SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên



tải về 1.38 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
2.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Năm 1949, Ty giáo dục mở lớp Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học. Trường tọa lạc ở xã An Định do thầy Trương Đống làm hiệu trưởng, thầy Nguyễn Thái làm giáo viên, thời gian học một năm. Số lượng 56 giáo sinh được tốt nghiệp bổ sung cho đội ngũ giáo viên cấp 1 trên phạm vi toàn tỉnh.

Đến năm 1950, trường Lương Văn Chánh được phép mở 1 lớp Sư phạm cấp 1 tại trường với số lượng 30 giáo sinh. Hè năm 1953, Ty giáo dục mở một lớp đào tạo giáo viên cấp 1 với thời gian 1 tháng do thầy Ngô Hưởng phụ trách. Đến cuối năm 1953, số giáo viên cấp 1 toàn tỉnh là 550 người.

Giáo viên Trung học (cấp 2) được Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy điều động một số cán bộ có trình độ từ các ngành khác như Ty thông tin, cơ quan tỉnh ủy và trong quân đội về trường Lương Văn Chánh. Từ niên khóa 1950 – 1951 được bổ sung một số thầy từ tỉnh Bình Định như các thầy Đinh Thành Bài, Nguyễn Trắc, Nguyễn Dương, Lê Bê và một số học sinh của trường Lương Văn Chánh vừa tốt nghiệp Thành chung được chọn làm giáo viên như Nguyễn Cách, Nguyễn Tài Sum, Cao Lan, Nguyễn Ân, Nguyễn Minh...

Đến năm 1953, giáo viên cấp 2 cả tỉnh có 50 người.


2.4. Bộ máy ngành giáo dục (1945-1954)

Trong giai đoạn Chín năm kháng chiến chống Pháp, bộ máy giáo dục cũng được thay đổi theo từng giai đoạn để phục vụ kịp thời công cuộc cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Từ tháng 9/1945 – 1946, Ty tiểu học do Trần Xuân Hoàn – Hiệu trưởng trường tiểu học Sông Cầu làm Trưởng ty.

Từ tháng 9/1946 - 9/1950, trước yêu cầu cấp bách và tầm quan trọng của công tác xóa nạn mù chữ, Ty Bình dân học vụ được thành lập – ngành giáo dục được tổ chức hoạt động thông qua 2 ty là Ty Bình dân học vụ và Ty Tiểu học.

* Ty Bình dân học vụ



    - Tháng 9/1947 đến tháng 9/1948, Nguyễn Đức Ràn làm Trưởng ty

    - Tháng 9/1948 đến tháng 9/1949, Võ Hồng làm Trưởng ty

    - Tháng 9/1949 đến tháng 5/1951, Nguyễn Chí Thống làm Trưởng ty


* Ty tiểu học

Ty tiểu học không có bộ máy giáo dục cấp huyện. Ty quản lý trực tiếp đến

trường học qua hệ thống thanh tra, qua hiệu trưởng và liên hiệu trưởng. Mỗi thanh tra viên phụ trách 1 hoặc 2 huyện.


    - Năm 1946 – 1947, Nguyễn Đức Ràn làm Trưởng ty

    - Năm 1948 – 1949, ông Phạm Ngọc Quế làm Trưởng ty

    - Năm 1949 – 1950, Nguyễn Đức Ràn làm Trưởng ty.


Từ 1951 đến 1954, ty Bình dân học vụ và ty Tiểu học sáp nhập thành ty Giáo dục Phú Yên. Từ tháng 9/1950 đến tháng 9/1951, thầy Nguyễn Đức Ràn làm Trưởng ty giáo dục. Từ năm 1952 đến 1954, thầy Trần Sĩ làm Trưởng ty giáo dục. Ông Lê Duy Hinh – Phó trưởng Ty. Các thanh tra viên: thầy Ngô Hưởng, Phạm Ngọc Ân, Phan Văn Thiện. Cán bộ nhân viên của Ty giáo dục là Nguyễn Văn Thái, Hồ Dốc, Bạch Ngọc Kỷ, Trần Đắc Khoa, Nguyễn Ngọc Châu, Lê Trọng …
III. TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ

Để lãnh đạo các hoạt động giáo dục, từ năm 1949, số lượng đảng viên ở Ty giáo dục ít nên sinh hoạt chung với đảng viên của Ty thông tin, đến năm 1952 – 1953, Chi bộ giáo dục mới thành lập. Chi ủy lúc bấy giờ có 3 đồng chí Phạm Ngọc Ân, Trần Đắc Khoa và Nguyễn Văn Thái, do Phạm Ngọc Ân làm bí thư.

Ở trường Tiểu học, số đảng viên còn ít nên sinh hoạt tại Chi bộ địa phương. Đảng viên giáo viên là nòng cốt trong việc thực hiện đường lối giáo dục và tham gia mọi công tác kháng chiến ở địa phương.

Ở trường Trung học, mãi đến năm học 1947 - 1948, tỉnh tăng cường cho trường Lương Văn Chánh một đảng viên là Bùi Xuân Các. Tháng 10/1949 đã có 7 đảng viên, Chi bộ trường Lương Văn Chánh được thành lập do đồng chí Nguyễn Chi làm bí thư, đến cuối năm 1950 trường phát triển được 117 đảng viên39. Những năm 1950 – 1951, trường cấp II Tuy Hòa được thành lập, chi bộ Đảng do thầy Huỳnh Lâu làm bí thư.

Các tổ chức Đảng, các đảng viên trong ngành giáo dục thực sự xứng đáng là những hạt nhân, đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng nền giáo dục dân tộc dân chủ, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



Công đoàn giáo dục

Năm 1946, Đại hội thành lập Công đoàn giáo giới Phú Yên được tổ chức tại Hòa Đa (An Mỹ – Tuy An). Đại hội đã thông qua tôn chỉ, mục đích, điều lệ, chương trình hoạt động và bầu ban chấp hành công đoàn do đồng chí Nguyễn Đức Ràn làm thư ký công đoàn giáo giới Phú Yên.

Năm 1952, giáo giới các tỉnh khu V tiến hành đại hội thành lập công đoàn giáo dục toàn Liên khu.

Công đoàn giáo dục là một tổ chức quần chúng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền vận động toàn thể giáo giới thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần chăm lo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng chính trị cũng như đời sống vật chất cho đoàn viên. Phương thức hoạt động công đoàn là lấy việc giáo dục giúp đỡ lẫn nhau, lấy việc tự phê bình và phê bình để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Năm 1951, Ty giáo dục cùng Công đoàn giáo dục tỉnh tổ chức Đại hội thi đua lần thứ nhất. Các thầy Trần Xuân Nam, Huỳnh Diệu, Nguyễn Châu, Nguyễn Chu được tuyên dương là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Năm 1952, tại Đại hội thi đua Công đoàn giáo dục Liên khu V, Thầy Lê Thông, Nguyễn Châu, Huỳnh Diệu, Cao Dần, Nguyễn Thái, Phạm Ngọc Ấn… được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Liên khu V”. Trong số đó, thầy Lê Thông được Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Toàn quốc” và được Bác Hồ khen thưởng, cô giáo Nguyễn Thị Thanh ở Đồng Xuân được bầu Chiến sĩ thi đua diệt dốt của tỉnh Phú Yên và được Bác Hồ tặng Ảnh kỷ niệm.

Bên cạnh tổ chức công đoàn, năm 1952, tỉnh đoàn học sinh được thành lập do đồng chí Nguyễn Kén được bầu làm Tỉnh đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Thái đại diện của Ty Giáo dục Phú Yên tham gia vào Ban chấp hành tỉnh đoàn.

Tổ chức đoàn thể học sinh

Tất cả học sinh các cấp trong tỉnh đều được tổ chức sinh hoạt trong đoàn thể học sinh. Học sinh cấp I được tham gia vào tổ chức “thiếu nhi cứu quốc” của thôn xã và hoạt động gắn liền với địa phương. Học sinh các trường cấp II được tổ chức sinh hoạt trong các Hiệu đoàn học sinh. Hiệu đoàn tập hợp tất cả học sinh trong trường, mỗi lớp là một phân đoàn học sinh.

Ban chấp hành Hiệu đoàn do đại hội học sinh bầu ra. Nhiệm kỳ một năm - Hiệu đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhà trường và tỉnh đoàn học sinh.

Trước năm 1952, Hiệu đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh đoàn thanh niên cứu quốc. Mãi đến năm 1952, mới thành lập tỉnh đoàn học sinh riêng để thống nhất lãnh đạo thanh thiếu niên trong nhà trường. Đồng chí Nguyễn Kén được bầu làm Tỉnh đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Thái đại diện của Ty giáo dục Phú Yên tham gia vào Ban chấp hành Tỉnh đoàn.

Hoạt động của Hiệu đoàn nhằm giúp học sinh rèn luyện lập trường tư tưởng cách mạng, xây dựng nền nếp phong cách học tập, lao động mới, thu hút đông đảo học sinh vào các hoạt động kháng chiến cứu nước. Hiệu đoàn đã góp phần xây dựng được ý thức, nền nếp tự quản, hình thành trong học sinh tinh thần tập thể trên các mặt hoạt động trong trường cũng như ngoài xã hội.

Đời sống học tập và hoạt động của học sinh thế hệ thời kháng chiến chống Pháp thật vất vả, gian khổ nhưng cũng đầy niềm vui, hào hứng.

Phương tiện học tập thì thiếu thốn mọi bề. Sách học không có, chuyền tay chép bài giảng của thầy, giấy viết bằng thứ giấy thủ công sản xuất từ rơm rạ, ẩm và nhám, gọi là giấy Nam Trung.

Việc học thì rất kỷ cương, trật tự, tự giác. Thầy - Trò gần gũi thân yêu, mỗi tuần có buổi sinh hoạt tập thể kiểm điểm tình hình học tập và công tác. Cuối năm có thi đua, khen thưởng học sinh gương mẫu, hầu như không có học sinh lêu lổng chơi bời. Năm 1952, Phan Huy Tô - học sinh lớp 7 trường cấp 2 Tuy Hòa II được bầu học sinh xuất sắc toàn tỉnh và tham gia đoàn chiến sỹ thi đua của tỉnh Phú Yên đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua Công nông binh toàn liên khu V lần thứ Nhất tại Bình Định.

Chưa đầy một năm, ngày 6 tháng 1 năm 1946, cử tri cả nước cũng như ở Phú Yên đã tự tay mình viết lá phiếu bầu cử Quốc hội, người thay mặt mình lo quốc kế dân sinh. Đó là chiến công đầu tiên vô cùng to lớn của Ngành giáo dục cách mạng.

Ngành giáo dục Phú Yên đã thực hiện tốt chiến lược “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Bình dân học vụ lo việc nâng cao dân trí cho toàn dân, dạy cho dân thực hiện đời sống mới, biết cách sản xuất, làm ăn tiến bộ, nâng cao ý thức nghĩa vụ làm người công dân tốt, đoàn kết, quyết tâm bảo vệ vùng giải phóng, hăng hái phục vụ chiến trường, đi tòng quân đánh giặc làm người chiến sĩ tốt. Được bổ túc văn hóa, cán bộ xã thôn làm tốt công tác quản lí xây dựng chính quyền cách mạng ở địa phương; trên trăm cán bộ Phú Yên được đi học trung học bình dân, lớp trí thức mới đầu tiên sau cách mạng tháng Tám được đào tạo. Họ đã trở thành những cán bộ cốt cán của tỉnh nhà và các tỉnh Nam Trung Bộ.

Về giáo dục tiểu học và phổ thông, từ quy mô bé nhỏ, nghèo nàn về cơ sở vật chất, vượt qua mọi khó khăn gian khó của cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, giáo viên và nhân dân tỉnh Phú Yên đã xây dựng được một hệ thống nhà trường tiểu học khắp cả buôn, làng, đồng bằng miền núi. Năm 1954 là năm giáo dục Phú Yên phát triển mạnh nhất, có đến 26.350 học sinh với 596 giáo viên. Năm 1954 cả tỉnh đã có một hệ thống 8 trường cấp 2 (5 trường trung học công lập và 3 trường tư thục). Đây là một bước nhảy vọt về chất của nền giáo dục cách mạng Phú Yên.

Phú Yên là tỉnh trong vùng giải phóng liên khu V có phong trào giáo dục phát triển tốt, được Nhà nước tuyên dương. Thành công lớn nhất của Ngành giáo dục tỉnh Phú Yên trong giai đoạn này là đã góp phần hình thành trong toàn dân và nhất là thế hệ trẻ lòng yêu nước sâu sắc, sự gắn bó keo sơn với chế độ dân chủ cộng hòa và ý chí bảo vệ nhà nước cách mạng mà bằng xương máu do họ xây đắp nên. Đó là truyền thống cực kỳ quý báu, và sức mạnh tinh thần bất khả chiến thắng của nhân dân Phú Yên mang vào cuộc kháng chiến lần thứ hai chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương thống nhất nước nhà.

CHƯƠNG IV

GIÁO DỤC PHÚ YÊN THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Trong Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Phú Yên là một tỉnh phía nam vùng tự do rộng lớn của Liên khu V. Tuy thường xuyên bị địch uy hiếp, lấn chiếm ở phía Nam và Tây Nam của tỉnh nhưng Phú Yên vẫn là hậu phương trực tiếp và vững chắc của Khánh Hòa và nam Tây Nguyên.

Sau chiến thắng lịch sử lẫy lừng Điện Biên Phủ (7 - 5 - 1954) cùng với thắng lợi to lớn ở chiến trường Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Tây Nguyên, trong đó có sự đóng góp của quân và dân Phú Yên đánh bại chiến dịch Át – Lăng của địch, buộc thực dân Pháp phải đàm phán vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

Theo hiệp định này, Việt Nam tạm chia ra làm hai miền, lấy sông Bến Hải làm giới tuyến. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra được hoàn toàn giải phóng, nhân dân sống dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào bàn giao cho chính quyền Sài Gòn tạm thời quản lý. Sau 02 năm (đến tháng 7/1956) sẽ tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Tổ quốc.

Trong thư gửi đồng bào miền Nam ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi tin chắc rằng đồng bào miền Nam sẽ đặt lợi ích của cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Đảng, Chính phủ và tôi luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào. Tôi tin rằng đồng bào sẽ thắng lợi.”

Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, chúng nắm lấy lực lượng đại địa chủ phong kiến phản động mà đại diện là Ngô Đình Diệm, thiết lập chế độ thực dân kiểu mới với âm mưu hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn để phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ bằng cách tiến hành các cuộc khủng bố trả thù một cách tàn khốc, cùng với các thủ đoạn xâm nhập kinh tế, văn hóa … để xóa bỏ các thành quả thời kỳ kháng chiến 9 năm chống Pháp của chúng ta, trong đó có cả những thành quả tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng.

Nhân dân miền Nam Việt Nam lại bắt buộc phải tiến hành một cuộc đấu tranh cách mạng mới: Đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp tục đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

II. GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRONG CĂN CỨ CÁCH MẠNG VÀ VÙNG GIẢI PHÓNG (1954-1975)

2.1. Giáo dục Phú Yên giai đoạn 1954-1960

Sau tháng 7- 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VI khóa II, kẻ thù của cách mạng Việt Nam không còn là thực dân Pháp mà là đế quốc Mỹ. Phương pháp đấu tranh cách mạng chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Giáo dục là một hoạt động cách mạng nên cũng phải chuyển theo chiến lược đó.

Hội nghị Liên khu ủy khu V và Hội nghị Tỉnh ủy Phú Yên mở rộng vào tháng 8 -1954 đã chủ trương mở đợt giáo dục tuyên truyền về nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ, về tình hình và nhiệm vụ mới, về phương châm, phương pháp đấu tranh để thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ trong toàn dân.

Ngày 31 tháng 8 năm 1954, Ty giáo dục Phú Yên tiến hành Hội nghị Giáo dục mở rộng tại Xuân Sơn huyện Đồng Xuân, gồm cán bộ quản lý ở Ty, Hiệu trưởng các trường cấp 1, cấp 2 cùng với cán bộ công đoàn ngành để nghiên cứu nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ và phổ biến phương pháp đấu tranh, nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

Các thầy giáo vẫn kiên trì bám trụ trường lớp, vượt qua khó khăn để tổ chức khai giảng năm học mới vào ngày 15 tháng 9 năm 1954. Thầy Nguyễn Cách – hiệu trưởng trường cấp 2 Lương Văn Chánh (ở Tuy An) vẫn duy trì hoạt động dạy – học đến tháng 1 năm 1955. Thầy Trần Sĩ trưởng Ty giáo dục Phú Yên và các thầy cô giáo khác như Trương Đống, Nguyễn Châu… được phân công ở lại để tiếp tục sự nghiệp giáo dục.

Ngày 7 tháng 9, Mỹ và tay sai gây ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh làm chết 64 người, bị thương 76 người. Nhiều giáo viên, cán bộ ty giáo dục bị bắt, bị tra tấn rồi giam ở nhà lao Ngọc Lãng. Thầy giáo Trương Đống - cán bộ ty giáo dục bị địch bắt thủ tiêu trong nhà tù năm 1956 (được truy tặng liệt sĩ năm 2000). Thầy giáo Thái Phụng Kỳ, Liên hiệu trưởng xã Hòa Thắng bị địch tra tấn đến tàn phế.

Theo báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng tháng 11/1954, chỉ tính trong 2 tháng 9 và 10 năm 1954 số đảng viên, cán bộ và thường dân bị giết ở Phú Yên lên đến 721 người, 500 người bị thương, 589 người tù đày.

Cách mạng miền Nam nói chung và Phú Yên nói riêng đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Cơ sở cách mạng bị thu hẹp, cán bộ bí mật thoát ly thiếu thốn mọi bề, đói cơm, lạt muối, nhiều đồng chí bị bắt, bị giam cầm, sát hại … Trước tình hình đó, Tỉnh ủy họp nghiên cứu chỉ thị của Khu ủy, phân tích tình hình, chống tư tưởng dao động, bi quan tiêu cực, nêu gương học tập các đơn vị, cá nhân đảng viên giữ tròn khí tiết cách mạng “sống anh dũng – chết vẻ vang”.

Những chiến sĩ cộng sản tiêu biểu kiên cường bất khuất như đồng chí Nguyễn Thanh Hương ở Hòa Trị, Lê Văn Thành ở thị xã Tuy Hòa và nhiều đồng chí khác đã hy sinh rất anh dũng. Nhiều tấm gương kiên trung oanh liệt như là cô Nguyễn Thị Luận – nữ sinh trường Hòa Thịnh đã tham gia xây dựng cơ sở cách mạng bị địch bắt. Trước kẻ thù, cô đã giữ trọn khí tiết, kiên cường chịu đựng mọi cực hình tra tấn, từ trong nhà lao Tuy Hòa cô đã gửi những dòng tâm huyết về cho mẹ :

“… Đôi chân nhỏ mang chiếc xiềng 5 ký

Tay còng thêm vòng xích 2 cân

Con lê mình trong ngục thất tối um

Môi cắn chặt không một lần rên xiết

Lưỡi lê đâm, dẫm nát mình – gót sắt

Lũ chúng nó một bầy ô trọc

Bạn bè con một dạ kiên trinh

Mẹ nhớ con, đừng gan nãn chí sờn !

Vì yêu nước nên con đã quyết

Hiến tuổi xanh cho Tổ quốc quê hương

Nát thân mình không thể nát tình thương

Dù phải chết, con không hề sợ chết

Mẹ ơi mẹ, nhớ mẹ hiền tha thiết

Ơi mẹ hiền ! ơi đất nước Việt Nam !”

(tháng 12/1959)

Sau những ngày tháng đấu tranh quyết liệt kiên cường, địch buộc phải trả tự do cho Cô. Năm 1960, Nguyễn Thị Luận thoát ly ra căn cứ, được bầu vào Thường vụ phụ nữ tỉnh và anh dũng hy sinh vào năm 1961 giữa 25 tuổi xuân xanh.

Từ cuối những năm 1959 đầu 1960, cách mạng đã có những vùng căn cứ giải phóng ở Thồ Lồ, từ khu bắc đến tây Sơn Hòa. Đảng đã chủ trương mở các lớp học xóa mù chữ và lớp 1, lớp 2 để dạy cho con em vùng căn cứ. Các thầy giáo Lê Thúc Chiên, xã An Dân dạy cấp 1 ở xã Thồ Lồ, căn cứ bí mật của Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Chấn – học sinh trường Lương Văn Chánh thoát ly lên dạy ở căn cứ Phú Mỡ, Nguyễn Văn Long quê ở An Nghiệp lên dạy tại xã Suối Ché, Nguyễn Ngọc Anh ở Xuân Long, Trịnh Địch ở An Định lên dạy tại buôn Ma Chiêm, xã Phước Tân, căn cứ Sơn Hòa… Đây là những hạt giống của nền giáo dục cách mạng đã được nhen nhóm được phục hồi trên khu căn cứ địa, chuẩn bị cho sự phát triển sau này.



2.2. Giáo dục Phú Yên giai đoạn 1961-1965

Hội nghị BCH TW Đảng lần XV (tháng 1 năm 1959) đã nhận định tình hình miền Nam và đề ra đường lối đấu tranh: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân … Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang hỗ trợ để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ”.

Đầu tháng 12-1959, Tỉnh ủy họp Hội nghị tại suối Heo, xã Bàu Bèn, huyện Sơn Hòa để quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương. Mấy năm liền ta đấu tranh chính trị gặp nhiều khó khăn, tổn thất nặng nề, nay được Trung ương cho phép sử dụng lực lượng vũ trang để đánh địch, phong trào cách mạng có điều kiện tiến lên.

Tỉnh ủy đề ra chủ trương tiêu diệt tay sai để trấn áp địch, xây dựng căn cứ miền núi, rút thanh niên ra chiến khu, tổ chức lực lượng vũ trang.

Tháng 11-1960, miền Tây Phú Yên được giải phóng nối liền với các huyện đồng bằng và các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa tạo thành một vùng căn cứ liên hoàn rộng lớn chiếm 50% diện tích toàn tỉnh với số dân là 13.000 người, tạo thế đứng vững cho lực lượng cách mạng tiến xuống giải phóng vùng đồng bằng.

Cuộc Đồng Khởi của nhân dân Bến Tre (đầu năm 1960), tin tức vùng lên tự giải phóng của nhân dân đã tác động đến tinh thần cách mạng đang sục sôi ở Phú Yên. Ngày 20 tháng 12 năm 1960, sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, đánh đấu một bước ngoặc lịch sử trong cuộc đấu tranh của cách mạng giải phóng Miền Nam.

Đêm 22 tháng 12 năm 1960, nhân dân xã Hòa Thịnh, huyện Tuy Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên làm cuộc Đồng Khởi thắng lợi, bắt toàn bộ trung đội dân vệ, thu vũ khí, xóa bỏ ngụy quyền, lập nên chính quyền cách mạng, trên 40 thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang. Nhân dân Hòa Thịnh đã vùng lên tự giải phóng, làm chủ đời mình và trở thành “điểm mở đầu cho phong trào giải phóng các tỉnh đồng bằng khu V”.

Như phát pháo lệnh cho cuộc đấu tranh vũ trang, cuộc đồng khởi Hòa Thịnh đã kích thích nhân dân các xã Hòa Xuân, Hòa Tân, Hòa Mỹ, Hòa Phong, Hòa Đồng, Hòa Hiệp, Sơn Thành, Hòn Nhọn (Tuy Hòa I) thôn Cẩm Tú, Thọ Bình (Hòa Kiến), thôn Đông Hòa, Đông Mỹ, Hạnh Lâm, Hòa Quang (Tuy Hòa II), An Lĩnh, An Thọ (huyện Tuy An); Các thôn Lãnh Tú, Đa Lộc (Xuân Lãnh), Háo Danh, Háo Nghĩa, Mỹ Lương (Xuân Thọ), Thạch Khê (Xuân Lộc)… lần lượt đứng lên giải phóng quê mình.

Tháng 10 năm 1961, tỉnh ta đã tổ chức giải thoát Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đang bị Mỹ ngụy quản thúc tại thị xã Tuy Hòa về chiến khu. Và Ông đã trở thành Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Uy tín của cách mạng Phú Yên lên cao hơn bao giờ hết.

Vào giữa năm 1962, các vùng giáp ranh đồng bằng được mở ra và nối liền với căn cứ miền núi. Dân số vùng đồng bằng được giải phóng lên đến 55.000 người (chưa kể 13.000 người miền Tây đã được giải phóng trước) với hơn 2/3 diện tích đất đai toàn tỉnh gồm 105 thôn, 25 xã. Lực lượng vũ trang của tỉnh, các đoàn thể quần chúng được xây dựng, thành lập chính quyền nhân dân tự quản.

Tháng 10-1962, Tiểu ban giáo dục Trung ương cục (TWC) miền Nam (gọi tắt là Tiểu ban giáo dục Miền hoặc tiểu ban giáo dục R) được thành lập. TBGD Miền là một bộ phận của ban tuyên huấn Trung ương cục (TWC) chỉ đạo công tác giáo dục toàn miền Nam. Đồng chí Trần Thanh Nam (Hoàng Đào) cán bộ giáo dục khu V tập kết ra Bắc, nay trở về được chỉ định làm quyền Trưởng tiểu ban cùng với 4 cán bộ khác.

Đường lối giáo dục miền Nam Việt Nam đã được TWC thông qua trong Thông tư 44/TT ngày 13/02/1963 “Dựa vào lực lượng nhân dân, cán bộ giáo dục và các nhà giáo yêu nước kiên quyết đả phá các chính sách ngu dân và các hình thức giáo dục nô dịch, phản động, ngoại lai, đồi trụy của Mỹ ngụy, tích cực xây dựng nền giáo dục dân tộc dân chủ và khoa học theo chủ nghĩa MacLênin nhằm bồi dưỡng chính trị, văn hóa cho nhân dân lao động trước hết là cán bộ và chiến sĩ, biết yêu nước nồng nàn, có kiến thức, đạo đức và sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và kiến thiết xã hội sau này”.

Ngày 19-5-1964 Đại hội giáo dục toàn MNVN được tổ chức, 100 đại biểu giáo dục các khu, tỉnh từ Bến Hải đến Cà Mau về dự. Đại hội nghiên cứu, học tập, quán triệt đường lối giáo dục của Đảng, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy của nhà trường cách mạng. Đại hội cũng tiến hành thành lập Hội nhà giáo yêu nước MNVN gồm 39 ủy viên Ban chấp hành do giáo sư Lê Văn Huấn làm Chủ tịch Hội. Cương lĩnh của Hội là “đoàn kết tập hợp tất cả các lực lượng giáo chức tiến bộ ở MNVN đấu tranh thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dân chủ và tiến bộ, chống lại chính sách nô dịch của đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất” (trích điều lệ Hội Nhà giáo yêu nước MNVN).

Tháng 7-1964, đoàn cán bộ giáo dục thứ 3 của miền Bắc chi viện cho miền Nam đã về đến đơn vị. Đoàn đi Bác Ân (liên khu V) có đồng chí Nguyễn Văn Hiệu, đồng chí Tô Uyên Minh, đồng chí Nguyễn Bình, Nguyễn Tấn Hải, Võ Nham. Đoàn đi Ông Cụ (TWCMN) có đồng chí Ba Hoàng (Lê Văn Lực), Thanh Sơn (Nguyễn Xuân Đàm), Lý Minh Văn (Lý Hữu Tấn), Hồng Nhật (Ngô Văn Tư), Đức Triều (Nguyễn Văn Hơn).

Tỉnh Phú Yên từ cuối năm 1961 đầu 1962, một số thầy giáo thời kháng chiến chống Pháp thoát ly ra vùng căn cứ tham gia cách mạng như thầy Tạ Tấn Tây, Đỗ Như Bảng, Nguyễn Khoa Cử, Nguyễn Châu, Nguyễn Tuần, Trần Kim Bôi, Biện Ngọc Hưởng, Trần Đình Tu, Huỳnh Sấn, Lê Khắc Thành, Nguyễn Long, Nguyễn Từ … Có thầy mở những lớp bình dân xóa mù chữ cho cán bộ, thanh niên vùng căn cứ, hay lớp Bổ túc văn hóa cho cán bộ nhân viên cơ quan huyện, tỉnh. Có thầy mở các lớp cấp 1 dạy cho con em vùng giải phóng. Có thầy chuyển làm công tác văn phòng, công tác tuyên huấn.

Từ tháng 4-1961, Hội nghị Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết về việc củng cố các đoàn thể quần chúng và các Ban chuyên môn của Đảng trong đó có giáo dục. Trong Ban tuyên huấn của tỉnh có Tổ chỉ đạo công tác giáo dục. Tỉnh ủy chủ trương “Ở đâu có dân, có trẻ em dù ở vùng giải phóng hay vùng tranh chấp là ở đó phải có trường học cách mạng”, “nhóm học, lớp học bình dân, cho người lớn hoặc cho trẻ em là nơi tuyên truyền cách mạng, củng cố vùng giải phóng, chống âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược của địch”.

Từ năm 1963, giáo dục tỉnh đã nối được mối liên hệ chỉ đạo của Tiểu ban Giáo dục khu V và cả Tiểu ban giáo dục TWC miền Nam. Năm 1964, Phú Yên đã có những đoàn giáo viên từ miền Bắc trở về như các thầy Nguyễn Cách, Đào Thế Lữ, Vũ Hoài Đức, Hoàng Thành Phổ và năm 1965 có các thầy Bằng Tín, Nguyễn Áo, Nguyễn Ngọc Anh…. Đáng kể nhất là các thầy giáo từ tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác trong cả nước vào Phú Yên chia lửa cùng đồng nghiệp trên mặt trận giáo dục. Cũng trong thời gian từ 1964-1973 Trường Sư phạm khu V do đồng chí Tô Uyên Minh, Phó Tiểu ban giáo dục khu V, làm Hiệu trưởng đã mở được 3 khóa đào tạo. Tỉnh nhà đã gởi được 23 học viên đi học (xem phụ lục). Đội ngũ giáo viên đã được tăng cường, đáp ứng được yêu cầu của phong trào. Đến giữa năm 1964, nhiều trường học trong tỉnh được mở, như trường tiểu học Xuân Lộc (Sông Cầu), Phú Mỡ (Đồng Xuân), Vân Hòa (Sơn Hòa), An Chấn, An Lĩnh (Tuy An), Hòa Quang, Mỹ Hòa, Hòa Thịnh (Tuy Hòa). Các huyện đồng bằng, có vùng giải phóng rộng như Tuy Hòa 1, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Cầu mỗi huyện đều có 1 trường cấp II. Toàn tỉnh có 4 trường cấp 2 trên 500 học sinh và 23 giáo viên. Đội ngũ giáo viên cấp II được đào tạo từ trường Sư phạm Khu V, số đông là giáo viên chi viện từ miền Bắc (chủ yếu giáo viên từ tỉnh Hải Dương - tỉnh kết nghĩa với Phú Yên).

Tháng 7 năm 1965, với quy mô của ngành giáo dục ngày càng rộng lớn, yêu cầu cần phải có một bộ phận máy tương ứng, Tiểu ban giáo dục trực thuộc ban Tuyên huấn tỉnh được thành lập để phụ trách chỉ đạo công tác giáo dục. Thầy Đào Thế Lữ - nguyên Hiệu trưởng trường học sinh miền Nam số 19 ở Chương Mỹ - Hà Đông được chi viện về Phú Yên làm Trưởng ban giáo dục tỉnh. Đồng chí Nguyễn Chu làm Phó ban, Nguyễn Cách làm ủy viên.

Cùng thời gian này, Đại hội Giáo dục tỉnh diễn ra tại vùng I xã An Lĩnh - Tuy An để tổng kết phong trào giáo dục và đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục trong tình hình mới. Đại hội giáo dục cũng đồng thời là Đại hội thành lập Hội Nhà giáo yêu nước của tỉnh. Ông Lê Trân, một nhà giáo yêu nước, từ Pháp về được mời ra căn cứ làm Chủ tịch Hội nhà giáo yêu nước tỉnh, Ủy viên Hội nhà giáo yêu nước khu V vừa là ủy viên Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tỉnh Phú Yên. Ông Nguyễn Chu làm Phó hội trưởng. Hội là tổ chức đoàn thể nghề nghiệp nhằm tập hợp đoàn kết rộng rãi những giáo chức trong vùng giải phóng lẫn vùng tạm bị chiếm, vùng đô thị nhằm đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Năm 1965 là năm các trường cấp 2 được thành lập nhiều nhất (4 trường) hình thành một hệ thống các trường cấp 2:



Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương