SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN



tải về 1.38 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

- Trường cấp 2 Tuy Hòa : thành lập tháng 3 năm 1965, tại vườn Chân Bầu, thôn Mỹ Xuân, xã Hòa Thịnh, thầy Nguyễn Bang làm Hiệu trưởng. Sau đó, thầy Đào Thế Lữ - Trưởng TBGD tỉnh làm Hiệu trưởng. Những giáo viên giảng dạy tại trường như thầy Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn Cao, Đặng Chỉnh, Nguyễn Công, Hồ Huy Hoàng, Huỳnh Hượng,Ngô Thạch Ủng, Lê Văn Việt, Đặng Văn Vĩnh… Tổng số học sinh là 150, chia thành 3 lớp 5.

Chiều ngày 28-4-1965 trong lúc học sinh tập trung Hội trường chuẩn bị dự lễ Quốc tế lao động 1-5 thì bị máy bay Mỹ thả bom chết 8 em học sinh và thầy Đặng Văn Vĩnh cùng 9 em học sinh khác bị thương. Đây là một ngày lịch sử đau thương ghi dấu tội ác tày trời của giặc Mỹ đối với học sinh Phú Yên. Đài phát thanh giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN đã cực lực lên án tội ác của giặc Mỹ trước dư luận trong nước và trên toàn thế giới. Trường phải dời về thôn Phú Thọ, rồi chuyển lên thôn Thạnh Phú xã Hòa Mỹ. Trường vẫn phát triển lên 3 lớp 5 và 2 lớp 6. Chiến tranh ác liệt, trường phải chuyển về rừng già Hòn Nhọn chỉ còn 1 lớp 5 và 1 lớp 6 với 60 học sinh của Hòa Thịnh, Hòa Mỹ, Hòa Đồng, Hòa Tân và Sơn Thành theo học, do thầy Nguyễn Bằng Tín làm Hiệu trưởng, thầy Huỳnh Văn Phong làm Hiệu phó. Ngày 2-12-1966, biệt kích Mỹ vào trường bắn chết thầy Nguyễn Công và bắn bị thương học sinh, đốt phá trường lớp. Trường lại chuyển ra xã Sơn Thành. Chỉ trong 2 năm xây dựng, trường cấp 2 Tuy Hòa dời đến 5 nơi; 1 giáo viên, 8 học sinh hy sinh và 10 học sinh bị thương. Song, thầy trò trường cấp 2 Tuy Hòa vẫn kiên cường dạy và học.



Trường cấp 2 Tuy An : Trường được quyết định thành lập ngày 10-3-1965 tại đèo Hóc Dáy, Gò Đình, xã An Lĩnh. Sau đó trường dời về Hóc Lá, thôn Định Phong, xã An Nghiệp. Trường gồm 7 lớp (4 lớp 5, 2 lớp 6 và 1 lớp 7) với 100 học sinh. Thầy Trương Bá Sám làm Hiệu trưởng, các giáo viên là Băng Sơn, Nguyễn Khang, Nguyễn Ngọc Trân, Hoàng Lạc Hà, Võ Cường, Nguyễn Ngọc Huynh.

Trường cấp 2 Sông Cầu, đồng chí Hoài Nam làm Hiệu trưởng và giáo viên Nguyễn Thị Thương phụ trách giảng dạy.

Trường cấp 2 Đồng Xuân, trường được thành lập tại Kỳ Lộ thuộc xã Xuân Quang huyện Đồng Xuân do đồng chí Nhất Nam – trưởng ban tuyên huấn huyện phụ trách. Những giáo viên tham gia giảng dạy tại trường như Nguyễn Văn A, Đỗ Vĩnh Tân…

Những năm 1964 - 1966, giáo dục Cách mạng có điều kiện phát triển mạnh. Vùng giải phóng đến đâu thì trường học mở đến đó. Cả tỉnh có 287 lớp cấp 1, có 347 giáo viên cán bộ và 10.500 học sinh.

Cùng với giáo dục phổ thông, phong trào giáo dục bình dân cũng phát triển mạnh. Các lớp bình dân học vụ được mở ra khắp nơi. Bà con rủ nhau đi học xóa nạn mù chữ. Các lớp bổ túc văn hóa được tổ chức bồi dưỡng văn hóa cho thanh niên, cán bộ các đoàn thể quần chúng, các cơ quan tỉnh huyện, trong lực lượng vũ trang.

2.3. Giáo dục Phú Yên giai đoạn 1966 - 1968

“Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ chuyển sang “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và ra sức đánh phá miền Bắc. Trong mùa khô 1965 - 1966, chúng mở cuộc càn quét với mục tiêu “tìm diệt và bình định” đánh vào căn cứ Sơn Hòa, Tuy An, phía tây Đồng Xuân và Tuy Hòa II. Chúng càn quét và bắn chết hàng trăm đồng bào xã An Xuân, giết trên 30 em nhỏ ở xã An Lĩnh …

Trước tình hình mới, Chỉ thị của Tiểu ban giáo dục miền Nam, ngày 01-10-1967 đã xác định: “Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục lúc bấy giờ là tập trung sức bảo vệ thầy, trò, giữ vững và phát triển các trường lớp ở vùng giải phóng. Đồng thời tuyên truyền tổ chức lực lượng ở vùng tranh chấp để tấn công ra vùng ven, đô thị”. Tiếp tục “Đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh chống văn hóa nô dịch, thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ và tay sai. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, phải hết sức chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên nhất là giáo viên làm công tác tư tưởng chính trị”.

Khu ủy khu V, trong Chỉ thị nhiệm vụ năm học 1967 – 1968 đã nhấn mạnh “Quán triệt hơn nữa bình dân học vụ là công tác hàng đầu của giáo dục, phải tập trung khả năng giáo dục vào công tác này đúng với vị trí của nó”. Chỉ thị yêu cầu “Khẩn trương hoàn thành xóa mù chữ trước hết cho cán bộ, du kích, đảng viên, đoàn viên … Tích cực phát triển bổ túc văn hóa cấp I ở đồng bằng, miền núi, các cơ quan, đơn vị vũ trang. Duy trì, bảo vệ trường lớp phổ thông trước hết là cấp I, tích cực phát triển giáo dục dân tộc ở miền núi”.

Trước tình hình khó khăn do chiến tranh, Tỉnh ủy Phú Yên đã đề ra phương châm “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám trường lớp …” cán bộ, giáo viên quyết tâm thực hiện. Trường học được phân tán chuyển thành các nhóm nhỏ, lớp học có hầm hào tránh phi pháo, nên phong trào duy trì ở mức độ nhất định.

Tháng 2 năm 1966, Tỉnh ủy quyết định thành lập “Trường dân tộc nội trú” dành cho con em người dân tộc do đồng chí La-Mô-Đức, dân tộc Chăm, Phó văn phòng Huyện ủy miền Tây làm Hiệu trưởng. Trường được xây dựng ở buôn Tân Dú giáp tỉnh Gia Lai. Năm 1967, trên cơ sở trường Dân tộc nội trú tỉnh, tháng 6-1967, Tỉnh ủy quyết định thành lập “Trường sư phạm miền núi40, do thầy Đào Thế Lữ trưởng ban giáo dục tỉnh kiêm Hiệu trưởng. Đồng chí Ê-Ban-Thương - người dân tộc Bana quê xã Phú Mỡ làm Hiệu phó, thầy Y Niêng là giáo viên với 1 lớp 30 học sinh. Từ năm 1973-1975 thầy Nguyễn Thanh Sơn là Hiệu trưởng, thầy Lê Lực làm Phó Hiệu trưởng. Trong 5 năm, trường Sư phạm miền núi đã đào tạo gần 100 giáo viên, trong đó có nhiều giáo viên là người dân tộc miền núi.



2.4. Giáo dục Phú Yên giai đoạn 1969 -1975

Với chiến công lẫy lừng trong cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đã đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam, đế quốc Mỹ lại thay đổi chiến lược, chiến tranh bằng “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Ngày 3-2-1969, tại xã Sơn Long (Sơn Hòa), tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Ủy ban nhân dân Cách mạng (UBNDCM) để quản lý các vùng giải phóng, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, huy động nhân tài vật lực phục vụ kháng chiến trong tình hình mới. Đồng chí Trần Suyền - Bí thư tỉnh ủy được bầu làm chủ tịch. Đồng chí Cao Xuân Thiêm, Bá Nam Trung làm Phó chủ tịch. Các đồng chí Lê Duy Tường, Nguyễn Thị Điểm, Nguyễn Hoài Nam, Trần Đình Quảng làm ủy viên.

Để triển khai “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” quân Mỹ ráo riết tiến hành kế hoạch “quét và giữ”. Để bình định nông thôn chúng tiến hành nhiều kiểu “Bình định đặc biệt”, “Bình định cấp tốc”, đẩy mạnh “chiêu hồi”, “chiêu hàng” chúng tung các lực lượng gián điệp “Thiên Nga”, “Phượng Hoàng” vào đánh phá hàng ngũ cán bộ cách mạng của ta, chúng đôn quân bắt lính. Chúng rải chất độc hóa học tàn phá sản xuất, hòng làm cho sức dân kiệt quệ phải vào các “Khu trù mật”, “Ấp chiến lược” của chúng.

Năm 1972 quân và dân Phú Yên đẩy mạnh 3 cao trào : “Cao trào diệt và làm tan rã quân ngụy ; Cao trào tấn công và nổi dậy làm chủ toàn bộ nông thôn ; Cao trào đấu tranh chính trị ở thành thị” và đã đạt những thắng lợi to lớn. Lực lượng vũ trang loại khỏi vòng chiến đấu 9.312 tên địch, trong đó có 1.354 tên Nam Triều Tiên, 21 cố vấn Mỹ. Miền tây Đồng Xuân được giải phóng liên hoàn. Các xã An Lĩnh, An Xuân, An Nghiệp, An Định, An Ninh (Tuy An) Hòa Định, Hòa Kiến, Hòa Quang (Tuy Hòa II), Hòa Thịnh, Hòa Mỹ, Sơn Thành, Hòa Tân, Hòa Phong … (Tuy Hòa I) dân lại trở về làng cũ, phục hồi sản xuất phục vụ chiến trường …, và theo đó các lớp học, trường học cách mạng lại phục hồi.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tiểu ban giáo dục Miền, của khu V và của tỉnh ủy, Ban giáo dục Phú Yên vượt lên mọi khó khăn, hy sinh gian khổ, gắn chặt các hoạt động giáo dục với nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Phong trào giáo dục qua nhiều cam go, thử thách vẫn đứng vững trên vị trí của mình và phục hồi lớn mạnh dần lên theo đà phát triển của cách mạng Phú Yên.

Ngày 19-5-1969, UBNDCM tỉnh khai giảng trường “Bổ túc văn hóa tỉnh” đặt ở tại Càte - khu VII - Gia Lai - vùng giáp ranh giới Phú Yên. Khóa đầu tiên gồm 41 học viên chia làm 2 lớp (lớp 2 và 3). Học viên đều là cán bộ, đảng viên. Hiệu trưởng là thầy Nguyễn Thinh (Bốn Xuân). Từ năm 1972, thầy Nguyễn Châu - Ủy viên Tiểu ban giáo dục tỉnh làm Hiệu trưởng. Giáo viên tiếp tục được bổ sung từ miền Bắc vào chi viện như Hoàng Bé (Bắc Giang), Nguyễn Thịnh (Hải Hưng), Lê Văn Khuyến (Hải Phòng), Nguyễn Văn Diện (Ninh Bình), Trần Luyến (Hưng Yên). Năm 1973 trường Bổ túc văn hóa dời xuống vùng 1 An Lĩnh, sau về Bầu Bèn xã Phước Tân cho đến ngày giải phóng. Về đời sống vật chất, nhà trường sản xuất trên 5ha nuôi gia súc, gia cầm … thu hoạch lương thực, thực phẩm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và công tác. Nhà trường còn tham gia tốt các hoạt động kháng chiến, vận chuyển lương thực, vũ khí ra chiến trường. Sau 6 khóa tồn tại, trường Bổ túc văn hóa tỉnh đã góp phần đào tạo nâng cao trình độ văn hóa cho hàng trăm cán bộ Đảng viên các cấp chính quyền của tỉnh. Thầy giáo Nguyễn Châu – Hiệu trưởng nhà trường 4 năm liền được đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, được các cấp khen thưởng.
Năm 1970, theo đề nghị của Ban giáo dục tỉnh, Ủy ban nhân dân cách mạng Phú Yên quyết định mở “Trường phổ thông nội trú” đóng tại Phước Tân do thầy Đỗ Vĩnh Tân làm hiệu trưởng. Trường thu nhận các em thiếu nhi, con em cán bộ tỉnh và gia đình có công với cách mạng vào học. Trong 2 năm trường đã phải di chuyển đến 5 lần từ Buôn Ma Hơ, suối Rễ (xã Sơn Hội) đến vùng 6 An Xuân.

Cùng thời gian này, UBND cách mạng huyện Tuy An mở “trường Bổ túc văn hóa” do thầy Biện Ngọc Hưởng làm Hiệu trưởng, sau đó là cô Hoàng Lan (1971-1975), giáo viên là Võ Thị Kim Sinh, Biện Trẻo, Trần Văn Quảng.

Trước yêu cầu phát triển giáo dục, vùng giải phóng được mở rộng xuống đồng bằng, tháng 6-1971, Ủy ban nhân dân cách mạng quyết định mở “Trường Sư phạm Sơ cấp đồng bằng41 với nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp I. Trường lập tại Buôn Ma Hơ, xã Song Hà, bên bờ sông Hà Đan (thượng nguồn sông Kỳ Lộ) huyện Sơn Hòa, thầy Nguyễn Cách, ủy viên Tiểu ban giáo dục làm Hiệu trưởng, thầy Trần Khắc Luyện làm Hiệu phó. Đội ngũ giáo viên chủ yếu là miền Bắc chi viện, có các thầy Dương Ngô Cảnh, Nguyễn Cửu Đỉnh, Ngô Hải Loan, Chu Xuân Oanh, Lê Văn Tuận, Nguyễn Đình Thìn. Khóa đầu tiên có 24 học sinh. Muốn tồn tại và hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhà trường phải vừa là một đơn vị giáo dục vừa là một đơn vị sản xuất và chiến đấu. Trường có tổ hậu cần, may trang phục cho giáo sinh do cô Võ Thị Minh Nguyệt phụ trách. Tháng 10 năm 1972, địch càn đốt 6 tấn gạo và một kho thực phẩm đã làm cho nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng thầy và trò Trường Sư phạm vẫn đứng vững.

Đến tháng 4-1975 trường Sư phạm Sơ cấp đồng bằng dời về thị trấn Sông Cầu (nay là trường THPT Phan Đình Phùng). Tháng 9-1975, có 27 giáo sinh khóa đầu tiên của trường tốt nghiệp. Họ hồ hởi mang ý chí và năng lực được rèn luyện trong chiến tranh bước vào công cuộc xây dựng quê hương thời hòa bình, đa số họ đã trở thành những cán bộ cốt cán của các ngành của tỉnh nhà42. Trong giai đoạn 1965- 1972, trường trung cấp Sư phạm khu V đã đào tạo 23 giáo viên cấp 2 cho tỉnh43.

Trong chiến dịch Mùa xuân 1975, nhà trường, thầy giáo, học sinh dốc toàn lực phục vụ chiến trường, tham gia vào các đoàn công tác cứu chữa thương bệnh binh, tiếp tế hậu cần cho đoàn quân chủ lực đang thần tốc tiến vào Nam, tham gia các đoàn công tác tiếp quản các công sở, chính quyền ngụy, tổ chức trật tự an ninh, tổ chức giúp đỡ đưa đồng bào về quê cũ làm ăn … và nhất là làm chủ lực quân trong việc tiếp quản và tổ chức lại nhà trường, bắt đầu xây dựng lại nền giáo dục cách mạng mà từ lâu họ mong ước.

III. GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRONG VÙNG CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN TẠM THỜI KIỂM SOÁT

3.1. Hệ thống giáo dục Phú Yên trong vùng địch tạm chiếm

Ở tỉnh lỵ, quận lỵ, thị trấn và các xã đồng bằng đông dân cư của tỉnh Phú Yên mà chính quyền Mỹ tạm thời kiểm soát, những nơi Mỹ ngụy lập được chính quyền đều có mở trường tiểu học. Ở các xã khác có trường sơ cấp, hương trường. Tất cả các loại trường đều hoạt động theo chương trình giáo dục cộng đồng. Chuyển đa số các trường Trung học thành trường Trung học tổng hợp.

Một số giáo viên cộng đồng được đào tạo theo tinh thần “bài phong, đả thực, diệt cộng” để trở thành “vừa là ông thầy trên lớp học, vừa là cán bộ ngoài thôn xã” để “chứng minh và xứng đáng với vai trò quan trọng của nó trong công cuộc cải tiến nông thôn, bằng những hoạt động xã hội, bằng phương pháp giáo dục bắt nguồn từ địa phương để ảnh hưởng lại địa phương; Bằng chủ trương, vừa giáo dục con em, vừa cải tạo hoàn cảnh, bằng nghệ thuật mềm dẻo, linh động cho sát với thực trạng địa phương và tâm lý, nguyện vọng và khả năng dân chúng, để dọn đất ươm mầm cho những thế hệ thanh niên tiến bộ sẻ dốc lòng xây dựng quê hương xứ sở !”44

Thực chất của đường lối giáo dục cộng đồng là để phục vụ cho mục đích chính trị, cho các chiến lược quân sự “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ. Ở nông thôn đi đôi với chính sách bình định, dồn dân, lập “ấp chiến lược”, “ấp tân sinh” là trường Tiểu học cộng đồng được mọc lên.

Gắn liền với các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội của giáo viên về các chủ điểm nghiên cứu địa phương (về vị trí địa dư, dân số, kinh tế, y tế, giáo dục...) là một đội công tác “bình định nông thôn” của Mỹ nguỵ. Những kết quả của những bài tập của học sinh về điều tra, ghi chép, vẽ bản đồ địa lý, địa hình, địa mạo, về phân loại các thành phần dân cư, về tình trạng đời sống tâm lý của dân chúng… quả là những tài liệu có ý nghĩa về quân sự, gián điệp.

Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh động viên nam giới từ 17-45 tuổi kể cả sinh viên, học sinh, giáo chức phải ra lính. Chúng lập 18 liên đoàn sinh viên, 63 liên đoàn học sinh, ra luật quân sự hóa giáo chức. Giáo chức phải đi thụ huấn quân sự 9 tuần. Giáo chức mãn lính không được xuất ngũ mà chuyển sang chế độ gọi là “biệt phái”, trở về ngành giáo dục nhưng vẫn ở trong biên chế ngụy quân, nhận nhiệm vụ theo quân lệnh.

Phó Thủ tướng liêm tổng trưởng giáo dục Sài Gòn Ngô Khắc Tỉnh đọc diễn văn trong dịp chủ tọa lễ bế giảng khóa huấn luyện quân sự cao cấp học đường tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung ngày 4-10-1969 với những lời lẽ ngọt ngào, lừa bịp đã lột trần bản chất phản động của nền giáo dục chính quyền Sài Gòn: “Tôi cảm động vì ý thức trách nhiệm của anh em sinh viên, học sinh trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, tạm thời rời bỏ nếp sống quen thuộc nơi học đường để dấng thân trên hành trình mới góp phần vào nỗ lực chung của toàn quân, toàn dân trong cuộc chiến đấu chống xâm lăng cộng sản... Các em sẽ lãnh nhiệm chỉ huy trong đại gia đình quân lực để góp sức công cuộc chiến đấu chung, công cuộc bảo vệ quốc gia, phục vụ dân tộc… “Tôi cầu mong các em luôn giữ gìn niềm tin và ý chí sắt đá đó!”.

Từ năm 1955 đến năm 1970, bộ máy lãnh đạo Giáo dục Phú Yên trong vùng địch kiểm soát chỉ có 1 Trưởng ty và 1 Thanh Tra. Đối với cấp tiểu học, từ năm 1960, học sinh được cấp chứng chỉ thay cho thi cuối cấp. Từ năm học 1973-1974 bỏ thi tú tài phần 1, chỉ thi lấy 1 văn bằng Tú tài phổ thông.

Từ năm 1972 ngành Trung học và Tiểu học hợp nhất thành Sở học chánh đặt dưới quyền của Chánh sự vụ và 2 phụ tá (1 phụ tá hành chính, 1 phụ tá chuyên môn). Sau một thời gian Sở học chánh đổi thành Ty giáo dục do Bộ giáo dục Sài Gòn bổ dụng. Ty tiểu học quản lý hệ thống các trường Tiểu học (kể cả trường công, trường tư, hương trường và các loại hình giáo dục tráng niên). Các trường Trung học công lập do Nha trung học quản lý. Các trường Trung học tư thục do Nha tư thục quản lý.

Về giáo viên, tham gia giảng dạy bậc sơ học tối thiểu giáo viên phải có bằng Tiểu học. Dạy bậc tiểu học tối thiểu phải có bằng Trung học, dạy Trung học đệ nhất cấp tối thiểu phải có bằng Tú tài II, dạy Trung học đệ nhị cấp tối thiểu phải có bằng cử nhân. Những người có bằng “Khả năng sư phạm” Tiểu học, trung học hay tốt nghiệp ĐHSP mới được công nhận là giáo viên, giáo sư chính ngạch (dưới chính quyền Sài Gòn thầy giáo Trung học được gọi là giáo sư). Nếu ai không có bằng sư phạm thì chỉ là giáo viên phụ khuyết, công nhật hay khế ước, lương thấp hơn chính ngạch hoặc tương đương nhưng không có lương hưu.

Về lớp Bình dân giáo dục (Giáo dục tráng niên), thực hiện được 4 lớp ở các nơi như: Bình Lợi: 69 học sinh, Bình Hòa: 41 học sinh, Bình An: 41 học sinh, Bình Nhạn: 40 học sinh.

Về bậc Trung học, từ năm học 1954-1955, trường Trung học đệ nhất cấp Nguyễn Huệ được lập tại Phú Thứ xã Hòa Bình do ông Trần Văn Kỳ làm Hiệu trưởng với 2 lớp ( 1 lớp đệ thất, 1 lớp đệ lục).

Ngày 26 - 6 - 1956, theo Nghị định số 463/GD-NĐ của bộ Quốc gia Giáo dục chính thức đặt tên trường Nguyễn Huệ, sau đó trường dời về địa điểm trường Hùng Vương hiện nay. Trường Nguyễn Huệ phát triển thành trường Trung học đệ nhị cấp theo hệ Trung học Tổng hợp (có học nghề nữ công gia chánh, dạy may, đánh máy chữ…) các ông Đinh Thành Bài, Vũ Trí Phú, Nguyễn Đăng Ngọc, Nguyễn Đức Giang, Lê Ngọc Giáng, Tôn Thất Quế lần lượt làm Hiệu trưởng nhà trường.

Sau trường Nguyễn Huệ, tháng 4-1959 trường Trung học Sông Cầu thành lập. Tháng 12-1968, trương Trung học Hiếu Xương thành lập.

Về giáo dục nghề nghiêp có trường Trung học Nông-Lâm-Súc tại xã Hòa An, Thị xã Tuy Hòa.

Theo thống kê năm 1969, trường Trung học công lập có 4 trường với 1.815 học sinh và 69 giáo sư. Trong đó, trương Trung học Tổng hợp Nguyễn Huệ Tuy Hòa có 21 lớp đệ nhất cấp với 1089 học sinh, 15 lớp trung học đệ nhị cấp (5 lớp đệ tam, 6 lớp đệ nhị, 4 lớp đệ nhất) với 667 học sinh. Trường Trung học Sông Cầu: có 8 lớp Trung học đệ nhất cấp (2 đệ thất, 2 đệ lục, 2 đệ ngũ, 2 đệ tứ) và 2 lớp trung học đệ nhị cấp (1 đệ tam, 1 đệ nhị ) với tổng số học sinh là 433 người, 5 giáo sư. Trường Trung học Đồng Xuân: có 4 lớp (1 đệ thất, 1 đệ lục, 1 đệ ngũ, 1 đệ tứ) với tổng số là 175 học sinh, 2 giáo sư. Trường Trung học Hiếu Xương: có 2 lớp đệ thất, tổng số là 118 học sinh. Hệ trung học tư thục gồm có các trường Trung học tư thục Bồ Đề do ông Huỳnh Tô làm Hiệu trưởng. Trường trung học tư thục Đặng Đức Tuấn do ông Nguyễn Cấp làm Hiệu trưởng. Trường trung học tư thục Đông Mỹ-Tuy Hòa. Trường trung học tư thục Văn Minh do ông Nguyễn Hường lập tại Phong Niên, xã Hòa Thắng. Trường trung học Cần Học tại Phú Thứ do ông Ngô Càng Phương sáng lập, ông Ngô Thạch Ủng làm Hiệu Trưởng. Trường Trung học tư thục Tân Dân do ông Nguyễn Kim Lãng tổ chức. Trường Trung học tư thục Minh Tân (Hội Khổng Học chủ trương). Trường tiểu học tư thục Bình Mỹ do ông Trần Đắc Khoa làm Hiệu trưởng (phường 4, thị xã Tuy Hòa). Bên cạnh đó, có trường thuộc hệ tư thục chuyên nghiệp như trường Thanh Hà dạy đánh máy chữ có 25 học sinh, trường Ngọc Lan dạy cắt may có 15 học sinh.

Số trường, lớp, giáo viên bậc Trung học công lập năm học 1974-1975 (số liệu từ phòng lưu trữ của Bộ giáo dục năm 1975) như bảng sau:

Trường Trung học đệ nhất cấp

Số trường



Lớp 6


Lớp 7


Lớp 8


Lớp 9


TS
HS


TS
Lớp


TS
Giáo viên

Số HS


Số lớp

HS


Lớp


HS


Lớp


HS


Lớp


6



3.300



58


2.393


40


1.567


30


1.428


29


8.688


157


65 GV

Chính ngạch



Trường trung học đệ nhị cấp

Số trường





Lớp 10


Lớp 11


Lớp 12

TS

HS


TS

Lớp



TS

Giáo viên




Số HS


Số lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

4


844



17

611

13

476

9

1931

39


31 GV

chính ngạch



3.2. Phong trào đấu tranh yêu nước của giáo viên, học sinh Phú Yên trong vùng kiểm soát tạm thời của địch

Thị xã Tuy Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn tay sai tại Phú Yên, nơi tập trung đông các tầng lớp trí thức mà chủ yếu là đội ngũ giáo chức và học sinh các cấp. Để tô điểm cho bộ mặt văn hóa giáo dục của chính quyền tay sai, chúng cho mở nhiều loaị trường học: trường công, trường tư, trường do các tôn giáo; nâng cấp trường Trung học Nguyễn Huệ thành trường Trung học tổng hợp; hoàn chỉnh từ đệ thất đến đệ nhị cấp. Học sinh cả tỉnh phần lớn học trường Nguyễn Huệ. Trường Nguyễn Huệ trở thành trung tâm nhạy cảm nhất về văn hóa, về thời sự, chính trị, không chỉ trong giới trí thức trẻ, sinh viên học sinh mà cả trong đông đảo phụ huynh học sinh và các tầng lớp nhân dân Thị xã. Và do đó cũng là trọng điểm tranh thủ vận động của các lực lượng chính trị. Thành phần học sinh ở đây rất đa dạng. Họ là con em của giới công chức, của các tầng lớp công thương, tư sản, tiểu tư sản và số đông là con em các tầng lớp lao động thành thị và nông thôn.

Tuy nhiên, từ rất sớm năm 1958, đã có một số học sinh đầu tiên mà đi đầu là Lương Công Trấp đã rời ghế nhà trường, bí mật thoát ly lên chiến khu tham gia cách mạng. Đó là dấu hiệu của lòng yêu nước, ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc đã kích thích tâm lý cho hành động vì nghĩa lớn của tuổi trẻ. Và tinh thần cách mạng đã đến với học sinh trường Nguyễn Huệ, học sinh Thị xã Tuy Hòa! Từ đầu năm 1960, Tỉnh ủy đã cử đồng chí Lương Công Bổ (Bốn Thệ), Võ Đông Thu (Mười Lệ) và Bùi Tân (Bảy Tính) tỉnh ủy viên về trực tiếp liên lạc, xây dựng cơ sở bí mật bồi dưỡng tư tưởng và phương pháp hoạt động cách mạng cho học sinh, thanh niên trí thức Thị xã Tuy Hòa.

Những học sinh đầu tiên trường Nguyễn Huệ được tiếp xuc với cách mạng, ở trung học đệ Nhị cấp như Nguyễn Trọng Huấn (Ly Sơn), Nguyễn Thúc Khang (Băng Sơn), Huỳnh Lư (Lữ Sinh), Nguyễn Thị Kim Thoa (Phương Lan)…do Trần Văn Lạc (Ngự Giang) phụ trách. Ở cấp trung học Đệ Nhất cấp có các học sinh Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi (Phương Loan)… do Trần Văn Tiến (Tử Minh) phụ trách.

Các hoạt động của nhóm học sinh nòng cốt này đã đưa hoạt động yêu nước của học sinh Nguyễn Huệ nói riêng và thanh niên học sinh thị xã nói chung dần dần đi vào quỹ đạo chung dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tối ngày 10-8-1964, tại Lẫm thôn Quan Quang xã Hòa Kiến, đội công tác đặc biệt (Bí danh là C6) do đồng chí Bảy Tính làm Bí thư đã tổ chức kết nạp 3 đồng chí vào Đoàn thanh niên, cử Trần Văn Lạc (Ngự Giang) làm bí thư chi đoàn. Chi đoàn thanh niên cách mạng đầu tiên của trường Nguyễn Huệ được thành lập. Qua những thử thách của hoạt động cách mạng, ngày 5-4-1965, đồng chí Trần Văn Tiến (Tử Minh) được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam45.

Các hoạt động của Chi đoàn là vừa phục vụ cho sự lãnh đạo của Thị ủy, vừa tuyên truyền phát triển trong lực lượng nòng cốt trong học sinh các trường ở thị xã và các huyện.

Từ năm 1963, chế độ độc tài gia đình trị Diệm-Nhu sụp đổ mở ra thời kỳ đấu tranh công khai hợp pháp trong sinh viên học sinh. Phong trào sinh viên, học sinh Phú Yên được nối liên lạc với phong trào đấu tranh cả nước như Huế, Sài Gòn.

Thầy Nguyễn Hữu Ngô được tổng Hội sinh viên Huế cử về giúp đỡ phong trào học sinh Phú Yên. Học sinh Nguyễn Huệ cùng với học sinh các trường Bồ Đề, Đặng Đức Tuấn, Thánh Giu-sê… xuống đường với những câu khẩu hiệu: “Đả đảo chế độ độc tài gia đình trị Diệm-Nhu”, “Đả đảo tay sai Nguyễn Đăng Ngọc” - vì có thái độ khinh miệt, hà khắc, o ép học sinh.

Phong trào đấu tranh mạnh mẽ của học sinh, sinh viên Sài Gòn đã có ảnh hưởng tích cực đến phong trào ở Phú Yên. Những bài hát “Dậy mà đi”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”, “Tự nguyện”, “Người mẹ bàn cờ”… vang lên thúc giục trong các buổi sinh hoạt học đường. Phong trào “Về nguồn”, “Lễ giỗ tổ Hung Vương”, “Những cuộc cắm trại” được tổ chức thu hút hàng trăm học sinh các trường kể cả phụ huynh học sinh cũng tham gia, đã có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ giá trị lịch sử dân tộc, chống lối sống lai căn, mất gốc. Các hội đoàn học sinh như: Hội Hướng Đạo, gia đình Phật Tử, Thanh-Sinh-Công, Nhân-Trí-Dũng… được thành lập, thu hút nhiều học sinh tham gia. Mỗi Hội đoàn có tôn chỉ riêng, song cái chung nhất là xây dựng được nếp sống lành mạnh, tránh xa cuộc sống sa đọa, nghiện ngập, tẩy chay sự hiện diện của quân đội nước ngoài,…

Về giáo chức, phong trào hoạt động có đặc điểm khác hơn sinh viên, học sinh. Có một số giáo viên trẻ như Nguyễn Thúc Ngô, Phan Long Côn… trưởng thành từ phong trào sinh viên, học sinh Huế, Sài Gòn mạnh dạn hăng hái tham gia hướng dẫn những cuộc đấu tranh công khai hợp pháp của học sinh.

Từ năm 1966, nhiều học sinh tham gia chiến đấu tiếp lương, tải đạn. Học sinh Thị xã thoát ly lên chiến khu như Lương Công Đoan, Lương Công Hùng … càng thôi thúc hành động cho các lớp học sinh khác tiếp bước.

Trong những năm 1971-1972, học sinh phối hợp với công nhân lao động, thương binh đã làm 3 cuộc nổi dậy như: vụ đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn phải chịu trách nhiệm về cái chết của học sinh Nguyễn Thành Long kéo dài 31 ngày đêm; Vụ cảnh sát bắn chết Hà Trấp- học sinh Nguyễn Huệ, sau sự kiện này học sinh trường đã tiến hành một bạo động dữ dội, đập phá, đốt cháy chi cục cảnh sát quận, tiêu hủy nhiều tấn súng đạn, xăng dầu, tài liệu mật và phá nhà giam thả tù nhân do chúng giam giữ.

Phong trào đấu tranh của học sinh Tuy Hòa dần dần đã có sự kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng qua hoạt động bí mật chi đoàn TNNDCM với phong trào công khai, hợp pháp trong nhà trường rồi lan tỏa hòa nhập với phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình của các tầng lớp nhân dân lao động thành một làn sóng cách mạng quần chúng rộng lớn. Từ phong trào hoạt động xã hội, cách mạng của sinh viên, học sinh từ trong trường mà chính quyền Sài Gòn kiểm soát đã rèn luyện đào tạo nhiều chiến sĩ cách mạng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giải phóng quê hương năm 1975, tạo ra một đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chính quyền cách mạng nhân dân, xây dựng quê hương, đất nước sau ngày đất nước thống nhất (4-1975).



Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương