SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang5/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68

Tin kính Chúa Thánh Thần
152 243, 683 Người ta không thể tin vào Đức Giê-su mà không thông phần vào Thánh Thần của Người. Chính Thánh Thần mặc khải cho loài người biết Đức Giê-su là ai. Không ai có thể tuyên xưng "Đức Giê-su là Đức Chúa, nếu không nhờ tác động của Thánh Thần" (1Cr 12,3). "Thánh Thần thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa. Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thánh Thần của Thiên Chúa" (1Cr 2,10-11). Chỉ mình Thiên Chúa biết trọn vẹn về Thiên Chúa. Chúng ta tin vào Thánh Thần vì Người là Thiên Chúa.
232 Hội Thánh không ngừng tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỨC TIN
Đức tin là một ân sủng
153 552 1814 1996 2606 Khi Thánh Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, Đức Giê-su tuyên bố với thánh nhân rằng : "Phàm nhân không tài nào mặc khải cho anh điều ấy được, nhưng chính là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời đã mặc khải"(Mt 16,17) ( x. Gl 1,15; Mt 11,25). Đức tin là hồng ân của Thiên Chúa, là nhân đức siêu nhiên do Người phú bẩm. Để có được đức tin nầy, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và có sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng thúc đẩy và qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt tinh thần và ban cho "mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý" (DV 5).
Đức tin là một hành vi nhân linh
154 1749 2126 Chỉ có thể tin nhờ ân sủng và những trợ lực bên trong của Thánh Thần. Tuy vậy, tin vẫn là một hành vi đích thực của con người. Tin tưởng Thiên Chúa và gắn bó với những chân lý mặc khải không đi ngược với tự do và trí khôn con người. Ngay trong những giao tiếp giữa người với người, chúng ta không đi ngược với phẩm giá của mình khi tin những gì người khác nói về chính họ hoặc về ý hướng của họ, và khi tin tưởng vào những lời hứa của họ (chẳng hạn lời hứa hôn nhân) để hiệp thông với họ. Vậy càng không ngược lại với phẩm giá con người, nếu "với đức tin, chúng ta hoàn toàn sáng suốt và tự do qui phục Thiên Chúa, Đấng mặc khải" ( x. Cđ Va-ti-can I; DS 3008), hiệp thông mật thiết với Người.
155. Trong đức tin, trí khôn và ý chí con người hợp tác với ân sủng Thiên Chúa : "Tin là một hành vi của trí khôn chấp nhận chân lý mặc khải theo lệnh của ý chí được ân sủng Thiên Chúa tác động" ( Th. Tô-ma Aq.toàn thư 2-2,2,9; x.Cđ Va-ti-can I:DS 3010).
Đức tin và trí khôn
156 1063 2465 548 812 Lý do để tin không nằm ở chỗ các chân lý mặc khải được chúng ta thấy là đúng và hiểu được theo ánh sáng của lý trí tự nhiên. Chúng ta tin "vì uy quyền của chính Thiên Chúa, Đấng mặc khải không thể sai lầm cũng như không lừa dối chúng ta". "Tuy vậy, để sự ưng thuận của đức tin phù hợp với lý trí, Thiên Chúa đã muốn những bằng chứng bên ngoài của mặc khải đi kèm theo ơn Thánh Thần trợ lực bên trong ( x. Nt, DS 3009). Vì thế các phép lạ của Đức Ki-tô và các thánh

( x. Mc 16,20;Dt 2,4), các lời tiêntri, sự lan tràn và sự thánh thiện, sự phong nhiêu và sự vững bền của Hội Thánh "là những dấu chỉ chắc chắn của mặc khải, phùhợp với trí khôn của mọi người", là những lý do của tính khả tín giúp cho sự ưng thuận của đức tin "hoàn toàn không phải là động tác mù quáng của tinh thần" ( x. Cđ Va-ti-can I: DS 3008-3010).


157 2088 Đức tin chắc chắn, chắc chắn hơn mọi hiểu biết phàm nhân, vì lấy chính Lời Thiên Chúa làm nền tảng, mà Thiên Chúa thì không thể nói dối được. Hẳn là các chân lý mặc khải có thể bị lý trí và kinh nghiệm loài người cho là mờ tối, nhưng "sự chắc chắn mà ánh sáng Thiên Chúa ban còn lớn hơn sự chắc chắn mà ánh sáng của lý trí tự nhiên đem lại" ( Th. Tô-ma Aq. tổng luận 2-2,171,5/3). "Trăm ngàn khó khăn không đủ làm thành một ngờ vực nào" ( Newman, biên hộ).
158 2705 1827 90 2518 "Khi tin người ta muốn tìm hiểu điều mình tin" ( Thánh An-xen-mô, prosl.proem) : có một điều gắn liền với đức tin là người tin ước muốn biết rõ hơn Đấng mình tin và hiểu rõ hơn điều Người mặc khải; ngược lại, một hiểu biết thấu đáo hơn lại đòi hỏi một đức tin lớn hơn, ngày càng đượm nồng tình yêu. Ơn đức tin mở "con mắt tâm hồn" (Ep 1,18) dẫn đến một hiểu biết sống động về nội dung mặc khải, tức là về toàn bộ ý định của Thiên Chúa và những mầu nhiệm đức tin, về tương quan giữa các mầu nhiệm với nhau và với Đức Ki-tô, trung tâm của mầu nhiệm được mặc khải. Đằng khác, để "làm cho việc hiểu biết mặc khải luôn thêm sâu sắc, Thánh Thần không ngừng nhờ các ân huệ của Người giúp đức tin được thêm hoàn hảo" (x. Pv 5). Thánh Âu Tinh nói : "Tôi tin để hiểu và tôi hiểu để tin tốt hơn" (Bài giảng 43,7,9).
159 283 2293 Đức tin và khoa học. "Mặc dù đức tin vượt trên lý trí, nhưng không bao giờ hai bên thực sự mâu thuẫn nhau : Đấng mặc khải các mầu nhiệm và thông ban đức tin, cũng chiếu rọi ánh sáng khôn ngoan xuống tâm trí con người, Thiên Chúa không thể tự phủ nhận chính mình, cũng như điều chân thật không bao giờ nghịch lại điều chân thật" (x. Cđ Va-ti-can I:DS 3017). Bởi vậy, việc nghiên cứu có phương pháp trong mọi ngành, nếu tiến hành một cách thật sự khoa học và theo các tiêu chuẩn luân lý, sẽ không bao giờ trái nghịch với đức tin, vì các thực tại trần thế và các thực tại đức tin đều bởi một Thiên Chúa mà ra. Hơn nữa, những ai kiên nhẫn và khiêm tốn cố gắng nghiên cứu sâu xa những bí ẩn của các sự vật, thì mặc dù không ý thức, họ như được bàn tay Thiên Chúa hướng dẫn, vì Người là Đấng bảo trì muôn loài và khiến chúng hiện hữu theo bản tính riêng của chúng" (GS 36,2).
Sự tự do của đức tin
160 1738,2106 616 Để là một hành vi của con người, "đức tin mà con người đáp lại Thiên Chúa phải là tự nguyện. Do đó, không ai bị cưỡng bức phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn. Thật vậy, tự bản chất đức tin là một hành vi tự ý".
Sự cần thiết của đức tin
161 432,1257846 Tin vào Đức Giê-su Ki-tô và Đấng đã cử Người đến để cứu độ chúng ta là điều cần thiết để đạt được ơn cứu độ ấy ( x. Mc 16,16; Ga 3,36; 6,40 e.a). "Vì "không có đức tin thì không thể đẹp lòng Thiên Chúa" (Dt 11,6) và cũng không thể chia sẻ chức vị làm con Thiên Chúa, nên không ai được công chính hóa mà không cần Đức Tin, và "nếu không bền chí trong đức tin cho đến cùng"( Mt 10,22; 24,13), không ai đạt tới cuộc sống muôn đời" ( Cđ Va-ti-can I: DS 3012; x. cđ Tren-tô:DS 1532).
Vững vàng trong Đức Tin
162 2089 1037,2016 2573, 2849 Đức Tin là một hồng ân Thiên Chúa ban nhưng không cho con người. Chúng ta có thể đánh mất hồng ân vô giá đó. Thánh Phao-lô cảnh giác Ti-mô-thê : "Hãy chiến đấu trong cuộc chiến cao đẹp này, với đức tin và lương tâm ngay thẳng. Một số người đã vứt bỏ lương tâm ngay thẳng đó, nên đức tin của họ đã bị chết chìm" (1Tm 1,18-19). Để sống, lớn lên và bền chí đến cùng trongđức tin, chúng ta phải nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Thiên Chúa;chúngtaphảinài van Chúa giatăngđứctin ( x. Mc 9,24; Lc 17,5; 22,32). Đứctin phải "hành động nhờ đức ái" (Gl 5,6) ( x. Gc 2,14-26), được đức cậy nâng đỡ ( x. Rm 15,13)và đâm rễ trong đức tin của Hội Thánh.
Đức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời
163 1088 Đức tin cho ta được nếm trước niềm hoan lạc và ánh sáng của ơn phúc nhìn thấy Thiên Chúa, mục đích của cuộc lữ hành dưới thế này của chúng ta. Bấy giờ chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa "mặt giáp mặt" (1Cr 13,12), và "Ngườithế nào chúngta sẽ được thấy như vậy" (1Ga 3,2). Do đó đức tin là khởi điểm của cuộc sống muôn đời :
Ngay từ bây giờ chúng ta chiêm ngắm những phúc lộc của đức tin như một hình ảnh phản chiếu trong gương, vànhư thể chúng ta đang nắmđược những điều kỳ diệumà đức tin bảo đảm với chúng ta rằng một ngày kia chúng ta sẽ được hưởng ( Thánh Ba-si-li-ô, Thánh Thần 15,36; x.Thánh Tô-ma Aqu. toàn thư 2-2,4,1).

164 2846 309,1502 1006 Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta "tiến bước trong đức tin chứ chưa được thấy nhãn tiền" (2Cr 5,7), và nhận biết Thiên Chúa "như trong một tấm gương,một cách lờ mờ, có ngần, có hạn" (1Cr 13,12). Mặc dầu đức tin được sáng tỏ nhờ Đấng chúng ta tin, chúng ta thường phải sống đức tin trong mờ tối. Đức tin có thểbị thử thách. Thế giới nơi chúng ta đang sống thường có vẻ khác xa những gì đức tin đoan quyết với chúng ta. Các kinh nghiệm về sự dữ và đau khổ, về những bất công và cái chết, dường như phản bác Tin Mừng. Những điều đó có thể làm cho đức tin nao núng và trở thành một cám dỗ cho người tin.

165 2719 Chính bấy giờ là lúc chúng ta phải hướng lòng về các nhân chứng đức tin: - Ông Áp-ra-ham, là người đã tin,"vẫn trông cậy, mặc dầu không còn gì để trông cậy" (Rm4,18) - Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, là người,"trong cuộc lữ hành đức tin" ( LG 58), đã đi vào tận "đêm tối của đức tin" ( Gio-an Phao-lô II, RM 18) khi hiệp thông với khổ hình Thập Giá và đêm đen trong mồ của Con; - và bao nhiêu nhân chứng đức tin khác nữa : "Được ngần ấy nhân chứng đức tin bao quanh, khác nào một đám mây, chúng ta hãy cởi bỏmọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt gắn chặt vào Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tinchúng ta" (Dt 12,1-2).
Mục 2
CHÚNG TÔI TIN

166 875 Đức tin là một hành vi cá nhân: Con người tựnguyện đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải. Nhưng đức tin không phải là một hành vi riêng rẽ. Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. Không ai tựban cho mình đức tin, cũng nhưkhông ai tự ban cho mình sự sống. Người tin nhận được đức tin từ kẻ khác, phải truyền đức tin lại cho kẻ khác. Tình yêu của chúng ta đối với Đức Giê-su và tha nhân, thúc giục chúng ta nói với người khác về đức tin của chúng ta. Như thế, mỗi tín hữu là một mắt xích trong dây chuyền rộng lớn các tín hữu. Tôi không thểtin mà không có đức tin của người khác đỡ nâng, và với đức tin của tôi, tôi góp phần vào việc nâng đỡ đức tin của kẻ khác.

167 1124 2040 "Tôi tin" ( Kinh Tin Kính các tông đồ) : Đây là đức tin của Hội Thánh, được mỗi tín hữutuyên xưng, đặc biệt lúc chịu phép Thánh Tẩy. "Chúng tôi tin" (Kinh Tin Kính Nicéa) : Đây là đứctin của Hội Thánh, được các giám mục họp thành Công Đồng hoặc, thông thường hơn, được cộngđoàn tín hữu cử hành phụng vụ cùng tuyên xưng. "Tôi tin": đây cũng là Hội Thánh, Mẹ chúng ta, đang lấy đức tin mà đáp lời Thiên Chúa, và dạy chúng ta nói : "tôi tin", "chúng tôi tin".
I."LẠY CHÚA, XIN NHÌN ĐẾN ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH CHÚA"

168 1253 Trước tiên, chính Hội Thánh đã tin, và nhưthế, mang lấy, dưỡng nuôi và nâng đỡ đức tin của tôi. Trước tiên chính Hội Thánh ở khắp nơi tuyên xưng Chúa nhưchúng ta hát trong kinh "Te Deum": "Và khắp trên hoàn vũ, Hội Thánh hoan hỉ tuyên xưng Chúa là Chúa của mình". Với Hội Thánh và trong Hội Thánh, chúng tađược thúc đẩy và hướng dẫn tuyên xưng : "tôi tin","chúng tôi tin". Chínhqua Hội Thánh mà chúng ta lãnh nhận đức tin và đời sống mới trong Đức Ki-tô nhờ phép Thánh Tẩy. Trong sách "Nghi thức Rô-ma ", thừa tác viên cử hành bí tích Thánh Tẩy hỏi người dự tòng : "Con xin gì cùng Hội Thánh Thiên Chúa? - Thưa : Con xin Đức tin. Đức tin làm ích gì cho con ?- Thưa đức tin cho con sự sống đời đời" ( OBA).
169 750 2030 Chỉ có Thiên Chúa ban ơn cứu độ;nhưng bởi vì chúng ta lãnh nhận đời sống đức tin qua Hội Thánh, nên Hội Thánh là mẹ chúng ta : "Chúng tôi tin Hội Thánh là mẹ ban cho chúng tôi sự sống mới, chứ không tin vào Hội Thánh như tác giả của ơn cứu độ ( Faustus de Riez, Spir. 1,2.) . Vì là mẹ, Hội Thánh cũng là người giáo dục đức tin".

II. NGÔN NGỮ ĐỨC TIN
170 186 Chúng ta không tin vào những công thức, nhưng tin vào những thực tại mà các công thức đó diễn đạt, và đức tin cho phép chúng ta "chạm tới được". "Hành vi đức tin của người tín hữu không dừng lại ở lời phát biểu, mà ở thực tại được pháp biểu ( ThánhTô-ma Aqu. toàn thư2-2, 1,2, ad 2 )".Tuy nhiên, chúng ta tiếp cận những thực tại đó nhờ những công thức diễn tả đức tin. Những công thức này cho phép diễn đạt và lưu truyền đức tin, bày tỏ đức tin trong các buổi cử hành cộng đoàn, hấp thụ và sống đức tin ngày một hơn.
171 78,857,84 185 Hội Thánh là "cột trụ và điểm tựa của chân lý" (1Tm 3,15), trung thành bảo toàn "đức tin đã đượctruyền lại cho dân thánh một lần dứt khoát" (Gđ 3). Chính Hội Thánh ghi nhớ những Lời của Đức Ki-tô và lưu truyền từ đời nọ đến đời kia lời tuyên xưng đức tin của các tông đồ. Như mẹ dạy con nói, để nhờ đó con được hiểu biết và trao đổi với người khác, Hội Thánh, Mẹ chúng ta, dạy chúng ta nói ngôn ngữ đức tin nhằm giúp chúng ta hiểu biết và sống đức tin.
III. MỘT ĐỨC TIN DUY NHẤT
172 813 Từ bao thế kỷ, qua bao ngôn ngữ, bao nền văn hóa, bao dân tộc và quốc gia, Hội Thánh không ngừng tuyên xưng đức tin duy nhất, lãnh nhận từ một Chúa duy nhất, lưu truyền nhờ một Phép Rửa duy nhất, ăn sâu trong niềm xác tín rằng tất cả mọi người chỉ có một Thiên Chúa là Cha duy nhất ( x. Ep 4,4-6). Thánh I-rê-nê thành Ly-on, người đã làm chứng cho đức tin ấy, tuyên bố :

173 830 "Thật vậy, dù phân tán trên toàn thế giới cho tới tận cùng trái đất, nhưng vì đã lãnh nhận đức tin từ các Tông đồ và môn đệcác ngài, nên Hội Thánh ân cần gìn giữ lời rao giảng và đức tin đó như thể chỉ ở trong một ngôi nhà duy nhất, cùng tin một cách như nhau, như thế chỉ có một tâm hồn và một trái tim duy nhất,đồngthanh rao giảng, dạydỗ và lưu truyền lại lời rao giảng và đức tin ấy, như thể chỉ có một miệng lưỡi duy nhất" ( Chống lạc giáo 1,10,1-2).
174 78 "Vì, nếu trên toàn thế giới, các ngôn ngữ có khác nhau, nội dung Thánh Truyền vẫn là một và đồng nhất. Và các Giáo Đoàn được thiết lập tại Đức không hề có một đức tin hay một Truyền Thống nào khác, cả các Giáo Đoàn I-be-rơ (Tây Ban Nha cổ), các Giáo Đoàn người Xen-tơ (Pháp cổ), các Giáo Đoàn ở Đông Phương, ở Ai Cập, ở Li-By hay tại trung tâm thế giới cũng vậy..." ( Ibid ). "Như thế sứ điệp của Hội Thánh là chân thật và vững chắc, bởi chính trong Hội Thánh mà con đường cứu độ duy nhất xuất hiện trên khắp thế giới".
175. Đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận từ Hội Thánh, chúng ta phải ân cần gìn giữ. Ví như một kho tàng quí giá chứa đựng trong một bình quí dưới tác động của Thánh Thần Thiên Chúa, đứctin luôn luôn tươi trẻ và làm tươitrẻ chính bình chứa là Hội Thánh ( Ibid, 3,24,1).
TÓM LƯỢC
176. Tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải qua các việc làm và lời nói của Người.
177. "Tin" qui chiếu vào hai điểm : Đấngmặc khải và chân lýmặckhải. Chúng ta tin chân lý mặc khải vì tin tưởng ở Đấng mặc khải.
178. Chúng ta không được tin ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
179. Đức tin là một hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa. Để tin, con người cần đến những trợ lực bên trong của Thánh Thần.
180. "Tin" là hành vi của con người, có ý thức và tự do, xứng hợp với phẩm giá con người.
181. "Tin" là hành vi có chiều kích Hội Thánh . Đức tin của Hội Thánh đi trước, sinhra, nâng đỡvà dưỡng nuôi đức tincủa chúng ta. Hội Thánh là Mẹ của mọi tín hữu. "Không thể có Thiên Chúa là Cha nếu không nhận Hội Thánh là mẹ" (Thánh Síp-ri-a-nô, Giáo hộihợp nhất).
182. "Chúng ta tin tất cả những gì chứa đựng trong Lời Thiên Chúa, được viết hoặc lưu truyền, và do Hội Thánh dạy chúng ta tin như chân lý được Thiên Chúa mặc khải" (SPF 20).
183. Đức tin cần thiết để được cứu độ. Chính Chúa khẳng định : "Aitin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ : còn ai không tin thì sẽ bị kết án" (Mc 16, 16).
184. "Đức tin là nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau" (Thánh Tô-ma Aq. giản lược 1,2).

KINH TIN KÍNH
Kinh Tin Kính các Tông đồ
Kinh Tin kính Công đồng Nicê - Constantinôpôli
* Tôi tin kính Đức Chúa Trời
Tôi tin kính một Thiên Chúa duy nhất
* Là Cha phép tắc vô cùng
Là Chúa Cha toàn năng,
* dựng nên trời đất
Đấng tạo thành trời đất

muôn vật hữu hình và vô hình


* Tôi tin kính Đức Giê-su Ki-tô
Tôi tin kính một Chúa duy nhất
* là Con Một Đức Chúa Cha
là Đức Giê-su Ki-tô,
* cùng là Chúa chúng tôi
Con Một Thiên Chúa,

Sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời :

Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa;

Ánhsáng bởi ánh sáng;

Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật

được sinh ra mà không phải được tạo thành.

Đồng bản tính với Chúa Cha:

Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.

Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi

Người đã từ trời xuống thế;


* Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai
bởi phép Chúa Thánh Thần
* Sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh,
Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm người.
* Chịu nạn đời quan Phong-Xi-ô Phi-la-tô
Vì chúng tôi Người chịu đóng đinh vào thập giá dưới thời Phong-xi-ô Phi-la-tô
* Chịu đóng đinh trêncây Thánh Giá, chết và táng xác,
Người chịu khổ hình và mai táng
* Xuống ngục tổ tông.
* Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
Ngày thứ ba Người sống lại đúng như lời Thánh Kinh,
* lên trời,
Người lên trời
* ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng
ngự bên hữu Chúa Cha
* Ngày sau bởi trời lại xuống
và Người sẽ lại đến trong vinh quang
* phán xét kẻ sống và kẻ chết
để phán xét kẻ sống và kẻ chết
triều đại Người sẽ vô cùng vô tận.
* Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,
Tôi tin kính Chúa Thánh Thần
Người là Chúa và là Đấng ban sự sống;
Người phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con.
Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con
Người đã dùng các ngôn sứ mà phán dạy.
* Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Tôi tin có một Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền

* Các thánh thông công * Tôi tin phép tha tội


Tôi tuyên xưng có một phép rửa duy nhất để tha tội
* Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Tôi đợi trông ngày kẻ chết sống lại
* tôi tin hằng sống vậy
và sự sống đời sau.
* A-men
A-men

ĐOẠN THỨ HAI

TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN KI-TÔ GIÁO

CÁC KINH TIN KÍNH

185 174, 949 Nói " Tôi tin" nghĩa là "tôi nhập cuộc vào những điều chúng tôi tin". Sự thông hiệp trong đức tin cần có một ngôn ngữ chung của đức tin, làm chuẩn mực cho tất cả và kết hợp mọi người khi cùng tuyên xưng đức tin.
186. Ngay từ đầu, Hội Thánh của các tông đồ đã diễn đạt và thông truyền đức tin của mình trong những công thức ngắn và chuẩn mực cho mọi người ( x. Rm 10,9; 1Cr 15,3-5; v.v.). Chỉ ít lâu sau, Hội Thánh cũng muốn thu thập những điểm cốt yếu của đức tin vào những bản tóm lược có hệ thống, phân chia thành điều khoản, chủ yếu dành cho những người chuẩn bị lãnh Bí tích Thánh Tẩy.
Bản tổng hợp đức tin này được soạn thảo không dựa theo ý kiến loài người, nhưng dựa trên những giáo lý quan trọng nhất của toàn bộ Thánh Kinh, để tạo nên một giáo huấn đức tin duy nhất. Như hạt giống mang mầm sống của cả một cây lớn, bản tóm lược đức tin ấy chứa đựng trong ít lời, toàn bộ tri thức về lòng đạo chân thật của Cựu Ước và Tân Ước( Giáo lý Th. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem. 5,12).
187. Chúng ta gọi các bản tổng hợp đức tin ấy là bản "tuyên xưng đức tin", vì chúng tóm lược đức tin mà các Kitô hữu tuyên xưng; gọi là Kinh "Tin Kính" vì thường bắt đầu bằng câu "Tôi tin kính", có khi còn gọi là bản "tín biểu" nữa.
188. " Tín biểu " là chữ tắt của "biểu tượng đức tin". Chúng ta dùng chữ "biểu, biểu tượng" được dịch từ "Symbolon" của tiếng Hi Lạp có nghĩa là phân nửa một vật được bẻ ra (chẳng hạn: đồng tiền bẻ đôi) mà người ta xuất trình như một dấu hiệu để nhận ra nhau."Tín biểu" là một dấu hiệu để các tín hữu nhận ra nhau, hiệp thông với nhau. "Symbolon" cũng có nghĩa là một sưu tập, hay là bản tóm lược. Do đó Tín biểu là sưu tập những chân lý chính yếu của đức tin và trở thành điểm qui chiếu thứ nhất và căn bản của huấn giáo.
189 1237, 232 Lời "tuyênxưng đức tin" đầu tiên được thực hiện khi nhận phép rửa tội. "Tín biểu" trước hết là tín biểu của Bí tích Thánh Tẩy. Vì Bí tích Thánh Tẩy được ban "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28,19) nên những chân lýcủa đức tin tuyên xưng trong phép rửa tội, được sắp xếp qui về Ba Ngôi Thiên Chúa.
190. Do đó Tín biểu được chia làm ba phần : "Trước hết, nói về Thiên Chúa Ngôi Nhất và công trình sáng tạo kỳ diệu; kế đến Thiên Chúa Ngôi Hai và mầu nhiệm Cứu chuộc con người; sau hết Thiên Chúa Ngôi Ba, cội nguồn và nguyên lý thánh hóa chúng ta" ( Giáo lý Rô-ma 1,1,3.). Đó là "ba chương của ấn tín (rửatội)" ( Th. I-rê nê , Dem 100.).
191. "Ba phần đó tuy khác biệt nhưng nối kết với nhau. Dựa theo các Giáo Phụ chúng ta gọi đó là các tín điều phải tin. Như thân thể con người gồm nhiều chi thể, bản tuyên xưng đức tin gồm những chân lý chúng ta phải tin từng điều một, được gọi là "tín điều". ( Sách Giáo lý Rô-ma 1,1,4.) Theo một truyền thống xưa, được thánh Am-rô-si-ô xác nhận, người ta quen liệt kê mười hai tín điều của kinh Tin Kính, dựa theo số mười hai tông đồ để tượng trưng cho toàn bộ đức tin tông truyền( x. kinh Tin Kính 8).
192. Suốt chiều dài lịch sư<150), để đáp ứng những nhu cầu các thời đại khác nhau, chúng ta có nhiều bản tuyên xưng đức tin hay tín biểu : những bản tín biểu của các Giáo Hội thời các tông đồ và thời cổ (DS 1-64),bản tín biểu "Quicumque" còn gọi là của thánh A-ta-na-si-ô (DS 75-76), những bản tín biểu của một số Công đồng Tô-lê-đô (DS 525-541), La-tê-ra-nô (DS 800-802), Lyon (Ds 851-861), Tren-tô (DS 1862-1870)hay của một số Giáo Hoàng nhưbản Tuyên Xưng của Đức Giáo Hoàng Đa-ma-si-ô (DS 71-72), bản "Kinh Tin Kính Của Dân Thiên Chúa"(SPF) của Đức Phao-Lô VI (1968).
193. Không một tín biểu nào xuất phát từ những giai đoạn khác nhau của đời sống Hội Thánh có thể<133) bị coi là lỗi thời và vô ích. Các bản này giúp chúng ta ngày nay thấu hiểu và đào sâu đức tin ngàn đời của Hội Thánh qua các bảntóm lược khác nhau ấy.
Trong tất cả các tín biểu, có hai bản chiếm một địa vị rất đặc biệt trong đời sống Hội Thánh :
194. Kinh Tin Kính của các Tông đồ : gọi như thế, vì bản này được xem như bản tóm lược trung thành đức tin của các Tông đồ. Đây là "tín biểu" rất cổ, được Giáo Hội Rô-ma sử dụng trong Bí tích Thánh Tẩy. Hội Thánh coi trọng bản này, vì "đây là tín biểu được ba<150)o tồn trong Giáo Hội Rô-ma,nơi thánh Phê-rô, thủ lãnh các tông đồ, đãđặt tông tòa và đã đem lại sự nhất trí trong toàn Hội Thánh" ( Th Am-rô-xi-ô, kinh Tin Kính 7).
195 242, 245 465 Kinh Tin Kính Công đồng Nicê - Constantinônôpli được coi trọng vì phát xuất từ hai Công đồng đầu tiên (325 và 381). Cho đến nay, bản này vẫn còn là bản chung cho tất cả các Giáo Hội lớn của Phương Đông và Phương Tây.
196. Sách Giáo Lý này trình bày đức tin theo Kinh Tin Kính của các tông đồ, vì kinh này được kể là "bản giáo lý Rô-ma cổ xưa nhất". Tuy nhiên, để bổ túc, chúng tôi sẽ luôn tham chiếu Kinh Tin Kính của công đồng Ni-xê-a Con-tan-ti-no-po-li thường minh bạch và chi tiết hơn.
197 1064. Như trong ngày lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, khi trọn cuộc sống của chúng ta được đưa vào "qui luật đạo lý" (Rm 6,17), chúng ta hãyđón nhận bản Kinh Tin Kính, để nhờ đó chúng ta được sống. Khiđọc kinh "Tin kính" với lòng tin, chúng ta được thông hiệp với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và cũng được thông hiệp với toàn thể Hội Thánh. Chính Hội Thánh truyền đạt đức tin cho chúng ta, và (chính trong lòng) Hội Thánh mà chúng ta tin.
1274. Kinh Tin Kính này là dấu ấn tín thiêng liêng, là điều tâm niệm, là người canh giữ luôn luôn hiện diện; chắc chắn đó là kho tàng của linh hồn chúng ta ( Th. Am-rô-si-ô, kinh Tin Kính 1).

CHƯƠNG MỘT
TÔI TIN KÍNH THIÊN CHÚA CHA
198. Bản tuyên xưng đức tin của chúng ta bắt đầu bằng Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là "Đầu và là Cuối" (Is 44,6), Khởi nguyên và Cùng đích của hết mọi sự. Kinh Tin Kính bắt đầu với Thiên Chúa Cha, vì Chúa Cha là Ngôi Thứ Nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa; tín biểu bắt đầu bằng việc sáng tạo trời đất vì việc sáng tạo là khởi đầu và là nền tảng mọi công trình của Thiên Chúa.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương