SỞ giáo dục và ĐÀo tạo bản mô TẢ SÁng kiếN


-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán



tải về 313.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích313.74 Kb.
#35498
1   2   3   4

-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.

- Lập kế hoạch giải bài toán:

Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về nhiều hơn).

Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn? ( Hàng trên ít hơn hàng dưới có nghĩa là hàng dưới nhiều hơn hàng trên. Vậy số quả cam ở hàng dưới là số lớn, số quả cam ở hàng trên là số bé).

-Bài toán cho biết "số bé" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn". Muốn tìm số quả cam ở hàng dưới, hãy vận dụng cách giải bài toán về “nhiều hơn” để giải bài toán.



Bước 3: Trình bày bài giải

- HS giải bài toán gồm 3 bước (câu lời giải, phép tính và đáp số).

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới là: ( Hàng dưới có số quả cam là: )

5 + 2 = 7 ( quả)

Đáp số : 7 quả cam



Bước 4: Kiểm tra bài giải

-Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.

- Thử lại : 7 – 2 = 5( quả ) ( đúng)

4.3.2. Ví dụ 2: Hòa cao 1m và Hòa thấp hơn Hà 5 cm. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng ti mét?

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

- Cho HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? (Hòa cao 1m . Hòa thấp hơn Hà 5 cm)

- Bài toán hỏi gì? ( Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng ti mét? )

Bài toán có điểm gì cần chú ý? (các số đo không cùng đơn vị).

Cần phải đổi các đơn vị đo như thế nào? (đổi 1m = 100cm).



Bước 2:Tìm cách giải bài toán

-Tóm tắt bài toán: cho HS nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:

-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.

- Lập kế hoạch giải bài toán:

Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về nhiều hơn).

Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về nhiều hơn? ( Hòa thấp hơn Hà có nghĩa là Hà cao hơn Hòa. Vậy số đo chiều cao của Hà là số lớn, số đo chiều cao của Hòa là số bé).

-Bài toán cho biết "số bé" và "phần ít hơn", yêu cầu tìm "số lớn". Muốn tìm số đo chiều cao của Hà ta làm thế nào, hãy vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải bài toán.



Bước 3: Trình bày bài giải

- HS giải bài toán gồm 4 bước (đổi đơn vị đo, câu lời giải, phép tính và đáp số).

Bài giải

Đổi : 1m = 100 cm

Tú cao số xăng ti mét là:

100 + 5 = 105 ( cm )

Đáp số: 105 cm

Bước 4: Kiểm tra bài giải

- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.

- Thử lại : 105 – 5 = 100 ( cm) = 1 m ( đúng)

4.3.3. Ví dụ 3 : An cao 1m 39cm. An cao hơn Hà 20 cm. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

- Cho học sinh đọc bài toán.

Bài toán cho biết gì? (An cao 1m 39cm. An cao hơn Hà 20 cm).

Bài toán hỏi gì? (Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét).

Bài toán có điểm gì cần chú ý? (các số đo không cùng đơn vị).



Cần phải đổi các đơn vị đo như thế nào? (đổi 1m39cm= 139cm).
-Tóm tắt bài toán: cho HS nêu, GV ghi tóm tắt bằng sơ đồ:

-Cho HS nhìn tóm tắt, nêu lại bài toán.

Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán về ít hơn).

Dựa vào đâu em biết đây là bài toán về ít hơn? (An cao hơn Hà có nghĩa là Hà thấp hơn An. Vậy số đo chiều cao của An là số lớn, số đo chiều cao của Hà là số bé).

-Bài toán cho biết "số lớn" và "phần nhiều hơn", yêu cầu tìm "số bé". Muốn tìm số đo chiều cao của Hà ta làm thế nào, hãy vận dụng cách giải bài toán về ít hơn để giải bài toán.

- HS giải bài toán gồm 4 bước (đổi đơn vị đo, câu lời giải, phép tính và đáp số).

- Sau khi HS làm xong, yêu cầu HS kiểm tra lại bài giải.

4.3.4. Kết luận

GV lưu ý HS cần đọc kĩ bài toán, không nhất thiết đề bài có từ "nhiều hơn'', "cao hơn",... là dạng toán “ nhiều hơn” thì làm tính cộng hay "ít hơn'', 'thấp hơn'', ... là dạng toán “ít hơn” thì làm tính trừ mà phải hiểu được ý nghĩa của bài toán. Như vậy khi dạy dạng “Bài toán về nhều hơn, ít hơn” việc hướng dẫn học sinh qua mô hình và sơ đồ đoạn thẳng là không thể thiếu và biện pháp chủ yếu của tôi là dùng sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra cách giải và ý nghĩa của mỗi phép tính.

Tóm lại: Để giúp học sinh giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn có hiệu quả, cần giúp các em nắm được một số bước chung để giải một bài toán có lời văn như sau:

*Bước 1: Đọc kĩ đầu bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm. Sau đó thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và tìm cách diễn đạt nội dung của bài bằng ngôn ngữ kí hiệu toán học.(tóm tắt bài toán bằng lời, bằng kí hiệu ngắn gọn hoặc minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng) .

*Bước 2: Lập kế hoạch giải: Suy nghĩ hướng trả lời của bài toán và xác định cách giải, các phép tính.

* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải (Giải bài toán theo trình tự đã thiết lập).

* Bước 4: Kiểm tra lời giải, đánh giá cách giải. Đây là bước bắt buộc trong quá trình giải toán. Thực hiện bước này nhằm mục đích:

Kiểm tra, rà soát lại công việc giải toán.

Kiểm tra kết quả vừa tìm được và đối chiếu với các dữ kiện của bài toán xem có chính xác không.

Tìm kiếm cách giải khác.

Sau khi học sinh nắm chắc ý nghĩa và cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn trên cơ sở chuẩn kiến thức- kĩ năng, giáo viên ra thêm những bài tập ở mức cao hơn, mang tính tổng hợp hơn về kiến thức, kĩ năng, tăng nội dung thực hành, giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn đời sống, tăng cường các bài toán rèn luyện khả năng diễn đạt và bài toán có nội dung suy luận . Nâng dần độ khó đối với bài toán có lời văn. Trong mỗi tiết học tôi còn vận dụng nhiều phương pháp khác để gây hứng thú cho học sinh tích cực học tập, phát huy hết khả năng, tư duy của mình bằng cách tổ chức trò chơi thi giải toán nhanh, làm bài tập trắc nghiệm, phân nhóm thi ra đề bài theo dạng toán . Chú trọng việc tổ chức cho học sinh làm phiếu bài tập để căn cứ vào đó có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ cho từng học sinh. Chính vì thế mà chất lượng giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn được nâng cao rõ rệt.


  1. Kết quả đạt được

Đề tài nghiên cứu mang tính khả thi đã giúp học sinh thực hiện giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn thành thạo không nhầm lẫn giữa hai dạng toán. Để kiểm nghiệm thực tế kết quả, ngay sau khi các em học tiết toán Bài toán về nhiều hơn, ít hơn, tôi đã tiến hành ra một đề kiểm tra và đồng thời tiến hành kiểm tra ở hai lớp: lớp 2A và lớp 2B (do tôi trực tiếp giảng dạy) . Hai lớp này có trình độ tương đương nhau ( dựa vào kết quả khảo sát đầu năm)

Kết quả bài làm của học sinh thu được như sau:



Lớp

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

MĐ3

MĐ2

MĐ1

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Lớp2A(35 h/s)

10

28,6

13

37,1

12

34,3

0

0

Lớp2B(35 h/s)

20

57,1

13

37,1

2

5,8

0

0

* So sánh đối chiếu:

Qua chấm điểm thống kê khảo sát tôi nhận thấy:

- Học sinh lớp 2B giải toán nhanh, thành thạo hơn lớp 2A đặc biệt làm bài có chất lượng tốt hơn bởi vì các em đã nắm chắc được dạng toán . Theo thống kê thì có tới trên 90 % học sinh trong khoảng thời gian ngắn có thể tìm được cách giải bài toán. Học sinh khắc phục được sai sót khi nhận dạng toán. Chỉ còn một số ít học sinh mắc sai sót do tính toán chậm , vận dụng chưa linh hoạt cách tính toán.

- Học sinh lớp 2A(lớp đối chứng ) mặc dù các em nắm được cách giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn ở bài học trước, song các em còn lúng túng khi vận dụng giải các bài toán về nhiều hơn , ít hơn dạng gián tiếp phải suy luận nên khi giải toán còn nhầm lẫn giữa hai dạng toán dẫn đến kết quả kiểm tra chưa cao. Xem xét thực tế các bài kiểm tra, tôi nhận thấy học sinh lớp 2A vẫn mắc những sai sót như tôi đã nêu ở trên.

Từ đối chứng trên, tôi khẳng định: Phương pháp mình áp dụng đã phát huy tác dụng và thu được kết quả khi dạy Bài toán về nhiều hơn, it hơn các em tiến hành giải toán nhanh và phân biệt đúng dạng toán, từ đó các em làm bài một cách tự tin và sôi nổi đặc biệt không còn sợ học những tiết học này.

Vậy để đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy Bài toán về nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2, người giáo viên cần chú ý:

Củng cố, khắc sâu phân biệt tốt 2 dạng toán về nhiều hơn và ít hơn.Chú trọng rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh.

Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học, tăng cường tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS.

Luôn lắng nghe các em trình bày ý kiến, khuyến khích HS phát biểu và xây dựng sự tự tin cho HS.


  1. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán về nhiều hơn , ít hơn cho học sinh lớp 2” có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh lớp 2 ở mọi nhà trường, tạo tiền đề cho dạy giải toán có lời văn ở lớp 3. Tuy nhiên, giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học và quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  1. Kết luận

Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Việc hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không phải chỉ nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi HS phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng bộc lộ suy nghĩ của HS, đòi hỏi HS phải biết làm tính thông thạo.

Qua nghiên cứu và thực tế áp dụng các biện pháp giảng dạy ở trên tôi đã giúp học sinh thực hiện giải Bài toán về nhiều hơn, ít hơn thành thạo không nhầm lẫn giữa hai dạng toán. Từ đó, các em làm bài một cách tự tin và sôi nổi đặc biệt không còn sợ học những tiết học này.

Vậy để tìm ra phương pháp dạy áp dụng có hiệu quả nhất là khi dạy Bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm của môn Toán 2 người giáo viên cần chú ý:

Nghiên cứu tài liệu, nắm chắc phương pháp giảng dạy, chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết, tích cực tìm tòi, làm và sử dụng đồ dùng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo. Dành nhiều thời gian cho việc soạn giảng, nghiên cứu mục tiêu của mỗi bài. Nhiệt tình tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, quan tâm tới mọi đối tượng học sinh để phát hiện được những vướng mắc của từng em có biện pháp trang bị kiến thức và uốn nắn kịp thời. Đặc biệt cần củng cố, khắc sâu phân biệt tốt dạng toán, chú trọng rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh.

Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp dạy học, tăng cường tính chủ động, độc lập, sáng tạo của HS.

Luôn lắng nghe các em trình bày ý kiến, khuyến khích HS phát biểu và xây dựng sự tự tin cho HS. Tạo ra một giờ học với không khí thoải mái, không gây căng thẳng, áp lực cho HS.



2. Khuyến nghị: Cấp cơ sở, các cấp quản lý.

2.1. Đối với giáo viên

- Phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm; trau dồi, học hỏi đồng nghiệp để vững vàng trong giảng dạy.

- Phải nắm vững đặc trưng phương pháp, yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Toán, nghiên cứu kĩ bài dạy, từ đó có được phương pháp dạy phù hợp có thể phát triển tư duy cho học sinh.

2.2. Đối với nhà trường:

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy. Thường xuyên mở hội thảo, hội giảng, chuyên đề để cùng xây dựng phương pháp dạy học có hiệu quả. Đăc biệt cần tổ chức chuyên đề áp dụng một số sáng kiến đạt giải cấp thị xã cho giáo viên dự và dạy thực nghiệm.



2.3 . Đối với Phòng giáo dục

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn chuyên đề nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

* Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Bài toán về nhiều hơn, ít hơn”. Sau một thời gian nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn chỉnh và được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao cho từng giáo viên giảng dạy.

Tôi xin chân thành cảm ơn!



Tháng 3 năm 2015

NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
1. Hỏi đáp về dạy học Toán 2 . ( Đỗ Đình Hoan – Nguyễn Áng)
2.Sách giáo viên , sách giáo khoa, vở bài tập Toán lớp 2 - Tập I .
3.Tài liệu bồi dưỡng cho các giáo viên dạy các môn học lớp 2
4. Để học tốt Toán 2.
5. Phương pháp dạy học các môn ở lớp 2- tập I.
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học.

MỤC LỤC


Nội dung

Trang

Thông tin chung về sáng kiến

1

Tóm tắt sáng kiến

2


Mô tả sáng kiến

4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

4

1.1 Lí do chọn sáng kiến

4

1.2 Mục đich, nhiệm vụ của sáng kiến

5

1.3.Phương pháp nghiên cứu sáng kiến

6

1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

6

2. Cơ sở lí luận của vấn đề

6

2.1. Nhiệm vụ của môn Toán lớp 2.

6

2.2. Nội dung chương trình dạy học Toán 2.

6

2.3. Tầm quan trọng của việc dạy nội dung giải toán trong môn toán lớp 2.

7

2.4. Phương pháp dạy giải bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn” lớp 2.

8

3. Thưc trạng của vấn đề

9

3.1. Thuận lợi

9

3.2. Khó khăn

10

4. Các giải pháp , biện pháp thực hiện nâng cao chát lượng giải Bài toán về nhiều hơn, “ít hơn” cho học sinh lớp 2.

11

4.1. Biện pháp tiến hành

11

4.2. Dạy HS giải bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”trực tiếp.

11

4.3. Dạy HS giải bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”gián tiếp.

17

5. Kết quả đạt được

21

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

22

Kết luận và khuyến nghị


23

1. Kết luận

23

2. Khuyến nghị

24

Những tài liệu tham khảo và trích dẫn.

25

.

PHỤ LỤC

GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM

Toán: Tiết 24: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN (trang 24 – SGK)

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về khái niệm “nhiều hơn”, biết cách giải bài toán dạng “nhiều hơn”.

- Rèn kĩ năng trình bày bài giải toán về nhiều hơn ( toán đơn có một phép tính).

-Tích cực học tập.



II. ĐỒ DÙNG D-H:

  • Bàn tính đa năng.

  • Bộ đồ dùng dạy học toán.

III. HOẠT ĐỘNG D-H

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- HS đọc bảng 8, 9 cộng với một số.

B. DẠY BÀI MỚI



1.Giới thiệu bài

2.Giới thiệu bài toán về “nhiều hơn”

- Giới thiệu bài toán (SGK).

- Thực hành gắn đồ dùng trực quan.

+ Hàng trên có 5 quả cam ( gài 5 quả cam).



+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam ( ứng 5 quả trên gạch đối chiếu nối tương ứng từng quả , gài tiếp 2 quả cam vào bên phải).




Oval 322Oval 322Oval 322Oval 322Oval 304Oval 304

GV giải thích : Hàng dưới đã có số cam như hàng trên rồi thêm 2 quả nữa.



Каталог: null -> file van ban
file van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
file van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
file van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
file van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
file van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
file van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
file van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
file van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 313.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương