SÁch giáo lý CỦa giáo hội công giáo sách giáo lý CỦa giáo hộI



tải về 4.7 Mb.
trang11/68
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.7 Mb.
#11671
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   68

435 2667- 2668 2676. Danh xưng Giê-su là trọng tâm của kinh nguyện Ki-tô giáo. Tất cả các lời nguyện trong phụng vụ đều kết thúc bằng câu: "Nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con". Kinh "Kính Mừng Ma-ri-a" đạt tới đỉnh cao trong câu "và Giê-su, con lòng Bà đầy ơn phúc". Lời tâm nguyện Phương Đông thường gọi là "Lời cầu khẩn Đức Giê-su : "Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa , xin thương xót con là kẻ có tội". Như Thánh Gian-Đắc (Jeanne d'Arc), nhiều Ki-tô hữu chỉ kêu tên "Giê-su" khi hấp hối.
II. ĐỨC KI-TÔ
436 690,695 711-716 783. "Ki-tô" là phiên âm một từ Hy lạp dịch từ tiếng Hy-pri là "Mê-si-a" nghĩa là "được xức dầu". Danh xưng này trở thành tên riêng của Đức Giê-su vì Người đã chu toàn tuyệt hảo sứ mạng thần linh bao hàm trong danh xưng đó. Quả thế, trong Ít-ra-en, những người được thánh hiến để thi hành một sứ mạng Thiên Chúa giao phó đều được xức dầu nhân danh Thiên Chúa. Đó là trường hợp của các vua ( x. l V 1, 39), các tư tế ( x. Xh 29,7; Lv 8,12) và đôi khi cả các ngôn sứ nữa ( x. 1V 19,16). Vậy càng đúng hơn cho trường hợp của Đấng Mê-si-a do Thiên Chúa cử đến để thiết lập dứt khoát Vương Quốc của Người ( x. Tv 2,2; Cv 4,26-27). Đấng Mê-si-a phải được Thánh Thần Chúa xức dầu ( x Is 11,2), vừa để làm Vua và tư tế ( x. Gcr 4,14; 6,13), vừa để làm ngôn sứ nữa ( x. Is 61,1; Lc 4, 16-21). Đức Giê-su đã thực hiện niềm hy vọng về Đấng Mê-si-a của Ít-ra-en qua ba sứ vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế .
437 525, 486. Thiên thần đã loan báo cho các mục đồng việc Đức Giê-su ra đời như Đấng Mê-si-a đã được hứa ban cho Ít-ra-en : "Hôm nay, Đấng Cứu Độ anh em đã ra đời trong thành Vua Đa-vit, Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa" (Lc 2,ll). Ngay từ khởi đầu, Chúa Giê-su là "Đấng Chúa Cha đã hiến thánh và cử xuống thế gian" (Ga l0,36), được cưu mang như "Đấng Thánh" (Lc l,35) trong lòng dạ trinh khiết của Đức Ma-ri-a. Thánh Giu-se được Thiên Chúa kêu gọi "đón vợ ông là bà Ma-ri-a về nhà, vì con Bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần" (Mt l,20), để Đức Giê-su "mà người ta gọi là Đức Ki-tô", được bạn trăm năm của thánh Giu-se sinh ra trong dòng dõi Đa-vit, dòng dõi Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Mê-si-a ( Mt l, l6) ( x. Rm l,3; 2Tm.2,8; Kh 22,l6).
438 727 535. Việc Đức Giê-su được hiến thánh làm Đấng Mê-si-a bày tỏ sứ mạng thần linh của Người. "Chính tên của Người chỉ rõ điều đó, vì danh hiệu "Ki-tô" ám chỉ Đấng xức dầu, Đấng được xức dầu, và chính việc xức dầu: Đấng xức dầu là Chúa Cha, Đấng được xức dầu là Chúa Con và Chúa Con được xức dầu trong Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần là sự xức dầu" ( x. T. I-rê-nê, chống lạc giáo 3,l8,3). Việc Đức Giê-su được hiến thánh để làm Đấng Mê-si-a từ muôn đời được mặc khải trong cuộc đời trần thế của Người, khi chịu phép rửa của ông Gio-an, lúc "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng xức dầu tấn phong Người" (Cv l0,38) "để Người xuất hiện trước Ít-ra-en" (Ga l,3l) như Đấng Mê-si-a. Những việc Người làm và những lời Người nói, giúp cho chúng ta nhận biết Người là "Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Mt l,24; Ga 6, 69; Cv 3,l4).
439 528-529 547. Nhiều người Do Thái, kể cả một số người ngoại cùng chia sẻ niềm hy vọng của ít-ra-en, đã nhận ra nơi Đức Giê-su những nét cơ bản của "Con vua Đa-vít" là Đấng Mê-si-a mà Thiên Chúa đã hứa ban cho Ít-ra-en ( x. Mt 2,2; 9,27, l2,23; l5,22; 20,30; 2l,9.l5). Đức Giê-su đã chấp nhận danh hiệu Mê-si-a mà Người có quyền lãnh nhận ( x. Ga 4,25-26; ll,27;), nhưng một cách dè dặt vì danh hiệu này bị một số người đương thời hiểu theo một quan niệm trần tục ( x. Mt.22,4l-46) nặng phần chính trị ( x. Ga 6,l5; Lc.24,2l).
440 552 550 443. Khi thánh Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a, Người chấp nhận và liền đó tiên báo cuộc khổ nạn của Con Người. ( x. Mt.l6,l6-23). Người đã mặc khải vương quyền Đấng Mê-si-a của Người, một mặt hệ tại căn tính siêu việt của Con Người " từ trời xuống" (Ga 3,l3) ( x. Ga 6,62; Đn 7,l3) và mặt khác trong sứ mệnh cứu chuộc như Người Tôi Tớ đau khổ : "Con Người đến, không phải để được kẻ hầu người hạ nhưng là để hầu hạ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20,28) ( x. Is 53,l0-l2). Do đó ý nghĩa thật sự về vương quyền của Người chỉ được biểu lộ trên Thập Giá ( x. Ga l9,ll-22; Lc 23,39-43). Chỉ sau khi sống lại, Vương Quyền Mê-si-a này mới được thánh Phê-rô công bố trước mặt dân Thiên Chúa : "Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này : Đức Giê-su mà anh em đã treo trên Thập Giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô" (Cv 2,36).
III. CON MỘT ĐỨC CHÚA CHA
441. Trong Cựu Ước "Con Thiên Chúa" là danh hiệu ban cho các thiên thần ( x. Đnl (LXX) 32,8; G l,6), dân được tuyển chọn ( x. Xh 4,22; Hs 11,1; Gr 3,19; GV 36,11; Kn 18,13), con cái Ít-ra-en ( x. Đnl 14,1; Hs 2,1) và các vị vua của họ ( x. 2Sm 7,14; Tv 82,6). Trong những trường hợp ấy, danh hiệu nầy nói lên quan hệ nghĩa tử. Quan hệ này tạo ra những mối liên hệ thân tình đặc biệt giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Khi được gọi là Con Thiên Chúa ( x. 1Sbn 17,13; Tv 2,7), vị Vua Mê-si-a của lời hứa không nhất thiết phải trổi vượt hơn phàm nhân, nếu theo sát nghĩa đen của các bản văn. Những người coi Đức Giê-su như Đấng Mê-si-a của Ít-ra-en ( x. Mt 27,54) có lẽ cũng không muốn nói gì hơn (x. Lc.23,47).
442 552 424. Trường hợp thánh Phê-rô thì khác, vì khi ông tuyên xưng Đức Giê-su là "Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 6,16), Đức Giê-su đã long trọng trả lời : "Phàm nhân không tài nào mặc khải cho anh điều đó được, nhưng chính là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời đã mặc khải cho anh" (Mt 16,17). Cũng thế, thánh Phao-lô khi đề cập đến việc ngài hoán cải trên đường đi Đa-mát đã nói : "Thiên Chúa đã chọn tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã kêu gọi tôi, Người đã thương mặc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo về Con của Người cho các dân ngoại..." (Gl 1,15-16). "Lập tức, ông bắt đầu rao giảng trong các hội đường rằng Đức Giê-su là Con Thiên Chúa" (Cv 9,20). Điều này ngay từ đầu đã trở thành trọng tâm của đức tin tông truyền ( x. Ga 20,31) do chính thánh Phê-rô là người tuyên xưng đầu tiên với tư cách là nền tảng Hội Thánh (x.Mt 16,18).
443 2786. Nếu thánh Phê-rô có thể nhận ra Đức Giê-su Mê-si-a là Con Thiên Chúa trong tính chất siêu việt thì rõ ràng là nhờ Chúa đã giúp cho ông hiểu như thế. Trước công nghị khi những kẻ buộc tội hỏi : "Vậy Ông là Con Thiên Chúa sao? " Đức Giê-su trả lời : "Đúng như các ông nói đó, Tôi là Con Thiên Chúa" (Lc 22,70) ( x.Mt 26,64; Mc.l4,6l). Trước đó, Người tự xưng mình là "Con" biết rõ Cha ( x.Mt.ll,27; 2l,37-38); Người phân biệt mình với các "tôi tớ" khác mà trước kia Thiên Chúa đã sai đến với dân; Người ( x.Mt.2l,34-36) vượt trên cả các thiên thần ( x.Mt.24,36). Người cho thấy tư cách là "Con" của Mình khác với các môn đệ vì không bao giờ Người gọi "Cha chúng ta", trừ lúc ra lệnh : "Anh em phải cầu nguyện như thế này : "Lạy Cha chúng con" ( x.Mt.5,48; 6,8; 7,21; Lc.11,13) (Mt 6,9). Và Người nhấn mạnh sự khác biệt đó : "Cha của Thầy và Cha của anh em" ( Ga 20,17).

444 536, 554. Vào hai thời điểm quan trọng, Phép Rửa và Hiển Dung của Đức Ki-tô, các sách Tin Mừng ghi lại tiếng Chúa Cha gọi Đức Giê-su là "Con yêu dấu" ( x.Mt.3,17; 17,5) của Người. Chính Đức Giê-su cũng tự xưng là "Con Một của Thiên Chúa" (Ga 3,l6) và qua danh hiệu đó, xác nhận Mình tiền hữu từ muôn thuở ( x.Ga l0,36). Người đòi phải tin vào "danh Con Một Thiên Chúa" (Ga 3,l8). Lời tuyên xưng này của Ki-tô giáo đã xuất hiện ngay từ trong tiếng kêu của viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su trên Thập Giá : "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa" (Mc l5,39). Chỉ trong mầu nhiệm Phục Sinh, người tín hữu mới hiểu được đầy đủ danh hiệu "Con Thiên Chúa".
445 653. Sau Phục sinh, bản tính Con Thiên Chúa của Đức Ki-tô mới tỏ rạng trong quyền năng nhân tính được tôn vinh. "Xét như Đấng đã được Thánh Thần thánh hóa, do việc Người từ cõi chết sống lại, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng" (Rm l,4) ( x. Cv l3,33). Các tông đồ có thể tuyên xưng : "Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và chân lý" (Ga l,l4).
IV. ĐỨC CHÚA
446 209. Trong bản dịch các sách Cựu ước ra tiếng Hy lạp, danh xưng khôn tả “Yahvê” mà Thiên Chúa mặc khải cho Mô-sê, được dịch là "Kyrios" (Đức Chúa). Từ đó, "Đức Chúa" trở thành danh xưng thông dụng nhất để chỉ chính thiên tính của Thiên Chúa Ít-ra-en. Tân Ước không những dùng nghĩa mạnh của danh xưng "Đức Chúa" để nói về Chúa Cha, nhưng thêm điều mới là dùng cả cho Đức Giê-su, được nhìn nhận là Đức Chúa như chính Thiên Chúa vậy ( x. 1Cr 2,8).
447 548. Chính Đức Giê-su cũng tự nhận danh hiệu ấy một cách kín đáo khi tranh luận với các người Pha-ri-sêu về ý nghĩa thánh vịnh 110 ( x. Mt 22,41-46; Cv 2, 34-36; Dt 1,13) và một cách rõ rệt khi nói chuyện với các Tông đồ. Trong suốt thời công khai, Đức Giê-su thực hiện những hành vi đầy quyền năng trên thiên nhiên, bệnh tật, ma quỷ, sự chết và tội lỗi; điều này cho thấy Người có quyền tối thượng của Thiên Chúa.
448 208, 683 641. Trong các sách Tin Mừng, người ta thường gọi Đức Giê-su là "Chúa". Danh hiệu này chứng tỏ rằng những kẻ đến gần Người đều tôn trọng và tin tưởng vào Người, mong đợi Người cứu giúp và chữa lành ( x. Mt 8,2; 14,30;15,22). Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, khi tuyên xưng như vậy, người ta cũng nhìn nhận Đức Giê-su là Thiên Chúa ( x. Lc 1,43; 2,11). Sau khi Đức Giê-su Phục sinh, cách tuyên xưng này diễn tả tâm tình thờ lạy : "Lạy Chúa của con! lạy Thiên Chúa của con!" (Ga 20,28). Và còn mang thêm sắc thái yêu thương trìu mến là nét riêng của truyền thống Ki-tô giáo, như khi Gio-an nói nhỏ với Phê-rô: "Chúa đó" (Ga 2l,7).
449 461 653. Khi dành cho Đức Giê-su danh hiệu thần linh là Đức Chúa, những lời tuyên xưng đức tin của Hội Thánh xác nhận ngay từ đầu ( x. Cv 2,34-36) rằng quyền năng, danh dự và vinh quang của Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Giê- su ( x .Rm 9,5; Tt 2,13; Kh 5,13), vì Người có "địa vị ngang hàng với Thiên Chúa" (Pl 2,6), và Chúa Cha đã bày tỏ quyền tối thượng của Đức Giê-su khi cho Người sống lại từ cõi chết và biểu dương Người trong vinh quang ( x. 1Cr 12,3; Pl 2,9-11; Rm 10,9).
450 668,672 2242. Ngay từ đầu lịch sử Ki-tô giáo, khi xác nhận quyền Chúa tể của Đức Giê-su trên trần thế và trên lịch sử ( x. Kh 11,15), Ki-tô Giáo khẳng định rằng : con người không được dùng tự do cá nhân để tùng phục bất cứ quyền bính trần thế nào cách tuyệt đối, mà chỉ tùng phục Thiên Chúa Cha và Chúa Giê-su Ki-tô : Xê-da-rê không phải là "Đức Chúa" ( x. Mc 12,17; Cv 5,29). "Hội Thánh tin rằng.... chìa khóa trung tâm và cứu cánh của mọi lịch sử con người chỉ tìm thấy trong Chúa và Thầy của mình" ( x. GS 10,2; 45,2).
451 2664- 2665 2817. Kinh nguyện Ki-tô giáo đầy những lời kêu cầu danh hiệu "Chúa", như khi mời gọi cầu nguyện : "Chúa ở cùng anh chị em", hay khi kết thúc lời nguyện "nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con", hoặc trong tiếng kêu đầy tín thác và hy vọng "Ma-ran a-tha" ("Chúa đến!") hay"Ma-ra-na tha" ("Lạy Chúa, xin Chúa đến") (1 Cr 16,22); "A-men, lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến" (Kh 22,20).
TÓM LƯỢC
452. Danh xưng "Giê-su" có nghĩa là "Thiên Chúa Cứu Độ". Hài nhi sinh làm con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a được gọi là " Giê-su", "vì chính Người sẽ cứu thoát Dân Người khỏi tội lỗi" (Mt 1,21). "Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mới được cứu độ" (Cv 4,l2).
453. Danh xưng "Ki-tô" có nghĩa là "được xức dầu", "Đấng Mê-si-a ". Đức Giê-su là Đấng Ki-tô vì "đã được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Thần và quyền năng" (Cv l0,38). Người là "Đấng phải đến" (Lc 719), là đối tượng của "niềm hy vọng của Ít-ra-en"

(Cv 28,2O).

454. Danh xưng "Con Thiên Chúa" nói lên mối tương quan duy nhất và hằng hữu giữa Đức Giê-su Ki-tô và Thiên Chúa Cha của Người: Người là Con Một của Chúa Cha ( x. Ga 1,14.18; 3,16.18) và là chính Thiên Chúa ( x. Ga 1,1)là điều cần thiết trở nên người kitô hữu.
455. Danh xưng "Chúa" nói lên quyền tối thượng của Thiên Chúa. Tuyên xưng hay kêu cầu Đức Giê-su là Chúa có nghĩa là tin vào thiên tính của Người. Nếu không được Thánh Thần giúp sức, không ai có thể nói "Giê-su là Đức Chúa" (l Cr l2,3).

Mục 3
CHÚA GIÊSU KITÔ ĐÃ THỤ THAI

BỞI CHÚA THÁNH THẦN,

NGÀI ĐÃ SINH RA BỞI TRINH NỮ MARIA”

TIẾT 1 : CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI
I. TẠI SAO NGÔI LỜI HÓATHÁNH NHỤC THỂ?
456. Cùng với kinh Tin Kính Ni-xê-a Con-tan-ti-nô- pô-li, chúng ta tuyên xưng "Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a và đã làm ngừơi".
457 607. Ngôi Lời đã làm người để cứu độ chúng ta, bằng cách giao hòa chúng ta với Thiên Chúa: "Chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến hy sinh làm của lễ đền tội cho chúng ta" (l Ga 4, l0). "Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng Cứu Độ thế gian" (l Ga 4,l4). "Đức Giê-su đã xuất hiện để xoá bỏ tội lỗi" (l Ga 3,5).
385. Bản tính chúng ta vì bệnh hoạn nên cần được chữa lành, vì sa ngã nên cần được nâng lên, vì đã chết nên cần được phục sinh. Chúng ta đã đánh mất quyền sở hữu điều lành nên cần phải lấy lại, bị vây hãm trong bóng tối, nên cần đến ánh sáng, bị tù đầy nên mong Đấng Cứu Độ, bị giam cầm, nên đợi tiếp cứu; bị nô lệ nên chờ Đấng giải phóng. Những lý do ấy không quan trọng sao ? Nhân loại đang chìm trong khốn cùng và bất hạnh, lẽ nào Thiên Chúa không động lòng mà hạ cố xuống tận bản tính con người để viếng thăm sao? ( T. Ghê-gô-ri-ô thành Nít-xê, hay giáo lý 15)
458 219. Ngôi Lời đã làm người để giúp chúng ta nhận ra tình thương của Thiên Chúa : " Đây là cách Thiên Chúa biểu lộ tình yêu đối với chúng ta : Người đã sai Con Một giáng trần để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống" (l Ga 4,9). "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con Một của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3,l6).
459 520, 823 2012 1717, 1965. Ngôi Lời đã làm người để trở thành mẫu mực thánh thiện cho chúng ta. "Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học gương tôi"(Mt ll,29). "Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga l4,6). Và trên núi Hiển Dung, Chúa Cha đã ra lệnh: "Hãy vâng nghe lời Người" (Mc 9,7) ( x. Đnl 6,4-5). Người đúng là khuôn mẫu về các mối chân phúc và là qui tắc của Luật mới : "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga l5,l2). Tình yêu này đòi hỏi chúng ta hy sinh cho anh em theo gương của Chúa ( x. Mc 8,34).
460 1265, 1391 1988. Ngôi Lời đã làm người để chúng ta được "thông phần bản tính Thiên Chúa" (2 Pr l,4). "Ngôi Lời làm người, Con Thiên Chúa làm con loài người : chính là để cho con người, khi kết hợp với Ngôi Lời và lãnh nhận tử hệ thần linh, được trở nên con cái Thiên Chúa" ( T.I-rê-nê, chống lạc giáo 3,19,1). "Vì Con Thiên Chúa đã làm người để biến chúng ta thành Thiên Chúa" ( T.A-ta-na-si-ô, Nhập Thể 54,3). "Con Một Thiên Chúa, bởi muốn cho chúng ta được thông phần thiên tính của Người, nên đã mang lấy bản tính chúng ta, để vì đã làm người, Người biến chúng ta thành thần thánh" ( Th.Tô-ma A-qui-nô, Tiểu phẩm 57 về ngày lễ Thánh Thể 1).
II. NHẬP THỂ
461 653, 661 449. Theo cách nói của thánh Gio-an "Ngôi Lời đã trở thành nhục thể" (Ga l,l4), Hội Thánh gọi sự kiện Con Thiên Chúa mang lấy một bản tính nhân loại để thực hiện trong bản tính ấy việc cứu độ chúng ta, là "Nhập Thể". Trong một thánh thi do thánh Phao-lô ghi lại, Hội Thánh hát mừng mầu nhiệm nhập thể như sau :
"Giữa anh em với nhau, anh em hãy có tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su : Đức Giê-su Ki-tô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. Đã sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Giá" (Pl 2,5-8).
462. Thư Do Thái cũng nói về mầu nhiệm ấy như sau :
"Vì vậy, khi vào trần gian Đức Ki-tô nói : Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa : Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài" (Dt l0, 5-7, trích Tv 40, 7-9, bản LXX).
463 90. Tin vào mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập thể là dấu chỉ đặc thù của đức tin Ki-tô giáo. "Căn cứ vào điều này mà anh em nhận ra Thần Khí của Thiên Chúa: Thần Khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã xuống thế làm người, thì Thần Khí ấy bởi Thiên Chúa" (l Ga 4,2). Đó cũng là niềm hân hoan xác tín của Hội Thánh ngay từ buổi đầu, khi hát mừng "cao cả thay mầu nhiệm đức tin" : "Đức Ki-tô xuất hiện trong thân phận người phàm" (l Tm 3,l6).
III. THIÊN CHÚA THẬT và NGƯỜI THẬT
464 88. Con Thiên Chúa nhập thể, là biến cố độc nhất vô nhị, sự kiện nầy không có nghĩa là Đức Giê-su Ki-tô một phần là Thiên Chúa, một phần là người; cũng không có nghĩa Người là kết quả của sự pha trộn giữa hai bản tính thần linh và nhân loại. Người thật sự đã làm người mà vẫn thật sự là Thiên Chúa. Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là người thật. Hội Thánh đã phải bảo vệ và minh giải chân lý đức tin nầy suốt những thế kỷ đầu tiên để chống lại các lạc thuyết.
465 242. Các lạc thuyết đầu tiên phủ nhận nhân tính hơn là chối bỏ thiên tính của Đức Ki-tô (Ảo thân thuyết, thuộc nhóm Ngộ đạo). Ngay từ thời các tông đồ, đức tin Ki-tô giáo nhấn mạnh đến việc nhập thể đích thực của Con Thiên Chúa "đến trong xác phàm" (1 Ga 4,2-3; 2 Ga 7). Nhưng từ thế kỷ thứ III, Hội Thánh trong Công Đồng họp tại thành An-ti-ô-ki-a phải khẳng định chống lại Phao-lô thành Xa-mo-xa-tê, rằng : Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa do bản tính chứ không phải do được nhận làm nghĩa tử. Công Đồng chung thứ I, họp tại Ni-xê-a vào năm 325, tuyên xưng trong kinh Tin Kính rằng : Con Thiên Chúa "được sinh ra chớ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha"; và kết án A-ri-ô là người cho rằng "Con Thiên Chúa đã xuất tự hư không" (x. DS l30 và "có một bản thể khác với Chúa Cha" (DS 126).
466 495. Lạc thuyết Nét-tô-ri-ô cho rằng Đức Ki-tô là một ngôi vị nhân loại liên kết với ngôi vị thần linh của Con Thiên Chúa. Chống lại lạc thuyết này, Thánh Xy-ri-lô thành A-lê-xan-ri-a và Công Đồng chung thứ III họp tại Ê-phê-sô năm 43l đã tuyên xưng : "Ngôi Lời đã làm người khi kết hợp trong ngôi vị mình một thân xác do một linh hồn làm cho sống động" (x. DS 25O). Nhân tính của Đức Ki-tô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần linh của Con Thiên Chúa, Đấng từ lúc tượng thai đã nhận lấy nhân tính ấy làm của mình. Về vấn đề này, Công Đồng chung Ê-phê-sô năm 43l công bố rằng : Đức Ma-ri-a thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ. "Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, không phải vì Ngôi Lời đã nhận thiên tính của Người từ nơi Mẹ, nhưng vì chính từ Mẹ mà Người đã nhận được một thân xác thánh thiêng có linh hồn; Ngôi Lời đã liên kết với thân xác ấy ngay trong ngôi vị của mình, vì thế chúng ta nói : "Ngôi Lời đã sinh ra làm người " (DS 25l).
467. Những người chủ trương thuyết Nhất Tính khẳng định : trong Đức Ki-tô, bản tính con người đúng nghĩa không còn tồn tại vì đựơc ngôi vị thần linh của Con Thiên Chúa đảm nhận. Để chống lại lạc thuyết này, Công Đồng chung thứ IV, họp tại Can-xê-đô-ni-a năm 451, tuyên xưng :
"Cùng với các thánh phụ, chúng tôi đồng thanh dạy và tuyên xưng Một Ngôi Con Duy Nhất, Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, trọn vẹn trong thiên tính và trọn vẹn trong nhân tính, đích thực là Thiên Chúa và đích thực là người, gồm một linh hồn và một thân xác, đồng bản thể với Chúa Cha theo thiên tính, đồng bản thể với chúng ta theo nhân tính, "giống chúng ta về mọi phương diện, ngoại trừ tội lỗi" (Dt 4,l5), được Chúa Cha sinh ra từ trước muôn đời theo thiên tính, và trong thời sau hết này, vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, được sinh ra bởi Đức Trinh nữ Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa, theo nhân tính.
Trong cùng một Đức Ki-tô duy nhất, là Đức Chúa, là Chúa Con duy nhất, chúng ta phải tin nhận có hai bản tính, không lẫn lộn, không thay đổi, không phân chia, không tách biệt. Sự khác biệt giữa hai bản tính không hề bị mất đi do việc kết hợp, nhưng các đặc điểm của mỗi bản tính đã được bảo tồn và hợp nhất trong cùng một ngôi vị duy nhất và một ngôi hiệp duy nhất" (DS 30l-302).
468 254 616. Sau Công Đồng Can-xê-đô-ni-a một số người biến nhân tính của Đức Ki-tô thành một chủ thể hữu ngã. Công Đồng chung thứ V, họp tại Con-tan-ti-no-pô-li năm 553, tuyên xưng chống lại họ : "Chỉ có một ngôi hiệp (hay ngôi vị) duy nhất, là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Một trong Ba Ngôi" (x.DS 424). Như vậy, tất cả những gì thuộc nhân tính của Đức Ki-tô, không chỉ các phép lạ, nhưng cả những đau khổ và cái chết (x.DS 424 ) đều thuộc về Ngôi Vị Thiên Chúa của Người như chủ thể riêng của chúng (x.Cđ Ê-phê-sô : (DS 255) : "Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta, Đấng bị đóng đinh vào thập giá nơi thân xác, là Thiên Chúa thật, là Đức Chúa vinh quang và là một trong Ba Ngôi chí thánh" (DS 432).
469 212. Như thế, Hội Thánh tuyên xưng rằng Đức Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, không thể tách rời. Người thật sự là Con Thiên Chúa đã làm người, là anh em của chúng ta, nhưng vẫn luôn là Thiên Chúa, Chúa chúng ta :
Phụng vụ Rô-ma ca mừng : "Trước sau Người vẫn là Thiên Chúa nhưng Người đã nhận lấy thân phận thế nhân" (x.Điệp ca kinh sáng ngày1-1; T. Lê-ô Cả, bài giảng 2l, 2-3). Bản phụng vụ theo thánh Gio-an Kim Khẩu hân hoan công bố : "Ôi lạy Con Một duy nhất và là Ngôi Lời Thiên Chúa, vốn là bất tử, nhưng để cứu độ chúng con, Ngài đã đoái thương nhập thể trong lòng Đức Ma-ri-a, mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Ngài vẫn là Thiên Chúa nhưng đã làm người và đã chịu đóng đinh vào thập giá, ôi lạy Đức Ki-tô Thiên Chúa, Ngài đã dùng cái chết của mình mà đập tan sự chết, Ngài là một trong Ba Ngôi chí thánh, được tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, xin cứu độ chúng con" ( Đoản khúc "Ôi Lạy Con Một Thiên Chúa ").
IV. "CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI" NHƯ THẾ NÀO ?
470 516 626. Trong sự kết hợp kỳ diệu của mầu nhiệm Nhập Thể, "bản tính nhân loại được đảm nhận, chứ không bị tan biến" (x.GS 22,2), nên trải qua dòng lịch sử, Hội Thánh tuyên xưng Đức Giê-su có một linh hồn thật với mọi hoạt động tri thức và ý chí, và một thân xác thật của con người. Nhưng đồng thời Hội Thánh luôn nhắc rằng bản tính nhân loại của Đức Ki-tô đã được Ngôi Vị thần linh của Con Thiên Chúa đảm nhận, nên thuộc riêng về Ngôi Vị ấy. Trong Ngôi Vị đó, tất cả những gì là con người và hành động của người đều là của "một trong Ba Ngôi Thiên Chúa". Như vậy, Con Thiên Chúa thông truyền cho nhân tính Người cách thức hiện hữu riêng của bản vị mình trong Ba Ngôi. Do đó, trong linh hồn cũng như trong thân xác Người, Đức Ki-tô biểu lộ theo cách thế nhân loại cung cách hành xử của Thiên Chúa Ba Ngôi (x. Ga l4,9-l0).
2599. Con Thiên Chúa đã làm việc với đôi tay con người, suy nghĩ bằng trí óc con người, hành động theo một ý chí con người, yêu mến bằng quả tim con người. Sinh làm con Đức Trinh nữ Ma-ri-a, Người đã thật sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta về mọi phương diện, ngoại trừ tội lỗi (GS 22,2).

Linh hồn vêtsự hiểu biết nhân loại của Đức Ki-tô :
471 363. A-pô-li-na-ri-ô thành Lao-đi-xê cho rằng trong Đức Ki-tô, Ngôi Lời đã thay thế cho linh hồn hay tinh thần. Để chống lại lạc thuyết này, Hội Thánh tuyên xưng : Ngôi Con hằng hữu đã đảm nhận một linh hồn con người (DS l49).
472. Linh hồn con người mà Con Thiên Chúa đảm nhận cũng có một tri thức nhân loại thực sự. Với tư cách ấy, tri thức này tự nó là hữu hạn : nó phải chịu chi phối bởi các điều kiện lịch sử của cuộc sống trong không gian và thời gian. Do đó, Con Thiên Chúa khi làm người, đã chấp nhận "ngày càng tăng trưởng về vóc dáng, về khôn ngoan và về ân sủng" (Lc 2,52), và cả việc học hỏi trong thân phậnnhững gì con người phải học hỏi bằng kinh nghiệm (x. Mc 6,38; Mc 8,27; Ga 11,34 vv...). Điều này phù hợp với việc Người thực sự tự ý hạ mình "mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,7).

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương