SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang61/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   68

2831 1038

Chung quanh ta còn có những người đói vì thiếu ăn. Điều này mở ra cho chúng ta một ý nghĩa sâu xa hơn của lời cầu xin này. Cảnh nghèo đói trên thế giới mời gọi các Ki-tô hữu đang thật lòng cầu nguyện phải có trách nhiệm thực tế đối với anh em, cả trong đời sống cá nhân cũng như trong tình liên đới với các gia đình nhân loại. Lời cầu xin này trong kinh Lạy Cha gắn liền với giáo huấn của dụ ngôn Người Nghèo Khó La-da-rô và dụ ngôn Ngày Phán Xét Chung (Mt 25,31-46).


2832 1928

Như men trong bột, nét mới mẻ của Nước Trời phải được Thần Khí của Chúa Ki-tô khơi dậy trên khắp địa cầu (AA 5). Nét mới mẻ này phải được thể hiện qua việc thiết lập công bình trong các tương quan cá nhân cũng như xã hội, kinh tế và quốc tế. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng không thể có cơ cấu xã hội công bình nếu không có những con người muốn sống công bình.


2833 2790, 2546

Chúng ta xin lương thực "cho chúng ta": "ít lương thực" cho "nhiều người". Mối phúc thứ nhất về tinh thần nghèo khó dạy chúng ta biết chia sẻ : hiệp thông và chia sẻ của cải vật chất cũng như tinh thần, không phải vì bó buộc nhưng vì yêu thương, "Anh em có được dư giả là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu" (2 Cr 8,15).


2834 2428

Thánh Biển Đức dạy các đan sĩ : "Cầu nguyện và làm việc" (T. Benoit 20,48 ) . Chúng ta phải cầu nguyện như thể tất cả đều tùy thuộc vào Thiên Chúa và phải làm việc như thể tất cả tùy thuộc vào mình. Lương thực nhận được sau khi chúng ta đã vất vả làm việc vẫn là quà tặng của Cha Trên Trời; nên chúng ta vẫn phải cầu xin Cha ban lương thực và phải tạ ơn Người vì lương thực có được. Vì thế, các gia đình Ki-tô hữu đọc kinh khi dùng bữa.


2835 2443 1384

Lời cầu xin này trong kinh Lạy Cha và trách nhiệm kèm theo, cũng áp dụng vào một cái đói khác mà con người phải chịu, đói Lời Chúa và Thánh Thần như Sách Thánh nói: "người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,3; Mt 4,4). Các Ki-tô hữu phải vận dụng mọi nỗ lực để "loan Tin Mừng cho những người nghèo khó." Con người trên trái đất còn một thứ đói khát, "không phải đói bánh ăn, cũng không phải khát nước uống, mà là đói khát được nghe Lời Đức Chúa" (Am 8,11). Vì thế, người Ki-tô hữu đặc biệt hiểu lời xin thứ tư về Bánh Hằng Sống : đó là Lời Chúa ta đón nhận trong đức tin và Mình Thánh Chúa ta lãnh nhận trong bí tích Thánh Thể ( Ga 6,26-58).


2836 1165

Khi đọc "hôm nay", chúng ta cũng nói lên lòng tín thác. Chúa dạy như vậy chứ chúng ta không dám đặt ra. Khi nói đến Lời và Mình Thánh Chúa, chữ "hôm nay" không chỉ nói đến ngày hôm nay của thời gian mau qua này, mà muốn nói đến Ngày Hôm Nay của Thiên Chúa :


"Nếu bạn nhận được lương thực mỗi ngày, thì mỗi ngày đối với bạn đều là ngày hôm nay. Nếu Đức Ki-tô thuộc về bạn hôm nay, thì mỗi ngày Người sống lại cho bạn. Làm sao lại như thế được ? Thiên Chúa phán: "Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con" (Tv 2,7). Ngày Hôm Nay nghĩa là: Ngày Đức Ki-tô Phục Sinh" ( T. Am-rô-xi-ô 5,26).
2837 2659 2633 1405 1166 1389

" Hằng ngày": Tân Ước không có chỗ nào khác sử dụng từ ngữ này. Hiểu theo nghĩa thời gian, chữ "hằng ngày" lặp lại chữ "hôm nay" theo ý giáo dục : giúp chúng ta khẳng định lòng tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Gắn với từ "lương thực", đây là những gì cần để sống, hay hiểu rộng hơn là những gì cần để sống đầy đủ. Nguyên ngữ Hy lạp (épiousios : vượt trên cái cốt yếu) trực tiếp chỉ về Bánh Hằng Sống, Mình Thánh Chúa, phương dược trường sinh, nếu thiếu chúng ta không có Sự Sống. Cuối cùng, liên kết với những gì vừa nói trên đây, ý nghĩa Nước Trời rất rõ: "hằng ngày" là Ngày của Chúa, Ngày của Tiệc Nước Trời đã được cho thấy trước trong Thánh Lễ để chúng ta nếm trước Nước Trời đang đến. Vì thế nên cử hành Thánh Thể "hằng ngày".


"Thánh Thể là lương thực hằng ngày của chúng ta. Đặc tính của lương thực thần thiêng này là sức mạnh hiệp nhất : hiệp nhất chúng ta với Thân Thể Đấng Cứu Độ và làm cho chúng ta trở nên chi thể Người, để chúng ta trở thành Thân Thể của Đấng chúng ta lãnh nhận...Lương thực hằng ngày cũng được ban trong các bài đọc chúng ta nghe mỗi ngày ở nhà thờ, trong các thánh thi chúng ta nghe và hát. Tất cả đều cần thiết cho chúng ta trên đường lữ hành" (T. Âu-tinh).
"Cha Trên Trời khuyến khích chúng ta là con cái Nước Trời hãy xin Bánh Bởi Trời ( x. Ga 6,51 ) . Đức Ki-tô là tấm bánh: Thiên Chúa gieo trong lòng Đức Trinh Nữ, cho lớn lên trong xác phàm, nhào nắn trong cuộc Khổ Nạn, nướng trong mộ đá, cất giữ trong Hội Thánh, dọn ra trên các bàn thờ, và mỗi ngày cung cấp cho các tín hữu làm lương thực trường sinh"(T. Phê-rô Kim Ngôn 71 ) .

V. "XIN THA NỢ CHÚNG CON NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA KẺ CÓ NỢ CHÚNG CON "
2838 1425 1933 2631

Lời cầu xin này thật lạ lùng. Nếu chỉ có phần đầu "xin tha nợ chúng con", lời xin này lẽ ra đã hàm chứa trong ba lời nguyện đầu kinh Lạy Cha, vì Đức Ki-tô tự hiến tế để "cho mọi người được tha tội". Phần thứ hai của lời xin cho thấy : Thiên Chúa chỉ nhận lời nếu trước đó chúng ta đáp ứng một đòi buộc. Lời xin này sẽ được Thiên Chúa ban với điều kiện chúng ta phải đáp ứng điều Chúa đòi buộc trước: Thiên Chúa sẽ tha cho chúng ta "như " chúng ta tha cho anh em.


"Xin tha nợ chúng con"...
2839 1425 1439 1422

Chúng ta đã bắt đầu xin Cha trên trời với lòng tin tưởng dạn dĩ. Khi "nguyện Danh Cha cả sáng", chúng ta đã xin Người luôn thánh hóa chúng ta hơn nữa. Nhưng dù đã được mặc áo trắng tinh tuyền khi Rửa Tội, chúng ta vẫn tiếp tục phạm tội, quay lưng lại với Thiên Chúa. Giờ đây, trong lời xin này, chúng ta như người con hoang đàng trở về với Cha, và như người thu thuế nhận mình là tội nhân trước nhan Người. Lời xin này bắt đầu bằng một lời thú tội, vừa thú nhận tình trạng khốn cùng của mình vừa tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng hay thương xót. Niềm hy vọng này được bảo đảm trong Con Một Người, "chúng ta đã được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cl 1,14; Ep 1,7). Trong các bí tích của Hội Thánh, chúng ta gặp được dấu chỉ hữu hiệu và chắc chắn về ơn tha tội ( x. Mt 26-28; Ga 20,23 ) .


2840 1864

Nhưng thật đáng sợ, nguồn ơn thương xót của Thiên Chúa không vào được lòng ta nếu chúng ta không tha cho những người có lỗi với chúng ta. Cũng như Thân Thể Đức Ki-tô, Tình yêu không thể phân chia: chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa mà ta không thấy, nếu ta không yêu mến anh chị em mà ta đang thấy được. Khi từ chối tha thứ cho anh chị em mình, lòng chúng ta đóng lại và trở nên chai đá không thể đón nhận tình thương tha thứ của Cha. Khi thú nhận tội lỗi, chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận ân sủng của Người.


2841

Lời xin này quan trọng đến nỗi đây là lời duy nhất, trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giê-su phải trở lại chủ đề này và khai triển thêm. Con người không có khả năng chu toàn đòi hỏi quyết liệt này của mầu nhiệm giao ước, nhưng Thiên Chúa có thể làm được mọi sự.


..."như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"
2842 521

Khi giảng dạy, Đức Giê-su nhiều lần dùng chữ "như": "anh em hãy nên hoàn thiện "như" Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5,48); "Anh em hãy có lòng nhân từ "như" Cha anh em là Đấng nhân từ" (Lc 6,36) ; "Thầy ban cho anh em một điều răn mới : anh em hãy yêu thương nhau "như" Thầy đã yêu thương anh em"(Ga 13,34). Chúng ta không thể giữ được điều răn của Chúa, nếu chỉ bắt chước Chúa bằng những hành vi bên ngoài. Chúng ta phải hiệp thông sống động và "hết lòng" với sự thánh thiện, lòng thương xót và yêu thương của Thiên Chúa. Chỉ có Thánh Thần, "nhờ Người mà chúng ta sống" (Ga 5,25), mới có thể làm cho chúng ta có được tâm tình của Đức Giê-su Ki-tô (Pl 2,1-5). Khi được hiệp thông với Thiên Chúa đầy lòng tha thứ, "chúng ta biết tha thứ cho nhau "như" Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong Đức Ki-tô" (Ep 4,32).


2843 368

Như thế, lời Chúa dạy về tha thứ mang sức sống vì dạy chúng ta sống đến tận cùng của tình yêu (Ga 13,1). Khi đưa ra dụ ngôn người đầy tớ không biết thương xót là đỉnh cao của giáo huấn về hiệp thông trong Hội Thánh ( x. Mt 18,23-35 ) , Đức Giê-su kết luận : "Cũng vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" (Mt 18, 23-35). Tội lỗi của chúng ta bị cầm buộc hay được tháo gỡ đều tùy vào việc "hết lòng tha thứ" của ta. Chúng ta không có khả năng bỏ qua hay quên đi lỗi của anh em; nhưng ai sống theo Thánh Thần sẽ biết cảm thương người bị xúc phạm đến mình và thanh luyện ký ức bằng cách chuyển cầu cho người có lỗi.


2844 2262

Việc cầu nguyện giúp người Ki-tô hữu biết tha thứ cho cả kẻ thù (x. Mt 5,43-44 ) , và biến đổi người môn đệ nên đồng hình đồng dạng với Thầy của mình. Tha thứ là một đỉnh cao của kinh nguyện Ki-tô giáo; Thiên Chúa chỉ ban ơn cầu nguyện cho tâm hồn nào biết hòa nhịp với lòng thương xót của Người. Tha thứ còn minh chứng rằng trong thế giới này, tình yêu mạnh hơn tội lỗi. Các vị tử đạo, trong quá khứ cũng như hiện tại, đều làm chứng cho Đức Giê-su bằng cách này. Tha thứ là điều kiện căn bản để có sự giao hòa giữa con người với Thiên Chúa ( x. 2Cr 5, 18-21) và giữa con người với nhau ( x. Gio-an Phao-lô II, DM 14 ) .


2845 1441

Sự tha thứ này bắt nguồn từ Thiên Chúa nên không có giới hạn hay mức độ. Nếu đề cập đến xúc phạm (hay "tội" theo Lc 11,4; "nợ" theo Mt 6,12), trong thực tế chúng ta luôn luôn là kẻ mắc nợ : "anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" (Rm 13,8). Sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Chí Thánh là nguồn mạch và tiêu chuẩn chân thực cho mọi tương quan. Chúng ta sống hiệp thông này trong cầu nguyện, nhất là trong bí tích Thánh Thể.


“Thiên Chúa không nhận lễ vật của kẻ gây bất hòa. Người dạy họ để của lễ lại bàn thờ về giao hòa với anh em trước đã; Thiên Chúa chỉ vui nhận những lời cầu nguyện trong an hòa. Đối với Thiên Chúa, lễ dâng đẹp nhất là chúng ta sống an bình, hòa thuận, và toàn dân thánh hiệp nhất trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (T. Cyprien 23).
VI. "XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ"
2846 164 2516

Lời xin này đề cập đến gốc rễ của lời xin trước, vì chúng ta phạm tội khi chiều theo chước cám dỗ. Do đó, chúng ta xin : chớ để chúng con "sa" chước cám dỗ. Theo nguyên ngữ Hy Lạp, chữ "sa" này có nghĩa là "lâm vào" ( x. Mt 26,41 ) ,"khỏi sa ngã theo chước theo cám dỗ". "Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai" (Gc 1,13). Trái lại, Người muốn giải thoát chúng ta khỏi cơn cám dỗ. Chúng ta cầu xin Người đừng để ta đi vào con đường dẫn đến tội lỗi. Chúng ta đang bị giằng co giữa xác thịt và Thần Khí. Với lời nguyện cầu này, chúng ta muốn xin Thiên Chúa ban Thánh Thần để biết nhận định và có sức mạnh chống lại cơn cám dỗ.


2847 2284

Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết "nhận định" đâu là thử thách cần thiết để con người nội tâm tăng trưởng nhờ "quen chịu đựng gian truân" (Rm 5,3-5), và đâu là cám dỗ dễ dẫn đến tội lỗi và sự chết. Chúng ta còn phải biết phân biệt giữa "bị cám dỗ" và "chiều theo chước cám dỗ". Nhờ nhận định, chúng ta có thể vạch trần sự dối trá của chước cám dỗ: bề ngoài, đối tượng có vẻ "ngon lành, trông đẹp mắt, đáng quý" (St 3,6), nhưng kết quả của nó là sự chết.


"Thiên Chúa không muốn áp đặt điều tốt, Người muốn chúng ta tự do... Cám dỗ cũng có cái lợi. Ngoại trừ Thiên Chúa, không ai biết được những gì hồn ta đã nhận được từ Thiên Chúa, kể cả chính bản thân ta. Nhưng cơn cám dỗ bộc lộ cho chúng ta biết nhận ra con người của mình; nhờ đó, chúng ta khám phá ra tình trạng tệ hại của mình, và buộc chúng ta phải tạ ơn Chúa vì những ơn lành được cơn cám dỗ làm lộ ra"(Ô-ri-gê-nê 29 ) .
2848 1808

Muốn khỏi "sa chước cám dỗ", chúng ta phải có quyết tâm: "Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó... Không ai có thể làm tôi hai chủ" (Mt 6,21.24). "Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà hành động" (Gl 5,25). Khi biết "chiều theo" Thánh Thần, chúng ta được Chúa ban sức mạnh. "Không một cám dỗ nào đã xảy đến cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín : Người sẽ không để anh em bị cám dỗ quá sức; nhưng khi để anh em bị cám dỗ, Người sẽ cho anh em phương thế để thoát khỏi và sức mạnh để chịu đựng" (1 Cr 10,13).


2849 540, 612 2612 162

Trong cuộc chiến đấu này, chúng ta chỉ có thể chiến thắng nhờ cầu nguyện. Nhờ cầu nguyện, Đức Giê-su đã chiến thắng Tên Cám Dỗ, lúc khởi đầu sứ vụ ( x. Mt 4,1-11) và trong cuộc chiến cuối cùng ( x. Mt 26,36-44 ) vào giờ hấp hối. Đức Ki-tô kết hiệp chúng ta với Người trong cuộc chiến đấu và cơn hấp hối của Người để xin Chúa Cha "chớ để chúng con sa chước cám dỗ". Người khẩn nài chúng ta cùng canh thức với Người. Canh thức là giữ tâm hồn mình. Đức Giê-su xin Chúa Cha "gìn giữ chúng ta trong danh Cha" (Ga 17,11). Chúa Thánh Thần luôn tìm cách giúp chúng ta canh thức. Lời cầu xin này càng trở nên quan trọng hơn nữa, khi cuộc chiến đấu trên trần thế của ta bước vào cơn cám dỗ cuối cùng; chúng ta phải xin ơn bền đỗ đến cùng : "Đây, Ta đến như kẻ trộm. Phúc thay kẻ đang canh thức" (Kh 16,15).


VII. " NHƯNG CỨU CHÚNG CON CHO KHỎI SỰ DỮ"
2850 309

Lời xin cuối cùng dâng lên Cha cũng được bao hàm trong kinh nguyện của Đức Giê-su: "Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần" (Ga 17,15). Lời xin này liên hệ đến từng người chúng ta, nhưng bao giờ cũng là "chúng con" đang cầu nguyện, trong hiệp thông với toàn Hội Thánh và xin Thiên Chúa cứu toàn thể gia đình nhân loại. Kinh Lạy Cha không ngừng mở ra cho chúng ta thấy những chiều kích của nhiệm cục cứu độ. Chúng ta từng liên đới với nhau trong tội lỗi và sự chết, nay được liên đới trong Thân Thể Chúa Ki-tô, trong mầu nhiệm "các thánh thông công" ( x. 1 Cr 16, 13; Cl 4, 2; 1 Tx 5, 6; 1Pr 5, 8 ) .


2851 391

Trong lời xin này, Sự Dữ không là một điều trừu tượng, nhưng là một nhân vật, là Xa-tan, Ác thần, thiên thần đã chống lại Thiên Chúa. Sự Dữ ở đây là ma quỷ (tiếng Hy Lạp là Dia-Bolos: kẻ phá ngang), kẻ tìm cách ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa và công trình cứu độ trong Chúa Ki-tô.


2852

Ma quỷ "ngay từ đầu đã là tên sát nhân, là kẻ nói dối và là cha sự gian dối"(Ga 8,44), "là Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại" (Kh 12,9). Do thần dữ, tội lỗi và sự chết đã xâm nhập thế giới, và khi nó bị đánh bại hoàn toàn, mọi thụ tạo"sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết" ( x. MR, kinh nguyện Thánh Thể IV ) . "Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên Chúa sinh ra, thì không phạm tội nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra gìn giữ người ấy và Ác Thần không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác Thần"(1Ga 5,18-19) :

"Chúa là Đấng xóa tội và tha lỗi cho chúng ta; Người bảo vệ và gìn giữ chúng ta khỏi những mưu kế của Ma Quỷ hãm hại, để kẻ thù quen dẫn đường tội lỗi không lừa dối được chúng ta. Ai trông cậy Chúa thì không sợ ma quỷ. "Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, còn ai chống lại được chúng ta? " (Rm 8,31) (T. Am-brô-xi-ô 5,30 ) .
2853 677 972

Thần Dữ là "thủ lãnh thế gian" đã bị đánh bại, một lần dứt khoát, vào Giờ Đức Giê-su tự hiến thân chịu chết để ban cho chúng ta Sự Sống của Người. Đó là lúc Người phán xét thế gian này và "thủ lãnh thế gian này bị tống ra ngoài" (Ga 12,31; Kh 12,11). "Sách Khải Huyền cho biết : "Khi đó, nó đuổi bắt Người Phụ Nữ" (12,13), nhưng không bắt được Bà; Bà là E-và mới, "đầy ân sủng" của Thánh Thần, được gìn giữ khỏi tội lỗi và sự hư nát do cái chết. Hội Thánh hiểu Người Phụ Nữ này là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và được ơn Hồn Xác Lên Trời. Người Phụ Nữ này cũng là hình ảnh của Hội Thánh. "Lúc đó, nó nổi giận với Người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi Bà" (Kh 12,17). Vì thế Thánh Thần và Hội Thánh cùng cầu nguyện : "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến" (Kh 22,17-20), vì khi Người quang lâm sẽ giải thoát chúng ta khỏi tay Ác Thần.


2854 2632

Khi xin Thiên Chúa giải thoát khỏi Ác Thần, chúng ta cũng xin cứu khỏi mọi sự dữ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, do ma quỷ là thủ phạm hay kẻ chủ mưu. Trong lời cầu xin cuối cùng này, Hội Thánh trình lên Cha mọi nỗi khốn cùng của thế giới. Hội Thánh không những xin được gìn giữ khỏi mọi sự dữ đang hoành hành nơi nhân loại, mà còn van xin Cha ban ơn bình an và ơn bền vững đang khi trông đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm. Khi cầu nguyện như thế, Hội Thánh khiêm tốn và tin tưởng tiền dự vào ngày mọi người và mọi loài được quy tụ trong Đức Ki-tô Đấng nắm quyền trên "Tử Thần và Âm Phủ", "Chủ Tể của mọi sự, Đấng hiện có, đã có và đang đến" (Kh 1,4.8.18) :


1041

“Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con đợi chờ ngày hồng phúc, ngày Đức Giê-su Ki-tô, Đấng cứu độ chúng con ngự đến"(SLRM. nghi thức hiệp lễ ) .



VINH TỤNG CA KẾT THÚC
2855 2760

Để kết thúc, Vinh tụng ca "Vì Cha là Vua, là Chúa quyền năng, là Đấng vinh hiển muôn đời" lặp lại ba lời nguyện đầu tiên dâng lên Cha trên trời : danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện. Nhưng câu lặp lại này mang hình thức thờ lạy và tạ ơn, như lời cộng đoàn chư thánh trên trời. Xa-tan là "thủ lãnh thế gian này" đã dối gạt người đời, tự gán cho mình ba tước hiệu : Vua, quyền năng và vinh quang. Đức Ki-tô là Đức Chúa, Người hoàn lại các tước hiệu này về cho Cha của Người cũng là Cha của chúng ta, cho tới ngày Người trao Vương Quốc lại cho Cha, khi mầu nhiệm cứu độ được hoàn tất chung cuộc, khi "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" ( x. 1Cr 15,24-28 ) .



2856 1061, 1065

Sau khi đọc kinh xong, chúng ta thưa : A-MEN, nghĩa là "Xin Chúa cứ làm cho con như vậy" (Lc 1,38). Qua lời A-men, chúng ta quyết tâm đón nhận những điều Thiên Chúa dạy trong lời kinh này (T. Xy-ri-lô thành Giê-ru-sa-lem 5,18).


TÓM LƯỢC
2857

Trong kinh Lạy Cha, ba lời nguyện đầu hướng về Vinh Quang của Cha: Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện. Bốn lời xin sau trình lên Người những ước vọng của chúng ta. Chúng ta xin những gì cần thiết cho đời sống của mình : lương thực nuôi sống, ơn tha tội, và ơn phù trợ trong cuộc chiến để đạt tới điều thiện và thắng được Sự Ác.
2858

Khi "nguyện danh Cha cả sáng", chúng ta tham dự vào chương trình của Thiên Chúa : làm cho Danh Người - đã mặc khải cho Mô-sê, sau đó được biểu lộ nơi Đức Giê-su được cả sáng, được tôn vinh nơi chúng ta và do chúng ta, cũng như nơi mỗi người và nơi muôn dân.
2859

Với lời nguyện thứ hai, Hội Thánh mong đợi ngày Đức Ki-tô quang lâm và Nước Chúa hoàn tất. Triều Đại Thiên Chúa đến lần cuối cùng khi Đức Ki-tô tái lâm. Chúng ta cũng cầu xin cho Nước Thiên Chúa lớn mạnh trong "ngày hôm nay" của đời sống ta.
2860

Trong lời nguyện thứ ba, chúng ta xin Cha trên trời cho ý của ta được nên một với ý của Chúa Con để chu toàn chương trình Cứu Độ của Người trong cuộc sống trần thế.
2861

Trong lời xin thứ tư, khi đọc "xin cho chúng con", chúng ta hiệp thông với anh em, nói lên lòng tín thác của con cái đối với Cha trên trời. Chữ "lương thực" vừa chỉ thức ăn cần để nuôi sống thân xác, vừa chỉ về Bánh Hằng Sống là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa Ki-tô. Chúng ta được lãnh nhận lương thực thiên quốc này trong "Ngày Hôm Nay" của Thiên Chúa, như của ăn không thể thiếu, của ăn cốt yếu của Bàn Tiệc Nước Trời mà chúng ta được nếm trước trong bí tích Thánh Thể.
2862

Lời xin thứ năm khẩn cầu Thiên Chúa xót thương tha thứ những gì ta xúc phạm đến Người. Nguồn ơn thương xót của Chúa chỉ vào được lòng ta nếu ta biết tha thứ cho kẻ thù, theo gương mẫu và với sự trợ giúp của Chúa Ki-tô.
2863

Khi đọc "xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ", chúng ta cầu xin Thiên Chúa đừng để chúng ta theo con đường dẫn đến tội lỗi. Với lời cầu này, chúng ta muốn xin Thiên Chúa ban Thánh Thần để biết nhận định và có sức mạnh, biết canh thức và bền đỗ đến cùng.
2864

Trong lời xin cuối cùng "nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ", cùng với Hội Thánh chúng ta xin Thiên Chúa biểu dương chiến thắng mà Đức Ki-tô đã đạt được trên "thủ lãnh thế gian" là Xa-tan, kẻ chống đối Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Người.

2865

Với tiếng A-men cuối cùng, chúng ta thưa "xin Chúa cứ làm cho con" như bảy lời nguyện xin, "ước gì được như vậy... ".

TRÍCH DẪN
Trước hết, chúng tôi nêu xuất xứ đoạn văn, rồi đến các số trong sách Giáo lý sử dụng đoạn văn ấy. Số có dấu hoa thị * cho biết ở đó chỉ lấy ý chứ không trích nguyên văn.

THÁNH KINH

CỰU ƯỚC
Sáng thế ký (St)
1 1-2,4 337

1 1 268*, 279, 280, 290

1 2-3 292*

1 2 243*, 703*, 1218*

1 3 298*

1 4 299


1 10 299

1 12 299


1 14 347*

1 18 299


1 21 299

1 26-29 2402*

1 6-28 307*

1 26-27 1602*

1 26 36*, 225, 299*, 343*, 2501, 2809

1 27 355, 383,1604*, 2331

1 28-31 2415*

1 28 372, 373, 1604, 1607*, 1652, 2331,2427*

1 31 299, 1604*

2 1-3 345

2 2 314*, 2184

2 7 362, 369*, 703*

2 8 378*

2 15 378


2 17 376*, 396, 396, 400*, 1006*, 1008*

2 18-25 1605*

2 18 371, 1652

2 19-20 371,2417*

2 22 369*, 1607*

2 23 371


2 24 372, 1627*, 1644*, 2335

2 25 376*

3 390*, 2795*

3 1-5 391*

3 1-11 397*

3 3 1008*

3 5 392, 398*, 399*, 1850

3 6 2541, 2847

3 7 400*

3 8-10 29*

3 9-10 399*

3 9 410*, 2568

3 11-13 400*

3 11 2515

3 12 1607*

3 13 1736, 2568

3 14-19 2427*

3 15 70*, 410*,489*

3 16-19 1607*

3 16 376*, 400*, 1609

3 16b 1607*

3 17-19 378*

3 27 400*

3 19 376*, 400, 400*. 1008*, 1609

3 20 489*

3 21 1608*

3 24 332*

4 1-2 2335*

4 3-15 401*

4 3-7 2538*

4 4 2569*

4 8-12 2259*

4 10-11 2259

4 10 1736*, 1867*, 2268*

4 26 2569*

5 1-2 2331

5 1 2335*

5 24 2569

6 3 990*

6 5 401*


6 9 2569

6 12 401*

8 8-12 701* 8 20-9,17 2569*

9 1-4 2417*

9 5-6 2260

9 8-16 2569*

9 9 56*

9 16 71*


10 5 56

10 20-31 56*

11 4-6 57*

12 1-4 145*

12 1 59

12 2 762*, 1669*



12 3 706*, 2676

12 3 LXX 59

12 4 2570

13 8500*


14 16 500*

14 18 58*, 1333, 1544

15 2-3 2570*

15 2 2374

15 5-6 762*

15 5 146*, 288*

15 6 146*, 2571*

17 1-2 2571*

17 4-8 1819*

17 559


18 1-15 706*, 2571*

18 10-14 489*

18 14 148*, 276

18 16-33 2571*

18 20 1867*

19 332*


19 1-29 2357*

19 13 1867*

21 1-2 489*

21 17 332*

22 1-18 1819*

22 8 2572

22 1 1332*

22 17-19 706*

23 4 145*

28 10-22 2573*

29 15 500*

30 1 2374

32 25-31 2573*

38 18 1295*

41 42 1295*

45 8 312


49 24 269

50 20 312



Xuất Hành (xh)
3 1-10 2575*

3 5-6 208*

3 5 2777

3 6 205, 207

3 7-10 1867*

3 13-15 205

3 14 446*, 2666*, 2810*

4 22 238, 441*

12 3-14 608

13 3 1363*

13 12-13 529*

13 22 659*

15 1 2810

15 26 1502

16 19-21 2837*

16 19 2836*

17 1-6 694*

17 2-7 2119*

17 8-13 2577*

1 9-20 708*

19 751*, 2060*

19 5-6 709, 762*, 2810*

19 6 63*, 2539

19 16-25 2085*

20 1-17 2056*

20 2-5 2083

20 2 2061

20 7 2141

20 8-10 2167

20 11 2169

20 12 2196, 2200, 2214*

20 13 2257

20 14 2330

20 15 2400

20 16 2463, 2504

20 17 1456*, 2513, 2533

22 20-22 1867*

23 7 2261

23 12 2172

23 20-23 332*

24 2060*

24 7 2060

24 8 613*

24 15-18 697*, 2085*

25 10-22 2130*

25 16 2058, 2058

25 22 433*

29 1-30 1539*

29 7 436*

30 22-32 695*

31 15 2168,2189

31 16 2171*

31 17 2172

31 18 700, 2056, 2058

32 210*

32 1-34,9 2577*



32 15 2058

33 9-10 697*

33 11 2576

33 12-17 210*

33 18-19 210

33 19-23 2583*, 2666*

34 5-6 210

34 6 214, 231, 2577*

34 7 211

34 9 210*

34 28 2056

34 29 2058

40 1-2 2058

40 36-38 697*



Lê Vi (Lv)
8 1539*

8 12 436*

16 2 433*

16 15-16 433*, 613*

17 14 2260*

18 7-20 2388*

19 2 2811

19 13 2434*

19 15 1807

19 18 2055*

20 26 2813

26 12 2550



Dân Số (Ds )
1 48-53 1539*

7 89 433*

11 24-25 1541*

12 3 2576

12 7-8 2576

12 13-14 2577*

21 4-9 2130*

24 17-19 528*

24 17 528*

28 9 582*


Đệ nhị luật (Đnl)
1-11 708*

4 13 2056

4 15-16 2129

4 19 57*


4 37 218*

5 2 2060


5 4 2059

5 6-22 2056*

5 6-22 2056*

5 6-9 2083*

5 6 431, 2061, 2133

5 11 2141

5 12-15 2167*

5 12 2189

5 15 2057, 2170

5 16 2196*, 2200, 2247

5 17 2330

5 19 2400, 2450

5 21 2533

5 22 2056, 2058

6 4-5 201, 459*, 2093*

6 4 228, 2083

6 5 368*,2055*, 2133

6 13-14 2084

6 13 2096, 2150

6 16 2119

7 6 762*

7 8 218*


7 9 215*

8 3 1334*, 2835

10 4 2056

10 15 218*

11 14 1293*

14 1 441*

15 11 2449

18 10 2116*

24 1 1610*

24 14-15 1867*, 2409*, 2434*

25 13-16 2409*

28 10 63


29-30 708*

29 3 368*

30 15-20 1696*

30 16 2057

31 9 2056*

31 24 2056*

32 6 238*

32 8 57*, 441*

32 34 1295*

32 39 304*

Giô-suê (Gs)

3 10 2112

13 33 1539*
Thủ Lãnh (TL)
6 11-24 332*

13 332*


13 18 206*
Sa-mu-en quyển I (1Sm)
1 489*

1 9-18 2578*

3 9-10 2578

9 16 436*

10 1 436*

12 23 2578

16 1 436*

16 12-13 436*

16 13 695*

28 19 633*



Sa-mu-en quyển II ( 2Sm )
7 709*

7 14 238*, 441*

7 18-29 2579*

7 28 215, 2465*

12 1-4 2538*

12 7-15 1736*


Các Vua quyển I (1V)
1 39 436*

6 23-28 2130*

7 23-26 2130*

8 10- 61 2580*

8 10-12 697*

17 7-24 2583*

18 20-39 2583*

18 26-29 2766*

18 38-39 696*

18 39 2582*

19 1-14 2583*

19 5 332*

19 16 436*

21 1-29 2538*

21 8 1295*

Các Vua quyển II (2V)
2 9 2684*
Sử biên niên quyển I(1Sbn)
17 13 441*

Sử biên niên quyển II (2Sbn)
36 21 2172*
Ét-ra (Er)
9 6-15 2585*
Nơ-khe-mi-a (Nkm)
1 4-11 2585*

13 15-22 2172*

Tô-bi-a (Tb)

1 16-18 2300*

2 12-18 vulg. 312*

3 11-16 2585*

4 3-4 2214*

4 5-11 2447*

4 15 1789*

8 4-9 2361

8 6 360*

12 8 1434*

12 12 336*

13 2 269*


Giu-đi-tha (Gđt)
9 2-14 2585*
Ét-te (Et)
4 17b 269*

Ma-ca-bê quyển II (2 Mcb)
6 30

10 8-12 2270*

12 10 2318

33 23-24 336*

36 26 223

38 7 332*

42 2 275

42 3 299*


Thánh Vịnh (Tv)
2 1-2 600*

2 2 436*


2 6-7 745*

2 7-8 2606

2 7 441*, 653*, 2836

6 3 1502*

6 6 633*

8 2809*


8 2 300, 2160, 2566

8 3 559*


8 6 2566, 2809

16 9-10 627*

19 2-5 299*

19 2 326*

22 304*

22 1 603


22 2 2605*

22 10-11 2270*

22 15 112*

22 27 716*

23 5 1293*

24 6 2582

24 7-10 559

24 8-10 269

24 9-10 2628

27 8 2730

27 10 239*

29 2 2143*

32 304*

32 5 1502*



33 6 292*, 703*

34 3 716*

34 8 336*

35 304*


38 1502*

38 5 1502*

39 9 1502*

39 12 1502*

40 2 2657

40 5 150*

40 7-9LXX 462

40 7 2824

42 3 2112

42 8 2803

50 3 1039

51 6 431*, 1850

51 12 289*, 431*

51 19 1428, 2100

55 23 322*

56 5 990*

68 6 238*

69 10 584

79 9 431*

82 6 441*

84 3 1770

85 11 214*

85 12 2795*

88 11-13 633*

89 709*

89 49 633*



91 10-13 336*

95 1-6 2628*

95 7-8 2659

95 7 1165*

95 9 2119*

95 10 539*

96 2 2143*

102 27-28 212

103 304*

103 20 329

104 288*

104 13-15 1333*

104 15 1293*

104 24 295

104 27 2828

104 30 292*, 703*

105 3 30

106 23 2577

107 20 1502*

110 447


110 1 659*

110 4 1537*

111 9 2807*

113 1-2 2143*

115 3 268, 303

115 4-5 2112

115 8 2112

115 15 216*,287

115 16 326*, 326*

116 12 224

116 13 1330*

116 17 1330*

117 24 2173

118 14 1808

118 22 587*, 756*

118 24 2173

118 26 559

119 30 2465*

119 142 2465*

119 90 2465

119 105 141

119 160 215

121 2 1605*

124 8 287

130 14 2559

131 2 239*

131 2-3 370*

134 3 287

135 6 269

138 304*


138 2 214

139 15 2270

143 10 1831

145 3 300

145 9 295, 342*

146 3-4 150*


Châm ngôn (Cn)
1 8 2214*

6 20-22 2216

8 1-9,6 721*

8 7 2465*

8 22-31 288*

13 1 2216

14 15 1806

17 6 2219

18 5 2476*

19 9 2476*

19 21 303

21 1 269*

25 9-10 2489*



tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   57   58   59   60   61   62   63   64   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương