SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang7/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   68

248. Truyền thống Đông Phương muốn nhấn mạnh Chúa Cha là nguồn gốc tiên khởi của Chúa Thánh Thần. Khi tuyên xưng Chúa Thánh Thần "phát xuất từ Chúa Cha" (Ga 15,26), Đông Phương xác định Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con (x. AG 2). Truyền thống Tây Phương muốn nhấn mạnh sự hiệp thông đồng bản thể giữa Chúa Cha và Chúa Con khi nói rằng Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (filioque). Tây Phương nói như vậy là "chính đáng và hợp lý"(Cđ Flô-ren-sô năm 1439 : DS 1302). Vì theo trật tự vĩnh cữu giữa các Ngôi vị Thiên Chúa trong sự hiệp thông đồng bản thể, Chúa Cha là nguồn gốc tiên khởi tức là "nguyên lýkhông nguyên lý" của Chúa Thánh Thần (DS 1331) và đồng thời Người là Cha sinh ra Con duy nhất; nên Chúa Cha và Chúa Con là "nguyên lý duy nhất xuất phát Chúa Thánh Thần" ( Cđ Lyon II năm1274 : DS 850). Hai truyền thống đều chính đáng và bổ sung cho nhau. Nếu chúng ta đừng quá nhấn mạnh về một phía nào, thì cả hai cùng tin như nhau về thực tại mầu nhiệm được tuyên xưng.
III.THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Sự hình thành tín điều Ba Ngôi
249 683 189. Chân lý mặc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi, ngay từ buổi sơ khai, là nền tảng nguyên thủy của đức tin sống động của Hội Thánh, chủ yếu là qua bí tích Thánh Tẩy. Chân lý đó đã được diễn tả trong lời tuyên xưng đức tin khi rửa tội, được trình bày trong các giảng thuyết, trong huấn giáo và trong kinh nguyện của Hội Thánh. Người ta gặp những công thức như vậy trong các văn thư tông đồ, chẳng hạn lời chào được phụng vụ Thánh Thể lấy lại: "Nguyện xin ân sủng Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em" (2Cr 13,13) ( x.1Cr 12,4-6; Eph 4,4-6).
250 94. Trong những thế kỷ đầu, Hội Thánh đã cố gắng trình bày minh bạch hơn đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, vừa để đào sâu sự hiểu biết của chính mình về đức tin, vừa để bảo vệ đức tin khỏi những lệch lạc. Đó là công trình của các công đồng xưa, qua sự đóng góp của các giáo phụ về thần học và dựa trên cảm thức đức tin của dân Thánh.
251 170. Để trình bày tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi, Hội Thánh triển khai một hệ thống từ ngữ riêng, dựa vào những khái niệm bắtnguồn từ triết học như: "bản thể", "ngôi vị", hoặc "bản vị", "tương quan" v.v...Vì Hội Thánh không muốn đức tin lệ thuộc vào một sự khôn ngoan trần thế nào, nên đãcho các từ ngữ nầy một ý nghĩa mới để chúng có khả năng diễn đạt mầu nhiệm khôn tả, "vượt xa khôn cùng tất cả những gì chúng ta có thể mường tượng được với khả năng của người phàm"( SPF 2).
252. Hội Thánh sử dụng thuật ngữ"bản thể" (hay thuật ngữ "yếu tính" hoặc "bản tính") để chỉ hữu thể đơn nhất của Thiên Chúa; thuật ngữ "ngôi vị" hoặc " bản vị" để chỉ Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong sự phân biệt thật sự giữa Ba Ngôi; thuật ngữ"tương quan" để chỉ sự khác biệt giữa Ba Ngôi trong mối liên hệ nội tại.
Tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi
253 2789 590. Ba Ngôi là Một. Chúng ta không tuyên xưng ba Thiên Chúa, nhưng một Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi : "Ba Ngôi đồng bản thể" ( Cđ Con-tan-ti-nô-pô-li II năm 553; DS 421). Các ngôi vị Thiên Chúa không chia nhau một thiên tính duy nhất , nhưng mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa trọn vẹn : Chúa Cha là gì thì Chúa Con là thế ấy, Chúa Con là gì thì Chúa Chalà thế ấy, và Chúa Cha và Chúa Con là gì thì Chúa Thánh Thần là thế ấy, nghĩa là một Thiên Chúa duy nhất theo bản tính. Mỗi ngôi vị là thực tại đó, nghĩa là bản thể, yếu tính, bản tính đó".
254 468, 689. Các Ngôi vị Thiên Chúa thực sự phân biệt với nhau. "Thiên Chúa duy nhất nhưng không đơn độc" ( Fides Damasi :DS71). "Chúa Cha", "Chúa Con", "Chúa Thánh Thần" không đơn thuần là những danh từ chỉ cách thức hiện hữu của hữu thể Thiên Chúa vì Ba Ngôi thực sự phân biệt với nhau : "Chúa Con không phải là Chúa Cha, và Chúa Cha không phải là Chúa Con, và Chúa Thánh Thần không phải là Chúa Cha hoặc Chúa Con" ( Cđ Tô-lê-đô XI năm 675: DS 530). Ba Ngôi phân biệt nhau do các mối tương quan về nguồn gốc : "Chúa Cha là Đấng sinh ra, Chúa Con là Đấng được Chúa Cha sinh ra, Chúa Thánh Thần là Đấng phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con" ( Cđ. La-tran IVnăm 1215: DS 804). "Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi".
255 240. Các Ngôi vị Thiên Chúa có liên hệ với nhau. Sự phân biệt đích thực giữa các Ngôi Vị hệ tại những mối tương quan nên không làm mất đi tính duy nhất của Thiên Chúa. "Các danh xưng nói lên mối tương quan giữa các Ngôi vị : Chúa Chaqui về Chúa Con, Chúa Con qui về Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần qui về hai Ngôi trên; dù có nói tới ba ngôi vị khi chú trọng đến các tương quan, chúng ta vẫn tin Thiên Chúa có một bản tính hoặc một bản thể duynhất ( Cđ Tô-lê-đô XI năm 675: DS 528). Quả thật "mọi sự đều là một (nơi Ba Ngôi) vì không thể có sự đối nghịch trong tương quan" ( Cđ Flô-ren-sô năm 1442: DS 1330). "Vì sự đơn nhất đó, Chúa Cha hoàn toàn ở trong Chúa Con, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần; Chúa Con hoàn toàn ở trong Chúa Cha, hoàn toàn ở trong Chúa Thánh Thần; Chúa Thánh Thần ở hoàn toàn trong Chúa Cha, hoàn toàn trong Chúa Con" ( Cđ Flô-ren-sô 1442: DS 1331).
256 236, 684. Thánh Grê-gô-ri-ô thành Nazianze, được người đời xưng tụng là " nhà thần học", trao cho những dự tòng tại Con-tan-ti-nô-pô-li bản tóm lược đức tin về Ba Ngôi như sau :
84. Xin giữ cho tôi kho tàng quý báu này, mà vì nó tôi sống và chiến đấu, và còn muốn đem theo khi chết, nhờ nó tôi chấp nhận tất cả mọi gian khổ và khinh chê mọi lạc thú: tôi muốn nói đến bản tuyên xưng đức tin vào Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Hôm nay tôi trao gửi anh chị em. Với lời tuyên xưng này, lát nữa, tôi sẽ dìm anh chị em xuống nước rồi nâng anh chị em lên. Tôi trao cho anh chị em bản tuyên xưng đó làm người bạn đường, người bảo trợ anh chị em suốt đời. Tôi trao cho anh chị em một Thiên Chúa duy nhất và quyền năng Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi Vị, phân biệt nhau. Một thiên tính không có dị biệt trong bản thể hoặc bản tính, không cấp bậc hơn kém. Cả Ba Ngôi Vị vô tận, cùng chungmột bản tính vô tận. Mỗi Ngôi vị tự thân là Thiên Chúa trọn vẹn... Cả Ba Ngôi kết hợp cũng là Thiên Chúa... Tôi chưa bắt đầu suy tưởng đến Thiên Chúa duy nhất, thì hào quang của Ba Ngôi Thiên Chúa tràn ngập thân tôi. Tôi chưa bắt đầu suy tưởng đến Ba Ngôi, thì Thiên Chúa duy nhất làm tôi sững sờ...(Or. 40,41).
IV. CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA VÀ SỨ MẠNG CỦA BA NGÔI
257 221 758 292 850. "Ôi Ba Ngôi ánh sáng diễm phúc. Ôi Đấng duy nhất nguyên thủy!" ( Thánh Thi Kinh chiều lễ Ba Ngôi). Thiên Chúa là hạnh phúc trường cửu, sự sống bất diệt, ánh sáng không tàn lụi. Thiên Chúa là tình thương : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa tự ý muốn thông chia vinh quang sự sống hạnh phúc của Người. Đó là "kế hoạch yêu thương" (Ep 1,9) mà Người đã cưu mang từ trước khi tạo dựng vũ trụ trong Con yêu dấu của Người,"Người đã tiền định cho ta làmnghĩa tử trong Con của Người" (Ep 1,4-5), nghĩa là "nên đồng hình đồng dạngvới Con của Người" (Rm 8,29) nhờ "Thần trí làm nên nghĩa tử"(Rm 8,15). Kế hoạch này là một "ân sủng được trao ban từ muôn thuở"(2Tm 1, 9-10) xuất phát trực tiếp từ tình thương Ba Ngôi. Tình thương này được trải ra trong công cuộc sáng tạo, trong toàn bộ lịch sử cứu độ sau khi nguyên tổ sa ngã, trong sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần mà sứ mạng Hội Thánh tiếp nối (AG 2-9).

258 686. Toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là công trình chung của Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì, cũng như Ba Ngôi chỉ cómột bản tính, Ba Ngôi cũng chỉ có cùng một hoạt động (x.Cđ Constantinople II năm 553: DS 421). "Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không phải là ba nguyên lý của thụ tạo mà là một nguyên lý duy nhất" (x.Cđ Florence năm 1442:DS 1331). Nhưng mỗi Ngôi Vị thực hiện công trình chung theo đặc tính riêng. Cho nên, dựa vào Tân Ứơc (x.1Cr 8,6), Hội Thánh tuyên xưng "Một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành mọi sự, một Chúa Giê-su Ki-tô, cùng đích của mọi sự, và một Chúa Thánh Thần, trong Người muôn vật được hiện hữu" (x.Cđ. Constantinople II :DS 421). Đặc biệt các sứ mạng của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con và trong việc trao ban Chúa Thánh Thần, tỏ lộ nét đặc thù của từng Ngôi Vị .
259 236. Vừa là công trình chung, vừa là công trình của mỗi ngôi vị, nên toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa vừa cho thấy đặc tính của từng ngôi vị vừa cho thấy bản tính duy nhất của Ba Ngôi. Vì thế, người Ki-tô hữu có hiệp thông với một Ngôi Vị, thì cũng không mảy may tách rời Ba Ngôi. Ai tôn vinh Chúa Cha, thì tôn vinh nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần; ai bước theo Chúa Ki-tô là do Chúa Cha lôi kéo (x.Ga 6,44) và Chúa Thánh thần thúc đẩy (Rm 8,14)
260 1050,1721 1997. Cùng đích của toàn bộ nhiệm cục của Thiên Chúa là đưa các thụ tạo vào sự kết hợp trọn vẹn với Ba Ngôi diễm phúc (Ga 17,21-23). Nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta được mời gọi trở nên nơi cư ngụ của Ba Ngôi Chí Thánh : "Chúa nói : ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở nơi người ấy" (Ga 14,23) :

2565. Ôi Thiên Chúa của con, con thờ lạy Ba Ngôi, xin giúp con quên hẳn mình đi để ở trong Chúa, bất động và bình an như thể hồn con đang sống trong vĩnh hằng; xin đừng để điều gì quấy phá sự bình an của con, và làm con phải ra khỏi Chúa, ôi Đấng Bất Biến của con, nhưng xin cho mỗi phút đem con vào sâu hơn trong mầu nhiệm của Chúa ! Xin cho tâm hồn con được bình an và trở thành thiên đường của Chúa, nơi cư ngụ Chúa yêu thích, nơi Chúa nghỉ ngơi. Xin cho con đừng bao giờ để Chúa một mình, nhưng luôn có mặt , trọn vẹn, tỉnh thức trong đức tin, hết lòng thờ kính, hiến dâng trọn vẹn để Chúa tác tạo (lời nguyện của chân phúc Ê-li-sa-beth Ba Ngôi).
TÓM LƯỢC
261. Mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Ki-tô hữu. Chỉ một mình Thiên Chúa mới cho ta biết được mầu nhiệm ấy khi tự mặc khải là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
262. Việc nhập thể của Con Thiên Chúa mặc khải rằng Thiên Chúa là Cha từ muôn thuở, và Chúa Con đồng bản thể với Chúa Cha, nghĩa là Chúa Con ở trong Chúa Cha và cùng với Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất.
263. Sứ mạng của Chúa Thánh thần, Đấng Chúa Cha cử đến nhân danh Chúa Con ( x. Ga 14,26) và được Chúa Con gửi đến "từ nơi Chúa Cha" (Ga 15,26) mặc khải rằng Chúa Thánh Thần cùng với Chúa Cha và Chúa Con là một Thiên Chúa duy nhất. "Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con".

264. "Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha như nguồn mạch đầu tiên, và bởi Chúa Cha hằng ban tặng mình cho Chúa Con, nên Chúa Thánh Thần cũng phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con" ( T. Âu-tinh, tự thuật 15,26,47).


265. Nhờ ân sủng Bí tích Thanh Tẩy "nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần", chúng ta được mời gọi chia sẻ sự sống của Ba Ngôi Diễm Phúc, ở trần thế này trong bóng tối của đức tin và sau khi chết trong ánh sáng vĩnh cửu (x.SPF 9).
266. "Đức tin công giáo hệ tại điều này : thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể : vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu" ( Symbolum "Quicumque").
267. Vì không tách rời trong hữu thể, các Ngôi Vị không tách rời trong hành động. Nhưng trong hành động duy nhất của Thiên Chúa, mỗi Ngôi Vị biểu lộ đặc tính riêng của mình trong Ba Ngôi, đặc biệt trong sứ mạng Nhập Thể của Chúa Con và việc tặng ban Chúa Thánh Thần.

TIẾT 3: ĐẤNG TOÀN NĂNG
268 222. Trong tất cả những thuộc tính của Thiên Chúa, chỉ có tính toàn năng là được nói đến trong Kinh Tin Kính. Việc tuyên xưng này có tầm quan trọng lớn lao đối với đời sống của chúng ta. Chúng ta tin rằng: Thiên Chúa toàn năng là Đấng có uy quyền trên vạn vật, vì Người đã sáng tạo (x. Ga 1,1; Ga 1,3), điều khiển và làm được mọi sự; Thiên Chúa toàn năng là Đấng yêu thương, vì Người là Cha chúng ta; Thiên Chúa toàn năng còn là Đấng huyền nhiệm vì chỉ nhờ đức tin chúng ta mới nhận ra sự toàn năng của Thiên Chúa khi quyền lực Người "bộc lộ trong sự yếu đuối"(2Cr 12,9) ( x. 1Cr 1,18).
"Người làm tất cả những gì Người muốn" (Tv 115,3)
269 303. Thánh Kinh tuyên xưng nhiều lần Thiên Chúa có uy quyền trên vạn vật. Người được gọi là "Đấng Quyền Năng của Gia-cóp"(St 49, 24; Is 1, 24 tt). "Chúa các đạo binh", "Đấng Mạnh Mẽ, Đấng Oai Hùng" (Tv 24,8-10). Thiên Chúa toàn năng "trên trời và dưới đất" (Tv 135,6), vì Người đã tác tạo nên chúng. Không có gì mà Người không làm được ( x. Gr 32,17; Lc 1,37); Người sắp đặt công trình theo ý Người ( x. Gr 27,5; ); Người là Chúa cả vũ trụ, đã thiết lập trật tự cho nó, và trật tự đó luôn luôn quy phục Người. Người làm Chủ lịch sử : hướng dẫn các tâm hồn và các biến cố theo ý Ngưòi ( x. Et 4,17b; Cn 21,1; Tb 13,2). "Quyền năng lớn lao của Ngài luôn phụng sự Ngài, và ai có thể chống lại sức mạnh cánh tay Ngài?" (Kn 11,21).
"Ngài thương xót mọi người, vì Ngài làm được mọi sự"(Kn 11,23)
270 2777 1441. Thiên Chúa là Cha toàn năng. Chức năng làm Cha và quyền năng của Người soi sáng cho nhau. Quả thế, Người biểu dương sự toàn năng của Người Cha qua cung cách Người chăm lo cho những nhu cầu của chúng ta ( x. Mt 6,32), khi nhận chúng ta làm nghĩa tử ("Ta sẽ là Cha các ngươi, và các người sẽ là con trai con gái Ta, Chúa toàn năng phán như vậy" ( x.2Cr 6,18)); sau hết khi tỏ lòng khoan dung vô tận, vì Người biểu dương quyền năng tới tột đỉnh qua việc Người rộng lòng thứ tha mọi tội lỗi.
271. Thiên Chúa toàn năng không hề độc đoán : "Nơi Thiên Chúa, quyền năng và yếu tính, ý chí và trí tuệ, khôn ngoan và công bình là một, cho nên không có gì trong quyền năng của Thiên Chúa mà không nằm trong ý muốn chí công hay trong trí tuệ khôn ngoan của Người" ( Th.Tô-ma Aq., s.th.125,5, ad 1).
Huyền nhiệm về vẻ bất lực của Thiên Chúa
272 309 412 609 648. Đức tin vào Thiên Chúa Cha toàn năng có thể bị thử thách do kinh nghiệm về sự dữ và đau khổ. Đôi khi Thiên Chúa như vắng mặt và không ngăn chặn được sự dữ. Nhưng Chúa Cha đã mặc khải sự toàn năng của Người một cách thật huyền nhiệm khi Con của Người tự hạ và sống lại, nhờ đó Người thắng sự dữ . Như vậy, Đức Ki-tô bị đóng đinh là "quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người" (1Cr 1, 24-25). Chính khi Đức Ki-tô sống lại và được tôn vinh, Chúa Cha "biểu dương sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực" và cho thấy "quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là các tín hữu" (Ep 1, 19-22).
273 148. Chỉ nhờ đức tin, chúng ta mới có thể nhập cuộc vào đường lối mầu nhiệm của Thiên Chúa toàn năng. Đức tin này tự hào về những yếu kém của mình, để thu hút quyền năng của Đức Ki-tô ( x. 2 Cr 12,9; Pl 4,13). Đức Trinh Nữ Ma-ri-a là khuôn mẫu tột đỉnh của đức tin ấy, vì Mẹ đã tin rằng "không có gì mà Thiên Chúa không làm được"(Lc 1,37) và ca ngợi Chúa : "Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những việc kỳ diệu, Danh Người là Thánh" (Lc 1,49).

274 1814,1817. "Không có gì làm cho chúng ta tin tưởng và hy vọng vững mạnh cho bằng xác tín : không có gì mà Thiên Chúa không làm được. Khi lý trí đón nhận tín điều Thiên Chúa là Cha Toàn Năng ở đầu kinh Tin Kính thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận không chút do dự tất cả những tín điều tiếp theo saulà những điều trọng đại nhất, khó hiểu nhất, cũng như những sự cao siêu nhất vượt trên tất cả những qui luật thông thường của thiên nhiên" ( Giáo lý Rô-ma 1,2,13).
TÓM LƯỢC
275. Cùng với ông Gióp, người công chính, chúng ta tuyên xưng : "Tôi biết Ngài uy quyền vạn năng : Ngài có thể thực hiện được những gì Ngài dự tính" (G 42,2).
276. Trung thành với chứng từ của Thánh Kinh, Hội Thánh thường xuyên dâng lời cầu nguyện lên cùng "Thiên Chúa Toàn Năng và Vĩnh Cửu", vững tin rằng : "đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được" (St 18,14; Lc 1,37; Mt 19,26).
277. Thiên Chúa biểu dương sự Toàn Năng của Người khi giúp ta bỏ đàng tội lỗi và nhờ ân sủng tái lập ta trong tình thân với Người : "Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và thứ tha, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả" ( Lời nguyện nhập Lễ CN 26 QN).
278. Nếu không tin Thiên Chúa yêu thương là Đấng Toàn năng, thì làm sao có thể tin được là Chúa Cha sáng tạo chúng ta, Chúa Con cứu chuộc chúng ta, Chúa Thánh Thần thánh hoá chúng ta ?

TIẾT 4: ĐẤNG TẠO THÀNH
279. Kinh Thánh được mở đầu bằng lời long trọng : "Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời và đất"(St 1,1). Kinh Tin Kính lấy lại những lời đó khi tuyên xưng Thiên Chúa là Cha toàn năng," Đấng tạo thành trời và đất", "muôn vật hữu hình và vô hình". Vậy trước hết, chúng ta nói về Đấng Sáng Tạo, kế đến về công trình tạo dựng của Người, sau hết về việc con người sa ngã phạm tội được Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa đến nâng dậy.
280 288 1043. Sáng tạo là nền móng "của mọi ý định cứu độ của Thiên Chúa", "khởi đầu của lịch sử cứu độ" (DCG 51) mà Chúa Ki-tô là tuyệt đỉnh. Ngược lại, mầu nhiệm Chúa Ki-tô làm sáng tỏ mầu nhiệm sáng tạo, mặc khải cùng đích mà Thiên Chúa nhắm đến "lúc khởi đầu tạo thành trời và đất" (St 1,1) : ngay từ buổi đầu, Thiên Chúa đã nhắm tới vinh quang của sáng tạo mới trong Đức Ki-tô

( x.Rm 8,18-23)


281 1095. Vì vậy, các bài Sách Thánh trong đêm Phục Sinh, đêm mừng cuộc sáng tạo mới trong Đức Ki-tô, bắt đầu bằng bài tường thuật về cuộc sáng tạo. Trong phụng vụ Byzance bài này luôn luôn là bài đọc thứ nhất trong buổi vọng các đại lễ kính Chúa. Theo các chứng từ cổ xưa, huấn giáo dự tòng về Thánh Tẩy cũng theo tiến trình về sáng tạo thứ nhất đến sáng tạo mới ( x. Ethérie, pereg.46; T.Âu- tinh, giáo lý 3,5).
I- HUẤN GIÁO VỀ SÁNG TẠO
282 1730. Huấn giáo về sáng tạo có một tầm quan trọng cơ bản, liên quan đến chính nền tảng của đời sống nhân bản và đời sống Ki-tô hữu, vì nêu rõ câu trả lời của đức tin Ki-tô giáo cho câu hỏi căn bản mà con người của mọi thời đại thường đặt ra cho mình:"Chúng ta từ đâu tới?" "Chúng ta đi đâu?" "Nguồn gốc của chúng ta là gì?" "Cùng đích của chúng ta là gì ?" "Mọi vật hiện hữu từ đâu tới và đi về đâu?". Hai câu hỏi về nguồn gốc và cùng đích không tách rời nhau, chúng có tính cách quyết định đối với ý nghĩa và định hướng cho cuộc sống và hành động của chúng ta.
283 159 341. Câu hỏi về nguồn gốc thế giới và con người là đối tuợng của rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, nhờ đó,chúng ta hiểu biết sâu rộng về độ tuổi và các chiều kích của vũ trụ, về sự biến hóa của các dạng sống, về sự xuất hiện của loài người. Những khám phá này mời gọi chúng ta thêm lòng cảm phục sự cao cả của Đấng Tạo Hóa, tri ân vì các công trình của Người, vì trí thông minh và khôn ngoan Người ban cho các nhà bác học và các người sưu tầm. Cùng với Sa-lô-mon, họ có thể nói : "Chính Người đã cho tôi hiểu biết đích thực về sự vật, cho tôi biết cấu trúc của thế giới và đặc tính của các yếu tố ... Vì chính Đấng Khôn Ngoan, là tác giả của mọi sự đã dạy tôi" (Kn 7,17-21).
284. Còn một câu hỏi thuộc lãnh vực khác, vượt ngoài phạm vi của khoa học tự nhiên, thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc nghiên cứu. Vấn đề không phải chỉ là tìm hiểu vũ trụ xuất hiện khi nào và cách nào, con người có mặt trên trái đất từ bao giờ, nhưng quan trọng chính là khám phá ra ý nghĩa của nguồn gốc đó. Phải chăng nguồn gốc vũ trụ bị điều khiển bởi một sự ngẫu nhiên, một định mệnh mù quáng, một tất yếu vô danh, hay được điều khiển bởi một Đấng Siêu Việt, thông minh và tốt lành, mà ta gọi là Thiên Chúa. Và nếu thế giới này xuất phát từ sự khôn ngoan và sự tốt lành của Thiên Chúa thì tại sao có sự dữ? Nó tự đâu ra? Ai chịu trách nhiệm ? Có cách nào thoát khỏi sự dữ không?

285 295 28. Từ buổi đầu, Ki-tô giáo đã phải đương đầu với những giải đáp khác với đức tin của chính mình về vấn đề nguồn gốc. Người ta gặp trong các tôn giáo và các văn hóa cổ xưa nhiều huyền thoại về vấn đề nguồn gốc. Một số triết gia cho rằng tất cả mọi sự đều là Thiên Chúa, thế giới là Thiên Chúa, hoặc biến hóa của thế giới là biến hóa của Thiên Chúa (thuyết phiếm thần ). Người khác cho rằng thế giới là một sự sinh xuất tất yếu của Thiên Chúa, chảy từ nguồn mạch rồi lại trở về đó. Người khác lại khẳng định sự hiện hữu của hai nguyên lý vĩnh tồn, Thiện và Ác, Ánh Sáng và Bóng Tối đấu tranh miên trường, (thuyết nhị nguyên, giáo phái do Manes sáng lập). Theo một vài quan niệm, thế giới (ít nữa là thế giới vật chất) là xấu, sản phẩm của một sự thoái hóa, vì vậy cần phải loại bỏ đi hoặc phải vượt khỏi (thuyết ngộ đạo ); quan niệm khác chấp nhận rằng thế giới do Thiên Chúa tạo nên, như một người thợ làm ra một đồng hồ, làm ra rồi bỏ đó ( tự nhiên thần giáo). Cuối cùng, có những quan niệm không chấp nhận nguồn gốc siêu việt nào cho thế giới, mà chỉ xem đó hoàn toàn là một chuyển vận của vật chất vẫn có từ muôn thuở (thuyết duy vật). Tất cả những cố gắng đó cho thấy, con người ở đâu cũng như bất cứ thời đại nào, đều thắc mắc về nguồn gốc của vũ trụ và của mình. Chỉ có con người mới khắc khoải truy tìm về cội nguồn như thế .
286 32 37. Trí thông minh loài người chắc chắn có khả năng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc. Con người với ánh sáng của lý trí có thể nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa qua các công trình của Người (x.DS 3026) cho dù sự hiểu biết đó nhiều khi bị lu mờ và lệch lạc vì lầm lẫn. Vì vậy, đức tin giúp xác nhận và soi sáng lý trí, để hiểu biết cách chính xác chân lý này. "Nhờ đức tin chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi một lời của Thiên Chúa; vì thế những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có "(Dt 11,3).

287 107. Chân lý về sáng tạo rất quan trọng cho cuộc sống loài người, đến nỗi Thiên Chúa đã ưu ái mặc khải cho dân Người tất cả những gì cần biết về vấn đề nầy để được cứu độ. Vượt trên những hiểu biết tự nhiên mà con người có thể có được về Đấng Tạo Hóa, (x. Cv. 17,24-29; Rm 1,19-20) Thiên Chúa đã dần dần mặc khải cho It-ra-en mầu nhiệm sáng tạo. Chính Người đã chọn các tổ phụ, đã đưa It-ra-en ra khỏi Ai cập, và khi đã tuyển chọn họ làm dân riêng , Người sáng lập và đào tạo dân nầy (x. Is 43,1); Người cũng tự mặc khải là Đấng làm chủ trái đất và muôn dân, là Đấng duy nhất " đã dựng nên trời và đất" (Tv 115,15; 124,8 ; 134,3).
288 280. Như vậy, mặc khải về sáng tạo không tách rời khỏi việc Thiên Chúa duy nhất mặc khải và thực hiện Giao Ước với dân Người. Sáng Tạo được mặc khải như là bước đầu tiên tiến đến Giao Ước, như chứng từ tiên khởi và phổ quát tình thương toàn năng của Thiên Chúa (x. St 15,5; Gr 33,19-26 ). Vì thế, chân lý về sáng tạo được diễn tả ngày một mạnh mẽ hơn trong sứ điệp của các ngôn sứ (x. Is 44,54), trong lời cầu nguyện của các thánh vịnh (x.Tv 104) và phụng vụ, trong suy tư (x.Cn 8,22,-31) của dân tuyển chọn về minh triết.
289 390 111. Trong tất cả những lời Thánh Kinh nói về sáng tạo, ba chương đầu của sách Sáng Thế chiếm địa vị độc tôn. Đứng về phương diện văn chương, những bản văn đó có thể do nhiều nguồn khác nhau. Các tác giả được linh hứng đã đặt các bản văn này ở đầu Sách Thánh để long trọng diễn tả những chân lý về sáng tạo nguồn gốc và cùng đích của nó trong Thiên Chúa, trật tự và sự tốt lành của nó về ơn gọi của con người, cuối cùng về thảm kịch tội lỗi và niềm hy vọng vào ơn cứu độ. Những lời này, được đọc dưới ánh sáng của Chúa Ki-tô, trong sự thống nhất của Thánh Kinh, và trong Truyền thống sống động của Hội Thánh, vẫn là nguồn chính yếu cho việc huấn giáo về những mầu nhiệm của"khởi nguyên": tạo dựng, sa ngã, lời hứa cứu độ.
II. SÁNG TẠO LÀ CÔNG CUỘC CỦA CHÚA BA NGÔI
290 326. "Lúc khởi đầu Thiên Chúa tạo dựng trời và đất": những lời đầu tiên này của Kinh thánh khẳng định ba điều : Thiên Chúa vĩnh cửu đã đặt một khởi điểm cho tất cả những gì hiện hữu bên ngoài Người; duy chỉ mình Người là Đấng Sáng Tạo (động từ "sáng tạo"- tiếng hipri là bara - luôn có chủ từ là Thiên Chúa) ; toàn thể những gì hiện hữu (được diễn tả bằng công thức "trời và đất") đều tùy thuộc vào Đấng đã cho chúng hiện hữu.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương