Suy nghĩ VÀ LÀm giàu tác giả: napoleon hill người dịch: VÕ thị HỒng việT



tải về 1.18 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.18 Mb.
#22411
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
Còn bây giờ ta quay trở lại điểm xuất phát, điểm tựa mà ta đã nói đến, để hiểu - bằng cách nào hạt giống tư tưởng, kế hoạch hoặc dự định ban đầu có thể rơi lên mảnh đất nhận thức. Thật đơn giản: nó rơi vào nhận thức do ý nghĩ được nhắc đi nhắc lại. Đó là lý do tại sao bạn nên tự mình vạch ra dự định chính trong đời mình, cụ thể và rõ ràng, học thuộc lòng và hàng ngày nhắc đi nhắc lại cẩn thận, nâng niu, tôn trọng cho đến khi âm thanh giọng nói của bạn đến được với tiềm thức.

Bạn phải kiên quyết xem xét lại những hành vi của mình, chấn chỉnh phong cách sống và loại bỏ ảnh hưởng có hại của những người và của môi trường xung quanh. Kiểm điểm lại sức mạnh nội tâm và các khiếm khuyết của mình, bạn sẽ phát hiện ra rằng điểm yếu nhất của bạn là thiếu tự tin vào bản thân. Có thể khắc phục được trở ngại này bằng nguyên tắc tự kỷ ám thị. Rất dễ thực hiện. Hãy tách ra tất cả những ý nghĩ tích cực, những cảm xúc trào dâng của tâm hồn. Sau đó chỉ cần ghi lại, học thuộc và nhắc đi nhắc lại cho đến khi chúng trở thành động lực của tiềm thức.

NĂM BƯỚC TỰ KHẲNG ĐỊNH

1. Tôi đã hiểu mục đích cuộc đời mình, và tôi có đủ mọi khả năng để đạt được. Vì thế tôi tự đòi hỏi mình tính kiên trì. Tôi tự đòi hỏi mình không ngừng nỗ lực. Không rời chỗ, không khất lần, tôi tự hứa với mình sẽ làm tất cả những gì trong khả năng mình có.

2. Tôi biết rằng ý nghĩ - chủ nhân nhận thức của tôi - sẽ tái tạo mình trong hành vi của tôi. Vì thế mỗi ngày tôi sẽ tập trung ba mươi phút để đào tạo mình thành nhân cách mà tôi vẫn mong muốn trở thành, bằng cách vẽ ra trong óc một hình tượng rõ ràng cụ thể.

3. Từ nguyên tắc tự kỷ ám thị tôi biết rằng bất cứ ước muốn nào, nếu tôi vun đắp nó trong nhận thức của mình với độ kiên trì cần thiết, rốt cuộc cũng sẽ làm nảy sinh những phương tiện thực tế để thực hiện. Vì thế mỗi ngày tôi sẽ dành mười phút để thực hiện nhiệm vụ tự khẳng định mình.

4. Tôi hình dung rõ ràng mục đích chính của đời mình và không bao giờ ngừng cố gắng cho đến khi đạt được sự tự tin vào bản thân.

5. Tôi nhận thức đầy đủ rằng của cải và địa vị trong xã hội không thể bền vững được nếu nó không dựa trên sự thật và bình đẳng. Vì thế lương tâm tôi sẽ không cho phép thực hiện những việc làm ăn không đem lại cái lợi cho tất cả các bên tham gia. Tôi sẽ đạt điều mình muốn nhờ sức mạnh mà tôi sử dụng được khi liên kết với những người khác. Tôi cố thuyết phục họ giúp tôi và thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ lại họ. Tôi nén trong mình sự căm thù, ghen tỵ, ngờ vực, nhẫn tâm, vô liêm sỉ và hoàn thiện tình yêu đối với mọi người, vì tôi biết cách sử xự xấu với những người xung quanh không bao giờ đem lại thành công. Tôi sẽ bắt mọi người phải tin vào tôi vì tôi tin vào bản thân và vào mọi người. Tôi ký tên dưới những lời này, học thuộc lòng và sẽ nhắc đi nhắc lại thành tiếng mỗi ngày vì tôi tuyệt đối tin rằng chúng sẽ tác động đến suy nghĩ và hành vi của tôi, và tôi sẽ may mắn và tự tin vào bản thân.

Nguyên tắc này dựa trên một quy luật của thiên nhiên mà chưa ai giải thích nổi. Ai muốn đặt cho nó tên gọi thế nào thì cũng chẳng quan trọng gì. Quan trọng là quy luật này tác động có lợi và làm vinh quang cho nhân loại, với điều kiện nó được áp dụng một cách xây dựng. Nhưng nếu nó được áp dụng theo kiểu ngược lại, rất dễ phá vỡ tất cả những gì xây dựng trước đây. Từ đây có thể rút ra một ý nghĩ hữu ích, rằng những người hiện nghèo đói và bất hạnh, đã lâm vào tình cảnh bất lợi này do tự mình có những ý nghĩ và tình cảm tiêu cực, mà tất cả mọi ý nghĩ đều có khả năng vật chất hóa.

ĐỪNG SUY NGHĨ GỞ

Tiềm thức không phân biệt được ý nghĩ xây dựng với ý nghĩ phá hoại. Tiềm thức làm việc với loại nguyên liệu mà chúng ta cung cấp. Tiềm thức vật chất hóa ý nghĩ gắn với cảm giác sợ hãi cũng dễ dàng như ý nghĩ táo bạo hoặc ý nghĩ do trạng thái cầu nguyện trong sáng sinh ra.

Tác động của quy luật tự kỷ ám thị cũng giống như tác động của dòng điện, khi sử dụng đúng thì trung thành phục vụ con người, khi tiếp xúc thiếu cẩn thận thì có thể giết chết. Quy luật tự kỷ ám thị có khả năng đưa bạn đến giàu sang thịnh vượng, nhưng cũng dễ dàng đẩy bạn vào cõi đớn đau, bất hạnh và chết chóc, tuỳ thuộc vào trình độ bạn hiểu và áp dụng nó.

Nếu bạn cung cấp cho nhận thức toàn sự sợ hãi, hoài nghi không tin vào khả năng bạn có thể tiếp xúc với Trí tuệ siêu nhiên và sử dụng năng lượng của Trí tuệ siêu nhiên, - quy luật tự kỷ ám thị sẽ làm tăng sự thiếu tự tin và bạn sẽ phải cúi đầu thuần phục ngẫu tượng này, và tiềm thức thì biến sự tồn tại của nó thành hiện thực.

Như ngọn gió đưa con tàu này sang hướng Tây, còn con tàu khác lại sang hướng Đông, quy luật tự kỷ ám thị có thể dâng bạn lên cao hoặc nhấn chìm bạn xuống, phụ thuộc vào việc bạn dương buồm suy nghĩ của mình như thế nào.

Quy luật tự kỷ ám thị có khả năng nâng bạn lên tầm cao chóng mặt, làm trí tưởng tượng phải ngạc nhiên, - được mô tả trong những câu thơ sau:

Nếu bạn nghĩ: trận đã thua,

Tức là có lẽ đã thua thật rồi.

Nếu bạn không tin cái tôi,

Tím bầm trên mặt - ai thoi vào mình?
Nếu bạn nghĩ: hết rồi vĩnh viễn

Chẳng còn ta trong trí mọi người?

Tất cả ở tại bạn thôi –

Thành đạt có đến trong đời hay không.

Nếu bạn nghĩ: bạn thành công,

Phải tin tưởng thật, trong lòng thẳm sâu.

Ai biết tin ở bản thân,

Chiến thắng sẽ đến trong tầm nay mai.

Cũng có thể chẳng cần chiến đấu,

Với số phận - rồi sẽ bình thường.

Hỏi người: “Bạn có khả năng”?

Trả lời ngang ngạnh, thưa rằng: “Tất nhiên!”

Hãy suy ngẫm những từ in nghiêng, và bạn sẽ thấy hết ý nghĩa sâu sắc mà thi sỹ đã đặt vào những dòng này.

KINH NGHIỆM VĨ ĐẠI CỦA TÌNH YÊU

Trong tính cách của chúng ta, ở tận nơi sâu thẳm, có một hạt giống hành động đang ngủ yên. Nếu thức tỉnh và nảy mầm, nó có thể đưa ta lên một tầm cao mà chưa bao giờ ta hy vọng sẽ đạt tới.

Như nhạc công vĩ cầm bắt âm nhạc tuyệt vời tuôn ra từ dây đàn, bạn cũng có thể đánh thức thiên tài đang ngủ yên trong khả năng trí tuệ của bạn, và bắt nó đưa bạn đến với mục tiêu mà bạn đã nhắm cho mình từ xa.

Abraham Lincoln là người luôn không gặp may trong bất cứ việc gì ông bắt tay vào. Mọi việc cứ thế tiếp diễn cho đến năm ông bốn mươi tuổi. Ông đã là ngài Không ai cả và Không từ đâu đến, cho tới khi nỗi dằn vặt vĩ đại chen vào đời ông. Nó đánh thức thiên tài trí tuệ và trái tim đang ngủ trong ông, tặng thế giới một con người thật sự vĩ đại. Nỗi dằn vặt - kinh nghiệm sống đó gắn liền với tình yêu và nỗi buồn mà Ann Ratlege đã mang lại cho ông, và cả tình yêu lẫn nỗi buồn đều là chân chính.

Ai cũng biết rằng tình yêu rất gần với trạng thái cầu nguyện của tâm hồn mà ta thường gọi là niềm tin. Vì thế tình yêu cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển ý nghĩ của con người thành tương đương vật chất. Nhiều năm viết sách, tìm hiểu cách hàng trăm người đạt được những thành tích lỗi lạc, tác giả đã đi đến kết luận rằng tất cả những người này đều chịu tác động của tình yêu đối với phụ nữ.

Nếu bạn muốn chứng minh những khả năng khổng lồ của niềm tin, hãy xem kinh nghiệm của những người thật sự có lòng tin. Đứng đầu danh sách này là Giê-su. Và cơ sở của Thiên chúa giáo, muốn nói gì thì nói, vẫn là niềm tin, và việc bao nhiêu người xuyên tạc hay hiểu theo cách riêng của mình cũng chẳng có nghĩa gì.

Bây giờ hãy xem xét sức mạnh của niềm tin mà Mahatma Gandi đã thể hiện cho ta thấy. Ông đã cho thế giới một tấm gương sáng về khả năng và sức mạnh của niềm tin. Gandi có thế năng lớn hơn tất cả những người cùng thời, mặc dầu ông không có bất kỳ phương tiện tiến hành chiến tranh nào - không tàu chiến, không lính, không khí tài quân sự. Gandi không có tiền, thậm chí không có cả quần áo tử tế, nhưng ông có sức mạnh. Làm thế nào mà ông có được nó?

Ông đã tạo ra nó từ cách hiểu của mình về nguyên tắc niềm tin, sử dụng năng lực của mình để truyền lòng tin đó vào nhận thức của hai trăm triệu con người.

Ông đã lập nên một chiến công lỗi lạc,  tác động đến khối óc của hai trăm triệu con người, khiến họ liên kết và hành động nhất trí tựa như từ một nhận thức thống nhất.

Sức mạnh nào, nếu không phải là sức mạnh của niềm tin, đã giúp đạt được chiến công lớn lao đến như vậy?

HẠNH PHÚC LÀ NGƯỜI CHO

Trong doanh nghiệp tích cực không thể thiếu được lòng tin, sự vững tâm và tín nhiệm. Và việc phân tích những sự kiện cho phép ta hiểu được một trong những nguyên tắc mà các nhà công nghiệp và doanh nhân thường vận dụng, vừa hay vừa có ích. Đó là: muốn nhận, trước hết hãy cho.

Trường hợp được chọn để minh họa cho nguyên tắc này diễn ra vào năm 1900, vào thời điểm thành lập Nghiệp đoàn Thép Mỹ.

Khi đọc, hãy nhớ trong đầu các sự việc để có thể hiểu - những tư tưởng gì được sử dụng có lợi cho công việc và đem lại của cải không kể xiết.

Lịch sử thành lập Liên đoàn mang tính chất giáo huấn đối với những người hay ngạc nhiên về những tài sản lớn. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về khẳng định rằng nếu biết suy nghĩ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thành đạt, thì câu chuyện này sẽ xua tan những hoài nghi đó. Bạn sẽ thấy phần lớn những nguyên tắc trong quyển sách này được thực hiện như thế nào.

Sức mạnh của tư tưởng được John Loem mô tả trong tờ New york World Telegram như sau:

BÀI DIỄN VĂN TUYỆT VỜI VỀ NHỮNG TỶ ĐÔ LA TRONG BUỔI TIỆC CHIÊU ĐÃI

Chiều tối ngày 12.12.1900, gần tám mươi ông trùm tài phiệt của nước Mỹ tập trung tại Câu lạc bộ Đại học tổng hợp trên đường số 5 để dự buổi dạ hội mừng một người trai trẻ từ miền Tây về, chắc chẳng mấy ai trong số đó đoán được họ sẽ là người chứng kiến một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong lịch sử công nghiệp nước Mỹ.

J.Edward Simmons và Charles Stuart Smith, cảm kích vì lòng hiếu khách của Charles M.Shwab trong thời gian họ đến thăm Pittburg, đã tổ chức tiệc chiêu đãi nhằm mục đích giới thiệu chuyên gia thép ba mươi tám tuổi với hội các nhà băng nhóm miền Đông. Họ không ngờ rằng anh sẽ làm náo động cả buổi dạ hội. Thật ra thì ai đó cũng đã cảnh báo trước rằng những kẻ khệnh khạng New York vốn không thích tài hùng biện, và nếu như ngài Shwab không muốn làm cho các ông Thép, ông Xây dựng và vân vân này buồn tẻ, thì hãy hạn chế ở một bài nói ngắn phải phép hai mươi, mà tốt nhất là mười lăm phút, và họ cũng sẽ chẳng để ý gì lắm đâu.

Ngài John Pierpont Morgan, nhân vật thân cận với triều đình, dự định chỉ ban cho buổi tiệc một hân hạnh được chiêm ngưỡng sự có mặt của ông trong một thời gian ngắn. Đối với báo chí và dư luận xã hội, sự kiện này không đáng chú ý và ngày hôm sau cũng chẳng có sự nhắc nhở gì trên báo.

Thế là, hai chủ nhân và những người khách trứ danh của họ, như thường lệ, ăn buổi tiệc bảy-tám món. Họ nói chuyện gì đó, nhưng cũng không ai hiểu chuyện gì. Trước đây, ít ai trong số các ông chủ nhà băng và các brocker gặp ngài Shwab, người làm doanh nghiệp trên bờ Mononghahill, và chưa ai biết tường tận về ông. Nhưng buổi tiệc chưa kịp kết thúc thì tất cả đã sôi động và Nghiệp đoàn Thép Mỹ (dự án nhiều tỷ đôla) đã có hình hài.

Lịch sử tất nhiên đã bị thiệt hại rất nhiều vì không ai nghĩ đến việc ghi lại bài diễn văn của ngài Charles M.Shwab tại buổi chiêu đãi này.

Cứ cho là nó không thật hay, thậm chí là không đúng hết văn phạm (bởi vì sự cầu kỳ ngôn ngữ chưa bao giờ là đối tượng quan tâm của nhà diễn giả của chúng ta), song nó đầy sắc sảo và thấm nhuần tinh tế. Nhưng ta hãy tạm gác nó lại. Cái chính, là nó có hiệu quả bất ngờ, lôi kéo được số vốn năm tỷ đôla mà những người có mặt lúc đó là hiện thân. Sau khi ngài Shwab kết thúc bài diễn văn và mọi người còn đang chịu ấn tượng mạnh, - mặc dầu ông chỉ nói tất cả có mười chín phút - J.P.Morgan đã kéo diễn giả ra một góc cạnh cửa sổ. Tại đó, ngồi trong một tư thế bất tiện, họ còn nói chuyện với nhau thêm một tiếng nữa.

Lực hấp dẫn của cá nhân ông Shwab phát huy hết công suất, nhưng quan trọng hơn cả là ông đã triển khai được một chương trình tăng cường sản xuất thép đầy đủ, đường nét rõ ràng. Nhiều tay làm ăn đã cố khêu gợi ngài Morgan ý tưởng thành lập Liên hợp độc quyền (tơ-rớt) Thép theo kiểu các liên hiệp xí nghiệp sản xuất bánh bích quy, dây thép gai, đai thùng, đường, cao-su, rượu whisky, bơ và kẹo cao-su. John U.Gates, một người nổi tiếng về các vụ áp-phe ám muội, theo riết ngài Morgan, nhưng không được ông tin tưởng. Anh em nhà Moor, nhân viên thị trường chứng khoán Chicago, những người đã từng hình thành tơ-rớt diêm và Liên đoàn sản xuất bánh bích quy, cũng rất bám ngài Morgan, nhưng vẫn thất bại. Elbert H.Hary, luật sư đạo đức giả tỉnh lẻ, cố chắp nối công cuộc làm ăn này, nhưng không có đủ sức thuyết phục và gây một ấn tượng nào đối với nhà tài chính. Và nếu Shwab không đủ sức hùng biện để nâng ngài Morgan lên tầm cao cần thiết để ngài có thể thấy cái lợi từ việc đảm bảo tài chính cho dự án, chắc chắn ngài sẽ coi đó là lời lảm nhảm của kẻ điên đáng giá không hơn một bao diêm.

Nam châm tài chính mà những thế hệ trước đây đã thu hút hàng ngàn xí nghiệp nhỏ và kém hiệu quả lập thành chuỗi xích dài tổ hợp những công ty có khả năng cạnh tranh, đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực sản xuất thép nhờ kế hoạch của John U.Gates - gã kẻ cướp vui tính của doanh nghiệp này. Hắn đã tổ chức công ty American Steel and Wire từ một chuỗi các hãng nhỏ và cùng ngài Morgan lập nên công ty Federal Steel.

Nhưng nếu so sánh với tơ-rớt khổng lồ mà ông Andrew Carneghi tổ chức theo ngành dọc, với sự tham gia của 53 bạn hàng, thì tất cả những tổ hợp còn lại cũng chỉ là hạng vặt vãnh. Thích thì cứ việc liên kết kiểu gì cũng được, những nó chẳng mảy may ảnh hưởng đến các xí nghiệp của Carneghi, và  ngài Morgan rất hiểu điều đó.

Ông già Scotland kỳ quặc (Carneghi) từ tầm cao lâu đài Skibo lộng lẫy của mình ngắm nhìn các công ty nhỏ của Morgan đang mưu toan leo vào doanh nghiệp của ông, lúc đầu còn thích thú, về sau trở nên tức giận. Khi những mưu toan đó trở nên trắng trợn, ông già bắt đầu thiên về việc trả thù. Ông dự định thiết lập một mạng lưới công nghiệp tương tự như mạng lưới của kẻ cạnh tranh. Trước đây, ông chẳng quan tâm gì đến dây thép gai, ống, đai, hay thép lá. Ngược lại. Ông muốn bán thép chưa xử lý cho những công ty này và để cho họ thích làm gì thì làm. Giờ đây, khi Ch.Shwab trở thành Phó thứ nhất của ông, ông muốn dồn bọn cạnh tranh vào chân tường.

. . . Trong bài diễn văn của Charles M.Shwab, ngài Morgan nhận ra đáp số bài toán tổ hợp của mình. Tơ-rớt - cái lớn nhất trong tất cả những thứ cùng loại - không có Carneghi, thì chẳng còn là tơ-rớt, mà, như một nhà văn mô tả, không khác nào chiếc bánh kem mà lại thiếu kem.

Trong bài diễn văn đêm 12.12.1900, Charles M.Shwab xuất phát từ giả thuyết, nhưng không có đảm bảo, rằng sự nhạy bén lớn lao của Carneghi có thể được sử dụng dưới mái nhà của Morgan. Ông nói về tương lai của ngành sản xuất thép trên thế giới, về việc tổ chức lại và lợi nhuận, về việc bỏ những nhà máy làm việc kém hiệu quả, tập trung sức lực cho những nhà máy đang phát triển tốt, tiết kiệm chi phí vận chuyển kim loại, về bộ máy quản trị và hành chính, và về việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ quốc tế.

Nhưng lớn hơn tất cả, Charles M.Shwab phân tích cho hội kẻ cướp trong doanh nghiệp rõ, đâu là sai lầm chính trong hoạt động ăn cướp của họ. Ông rút ra kết luận rằng mục đích chính của họ - thiết lập độc quyền, nâng giá và kiếm lợi nhuận tối đa - là rất thiển cận. Bởi vì chính sách như vậy sẽ hạn chế thị trường và chỉ thích hợp với thời kỳ công nghiệp bành trướng theo chiều rộng. Ông khẳng định rằng thép với giá thành rẻ sẽ hình thành được thị trường mà họ hằng mong muốn, rằng sẽ phát hiện ra những lĩnh vực ứng dụng thép mới và điều đó cho phép chiếm lĩnh được một phần đáng kể thị trường quốc tế. Mặc dù ông không hề biết, thực tế Ch. M.Shwab đã là ôthánh tông đồằ của việc sản xuất sản phẩm đại trà.

Bữa tiệc chiêu đãi ở Câu lạc bộ Đại học tổng hợp kết thúc như vậy. Ngài J.P.Morgan ra về, ngẫm nghĩ về những dự đoán lạc quan của Ch. M.Shwab. Shwab trở về Pittsburg để cứu ngành công nghiệp thép thoát khỏi ông già khả ái Carneghi, trong khi Hary và những người khác quay về bên các thiết bị của thị trường định giá các loại chứng khoán, và chờ đợi những bước tiếp theo.

Và những bước này đã xuất hiện không chậm trễ. Ngài J.P.Morgan cần đến một tuần để tiêu hóa những đề nghị ngon lành của Shwab. Một bữa tiệc thật sự! Khi đã tin chắc rằng không thể có sự bội thực tài chính, ngài liền cho người đi tìm chàng trẻ tuổi, và phát hiện ra rằng người này cũng tương đối rụt rè. Ch. M.Shwab báo trước rằng ngài Carneghi có thể sẽ rất không thích việc Ch. M.Shwab, chủ tịch tơ-rớt của ông, lại đi chơi trò chim chuột với Ông vua của Wall-street mà ông đã quyết định không bao giờ đặt chân tới. Lúc đó, John U.Gates - kẻ môi giới - đề nghị Ch. M.Shwab tình cờ có mặt tại khách sạn Belview (Philadelphia) vào một thời điểm nào đó, để ngài Morgan cũng có thể tình cờ có mặt tại đó. Nhưng khi Shwab đến Philadelphia, ngài Morgan đột nhiên bị ốm và buộc phải nằm nhà tại New-york. Vì vậy Ch. M.Shwab quay về New-york và sau đó xuất hiện trong thư viện danh tiếng của nhà tài phiệt.

Các nhà lịch sử kinh tế trịnh trọng khẳng định rằng toàn bộ vở kịch này từ đầu đến cuối là do chính ngài Carneghi dựng nên: cả buổi dạ hội chào mừng Ch. M.Shwab, cả bài diễn văn tuyệt vời, cả câu chuyện bàn ban đêm với J.P.Morgan - tất cả đều do lão già Scotland quỷ quyệt dựng cảnh. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Khi Ch. M.Shwab được mời đến gặp J.P.Morgan để bàn công việc, ông còn chưa biết được ôông chủ nhỏ béằ của mình (họ gọi Andrew Carneghi như vậy) sẽ đánh giá đề nghị bán công ty như thế nào. Đặc biệt là bán công ty cho nhóm những nhà doanh nghiệp mà ông nhìn nhận giống như cha cố nhìn nhận bọn bất chính. Song khi câu chuyện đến hồi quyết định, ngài Shwab đã trình bày những cột chữ số in đẹp trên sáu trang giấy, và rốt cuộc chứng minh cho ngài Carneghi thấy tính hiện thực trong việc có những thu nhập khổng lồ do bán các công ty sản xuất thép.

Và chẳng có gì phải sửng sốt! Bởi vì những con số đó đã được bốn người vắt óc suốt đêm nghĩ ra. Chủ tọa cuộc họp tất nhiên là ngài Morgan với niềm tin sắt đá vào sức mạnh thần diệu của tiền bạc. Bên cạnh ông là Robert Bacon, người bạn hàng vương giả và học thức. Người thứ ba là John U.Gates mà ngài Morgan khinh bỉ như một kẻ gian lận, nhưng vẫn sử dụng làm công cụ để đạt mục tiêu. Và cuối cùng là Ch. M.Shwab, người biết về quá trình thành lập và bán các công ty sản xuất thép nhiều hơn bất cứ ai trên đời. Những con số từ Pittsburg chưa bao giờ bị nghi ngờ. Nếu ông Shwab nói rằng một công ty nào đó đáng giá bao nhiêu đó thì nó đúng chừng đó, không hơn không kém. Ông còn cả quyết rằng Liên hiệp sẽ chỉ bao gồm những xí nghiệp ông sẽ nêu tên. Ông nghĩ đến một Liên hiệp trong đó không có sự trùng lắp, nhưng hoàn toàn không để phá sự ngon miệng của những người bạn mới đang muốn đẩy toàn bộ gánh nặng tài chính sang đôi vai vạm vỡ của ông J.P.Morgan.

Khi bình minh hé rạng, ngài Morgan đứng đậy vươn vai. Chỉ còn lại một vấn đề chưa thảo luận.

Ông nghĩ ông có khả năng thuyết phục Andrew Carneghi bán công ty không?” - ngài hỏi. – “Tôi sẽ cố gắng”, - Ch. M.Shwab trả lời. “Nếu ông thuyết phục được, tôi sẽ đảm bảo tất cả phần còn lại”, - J.P.Morgan khẳng định.



Nói - là làm. Nhưng Andrew Carneghi có cắn câu vụ này không? Và lão sẽ đòi bao nhiêu? (Ngài Shwab cho là gần 320 000 000 đôla). Và ông ta sẽ đòi trả bằng gì? Văn tự? Tiền mặt? Chẳng ai có thể thu thập được lấy 1/3 tỷ đôla bằng tiền mặt.

Vào một ngày giá lạnh đẹp trời tháng giêng, trên sân golf ở West-Chester, Andrew, ăn mặc kín cổng cao tường, và Charle, như thường lệ huyên thuyên liên tục để nâng tinh thần, gặp nhau để chơi. Trước khi về đến biệt thự riêng ấm áp và tiện nghi của ngài Carneghi, không ai hé một lời nào về công việc. Khi Andrew Carneghi đã ấm áp và thư giãn, Ch. Shwab, với tính thuyết phục đã từng thôi miên 80 triệu phú Nữu-ước, từ tốn trình bày về triển vọng hứa hẹn của việc thoải mái ra đi, rời bỏ doanh nghiệp lớn để về hưu, về những của cải chưa từng thấy, có khả năng thoả mãn mọi ý muốn kỳ quặc thất thường nhất của một người già. Và A. Carneghi đã đầu hàng! Ông viết một con số trên trang giấy, đưa cho Shwab và bảo: “Được! Đây là giá ta sẽ bán!”

Con số đó là 400 000 000 đôla, gần với con số Shwab đã nêu với ngài Morgan. Thật ra thì khoản chênh lệch 80 000 000 đôla là tính đến việc tăng giá bất động sản trong hai năm cuối.

Sau đó ít lâu, trên boong con tàu xuyên đại dương, ông già Scotland tiếc rẻ phàn nàn với J.P.Morgan, rằng lẽ ra ông phải đòi thêm 100 000 000 đôla nữa mới phải.

Và người này trả lời vui vẻ: Lúc ấy ngài mà đòi, chắc ngài đã nhận được rồi.

Dĩ nhiên, về sự kiện này đã có một tiếng đồn lớn. Phóng viên Anh đánh giá rằng cả thế giới doanh nghiệp liên quan đến sản xuất và bán thép đã khiếp sợ cái Liên hiệp khổng lồ. Giám đốc Đại học tổng hợp Yel, ngài Hardly, đã tuyên bố rằng mặc dù có chính sách chống tơ-rớt, trong hai mươi lăm năm nữa sẽ xuất hiện một ông vua mới trong nước. Và tay chứng khoán nổi tiếng, ngài Kin, đã làm nên cả sự nghiệp nhờ đưa ra thị trường chứng khoán những cổ phiếu mới trị giá gần 600 000 000 đôla. Và tất cả những chàng trai đó, từ ngài Gates đến ngài Hary, không ai thiếu phần. Charles Shwab, 38 tuổi, đã thôi nhà băng của mình. Ông trở thành chủ tịch Liên hiệp mới và điều hành nó cho đến năm 1930.

CỦA CẢI SINH RA TỪ BÊN TRONG

Câu chuyện trong lĩnh vực doanh nghiệp lớn mà các bạn vừa chứng kiến trên đây - là minh họa tốt nhất cho phương pháp mà chúng tôi đã nói. Phương pháp biến mong muốn thành hiện thực.

Tổ chức khổng lồ ban đầu ra đời trong trí tưởng tượng của một người. Kế hoạch tài trợ - thu hút các nhà máy sản xuất thép - chín muồi cũng trong đầu óc của chính người ấy. Tin tưởng vào thành công, mong ước to lớn, trí tưởng tượng phong phú, và cuối cùng là sự kiên định quyết đạt mục tiêu đã đặt ra - đó là những bộ phận cấu thành thật sự của thành công, cho phép tạo ra Thép Mỹ. Nhà máy, thiết bị - tất cả những thứ mà chúng ta vẫn gọi là công cụ sản xuất, những thứ trở nên rất quan trọng sau khi mọi việc đã hoàn thành, thật ra đã không đóng một vai trò nào trong quá trình đàm phán. Nhưng phân tích kỹ cho thấy giá trị của tài sản cuối cùng do một người điều khiển là 600 000 000 đôla.

Nói cách khác, tư tưởng của Charles M.Shwab, gắn với lòng tin, và được ông chia sẻ với J.P.Morgan và những người khác, đã được bán ra vói giá cao - 600 000 000 đôla. Giá của một tư tưởng - thật không tồi! Liên hiệp Thép Mỹ trong tương lai đã chứng tỏ rằng số triệu mà ngài Shwab đã bán tư tưởng của mình, chưa phải là tất cả! Bởi vì nó đã trở thành một trong những công ty giàu nhất thế giới, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người, hoàn thiện các phương pháp sử dụng thép và mở ra những thị trường tiêu thụ mới. Có nghĩa là công ty đã trở nên thịnh vượng!


Каталог: 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Định nghĩa sác xuất Bài 1
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
2008 -> UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18 báo cáo tài chính tóm tắt quý 3/2008
2008 -> Bài 12. Biến đổi dãy số. Cho dãy số nguyên dương a = (a1, a2, an)
2008 -> VÀ phát triển nông thôN

tải về 1.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương