Sinh sản nhân tạo cá LĂng chấm hemibagrus



tải về 0.85 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu02.08.2022
Kích0.85 Mb.
#52780
  1   2   3   4   5   6   7   8
3787-Article Text-10994-1-10-20170606



Tạp chí Khoa học–Đại học Huế 
ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 69–76
 
* Liên hệ: huutienle@gmail.com 
Nhận bài: 14–09–2016; Hoàn thành phản biện: 15–12–2016; Ngày nhận đăng: 12–4–2017 
SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ LĂNG CHẤM (HEMIBAGRUS 
GUTTATUS LACÉPÈDE, 1803) TẠI QUẢNG BÌNH 
Lê Văn Dân, Lê Tiến Hữu*
 
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích hoàn thiện quy trình sản xuất giống để phát triển nuôi ở tỉnh 
Quảng Bình và góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Lăng chấm nói chung. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích 
thước thành thục sinh dục lần đầu của cá khi nuôi trong ao đất có chiều dài là 66 cm và khối lượng trung 
bình là 2,87 kg với cá cái; 74 cm và 3,53 kg với cá đực. Mùa vụ sinh sản cá Lăng chấm nuôi trong ao bắt 
đầu từ tháng 4 đến đầu tháng 6. Tỷ lệ thành thục cao nhất đạt 100 % ở cá đực và 67 % ở cá cái vào tháng 6. 
Tổ hợp chất kích thích phù hợp để sinh sản cá Lăng chấm là LRHa + Dom trong liều quyết định hiệu quả 
nhất là (30 μg LRHa + 6 mg Dom)/kg cá cái. Ở nhiệt độ 26–28 
o
C, thời gian hiệu ứng của cá Lăng chấm là 
22–25 giờ, tỷ lệ đẻ đạt 100 %. Sức sinh sản thực tế của cá Lăng chấm từ 3.146–4.195 trứng/kg cá cái. Thời 
gian nở của trứng dao động từ 68 –72 giờ ở nhiệt độ nước 26–28 
o
C. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trung bình 
đạt 48,3–54,4 % và 38,2–47,3 %. Năng suất cá bột trung bình dao động từ 579–966 con/kg cá cái. 
Từ khóa: cá Lăng chấm, hormone sinh dục, sinh sản nhân tạo, thành thục 

Đặt vấn đề
Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) phân bố chủ yếu hầu hết các sông, 
suối lớn, trên toàn hệ thống sông Hồng, sông Đà và các sông lớn ở phía Bắc như sông Thái 
Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Lam (Mai Đình Yên, 1978, 1983). Đây là đối tượng nuôi 
kinh tế, có chất lượng thịt thơm ngon, giá bán cao. Tuy nhiên, sản lượng khai thác loài cá này 
liên tục sụt giảm do môi trường sống suy thoái và khai thác quá mức; loại cá này được Sách Đỏ 
Việt Nam xếp vào mức nguy cấp bậc 2, mức cần bảo vệ gấp (Bộ Khoa học – Công Nghệ và môi 
trường, 1992). Từ thực tế đó, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Lăng chấm, gia hóa trong 
điều kiện nuôi là biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác bảo tồn loài cá này thoát khỏi nguy cơ 
tuyệt chủng. Các nghiên cứu trước đây được thực hiện nhằm mục đích bảo tồn và đưa loài cá 
mới này vào tập đoàn cá nuôi. Từ những năm 2000 Viện nuôi trồng thủy sản I đã chuyển giao 
một số công nghệ nuôi thương phẩm, sản xuất giống cho các trung tâm giống cá ở Nam Định, 
Hà Nội và các khu vực lân cận (Phạm Báu và ctv., 2000). Tuy nhiên, ở khu vực miền Trung, đối 
tượng này hầu như chưa phổ biến rộng rãi. Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung, có 
diện tích tiềm năng mặt nước ngọt rộng lớn (khoảng 11.000 ha), có nhiều điều kiện thuận lợi để 
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt với nhiều đối tượng nuôi truyền thống như cá 
Chép, Trắm, Rô phi. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi, nghiên cứu nuôi vỗ và sản xuất giống 
nhân tạo cá Lăng chấm với nguồn cá bố mẹ được nhập từ miền Bắc, từ đó, cung cấp cá giống, 
chuyển giao công nghệ cho người nuôi, đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị trường, góp phần bảo 
vệ nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi cá Lăng chấm nói riêng là rất cần thiết.


Lê Văn Dân và Lê Tiến Hữu 
Tập 126, Số 3C, 2017 
70 

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương