Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Ngoan lớp qh -2004 s vật Lý



tải về 19.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích19.34 Kb.
#17929
27. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN VẬT LÝ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Giáo viên hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Đức Chính

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Ngoan lớp QH -2004 S Vật Lý

Qua tìm hiểu tôi thấy nhu cầu thực tiễn của đa số giáo viên đang giảng dạy trong các nhà trường THPT là muốn tự đánh giá hiệu quả giờ dạy của mình để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học trên lớp. Vậy một quy trình tự đánh giá giờ dạy như thế nào là phù hợp với nhu cầu trên đã thôi thúc tôi thưc hiện đề tài này. Đề tài ứng dụng lí luận kiểm tra đánh giá theo tiến trình đã qúa cũ để xây dựng một công cụ đánh giá hoàn toàn mới nhằm giải quyết một vấn đề cũng mang tính mới mẻ,hấp dẫn vì khi áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn bản thân người giáo viên đã thể hiện sự dũng cảm dám đổi mới chính mình ,đó là điều mà chúng ta thực sự mong đợi ở một nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong tương lai. .

Tôi đã nghiên cứu để đưa ra một quy trình tự đánh giá giờ dạy của giáo viên hoàn thiện sao cho đạt được hiệu quả và mục đích ban đầu. Qua đề tài,tôi cũng muốn nhấn mạnh lại vai trò của kiểm tra đánh giá theo tiến trình trong dạy học. Trong thực tiễn kiểm nghiệm cũng cho thấy quy trình đã đạt được hiệu quả như thế nào,gặp những trở ngại gì,khắc phục ra sao. Đề tài phục vụ cho giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường THPT là chính. Ngoài ra, đối với học sinh qua một bài kiểm tra đánh giá trên,họ xác định được mục tiêu cũng như cách thức đạt mục tiêu bài học để cố gắng. Còn cán bộ tham gia dự giờ ,đánh giá xếp loại giờ giảng có thêm một công cụ đánh giá định lượng chính xác,khách quan.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khi thực hiện đề tài là:phương pháp điều tra khảo sát,phương pháp nghiên cứu lí luận,phương pháp thực nghiệm điều tra,phương pháp thống kê phân tích.

Các nội dung khoa học đã thực hiện gồm có:

Phần I. Xây dựng quy trình tự kiểm tra đánh giá : Tôi đã đưa ra khái niệm về quy trình,các bước của một quy trình tự kiểm tra đánh giá hoàn chỉnh. Đó là 8 bước cơ bản sau:bước 1. xác định nội dung cần kiểm tra đánh giá;bước 2. xây dựng hình thức kiểm tra đánh giá;bước 3:xác định mục tiêu bài học,mục tiêu cần kiểm tra đánh giá;bước 4:lập ma trận mục tiêu;bước 5:xác định câu hỏi kiểm tra;bước 6:thành lập đề kiểm tra,in ấn đề;bước 7:tiển hành kiểm tra;bước 8:phân tích kết quả,rút kinh nghiệm

Phần II. Tổ chức thực hiện quy trình:Trong đề tài,tôi chỉ áp dụng quy trình trên cho 04 bài học trong SGK vật lý lớp 11 nâng cao:Bài 39. hiện tượng cảm ứng điện từ-suất điện động cảm ứng;Bài 41:hiện tượng tự cảm;Bài 44. khúc xạ ánh sáng;Bài 45. phản xạ toàn phần trong các giờ dạy tại trường THPT Kim Liên tại Hà Nội để thí điểm.

Các bước tiến hành quy trình kiểm tra đánh giá trong 04 giờ dạy trên đã được tiến hành tuần tự và được miêu tả lại đầy đủ trong toàn văn báo cáo: từ bước 1 đến bước 7 đều đã quen thuộc với giáo viên ,riêng bước 8 đòi hỏi phải có kĩ thuật như sau:

Dùng tỉ số: S=(R-RB)/T Trong đó:RA =số học sinh làm đúng trước khi giảng dạyRB=số học sinh làm đúng sau khi giảng dạy,T=tổng số học sinhlàm trắc nghiệm 2 lầnhoặc tính phần trăm học sinh đúng trên tổng số học sinh tham gia trả lời câu hỏi

Qua kết qủa điều tra bài 39,tôi có nhận xét sau:

Câu 1a: S = 1/24. Câu này 66,67% trả lời đúng truớc và sau, cho biết hiệu quả giảng dạy chưa cao. Câu 1b: S = 6/23. Câu này 81,4% học sinh đã trả lời đúng sau khi học nên đây là câu tốt và hợp lí,một số học đã trả lời sai lúc chưa học và đúng sau sau khi học cho thấy việc giảng dạy có hiệu quả tương đối. Câu 2: S = 1/27. câu này 74,1% học sinh đã trả lời đúng cả trước lẫn sau khi học nên đây là câu dễ và việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả. Câu 3:S=-3/25 cho thấy học sinh học kém,hoạc do giáo viên dạy sai. từ đó,rút ra kết luận:tư duy của học sinh chưa sâu, kiến thức về suất điện động cảm ứng chưa được chắc (khoảng 5-8 học sinh:Trịnh huyền Trang,Nguyễn Thanh Hà,Nguyễn Ngọc Trâm,Hồ Hoàng Nam ,Phạm Ngọc Liên cần lưu ý kèm cặp) v à rút kinh nghiệm là giáo viên cần bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu,kèm cặp những chỗ học sinh còn yếu. Qua kết quả điều tra bài 41, các câu hỏi đều cho S=0 chỉ chứng tỏ học sinh quá giỏi hoạc đã được học trước,mục tiêu bài học đặt ra là quá thấp,bản điều tra không đạt được mục đích ban đầu. Qua kết quả điều tra bài 44,tôi thấy rằng:câu 1 và 2 đều cho S= 1/14 nhưng phần trăm học sinh trả lời đúng cao nên rút ra là câu hỏi vẫn quá dễ,học sinh qúa giỏi. Câu 3 và 4 cho S=1/17 nhưng phần trăm học sinh trả lời đúng thấp nên nhận xét là hiệu quả giảng dạy không đạt hoạc câu hỏi lại quá khó. sau khi rút ra kinh nghiệm từ 3 lần điều tra trên,tôi đã tiến hành soạn câu hỏi cho bài điều tra 45 về phản xạ toàn phần và đã thu được những kết quả rất tốt khẳng định đây là một trong những mẫu điều tra hiệu quả. Kết quả là :c âu1 S=5/39,là câu trắc nghiệm tốt và hợp lí,số học sinh trả lời đúng lần 2 tăng đáng kể cho thấy hiệu quả giảng dạy. Câu 2 S= 7/39,nhưng 82% học sinh vẫn sai cho thấy phần kiến thức này đa số học sinh chưa nắm được,quá khó,giảng dạy chưa hiệu quả. Câu 3:S=12/39 cho thấy là câu hỏi tốt và hợp lí,hiệu quả giảng dạy cao.

Qua những kết quả điều tra,tôi có rút kinh nghiệm hoàn thiện quy trình đánh giá sao cho khi áp dụng thực tiến đạt hiệu quả mong muốn là:Việc nhận xét kết quả điều tra cho chúng ta những kết luận và từ đó phải có những điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học ngay sau mỗi bài họcthì mới đạt mục đích ban đầu. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đánh giá xếp theo mức độ quan trọng là: Độ chính xác, độ khó phù hợp đối tượng của câu hỏi điều tra,sự tham gia ủng hộ của học sinh,các yếu tố thời gian,không gian,tâm lí buổi điều tra. . . Những chú ý khi soạn câu hỏi điều tra là:số lượng câu hỏi hay độ dài bản điều tra phải phù hợp với thời gian cho phép,mục tiêu câu hỏi phải phù hợp với trình độ của học sinh,bám sát mục tiêu bài học ,không quá dễ,quá khó thì hiệu quả đánh giá mới cao. Ngoài ra,giáo viên nên nói trước với học sinh mục đích điều tra,tạo tâm lí thoải mái,làm việc nghiêm túc,có trách nhiệm. Ngoài ra tính khách quan của kết quả điều tra cũng cần phải đảm bảo trong trường hợp sử dụng kết quả điều tra để đánh giá,xếp loại gìơ giảng của giáo viên.



Đề tài đã xây dựng và hoàn thiện một quy trình kiểm tra đánh giá theo tiến trình làm công cụ đáp ứng mục đích tự đánh giá gìơ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Tôi đã tham khảo từ nhiều tài liệu và thấy dây là một trong những đề tài mới mẻ, ít người đã làm và tại Việt Nam thì chưa ai làm. Ngoài ra,những kết quả nghiên cứu từ thực tiễn áp dụng cùng với những kinh nghiệm quí báu đã giúp tôi hoàn thiện qui trình tăng tính khả thi của nghiên cứu. Cá nhân tôi tin rằng việc áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy trong nhà trường phổ thông là hoàn toàn khả thi và sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu người thực hiện theo đúng qui trình và chú ý đến những kinh nghiệm trên của tôi. Tôi hy vọng đề tài này chỉ là một sự khởi đầu,sẽ còn có nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn về vấn đề mới mẻ này. Qua đây,tôi xin đưa ra vài kiến nghị để quí vị tham khảo:các nhà trường nên đưa vào yêu cầu lên lớp của giáo viên có sử dụng qui trình trên,giáo viên nên ứng dụng qui trình này khá thường xuyên để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Cuối cùng,tôi mong được sự đóng góp của các nhà chuyên môn về kiểm tra đánh giá và những ai quan tâm về vấn đề này để đề tài hoàn thiện hơn.

tải về 19.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương