các vùng.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:



+ Vùng KT trọng điểm phía Bắc

+ Vùng KT trọng điểm miền Trung

+Vùng KT trọng điểm phía Nam




II - Các vấn đề của ngành nông nghiệp

1) Nền nông nghiệp nhiệt đới

Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới

Một số nét khác nhau cơ bản giữa nền NN cổ truyền và NN sản xuất hàng hóa

Thuận lợi:

- KH nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo Bắc- Nam, theo mùa, theo chiều cao của địa hình nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

- Chế độ nhiệt ẩm dồi dào, cho phép phát triển cây trồng, vật nuôi quanh năm.

- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng :

Ở TD-MN, thế mạnh là các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc.

Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thủy sản.



Khó khăn:

+ Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính chất bấp bênh của nông nghiệp.


Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hiện đại

- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

- Năng suất lao động thấp

- Năng suất lao động cao.

- Sản xuất tự cung, tự cấp, đa canh là chính.

- Sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá. Liên kết nông - công nghiệp.

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.

- Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.




Каталог: files -> %C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> TRƯỜng thpt thái phiên câu hỏI Ôn tập học kì II năm họC 2015-2016
%C4%90%E1%BB%80%20C%C6%AF%C6%A0NG%20%C3%94N%20T%E1%BA%ACP%20HKII%202015-2016 -> -

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương