Sách Tự Thú của Thánh Augustinô Bản dịch của Lm. Ngô Tường dzũng, Texas, usa



tải về 360.07 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích360.07 Kb.
#33345
  1   2   3   4   5   6

Sách

Tự Thú

của Thánh Augustinô

Bản dịch của Lm. Ngô Tường DZũng, Texas, USA


Lời Giới Thiệu

Năm 354, trong thành phố nhỏ tên Tagaste, nay là Souk-Ahras trong nước Algérie ngày nay, lúc đó thuộc tỉnh Numidia trong đế quốc Roma, một nhân vật danh tiếng trong lịch sử Kitô giáo ra đời. Tên ngài là Augustin thành Hippo. Dù không phải là người Công giáo ngay từ lúc mới sinh ra, ngài đã lãnh phép rửa tội vào năm ngoài 30, và làm linh mục, giám mục, thần học gia có ảnh hưởng lớn lao và thành lập tu viện Augustin.


Giáo Hội Công giáo luôn công nhận tầm quan trọng của thánh Augustin và phái Tin lành như Luther cũng chịu ảnh hưởng của ngài trong việc học hỏi Thánh Kinh cũng như thần học. Thánh Augustin chết tại Hippo nơi ngài làm giám mục trong khi quân Vandals bao vây thành phố năm 430.



Dù cho thánh nhân là học giả Kitô giáo lớn lao, nhưng cuộc sống và hoàn cảnh cuộc sống của ngài trong thế giới La Mã thế kỷ thứ IV không có gì xa lạ với tư tưởng thần học và khoa học hiện đại. Tuy nhiên thánh Augustin vẫn hiện đại và hợp thời, vì con người trong thời đại nào hay thuộc nền văn hoá nào đều đặt ra những vấn đề như nhau và cùng vật lộn với những nỗi khó khăn như nhau, vì đó là con người. Câu chuyện cuộc đời thánh Augustin được thành thực kể lại trong sách Tự Thú sẽ cho ta thấy ngài giống chúng ta.



Thực ra những vấn đề thần học làm cho thánh Augustin phải băn khoăn thì cũng làm cho chúng ta phải thao thức. Khi còn trẻ ngài theo phái Mani. Trong thời gian mấy năm trời ngài chủ trương thế giới có hai lực lượng tốt và xấu tranh dành nhau. Phái này không quan niệm Chúa là một nhân vị lại càng không thể chấp nhận việc Thiên Chúa làm người nơi Chúa Giêsu. Ngài lưu ý tới ý nghĩ về thiên Chúa và mối liên hệ với vũ trụ vật chất. Ngài cũng lưu tâm vấn đề nguồn gốc sự dữ mà phái Manichée không thể giải đáp thoả đáng. Phái này tin vào thuyết nhị nguyên nghĩa là có hai lực lượng tốt và xấu tranh chấp trong con người và vũ trụ. Augustin nhìn vào lòng mình và cũng đặt câu hỏi như thánh Phaolô: "Ai cứu tôi khỏi thân xác hay chết này". Ngài luôn chiến đấu để giữ mình trong sạch nhưng luôn thất bại và cảm thấy bất lực không thể cải thiện.



Tuy nhiên trong sách Tự Thú của ngài, chúng ta thấy có những vấn đề hiện đại. Augustin sống trong một xã hội tôn thờ nhà nước và sự thành công. Ðôi khi coi võ lực như là một quyến rũ một việc giải trí. Coi trọng thể thao và coi nhẹ tinh thần. Trong kinh nghiệm của Augustin cũng có bạo động băng đảng, dục tình khai phóng, quá coi trọng dư luận quần chúng, không muốn chủ trương theo thiểu số những vấn đề về nguyên tắc luân lý, mê bói toán, và coi thường phụ nữ. Khi ta đọc sách của Ngài, ta thấy được con người và thấy ngài giống ta. Chúng ta cũng phải đương đầu với hầu hết những vấn đề luân lý ngài phải đương đầu. Những cơn cám dỗ mà ngài chịu thua hay thường nhượng bộ thì cũng đã đánh gục chúng ta. Về vấn đề con người thực ra không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời.



Nhưng cuộc hành trình tâm linh của ngài mới là cuộc hành trình của mỗi người chúng ta. Ngài đã không được sửa soạn cho một thế giới Kitô giáo. Ngài muốn mọi sự đều hoàn hảo nên ngài muốn biết Chúa. Chúng ta cũng đi theo ngài trên con đường khúc khủyu và đau đớn. Dần dà không còn lối thoát. Và trong nhiều năm ngài đã không thể mở lòng cho những đòi hỏi luân lý và tinh thần của phúc âm. Là một nhà tưởng ngài cho rằng chướng ngại thứ nhất thuộc lãnh vực lý trí. Sau cùng trong khu vườn tại Ý ngài đã tìm ra ngăn trở chính là luân lý và ý chí. Không thể nào hiểu hoàn toàn về đức tin, chỉ là phó thác trọn vẹn và sẵn sàng dứt khoát với tội lỗi.



Giáo Hội trong thế kỷ thứ IV đang ở ngã ba đường. Sau thời sơ khai và cơn bắt đạo dữ dằn, đạo Công giáo đã có mặt hầu hết trong đế quốc Roma. Thánh giá đã mang lại nhiều chiến thắng nhất là cuộc trở lại của hoàng đế Constantine. Nhưng chiến thắng cũng mang theo hậu quả. Giáo Hội bị lệ thuộc nhà nước.



Giáo Hội vẫn có kẻ thù và kẻ thù còn ghê gớm hơn. Giai cấp trưởng giả Roma đã quay về với tôn giáo ngoại đạo. Nhiều lạc phái nổi lên như phe Ario chối bỏ sự nhập thể của Chúa Giêsu và phái Manichee. Dù sao làm một người Công giáo không nhượng bộ không phải là chuyện dễ dàng và lúc nào cũng thế.



Nhưng Giáo Hội hiện hữu, có của cải và quyền lực cũng như ảnh hưởng. Thay vì thi hành lời Chúa rao giảng cho muôn dân Giáo Hội quay về những vấn đề nội bộ với nhiều sai lạc tôn giáo hay triết học. Giáo Hội thời Augustine có quan điểm lạ lùng về phép rửa tội. Nhiều người cho rằng tội phạm sau khi rửa tội là tội không thể tha thứ. Do đó người ta chỉ rửa tội khi gần chết hay càng muộn càng tốt để tránh cho khỏi phạm tội sau khi đã được rửa tội. Chính Augustine không có quan niệm như thế và ngài đã có ảnh hưởng trong việc bãi bỏ quan niệm đó. Ngài và con trai được rửa tội cùng một lúc trong khi cha ruột của Ngài là Patricius chỉ được rửa tội khi gần chết.



Giáo Hội thời đó đang bị giằng co bởi hai khuynh hướng, một đàng muốn giữ lại sự đơn sơ của phúc âm, thống hối, tin tưởng và phép rửa, đàng khác muốn có một Giáo Hội lớp lang có tổ chức có nghi thức và luật pháp khi đó những sứ điệp căn bản ban đầu có cơ bị lu mờ. Trong sách của Ngài cho ta thấy tình trạng đó. Và Ngài đã dành phần lớn thời gian cho việc đề cao tinh thần phúc âm nguyên tuyền. Giáo Hội trong thời ấy cũng bị ảnh hưởng do tinh thần canh tân phát xuất từ Ai cập và chính Augustin cũng bị ảnh hưởng tinh thần đó. Ảnh hưởng lớn nhất đến từ thánh Phaolô và giám mục Milan, thánh Ambrosio cũng không bằng ảnh hưởng của bà mẹ là nữ thánh Monica. Sách tự thú là một bằng chứng về sự can đảm tính tình và niềm tin của người phụ nữ kỳ diệu này. Trong giai đoạn mà người phụ nữ bị coi như đồ chơi hay thuộc quyền sở hữu của chồng, bà luôn tin rằng con và chồng của bà sẽ có ngày lãnh nhận đức tin. Bà cầu nguyện và ăn chay, khóc lóc và lo lắng nhưng nhất là bà làm gương về cuộc sống Kitô hữu. Bà thầm lặng, tử tế và đơn sơ.



Augustin trở lại vào năm 386 khi làm giáo sư tu từ tại Milan. Nhà thờ thánh tích triết gia hay bạo chúa đều qua đi nhưng niềm tin mà Augustine tìm thấy vẫn tồn tại. Niềm tin là ơn sủng do Chúa ban. Có ơn sủng là qua niềm tin, điều này đã mạc khải cho Augustin cũng như cho Luther và Wesley. Ngài đã nuôi dưỡng niềm tin cũng bằng những bí tích chúng ta chịu ngày hôm nay. Ngài đọc Thánh Kinh, nhất là Thánh vịnh và thư thánh Phaolô, khi mới trở lại. Ngài đã được rửa tội như chúng ta. Ngài cũng tìm kiếm cũng một ơn Thánh Thần như chúng ta. Ngài cũng mong ước và nhìn thấy sự trở lại của bạn hữu. Những dòng sau đây rút ra từ cuốn tự thú của thánh Augustin. Tuy nhiên được xếp đặt cho bạn đọc thời nay. Hi vọng bạn đọc nhất là những người trẻ tuổi tìm được nơi đây tiếng vọng của tâm hồn mình và qua đó tìm được con đường hạnh phúc.

Dallas ngày lễ thánh Augustino, 28-8-1990


Ngô tường DZũng.

(C) Copyright 1990 by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, USA.


PHẦN I
Chương 1
Thời niên thiếu


Augustin lớn lên trong một thành phố miền Bắc phi thuộc đế quốc Roma. Cha ngài một công chức tên là Patricius lúc chết mới được rửa tội. Hình như Augustine không kính trọng cha mình cho lắm vì những điều nhắc đến cha trong cuốn tự thú đều là những lời chê bai. Tuy nhiên thánh nhân biết ơn ông vì như bao nhiêu cha mẹ Việt nam, muốn cho con có một nền giáo dục đầy đủ. Ngài học tại Madaura cách nhà 20 dặm và vì học giỏi nên được du học tại Cathage.


Trong chương này ta thấy Augustine trong thời gian chưa đi Carthage. Dĩ nhiên những biến cố này có tính cách hồi ức. Ðây là cảm nghĩ của vị giám mục lớn tuổi nghĩ về thời thơ ấu của mình . Vì thế có những bài giảng nho nhỏ chỉ cho thấy những sai lầm của tuổi thơ và những dại khờ của tuổi thanh xuân.



Có hai đặc điểm đáng lưu ý. Như những cậu mới lớn Augustin bị lo âu về hiện tượng dậy thì. Ngài không chấp nhận kiểu nói chơi của cha ngài và hình như coi như mẹ ngài cũng không để ý. Chúng ta cũng không biết trong thời ấy người ta nghĩ như thế nào. Nhưng có lẽ sự lo lắng về dục tình làm cho ngài luôn khắc khoải đã khởi đầu trong thời gian này.



Một điểm thứ hai là lương tâm nhậy bén của ngài. Chúng ta không nghĩ rằng đây là quan niệm của một người trung niên cho ta thấy cảnh một cậu bé 16 phải hối hận giày vò vì ăn trộm vài trái đào của người hàng xóm. Phần lớn bạn bè của cậu đã quên điều đó vào lúc cuối tuần. Nhưng ta thấy 27 năm sau Augustin còn hối hận về chuyện đó. Từ kinh nghiệm đó chúng ta có thể rút ra nhiều bài học cho độc giả ngày nay.


1. Ðam mê sai lạc của tuổi 16.

Khi tôi được 16, cuộc đời tôi đến một khúc quanh. Bạn bè tôi đã thấy tôi bị nguy hiểm trở thành kẻ vô luân, nhưng thay vì khuyến cáo tôi, hay nói về hôn nhân như một giải quyết hợp lý, thì họ chỉ lo cho tôi trở thành nhà hùng biện, giàu có và danh tiếng.

Cha tôi không giàu hay danh giá nhưng ông rất rộng rãi với tôi và trả tiền cho tôi du học tại Carthage. Tôi không phê bình ông và cũng không vô ơn vì nhiều cha mẹ giàu có hơn ông nhưng lại không làm gì cho con cả. Nhưng tôi phải nói là ông không lo gì cho cuộc sống luân lý của tôi cũng như việc không có niềm tin Kitô giáo của tôi. Không có gì là giá trị chỉ cần tôi trở thành con người có học. Thực là một ước vọng hão huyền.

Cha tôi biết tôi không còn là đứa nhỏ nữa. Như thế là ông có thể có cháu nội. Ông hãnh diện vì tôi thành đàn ông. Tôi nghe ông cười phở lở với mẹ tôi dù cho lúc đó ông đang say rượu.


Ðúng ra lúc đó ông đang học đạo. Nhưng mẹ tôi là người đạo dòng bà phải thấy nguy hiểm đó rất rõ ràng. Bà biết tôi chưa là một kitô hữu và lo lắng vì thấy cuộc sống tôi cứ như thế khó mà quay trở lại.


Bà thường bảo ban tôi và điều bà nói, bây giờ tôi biết rõ là chân lý của Chúa. Nhưng bà không cấm cản tôi một phần vì bà theo chồng và đàng khác bà cũng đặt hi vọng nơi tôi rất nhiều. Không hi vọng về cuộc sống tinh thần nhưng về danh tiếng trong đường học vấn. Cả hai thúc đẩy tôi theo học, cha tôi vì ông không nghĩ gì đến Chúa, còn mẹ tôi thì bà hi vọng tôi học giỏi sẽ tìm ra Chúa. Họ có những lý do lẫn lộn và những tham vọng ưu tiên sai lạc. Ðó chỉ là thứ tham muốn thường tình cho tôi, nhưng rất nguy hiểm vì đạt mục đích.




2. Tại sao ta phạm tội ?

Khi tôi được 16 tuổi bạn bè tôi và tôi thường rong chơi vào vườn bên cạnh có cây lê sai trái. Chúng tôi thường rung cây cho trái lê rơi xuống đất. Chúng tôi không thèm ăn mà ném cho lợn. Ðiều thích thú không phải là những trái lê đó mà chính là niềm vui vì đã lấy trộm. Thực là hình ảnh của tội nhân loại.


Không thể chối bỏ tội lỗi trong cuộc sống hàng ngày. Vàng bạc làm chói loà con mắt. Ðụng tới xác thịt con người thì ấm áp và thích thú. Ðược khen hay thi hành quyền bính trên kẻ khác cho chúng ta nhiều thoả mãn. Và không có gì là sai lạc tự nội tại trong khả năng của con người được sảng khoái.


Nhưng chúng con không được điều mang lại khoái lạc khi chúng con không thèm biết đến luật Chúa, Chúa ơi hay vi phạm luật đó. Tội sẽ phát sinh khi tìm kiếm cái tốt nhỏ bé nhưng coi như mục đích cuộc đời. Khi tìm kiếm tiền bạc, cảm tình hay quyền lực bằng phương pháp thái quá sẽ sinh ra tội lỗi.


Như thế khi ta hỏi mình tại sao trong trường hợp đó, chúng ta phạm tội thì có hai câu trả lời. Hoặc là chúng ta muốn được cái không có hay ta sợ mất cái ta có. Chẳng hạn khi giết người. Một ngừơi giết người khác. Có phải vì muốn đoạt vợ hay điều gì khác mà họ có và họ sửa soạn để có ? Hay họ sợ người khác đoạt vợ hay của cải và địa vị của họ.


Tôi giả thiết còn thêm lý do để trả thù nữa. Chúng ta không thể tin là người đó giết chỉ vì khoái giết. Chúng ta giết có lý do quan trọng. Phần lớn có liên quan đến khoái lạc thế tục, vẻ đẹp của vàng bạc, danh dự hay tình trạng trước mắt thế gian, khoái lạc khi va chạm xác thịt, niềm vui làm bạn với con người và những liên hệ của cải.


Những cái đó mang lại khoái lạc và có vài điều tốt lành, có thể hoàn toàn tốt lành nếu được nó không vi phạm ý Chúa hay luật ngài. Nhưng theo đuổi chúng chỉ vì chúng là tà dâm tinh thần : tìm chính khoái lạc cho mình, buông thả cho mình, và xa cách Thiên Chúa. Hãy lấy vài thí dụ. Kiêu ngạo lo làm cho ta lên đỉnh cao. Nhưng trên đỉnh cao không còn chỗ trống. Có Chúa ở đó và Chúa rất tối cao. Tham vọng dẫn ta tìm quyền lực và vinh quang nhưng vinh quang quyền lực là của Chúa, Chúa ơi. Những người lăng loàn tìm trong vô vọng tình yêu đáp trả nhưng không thể tìm thấy tình yêu Thiên Chúa được trao ban tự do và không có điều kiện.


Có người tìm sự đơn sơ và vô tội (tuy nhiều khi cái họ kiếm tìm chính là dốt nát ngu muội) Tuy nhiên không có gì đơn giản bằng Chúa cũng không ai vô tội như Chúa luôn chống lại sự dữ. Người lười tìm nghỉ ngơi nhưng chỉ có nghỉ ngơi thực trong Chúa. Có người luôn tìm kiếm khoái lạc trong kinh nghiệm cảm giác nhưng chỉ có khi ở bên phải ngài mới có khoái lạc vĩnh cửu. Lòng ta khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên bên Chúa. Chúng ta thường lẫn lộn quảng đại với phung phá nhưng Chúa là Ðấng rất quảng đại lại không phung phí gì cả. Ta mong có của nhưng Chúa đã có mọi sự. Chúng ta buồn vì đánh mất cái ta ưa thích. Ta quên là chỉ trong cõi vĩnh cửu mọi sự mới thuộc về ta mãi mãi.


Nói cách khác, tội xuất hiện khi ta có một khát khao tự nhiên hay ao ước hay tham vọng và cố gắng trong vô vọng thoả mãn không cần Chúa. Không những đó là tội nhưng còn làm sai lạc hình ảnh Chúa trong ta. Tất cả những điều tốt lành đó và mọi sự yên ổn của ta chỉ có thể tìm thấy chính đáng và hoàn hảo nơi Ngài.



3. Chúa thương ta hai lần

Làm sao người khác có thể làm chuyện tôi đã làm: thích thuú vì điều sai quấy chỉ vì nó sai quấy? Tôi ăn trộm trái lê mà tôi không thích nhưng tôi thích thú vì hành động ăn trộm. Lạy Chúa con cám ơn Chúa vì đã tha thứ cho mọi hành vi xấu của con.

Và con cám ơn Chúa vì lòng nhân từ và ơn sủng đã gìn giữ con khỏi những tội xấu xa hơn vì chắc chắn người phạm tội nhẹ có thể phạm những tội còn lớn lao hơn là ăn trộm vài trái lê, không chỉ muốn những hậu quả tội lỗi mà còn chỉ khoái trá vì đã phạm tội. Vì thế con tạ ơn Chúa đã tha tội cho con, những tội con đã phạm mà vì cả những tội con có thể phạm mà nhờ Chúa giúp con đã không phạm.

Làm sao con người có thể tự hào là do sức mạnh tinh thần của mình mà họ có thể trong sạch và vô tội? Sao họ không ý thức sự yếu đuối nội tâm và họ yếu đuối biết bao trước cơn cám dỗ? Trong mọi trường hợp, kết quả của sự tự tín đó là họ không biết ơn Chúa. Họ yêu Chúa ít vì họ không biết Chúa yêu họ như thế nào. Chúa không chỉ tha thứ tội lỗi mà còn giải thoát họ khỏi tội. Cả hai hành động cho thấy Chúa thương họ. Thương người làm quấy và cũng thương người có thể làm quấy nhưng nhờ ơn Chúa họ không làm.




4. Bạn bè xấu

Nghĩ lại tôi thấy không bao giờ tôi ăn trộm trái lê nếu chỉ có mình tôi. Tôi thực sự sướng run lên khi ăn trộm nhưng còn thích thú vì cả nhóm bị kích thích. Tôi không tin mình có thể ăn trộm trái cây nhưng vì bè bạn tôi đã làm chuyện ấy.


Tôi không nói mình không có khả năng phạm tội do chính mình, nhưng trong trường hợp này,không có thoả mãn hay phần thưởng cá nhân, và như thế không có lý do thúc đẩy cá nhân. Như tôi đã nói tôi không thích trái lê.


Vậy tại sao có bạn bè lại làm cho ứơc ao có hành động ấy? Không phải tôi ưa thích bạn bè cách đặc biệt hay vui thích khi có họ. Nhưng cùng làm thì thú vị lắm. Chúng tôi cười ngả nghiêng và tưởng tượng ra cái cảnh chủ nhân sẽ nói gì khi thấy như thế. Chúng tôi cùng tự hào về phương pháp chúng tôi làm hay hơn và đi khỏi với kỳ công đó.


Những chuyện đó không xảy ra cho chúng tôi vì chúng tôi. Chúng tôi không cười nhiều vì chúng tôi hay tự hào vì chúng tôi. Nhưng khi lũ nhãi ở với nhau điều thích thú trước nhất sẽ dễ trở thành điều tàn ác, quá đáng hay xấu xa. Không có lý do hay động lực nào hơn là sợ khác người, sợ cô độc, hay bị coi là hèn nhát. Chúng tôi xấu hổ vì mình không có gì phải mắc cỡ.


Một lần nữa, đây là hình ảnh cho thấy bản tính nhân loại sa ngã, vì tình bạn hay sự thân ái, là hồng ân của Chúa, có thể dễ dàng trở nên xấu xa. Như thế tình bạn có thể quyến rũ ta và lôi kéo ta sai lạc.


Còn lạy Chúa người làm bạn với Chúa sẽ cảm thấy niềm vui. Làm bạn với Chúa sẽ có thoả mãn an ninh và hạnh phúc. Còn không làm bạn với Chúa, như tôi đã khám phá ra trong những ngày xa xưa tăm tối, cuộc sống chỉ là sa mạc khốn khổ.


Chương 2
Vật lộn với chân lý


Chương này kể lại giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Augustin, những năm học ở Carthage. Tại đây qua những tác phẩm của Cicero ngài học biết là việc theo đuổi sự khôn ngoan quan trọng hơn uy tín hay của cải vật chất. Ý nghĩ này không bao giờ rời xa ngài, và thực sự đã trở thành căn bản cho việc tìm kiếm chân thành chân lý trong suốt cuộc đời ngài.


Nhưng cũng tại Carthage, khi chỉ mới có 17 tuổi, Augustin có người yêu. Một năm sau cô này mang thai và sinh ra người con tên là Adeodatus. Từ đó, dù cho đôi khi ngài khinh bỉ mình về chuyện đó, ngài thấy mình không có thể sống không có bồ. Ngài trung thành với người yêu đầu đời này trong vòng 15 năm dù sau này khi định lập gia đình ngài chọn cô khác. Sự yếu đuối này theo ngài là gánh nặng thường xuyên cho Ngài và đôi khi là chướng ngại cho việc trở lại. Augustin làm thày giáo một thời gian ngắn trong thành phố quê hương khi một người bạn chết gây cho ngài một ấn tượng mãnh liệt. Rồi khi có "job" thơm tại Roma, ngài đã sống nhiều năm sôi động với một nhóm bạn bè tại đây. Họ coi mình như những người tìm kiếm chân lý nhưng theo ngài "họ không cho rằng trí khôn của họ là món quà của Chúa".



Phái Manicheism Augustin theo một thời gian chỉ là Kitô giáp thoái hoá bác bỏ mọi ý niệm về Thiên Chúa hiện diện trong vật chất hay con người. Như thế Augustin coi việc nhập thể, với hình ảnh Thiên Chúa mang lấy thân xác con người nơi Chúa Giêsu, ngôi lời nhập thể, là một chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Manicheism chỉ là một trong các lạc giáo trong thời đó, và khi Monica cầu nguyện cho Augustin tìm thấy mái ấm trong Giáo Hội Công giáo, bà nghĩ là Giáo Hội này vẫn trung thành với giáo huấn các tông đồ, chính thống, Giáo Hội của kinh thánh luôn đứng vững trước những tư tưởng lạ kỳ hay chóng qua.



Cuối chương ta thấy Augustin bước thêm một bước: đoạn tuyệt phái Manicheism. Rồi có job mới quan trọng ở Milan ngài bị ảnh hưởng của giám mục Ambrose và quyết định học đạo.


5. Chân lý quan trọng

Khi tôi học tu từ ở Carthage tôi đọc cuốn sách của triết gia Cicero. Tôi đọc cuốn ấy vì người ta cho rằng văn chải chuốt và lý luận có tính cách thuyết phục và tôi đang muốn có những tài năng đó. Ðiều tôi không ngờ là ảnh hưởng của cuốn sách này trong cuộc đời tôi. Tôi phải nói không phóng đại là cuốn sách đã thay đổi toàn thể thái độ của tôi về cuộc sống.


Cuốn sách nhan đề Hortensius và thực sự là lời kêu gọi độc giả yêu mến sự khôn ngoan hay điều mà người hi lạp gọi là "philosophia". Hậu quả của cuốn sách thực bi thương cho tôi vì kích thích những khát vọng tôi chưa hề có bao giờ. Tôi thấy sự hùng biện, nói như thế nào, không quan trọng bằng chân lý, điều ta nói. Nói cách khác cách nói là phụ thuộc điều ta nói mới là chính yếu.


Cicero đã cho tôi lòng khao khát mạnh mẽ bỏ đi những sự vật vật chất hay thế tục để theo đuổi sự khôn ngoan. Tiếng hi lạp Philosophia có nghĩa là yêu mến sự khôn ngoan và tôi bị lay chuyển, ngay cả bị thiêu đốt, không phải về những sự tin tưởng này kia, nhưng vì tình yêu tìm kiếm khám phá ra và giữ vững chân lý dù chân lý như thế nào.


Lúc đó tôi được 19 tuổi và mẹ tôi chu cấp tiền nong, cha tôi đã qua đời trước đó hai năm. Mẹ tôi mua cho tôi tài hùng biện nhưng Cicero thuyết phục tôi có điều còn quan trọng hơn văn thể. Lúc đó tôi bắt đầu vươn lên ra khỏi vực thẳm tôi đã rớt xuống. Tôi chưa biết thư của thánh Phaolô hay kinh thánh, với lời cảnh cáo đừng để cho triết lý sai lạc phỉnh phờ chỉ theo truyền thống của nhân loại, nhưng Cicero cảnh cáo rằng có những thứ vô luân lý được mặc bằng những lý luận phỉnh phờ và kêu vang và cũng có tên là triết lý.


Chỉ có một điều làm tôi cẩn trọng không theo Cicero hoàn toàn: ông không nói gì về Chúa Kitô. Dù tôi chưa có đức tin nhưng tôi đã bú sữa mẹ với thánh danh đó.Tên ngài ăn sâu vào tâm tưởng tôi nên tôi không bao giờ hoàn toàn bị khuất phục với luận cứ nào dù bác học và hùng biện cách mấy, nếu không dành cho Chúa Kitô một chỗ trong cuộc tranh luận.


Hậu quả của việc đọc sách người không Công giáo này làm tôi quyết định đọc Thánh Kinh để xem sách này như thế nào và có thể giúp cho tôi tìm ra sự khôn ngoan hay không? Lúc đó tôi rất tự hào về việc đó. Thánh Kinh là cuốn sách dành cho những kẻ khiêm nhượng tuân phục những mầu nhiệm sâu xa của Chúa. Còn tôi thì đến với Thánh Kinh với việc phê bình và kết luận rằng Thánh Kinh không thể so sánh với Cicero về ngôn ngữ hay ý tưởng siêu việt.


Tôi đâu có biết Thánh Kinh không tỏ lộ mầu nhiệm cho những con mắt kiêu ngạo. Sự kiêu căng của tôi từ chối hạ mình. Tôi không nghĩ rằng Kinh thánh lớn lên với trẻ nhỏ từng bước, và tiến lên theo từng giai đoạn. Chân lý đơn giản cho người đơn sơ, chân lý sâu xa cho người trưởng thành. Tôi chắc chắn mình đã trưởng thành nên tôi đã mất mát.




6. Giấc mơ của mẹ

Khi còn trẻ từ chối niềm tin của mẹ và làm thất vọng cho lời cầu nguyện của bà, Chúa đã cho mẹ tôi một thị kiến. Xảy ra trong lúc mẹ tôi đang rất lo lắng về tôi, mẹ khóc cho tôi còn hơn bà mẹ mất đứa con một. Theo mẹ tôi đã chết, chết vì không tin, chết về tinh thần. Kết quả là bà không thể đem tôi ngồi cùng bàn ăn với bà hay về nhà. Bà không chịu nổi những câu nói lộng ngôn của tôi hay những sự đả phá của tôi.


Rồi trong một giấc mơ bà có một thị kiến. Bà thấy mình đang đứng trên sàn gỗ. Một thanh niên có thể là một thiên thần đến với bà. Bà đang lo lắng cùng cực về tôi; còn chàng trai có vẻ thân tình và tích cực. Anh ta hỏi bà có chuyện gì và bà cho hay mình đang lo lắng cho đứa con đang tiêu huỷ cuộc đời khi từ chối Thiên Chúa. Câu trả lời của chàng trai làm bà ngạc nhiên. Chàng đề nghị cho bà khỏi lo lắng nên quay lại và nhìn xem tôi đứng chỗ nào. Bà làm thế và sửng sốt thấy tôi đang đứng cạnh bà. Thiên thần chỉ cho thấy bà ở đâu tôi cũng ở đó. Bà coi lời nói của chàng trai như một bảo đảm trực tiếp từ Thiên Chúa là ngài đã nghe lời bà cầu xin cho tôi và mọi sự sẽ tốt đẹp.


Tôi tin là Chúa soi sáng cho bà trả lời cho tôi khi tôi bi quan giải thích giấc mơ. Tôi nói là như thế là một ngày kia bà cũng sẽ có tôn giáo như tôi dù cho là tôn giáo nào. Bà liền trả lời ngay: "Không, mẹ không nghe nói "anh ta ở đâu bà ở đó" nhưng "bà ở đâu anh ta sẽ ở đó".


Câu trả lời đó gây ấn tượng rất sâu xa cho tôi trong thời gian đó và tôi thường nhớ lại trong thời gian chín năm sau đó khi tôi đang đi trên con đường tăm tối của sai lầm và vô tín. Trong khi đó người phụ nữ đạo đức và trung thành tiếp tục cầu nguyện cho tôi, với nhiều lạc quan hơn, tuy cũng còn nhiều đau khổ và khóc lóc vì cuộc sống của tôi.Và lời cầu của mẹ tôi đã được nhận lời và một hôm tôi đã đứng tại chỗ bà đứng sau 9 năm phản loạn.




7. Giã từ thiên văn

Trong thời gian học tu từ tôi đi thi làm thơ. Trước khi thi tôi được một thày bói hỏi tôi trả ông ta bao nhiêu để ông thu xếp cho tôi thắng giải. Tôi thường ghét khoa học huyền bí nhất là việc giết con vật để xin ơn thần minh.


Tôi trả lời cho ông nói rằng nếu giá cả là vàng ròng và bất tử tôi cũng không đồng ý cho một con ruồi phải chết dù cho để tôi được giải. Dĩ nhiên tôi không có quan điểm theo Kitô giáo. Khác hẳn thế tôi lại là người chúa mê tín như những người theo khoa vô hình. Ðiều này đúng vì tôi theo khoa thiên văn. Tôi nghĩ rằng khoa này tốt hơn vì không phải cúng tế súc vật hay cầu nguyện với thần linh. Ðiều tôi không thấy là tại sao khoa thiên văn có liên quan đến căn bản trách nhiệm của con người. Chẳng hạn như nói "không phải lỗi tại tôi, do ngôi sao quyết định" hay Sao Venus, Saturn hay Mars đã định như thế, không phải do yếu đuối hay tội lỗi" Làm cho tôi chỉ là thịt và máu và hãnh diện vì sự hư hỏng không còn tội lỗi gì. Ðấng tạo dựng trời và tinh tú bị trách cứ trong bất cứ việc gì tôi làm. Và ai là Ðấng Tạo hoá đó nếu không phải là Chúa, trung tâm và nguồn gốc cho sự công chính?


Tuy nhiên trong thời gian đó tôi gặp một thày thuốc tên là Vindiciamus và tôi cảm phục ông. Lúc đó ông là tổng lãnh sự và trong khi còn tại chức ông trao giải thưởng cho tôi, đặt vòng thiên tuế trên đầu tôi. Chắc chắn đầu óc tôi cần một bác sĩ lưu ý, tuy ông không biết lúc đó.


Dù sao Chúa cũng dùng ông già đó kéo tôi ra khỏi tình trạng tự huỷ diệt. Ông nói chuyện có duyên. Ông không dùng một lời nào thừa thãi cả và có lương tri sống động quân bình cái trọng cái khinh cách hoàn hảo.


Khi ông thấy tôi mê tử vi ông khuyên tôi vứt lá số đi. Ông cho hay tôi nên dùng thời giờ cho những chuyện nên làm hơn là cho những chuyện vớ vẩn.


Ông kể cho tôi về kinh nghiệm của ông. Khi còn trẻ ông tính theo nghề tử vi. Ông học sách Hippocrates làm cho khoa tử vi thành giản dị. Tuy nhiên sau đó ông bỏ hoàn toàn và học y khoa. Lý do của ông rất đơn giản. Ông thích nghĩ mình là người lương thiện và như thế không muốn làm tiền bằng lọc lừa. Ông khám phá ra khoa tử vi luôn đánh lừa. Theo ông nói khoa này hoàn toàn bá láp.


Ông khuyên tôi bỏ khoa tử vi. Ông lý luận: "Nhất là tu từ là nghề của cậu và cậu có thể sống nhờ nghề đó. Cậu không nên thực hành nghề chuyên lừa lọc này; chỉ là thú tiêu khiển thôi. Hãy nghe lời người đã học nghề đó kỹ lưỡng, sống bằng nghề đó mà cũng phải bỏ như tôi."


Tôi chú ý đến sự lưu tâm của ông nhưng còn muốn biết tại sao khoa này sai lầm mà nói trúng thế. Ông nói đó chỉ là may ăn may vớ cũng vô lý như bói Kiều. Ðôi khi câu thơ có thể áp dụng, nhưng chung chung thôi. Nhưng chỉ là may rủi vì thi sĩ đâu có muốn hướng dẫn ta.


Lúc đó Vindicianus không thuyết phục nổi tôi. Tôi còn bị mê hoặc vì bao nhân vật thời danh sáng láng xem tử vi. Tôi thấy khó mà tin khoa này dựa trên sự may rủi. Nhưng ông đã gieo mầm mống hoài nghi trong lòng tôi.


Ít lâu sau tôi mới xác tín là Vindicianus và người bạn khác là ông Nebridius cả hai đều hoài nghi về giá trị khoa tử vi là đúng. Những trường hợp làm cho tôi kết luận như thế thật kỳ lạ.


Tôi có người bạn thân tên là Firminus đến giúp tôi. Anh muốn làm ăn khá giả và xin tôi chấm sao cho anh. Cũng như tôi anh đang học nghề tự do và tu từ, và cũng như tôi anh say mê tử vi nhưng cũng hơi nghi ngờ về khoa này.


Tôi đồng ý chấm sao cho anh nhưng thêm rằng tôi không còn tin là chính xác nữa. Anh mới kể cho tôi nghe câu chuyện của cha anh. Nhiều năm trước cha anh và người bạn học tử vi rất nghiêm túc. Họ cẩn thận đến nỗi luôn có mặt khi có ai sinh ra trong nhà để ghi chú giờ đúng và so sánh với lá số.


Khi mẹ Firminus có thai ông bạn của cha ông cho hay một đứa nô lệ gái cũng có thai. Họ quyết định theo dõi hai đứa trẻ sắp sinh ra rất cẩn thận, và so sánh hai lá số.


Hai đứa nhỏ sinh ra trong cùng một giờ tuy ở hai nhà khác nhau. Cả hai đều là con trai và một đứa tên là Firminus, bạn tôi sau này. Nhưng anh biết trong một thành phố xa khác có một chàng trai cùng tuổi cũng một lá số nhưng đang sống một cuộc sống khác hẳn.


Ðiều này làm Firminus khó chịu. Tại sao nếu hai đứa cùng sinh ra cùng một lá số mà có cuộc sống khác nhau như thế? Anh ta giàu có, có văn hoá, thành công, còn anh kia vẫn là nô lệ, nghèo khó, không được ăn học, và phải chật vật trong cuộc sống.


Nhưng tôi cho anh hay, tình trạng rất phức tạp. Ở đây chúng ta đoán xem anh ta có được công việc mong ước hay không. Nhưng tại sao lá số cho anh được mà lại không cho anh chàng nô lệ kia không được? Nếu có gì hữu lý trong khoa tử vi thì hai anh chàng phải có cuộc sống giống nhau, trái lại cuộc sống họ hoàn toàn khác nhau.


Kết quả thực rõ ràng. Khi tôi chấm sao cho Firminus tôi không thể cho anh lá số khác với tên nô lệ có cùng lá số và nếu khoa học này đúng thì, có cùng lá số tại sao đúng cho anh ta và sai cho tên nô lệ.


Ðiều này làm cho tôi nghĩ đến những người sinh đôi, cùng sinh trong một cung sao nhất là về Esau và Giacob trong sách Sáng thế, tại sao tính khí và định mệnh khác nhau như thế. Chúng tôi kết luận là tất cả đều vô lý.


Lạy Chúa, chắc hẳn, chỉ có chân lý trong tay Chúa. Không ai có thể nói "điều gì sẽ xảy ra?" Trong sự khôn ngoan tuyệt diệu của Chúa,Chúa quyết định kết quả cho những biến cố và định mệnh cho mỗi cá nhân.




Каталог: doc
doc -> Qctđhn 01: 2014/btnmt quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệP ĐỐi với bụi và CÁc chất vô CƠ trêN ĐỊa bàn thủ ĐÔ HÀ NỘI
doc -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
doc -> I. Quản lý sâu bệnh ở khu vực dự án Ô Môn – Xà No 4 II. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật 12 Chủ sở hữu có trách nhiệm liên hệ với một đại diện phê duyệt của tỉnh để truyền đạt các hướng dẫn và yêu cầu xử lý
doc -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
doc -> Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004
doc -> THỦ TƯỚng chính phủ
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
doc -> Sè: 90/2003/Q§-ub
doc -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính

tải về 360.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương