SỔ tay hưỚng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘI ĐỊnh hưỚng thị trưỜNG


I. GIỚI THIỆU 1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường



tải về 1.19 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.19 Mb.
#39713
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

I. GIỚI THIỆU

1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường


1.1. Khái niệm: Lập Kế hoạch phát triển KT-XH định hướng thị trường là một công cụ quản lý điều hành vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng thị trường; là cụ thể hoá các mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo từng thời kỳ qua hệ thống các mục tiêu, biện pháp định hướng phát triển có khai thác và sử dụng các thông tin, cơ hội thị trường (viết tắt tiếng Anh là MoSEDP).

1.2. Đặc trưng của lập kế hoạch kinh tế - xã hội định hướng thị trường bao gồm:

a) Lập kế hoạch thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân, các bộ phận chuyên môn, các tổ chức đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp.

b) Bản kế hoạch được xây dựng hướng tới thị trường dựa trên thông tin thị trường, cơ hội thị trường, các tiềm năng lợi thế của từng địa phương.

c) Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đến lợi ích của người nghèo trên địa bàn.

2. Đối tượng sử dụng cuốn sổ tay


Sổ tay làm tài liệu sử dụng cho cán bộ lập kế hoạch cấp xã và các thành phần liên quan của tỉnh Hà Tĩnh.

3. Một số khái niệm khi sử dụng cuốn sổ tay


Thị trường: Là nơi diễn ra sự trao đổi/mua bán các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ).

Thông tin thị trường: là những thông tin liên quan đến quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối, trao đổi/mua bán, tiêu dùng các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ), trong nền kinh tế thị trường, việc nắm vững và phân tích tốt thông tin thị trường là cơ sở cho việc lập kế hoạch mang lại hiệu quả cao và bền vững.

Cơ hội thị trường: Là những cơ hội có thể cải thiện quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối, trao đổi/mua bán, tiêu dùng các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng.

Mục tiêu của bản kế hoạch: là những ý chí nhằm thay đổi, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn năm lập kế hoạch.

Mục tiêu tổng quát: thể hiện ý chí của toàn xã khi kết thúc năm lập kế hoạch. Ví dụ: xã trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới/ hoặc xã trở thành xã khá trong toàn huyện.

Mục tiêu cụ thể: ý chí của xã thể hiện trên từng lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu tổng quát. Ví dụ: trong lĩnh vực trồng trọt: Năng suất cây trồng được nâng cao…

Chỉ số của bản kế hoạch: Là thước đo sự phát triển nhằm hướng đến mục tiêu. Có các loại chỉ số khác nhau: chỉ số đầu vào, chỉ số hoạt động, chỉ số đầu ra, chỉ số kết quả, chỉ số tác động. Chỉ số có thể phân theo lĩnh vực kinh tế, xã hội, chỉ số về môi trường và tài nguyên…

Chỉ tiêu của bản kế hoạch: là lượng hóa của các chỉ số, ví dụ: Thu nhập từ trồng lúa đạt 30 triệu/ha; Tỷ lệ giảm nghèo 2%/năm.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LẬP KẾ HOẠCH MoSEDP

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức


Để tiến hành lập kế hoạch tốt, không nên quan niệm chỉ tập trung công việc vào “mùa” lập kế hoạch, phải tư duy theo hướng kế hoạch hóa định hướng thị trường trở thành mối quan tâm thường xuyên của cộng đồng. Để đạt được điều đó, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sau:

1.1. Nâng cao nhận thức thị trường cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân nhận thức được khái niệm về thị trường, về các chuỗi giá trị (sản phẩm tiềm năng); những quy luật chi phối các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường; những điều kiện về thể chế, cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng chi phối việc tiếp cận thị trường của cộng đồng.

1.2. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng: bao gồm các thông tin giá cả và quy luật diễn biến giá cả các sản phẩm mà người dân quan tâm, thị trường cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm (lưu ý các điều kiện cung ứng và tiêu thụ), các thông tin về các thành tựu khoa học - công nghệ và các chính sách có liên quan.

1.3. Tạo diễn đàn thông qua các tổ chức: Duy trì và thường xuyên cải thiện chất lượng hoạt động của các tổ chức, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội nông dân và các nhóm sở thích, các tổ hợp hợp tác và các hợp tác xã... để các tổ chức này thực sự là nơi tạo diễn đàn để các thành viên trong cộng đồng trao đổi những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, những nhu cầu nguyện vọng của họ, qua đó tiếp cận các cơ hội thị trường để đề xuất những giải pháp phù hợp, những hoạt động thiết thực.


2. Các bước lập kế hoạch phát triển KTXH định hướng thị trường cấp xã (MoSEDP)


Các bước lập kế hoạch MoSEDP cấp xã được mô tả tại sơ đồ 1. Các bước này cơ bản là những bước đi chung cho công tác lập kế hoạch mỗi cấp, tuy nhiên, phạm vi và mức độ trách nhiệm ở mỗi cấp là khác nhau khi tiến hành lập kế hoạch MoSEDP cấp xã.

Bước 1. Chuẩn bị

Mục tiêu: đảm bảo các điều kiện cho quá trình lập kế hoạch MoSEDP.

Các nội dung cần tiến hành:

a) Ban hành chủ trương lập kế hoạch MoSEDP: UBND xã tiếp thu chủ trương từ UBND huyện để ban hành văn bản (mẫu 1) về chủ trương lập kế hoạch MoSEDP. Sau khi xin ý kiến của Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND, UBMTTQ tiến hành phổ biến rộng rãi chủ trương này tới các bộ phận chuyên môn và các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn/xóm, các doanh nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp khác trên địa bàn. Văn bản này gửi kèm bản kế hoạch thực hiện lập kế hoạch MoSEDP để các bên liên quan tổ chức thực hiện.

b) UBND xã ra Quyết định thành lập Tổ công tác lập kế hoạch MoSEDP cấp xã mẫu (mẫu 2a) và các Tổ công tác lập kế hoạch cấp thôn (mẫu 2b).

c) Tổ chức tập huấn về nâng cao nhận thức thị trường, chuỗi giá trị (sản phẩm tiềm năng) và phương pháp xác định các chỉ tiêu KT-XH, các cơ hội thị trường.

d) Tổ chức tập huấn phương pháp lập kế hoạch MoSEDP và quán triệt chủ trương lập kế hoạch cho các đối tượng liên quan (bao gồm: các thành viên các Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã, cấp thôn).

Sản phẩm của bước 1:

Các văn bản: mẫu 1, mẫu 2a, mẫu 2b đã được ban hành;

Các thành viên tham gia nắm vững các nội dung về nhận thức thị trường, chuỗi sản phẩm và phương pháp xác định cơ hội thị trường, phương pháp lập kế hoạch MoSEDP.



Bước 2. Đánh giá tình hình

Mục tiêu: Đánh giá được tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm thực hiện, chỉ ra được những kết quả, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nhằm thay đổi tình hình năm lập kế hoạch.

Nội dung tiến hành:

a) Thu thập số liệu thống kê cấp xã (sử dụng biểu 1): Do cán bộ văn phòng, thống kê, kế toán ngân sách của xã tiến hành ngay khi bắt đầu của quá trình lập kế hoạch để làm căn cứ cho các bộ phận cùng sử dụng trong quá trình tham gia.

b) Thống kê các nguồn lực đầu tư trên địa bàn (sử dụng biểu 2): Do cán bộ kế toán ngân sách và cán bộ phụ trách địa chính giao thông xây dựng và môi trường của xã. Trong quá trình thu thập số liệu, ngoài các nguồn lực từ ngân sách và các nguồn lực như ngân sách, cần đưa các nguồn lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, các nguồn lực khác của cộng đồng có khả năng huy động (đóng góp từ thiện của các doanh nghiệp, đóng góp xây dựng quê hương của con em, ...).

c) Xác định các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp (sử dụng biểu 3): Công việc này sẽ được triển khai từ cấp thôn/xóm, được tổng hợp theo từng lĩnh vực ở các bộ phận chuyên môn của xã và tổng hợp chung bởi Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã và được thảo luận để thống nhất tại Hội nghị kế hoạch cấp xã. Ở giai đoạn này, vấn đề, nguyên nhân và giải pháp được xác định đang ở mức độ đánh giá chung trên từng lĩnh vực phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường,...) mà chưa có sự gắn kết với các chuỗi sản phẩm cụ thể.

Sản phẩm của bước 2:

Biểu 1 đã điền đầy đủ và chính xác các thông tin của cột (3), cột (4), cột (5) và cột (6);

Biểu 2 đã đưa vào các nguồn lực đầu tư trên địa bàn;

Biểu 3 đã xác định rõ các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp cho từng lĩnh vực.



Bước 3. Xác định cơ hội thị trường cấp xã trong năm lập kế hoạch

Mục tiêu: Xác định được các cơ hội thị trường cấp xã thông qua phân tích và đánh giá các chuỗi sản phẩm bằng công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), từ đó đề xuất các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi sản phẩm ưu tiên và các sản phẩm tiềm năng (các cơ hội thị trường).

Nội dung tiến hành:

a) Bước này sẽ được thực hiện từ cấp thôn biểu 4a, các thông tin sẽ được phân tích và tổng hợp theo từng lĩnh vực ở các ban ngành cấp xã, tổng hợp chung bởi Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã và được thảo luận để thống nhất tại Hội nghị kế hoạch cấp xã.

b) Đề xuất chuỗi sản phẩm ưu tiên: Sử dụng biểu 4.

c) Phân tích chuỗi sản phẩm ưu tiên: Sử dụng biểu 5.

d) Đánh giá chuỗi sản phẩm ưu tiên: Sử dụng biểu 6.

Sản phẩm của bước 3:

- Xác định được các cơ hội cải thiện cho các chuỗi sản phẩm được xếp theo thứ tự ưu tiên;

- Biểu 4: Danh mục các chuỗi sản phẩm được đánh giá và cho điểm dựa trên một hệ thống các tiêu chí do cộng đồng đề xuất, từ đó xếp thứ tự ưu tiên và xác định được các chuỗi sản phẩm ưu tiên phân tích;

- Biểu 5: Phân tích, xem xét giá trị tăng thêm trên mỗi giai đoạn của chuỗi ứng với một đơn vị sản phẩm, các khó khăn/vấn đề tồn tại trên mỗi giai đoạn, các giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện, các hoạt động được đề xuất để thực hiện giải pháp;

- Biểu 6: Sử dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp ở Tổ công tác cấp xã và Hội nghị kế hoạch xã để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro từ đó lựa chọn những hoạt động/cơ hội thị trường phù hợp để đưa vào kế hoạch.



Bước 4. Xác định mục tiêu phát triển của xã

Mục tiêu: Xác định được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cùng các chỉ tiêu phát triển của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã.

Nội dung tiến hành:

a) Xác định các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu phát triển (sử dụng biểu 7): Nội dung này triển khai ở các bộ phận cấp xã, trên cơ sở kết quả phân tích và đề xuất từ cấp thôn, kết quả đánh giá tình hình của mỗi lĩnh vực; mỗi bộ phận chuyên môn để xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi lĩnh vực cùng các chỉ tiêu phát triển tương ứng.

b) Xác định mục tiêu tổng quát (sử dụng biểu 7): Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã tổng hợp các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát, tổ chức hội nghị cấp xã để thống nhất.

Sản phẩm của bước 4:

Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu phát triển của bản kế hoạch đạt được sự nhất trí tại Hội nghị kế hoạch cấp xã.

Bước 5. Xây dựng MoSEDP và kế hoạch giám sát đánh giá

Mục tiêu: Xây dựng được dự thảo Kế hoạch MoSEDP hàng năm của xã.

Nội dung tiến hành:

a) Lập khung kế hoạch MoSEDP (sử dụng biểu 8): Nội dung này được đề xuất từ cấp thôn biểu 8a, các thông tin sẽ được phân tích và tổng hợp theo từng lĩnh vực ở các bộ phận cấp xã, tổng hợp chung từ Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã và được thảo luận để thống nhất tại Hội nghị kế hoạch cấp xã.

b) Tổng hợp nhu cầu nguồn lực thực hiện kế hoạch MoSEDP (sử dụng biểu 10): Nội dung này được thực hiện ở Tổ lập kế hoạch cấp xã. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá lựa chọn phương án các hoạt động ưu tiên cùng nhu cầu nguồn lực tương ứng, đối chiếu với nguồn lực đã xác định ở biểu 2, Tổ lập kế hoạch tổng hợp nhu cầu nguồn lực vào biểu 10.

c) Dự thảo bản kế hoạch MoSEDP (sử dụng mẫu 3): Nội dung này được thực hiện bởi Tổ công tác lập kế hoạch cấp xã, được thảo luận và thống nhất tại Hội nghị kế hoạch cấp xã.

d) Lập khung kế hoạch giám sát, đánh giá biểu 9.

Sản phẩm của bước 5:

- Khung kế hoạch MoSEDP biểu 8 và khung kế hoạch giám sát, đánh giá biểu 9: bao gồm các sản phẩm ở cấp thôn, ở mỗi lĩnh vực do các bộ phận cấp xã đề xuất và sản phẩm của cấp xã được Hội nghị Kế hoạch cấp xã nhất trí thông qua;

- Bản Tổng hợp nhu cầu nguồn lực thực hiện kế hoạch MoSEDP: đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động của bản kế hoạch, cân đối được nguồn thu và nguồn chi;

- Bản kế hoạch được soạn thảo đầy đủ, chính xác, được Hội nghị kế hoạch cấp xã nhất trí thông qua.

Bước 6. Tham vấn của cộng đồng, tham vấn cấp trên và thông qua HĐND xã

Mục tiêu: Bản kế hoạch MoSEDP phù hợp với Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, huyện; phù hợp với Quy hoạch ngành cấp tỉnh, cấp huyện; phù hợp với kế hoạch phân bổ ngân sách của huyện và đạt được sự đồng thuận từ cộng đồng, nhận được phê duyệt của HĐND xã.

Nội dung tiến hành:

a) Tham vấn cộng đồng: Bản thảo MoSEDP được thảo luận ở cấp thôn, các doanh nghiệp trên địa bàn (đặc biệt lưu ý: nêu rõ những thay đổi liên quan đến đề xuất của thôn khi đặt trong tổng thể kế hoạch cấp xã).

b) Tham vấn của UBND huyện: bản dự thảo MoSEDP được trình lên UBND huyện để tham vấn dựa trên chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch ngành của tỉnh, huyện; kế hoạch phân bố ngân sách của huyện.

c) Hoàn thiện bản kế hoạch MoSEDP: Trên cơ sở văn bản tham vấn của UBND huyện, Tổ công tác hoàn thiện bản kế hoạch để trình HĐND xã.

d) Hội đồng nhân dân xã xem xét thông qua: Bản thảo MoSEDP được trình lên HĐND xã thảo luận và thông qua bằng Nghị quyết.

Sản phẩm của bước 6:

Bản MoSEDP được HĐND xã thông qua bằng nghị quyết.

Bước 7. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

Mục tiêu: Nội dung của bản kế hoạch MoSEDP được cộng đồng tiếp nhận và chuyển thành những nỗ lực hành động để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Nội dung tiến hành:

a) Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch cấp xã.

b) Tổ chức Hội nghị triển thực hiện kế hoạch ở mỗi thôn.

c) Triển khai các hoạt động của kế hoạch.

d) Thống nhất bộ chỉ tiêu, chỉ số cho giám sát đánh giá, triển khai việc giám sát đánh giá.

Sản phẩm của bước 7:

- Các chỉ tiêu kế hoạch hoàn thành;

- Các mục tiêu phát triển của xã đạt được.



Bước 1. Chuẩn bị

    1. Ban hành chủ trương về LKH năm (M1).

    2. Thành lập tổ công tác lập kế hoạch (M2a, M2b).

    3. Tập huấn về nâng cao nhận thức TT, chuỗi giá trị và xác định các cơ hội thị trường.

    4. Tập huấn phương pháp lập kế hoạch MoSEDP.



Công cụ/thông tin cần cung cấp Sản phẩm cần hoàn thành



Bước 2. Đánh giá tình hình (năm THKH và dự báo năm LKH)

Bước 3. Xác định cơ hội thị trường cấp xã năm KH




Bước 4. Xác định mục tiêu phát triển xã

Bước 5. Xây dựng MoSEDP và KH giám sát đánh giá

Bước 6. Tham vấn cộng đồng, tham vấn của cấp trên và thông qua HĐND


Bước 7. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

Sơ đồ 1. Các bước lập KH MoSEDP cấp xã

Каталог: images -> vanban
vanban -> Phụ lục 14: Mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/tt-bxd ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Bch đOÀn tỉnh gia lai đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế VŨng áng I: Phần mở đầu
vanban -> Chương 1 phần mở đầu Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
vanban -> Lesson 1 – 12 lesson 1: contract : HỢP ĐỒNG
vanban -> Danh sách những thầy cô giáo và CỰu học sinh trưỜng thpt cẩm xuyêN ĐÓng góp xây mộ thầy thái kim quý
vanban -> Thailand: Export down nearly 2 pct in first five months
vanban -> Ubnd tỉnh nam đỊnh sở lao đỘng – tb và xh

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương