SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bản mô TẢ SÁng kiếN


Bước 2:Tìm cách giải bài toán



tải về 313.74 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích313.74 Kb.
#35498
1   2   3   4

Bước 2:Tìm cách giải bài toán

- Em hiểu  «  nhiều hơn » là thế nào?



Học sinh quan sát mô hình và nhận ra: "Hàng dưới có số quả cam bằng số quả cam hàng trên và thêm hai quả nữa". Từ đó các em có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ :


- Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán

- Lập kế hoạch giải bài toán:

+ Bài này thuộc dạng toán nào? (Dạng toán về nhiều hơn.)

+ Dựa vào đâu em nhận ra dạng toán này? (Dựa vào sơ đồ)

+ Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm như thế nào? ( 5 + 2 = 7 (quả))

+ Cách giải dạng toán này như thế nào? ( Lấy số đã cho cộng số nhiều hơn)



Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về « nhiều hơn », học sinh được biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm «  nhiều hơn » với mối quan hệ « so sánh » biểu thị như sau :
Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “ nhiều hơn” chủ yếu là: cho “số bé” và phần “nhiều hơn”, tìm “ số lớn” ( “ số nhiều hơn” ). Muốn tìm “ số lớn” ta lấy “ số bé” cộng với phần “ nhiều hơn” (Lấy số đã cho cộng số nhiều hơn.)

Đối chiếu vào bài toán trên ta có: “số bé” ở bài này là 5 quả, phần “ nhiều hơn” là 2 quả, “số lớn”ở bài này là “số quả cam ở hàng dưới” ( chưa biết). Vậy bài toán cho biết "số bé" và "phần nhiều hơn", yêu cầu tìm "số lớn" (“ số nhiều hơn” ). Từ đó có cách giải:

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 ( quả)



Bước 3: Trình bày bài giải

-HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).

Câu lời giải cho phép tính và danh số thì học sinh Tiểu học hay nhầm lẫn, nhất là học sinh lớp 2. Do vậy khi làm bài tôi nhắc các em phải bám sát vào câu hỏi của đề bài để trả lời. phần danh số học sinh phải hiểu là bài yêu cầu tìm gì thì danh số chính là cái phải tìm.

Số quả cam ở hàng dưới là: ( Hàng dưới có số quả cam là: )

5 + 2 = 7 ( quả)

Đáp số : 7 quả cam



Bước 4: Kiểm tra bài giải

- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.

- Thử lại : 7 – 5 = 2 ( quả) ( đúng

*Củng cố: Khái niệm”nhiều hơn”, cách giải: Lấy số đã cho cộng phần nhiều hơn.



3.Hư­ớng dẫn HS luyện tập

a.Bài 1 (24): -2HS nêu yêu cầu của bài

-1HS nêu tóm tắt bài toán.

-1 HS làm bảng, lớp làm vở.

-GV chữa bài.KKHS nêu cách trả lời khác.



b.Bài 2(24)* -2HS nêu yêu cầu của bài .

-Từng HS đặt đề toán . - -1HS làm bảng, lớp làm vở nháp.

- GV chữa bài.

* Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.



c.Bài 3(24) -Tự làm bài vào vở.

- Đánh giá bài làm của học sinh.



*Củng cố : Mở rộng khái niệm”nhiều hơn”: dài hơn, cao hơn , rộng hơn,…

4.Củng cố, dặn dò:

- Cho HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

Toán

TIẾT 30 : BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về khái niệm "ít hơn", biết cách giải bài toán dạng " ít hơn".

- Rèn kĩ năng trình bày bài giải toán.

- Tích cực học tập.



II. ĐỒ DÙNG D-H: Bàn tính đa năng.

III.HOẠT ĐỘNG D-H

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Nêu cách giải Bài toán về nhiều hơn?

B. DẠY BÀI MỚI



1. Giới thiệu bài.

2. Giới thiệu bài toán về "ít hơn"

-Giới thiệu bài toán (SGK).



Bài toán : Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

- Cho học sinh đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

Để học sinh nắm được dạng toán và biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm "ít hơn" tôi đưa ra mô hình quả cam như sau :

+ Hàng trên có 7 quả cam ( gài 7 quả cam).

+ Hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả ( tách 2 quả ít hơn, rồi chỉ đoạn thẳng biểu thị số cam hàng dưới)

Oval 322Oval 322Oval 322Oval 322Oval 322
Bước 2:Tìm cách giải bài toán

Số quả cam hàng dưới như thế nào so với hàng trên ? ( ít hơn hàng trên)

Em hiểu ít hơn là như thế nào ? ( là không bằng hàng trên)

Từ đó các em có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ :


- Học sinh dựa vào sơ đồ nhắc lại bài toán

- Lập kế hoạch giải bài toán:

+ Bài này thuộc dạng toán nào? (Dạng toán về ít hơn.)

+ Dựa vào đâu em nhận ra dạng toán này? (Dựa vào sơ đồ)

+ Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới em làm như thế nào? ( 7 - 2 = 5 (quả))

+ Cách giải dạng toán này như thế nào? ( Lấy số đã cho trừ số ít hơn)

Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về « ít hơn », học sinh được biết thêm ý nghĩa thực tiễn của khái niệm «  ít hơn  » với mối quan hệ « so sánh » biểu thị như sau :




Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán về “ ít hơn” chủ yếu là: cho “số lớn” và phần “ít hơn”, tìm “ số bé” ( “ số ít hơn” ). Muốn tìm “ số bé” ta lấy “ số lớn” trừ đi phần “ ít hơn” (Lấy số đã cho trừ đi số ít hơn.

Đối chiếu vào bài toán trên ta có: “số lớn” ở bài này là 7 quả, phần “ ít hơn” là 2 quả, “số bé”ở bài này là “số quả cam ở hàng dưới” ( chưa biết). Vậy bài toán cho biết "số lớn" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số bé" ( “ số ít hơn” ). Từ đó có cách giải:

Số quả cam ở hàng dưới là:

7 - 2 = 5 ( quả)

Bước 3: Trình bày bài giải

- HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).

Số quả cam ở hàng dưới là:

7 - 2 = 5 ( quả)

Đáp số : 5 quả

Bước 4: Kiểm tra bài giải

- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.

- Thử lại : 7 – 5 = 2 ( quả) ( đúng

*Củng cố: Khái niệm"ít hơn" và cách giải: lấy số lớn trừ phần ít hơn

Cho học sinh phân biệt 2 dạng toán “nhiều hơn, ít hơn” đã học.

3. Hư­ớng dẫn HS luyện tập

a.Bài 1 (30): -2HS nêu yêu cầu của bài, phân tích đề.

-1HS nêu tóm tắt bài toán.

-1 HS làm bảng, lớp làm vở.

-GV chữa bài.KKHS nêu cách trả lời khác.



b.Bài 2(30): -2HS nêu yêu cầu của bài .

-Từng HS đặt đề toán . - -1HS làm bảng, lớp làm bảng con.

-GV chữa bài.

*Củng cố: Cách giải bài toán theo tóm tắt. Mở rộng khái niệm"ít hơn": ngắn hơn, thấp hơn, kém,...



c.Bài 3(30) -Tự làm bài vào vở.

-Nhận xét đánh giá . HS nêu các cách trả lời.



5.Củng cố, dặn dò:

-Cho HS nhắc lại nội dung bài học.

-Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.


BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT

Thời gian: 20 phút

Đề bài như sau:

Bài 1: Lớp 2A có 15 học sinh nữ, số học sinh nam của lớp ít hơn số học sinh nữ 3 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nam?

Bài 2: Hoa cân nặng 28 kg, Mai cân nặng hơn Hoa 3 kg. Hỏi Mai cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 3: Băng giấy màu đỏ dài 65 cm, Băng giấy màu đỏ ngắn hơn băng giấy màu xanh 1dm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng ti mét?



Đáp án như sau:

Bài 1: (3 điểm) Lớp 2A có số học sinh nam là:

15 – 3 = 12 (bạn)

Đáp số: 12 bạn nam.

Bài 2: (3 điểm) Mai cân nặng số ki-lô- gam là:

28 + 3 = 31 (kg)

Đáp số: 31 kg

Bài 3: (4 điểm) Đổi 1 dm = 10 cm

Băng giấy màu xanh dài là:

65 + 10 = 75 (cm)



Đáp số: 75 cm




Каталог: null -> file van ban
file van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
file van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
file van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
file van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
file van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
file van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
file van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 313.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương