SỞ giáo dục và ĐÀo tạO – HỘi tâm lý giáo dục tỉnh phú YÊN


GIÁO DỤC PHÚ YÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975



tải về 1.38 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu12.07.2016
Kích1.38 Mb.
#1669
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

GIÁO DỤC PHÚ YÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975


-------------
CHƯƠNG 3

GIÁO DỤC PHÚ YÊN TRONG CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945- 1954)

I. TOÀN QUỐC NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngay từ khi mới ra đời, nhà nước cách mạng non trẻ đã phải đương đầu với những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Vận mệnh nước nhà như ngàn cân treo sợi tóc. Giặc ngoại xâm đe dọa, bọn phản động quấy phá, nạn đói hoành hành, kinh tế kiệt quệ, ngân sách quốc gia hầu như trống rỗng, đại bộ phận nhân dân thất học, mù chữ …

Để củng cố những thành quả cách mạng vừa mới giành được, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã nêu ra Chính phủ có 3 nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là: “diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho học sinh toàn quốc nhân ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người đã xác định vai trò, mục tiêu của nền giáo dục là phục vụ cho sự phục hưng đất nước mới giành được độc lập.

Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời ký sắc lệnh về giáo dục, Sắc lệnh số 16 đặt ra ngạch “Thanh tra học vụ” để kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ. Ông Đặng Thai Mai làm Tổng thanh tra học vụ bậc Trung học và ông Nguyễn Hữu Tảo làm Tổng thanh tra học vụ bậc Tiểu học.


    - Sắc lệnh số 17 đặt ra cơ quan bình dân học vụ và cử ông Nguyễn Công Mỹ làm Giám đốc.

    - Sắc lệnh số 18 bãi bỏ ngạch học quan do thực dân Pháp đặt ra.

    - Sắc lệnh số 20 qui định việc học chữ quốc ngữ bắt buộc.

    - Sắc lệnh số 38 thiết lập Bộ quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục.

    - Sắc lệnh số 144 thiết lập Hội đồng cố vấn học chính.


Và ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “toàn dân chống nạn thất học”.

Như vậy, từ những ngày đầu cách mạng thành công, giáo dục đã được coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất. Đảng và Nhà nước đã hình thành một bộ máy chăm lo sự nghiệp giáo dục với những nội dung về tổ chức, về quản lý giáo dục, về chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, mục đích nguyên tắc, phương châm giáo dục một cách rất cơ bản và cụ thể. Bộ Quốc gia Giáo dục lãnh đạo các hoạt động giáo dục trong cả nước, xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, góp phần xây dựng và củng cố nhà nước Việt Nam non trẻ.

Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng của người công dân mới được cách mạng đem lại, ngày 6 tháng 1 năm 1946 lần đầu tiên cùng với đồng bào cả nước trên 98% cử tri của Phú Yên từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, đảng phái, tôn giáo đi bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các trí thức như Huỳnh Lưu, Phạm Ngọc Quế, Trần Quỳnh, Phan Lưu Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội của tỉnh Phú Yên, thay mặt nhân dân cùng Quốc hội chăm lo quốc kế dân sinh.

Trước tình hình thực dân Pháp phá hoại hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 và Tạm ước 14 ngày 9 tháng 1946, quân Pháp tìm cách gây hấn khắp cả nước, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội … quân ta càng nhân nhượng giặc Pháp càng lấn tới. Ngày 19- 12- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không phân chia đảng phái, tôn giáo, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. ai có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc …”.

Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Đảng và vị Cha già kính yêu của dân tộc, cùng với nhân dân cả nước, các tầng lớp nhân dân Phú Yên thắt chặt mối đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, chiến đấu trên các măt trận quân sự, sản xuất, văn hóa, giáo dục, thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể do tỉnh đề ra góp phần xứng đáng trong công cuộc trường kỳ kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Ở Phú Yên, một sự kiện đặc biệt, tháng 10 - 1946, Ủy ban Hành chính tỉnh đã đề ra kế hoạch xây dựng nền giáo dục dân tộc dân chủ và quyết định thành lập trường Trung học đầu tiên của tỉnh, lấy tên là trường Trung học Lương Văn Chánh để đào tạo đội ngũ cán bộ cho tương lai.


II. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở PHÚ YÊN (1945-1954)
2.1. Giáo dục bình dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt việc xóa nạn mù chữ là công việc cấp bách hàng đầu vì “Nạn dốt là một trong những phương pháp thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta … Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong lời kêu gọi “Toàn dân chống nạn thất học”, Người viết “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Chính phủ ra hạn trong một năm tất cả người dân Việt Nam đều phải biết chữ Quốc ngữ. Chính phủ đã lập Nha Bình Dân học vụ để trông nom việc học cho dân chúng. “Quốc dân Việt Nam, muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Lời kêu gọi “nâng cao dân trí” của Chủ tịch Hồ Chí Minh xem việc học của dân chúng gắn liền với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân đã làm xúc động tâm can người dân Việt Nam. Hàng triệu người dân mới được giải phóng trong cả nước đã hăng hái đến các lớp học.

Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên kỳ 1, khóa I, bộ máy hoạt động Giáo dục Phú Yên đã được thành lập từ tỉnh đến các huyện, xã, buôn làng để trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục trong toàn tỉnh.



Về bộ máy Bình dân học vụ

Cấp tỉnh, vì tính cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của công cuộc xóa nạn mù chữ, Ty Bình dân học vụ được thành lập, độc lập với Ty tiểu học.

Từ tháng 9/1946 đến tháng 9/1948, thầy Nguyễn Đức Ràn – nguyên Ủy viên giáo dục trong Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Hòa, phó Thanh tra Tiểu học vụ tỉnh Phú Yên được cử làm Trưởng ty Bình dân học vụ.

Từ tháng 9 năm 1948 đến tháng 9/1949, thầy Võ Hồng làm Trưởng ty.

Từ tháng 9/1949 đến tháng 5/1951, thầy Nguyễn Chí Thống làm Trưởng ty.

Để giúp việc cho Trưởng ty có Phó ty và các ban học vụ, ban kiểm soát.

Thực hiện chủ trương cải cách giáo dục lần thứ nhất của Chính phủ (tháng 7 năm 1950), ty Bình dân học vụ và ty Tiểu học được thống nhất lại thành ty Giáo dục do thầy Nguyễn Đức Ràn làm Trưởng ty.

Ở cấp Huyện, mỗi huyện, thị có Ban Bình dân học vụ, gồm 01 trưởng ban, 01 phó ban và 01 kiểm soát viên.

Ở cấp Xã, mỗi xã phường, buôn, làng có ban Bình dân học vụ xã, có đội giáo viên tự nguyện đi dạy các lớp xóa mù. Giúp ban Bình dân học vụ xã có ban bảo trợ, gồm các đại biểu Ủy ban nhân dân, đại diện Mặt trận Liên Việt, đại diện các đoàn thể thanh niên, phụ nữ và các cụ bạch đầu quân để động viên phong trào.

Về công tác vận động

Ngay từ những ngày đầu hoạt động, ty Bình dân học vụ đã phát động một phong trào xóa nạn mù chữ rộng khắp trong toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, cổ động rầm rộ động viên toàn xã hội tham gia “diệt giặc dốt” với các khẩu hiệu như “đi học bình dân học vụ là yêu nước” đã cuốn hút mọi người. Ở khắp nơi trong tỉnh, từ thành thị đến nông thôn, từ miền biển đến miền núi các lớp học xóa mù chữ được mọc lên.

Tiếng ê a đánh vần của các em bé hòa với tiếng cười vui hát hò, đố chữ ở các sân kéo vải, ở quanh các cối giã gạo nuôi quân của nam nữ thanh niên cùng với tiếng lập cập của các cụ bạch đầu quân đi động viên đôn đốc kiểm tra con cháu học hành làm thành một bản hòa tấu tươi vui rộn rã, đầy sức sống của những làng quê kháng chiến. Lớp học là đình, chùa, miếu, lẫm, là mái tranh nghèo, là bóng mát dưới gốc đa cổ thụ, là bến đò, cổng chợ … học bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào. Người nông dân học trên đường vác cày ra ruộng, trên đám ruộng cấy, trong lúc tát nước, nhổ mạ. Người chài lưới học trên sông nước. Sách vở, dụng cụ học tập thiếu thốn, kham khổ nên phấn viết thay bằng than củi, bảng học thay bằng nền nhà, sân đất; bút viết bằng que cây viết lên khay cát, lấy que nhọn vẽ lên lá chuối non. Ai may mắn lắm là được cuốn vở giấy nam trung còn gồ ghề xác rơm rạ, mực viết thì lấy nước từ hạt mồng tơi chín đỏ …

Những vần ca dao mộc mạc mà đầy khích lệ được phổ biến rộng rãi ở Phú Yên:

“Lấy chồng biết chữ là tiên,

Lấy chồng dốt đặc là duyên con bò”

Nhiều thôn, xã lập các tổ kiểm tra Bình dân học vụ giăng dây hỏi chữ trên các ngả ba đường đến chợ, qua bến đò.

“Bình dân học vụ

Rủ hết các nơi

Lớp học giữa trời

Có người đến hỏi

Người nào học giỏi

Thì mới được đi

Nếu chưa biết gì

Thì về học lại”

Các ban bảo trợ Bình dân học vụ đến từng nhà kiểm tra việc học. Trong nhà có mấy người biết chữ thì vẽ thưởng mấy vòng trắng, mấy người chưa biết chữ thì vẽ mấy vòng đen lên tấm bảng treo trước hiên nhà. Giáo viên bình dân sẽ đến từng nhà dạy cho đến xóa kỳ hết vòng tròn đen mới thôi.

Những bài hát động viên đi học bình dân phỏng theo nhịp đi – hành khúc “một hai một”, được các đội dân quân Tự vệ hát vang trong các buổi tập quân sự.

“A cùng B suốt ngày mà lòng không chán

Chúng ta cố công học hành

Trí hèn mà lòng thêm sáng

Thấm thoát chỉ vài ba tháng

Biết xem, viết thư tinh tường

Làm thông vài ba phép tính

Sướng vui hát ca lên đường

Giết phường xâm lăng!”

Những khẩu hiệu mới về Bình dân học vụ kịp thời phổ biến rộng khắp, phục vụ và gắn liền với nhiệm vụ kháng chiến:

“Mỗi lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến”.

“Mỗi giáo viên Bình dân học vụ là một đội viên tuyên truyền kháng chiến”.

“Đi học là kháng chiến”, “Có học thì kháng chiến mới thắng lợi”, “Tiền tuyến diệt xâm lăng - hậu phương trừ giặc dốt”.

Nội dung dạy và học

Trong những ngày đầu của phong trào Bình dân học vụ, chưa có tài liệu giảng dạy, thầy giáo tự soạn tự giảng, chủ yếu dựa vào “vần quốc ngữ” lớp đồng ấu, sách của Hội truyền bá quốc ngữ ngày xưa. Về sau, những tập sách mỏng từ Liên khu gửi về được in litô, hoặc chép tay, giáo viên chuyền tay nhau mà dạy.

Ngày 2 tháng 9 năm 1948, Bác Hồ gửi thư cho chiến sĩ Bình dân học vụ hướng dẫn nội dung dạy học ở các lớp “dự bị bình dân”:

1/ Học thường thức vệ sinh để dân bớt đau ốm.

2/ Thường thức khoa học để bớt mê tín nhảm.

3/ Học 4 phép tính để làm ăn có ngăn nắp.

4/ Học lịch sử và địa dư nước ta để nâng cao lòng yêu nước.

5/ Học đạo đức của công dân để trở thành người công dân đứng đắn.

Kết hợp với tình hình thời sự địa phương, ban học vụ của tỉnh, các giáo viên soạn thêm các bài về chủ điểm vận động “đời sống mới”, với nội dung giữ gìn vệ sinh, ăn đũa hai đầu, ăn chín, uống sôi “tam tinh – tứ diệt” (3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch; 4 diệt: diệt ruồi, diệt muỗi, diệt sâu bọ, diệt chuột), về chủ điểm kháng chiến có bài “Hũ gạo kháng chiến”, “Hũ gạo đồng tâm’, “Mùa đông binh sĩ”… mỗi lớp học, nhóm học bình dân là một cơ sở tuyên truyền cho kháng chiến, kiến quốc.

Phương pháp dạy và học

Thầy dạy là người bình dân nên phương pháp dạy, phương pháp học phải thật dễ hiểu, dễ nhớ:



    Chữ cái được diễn ca thành các câu lục bát :

 i, t (tờ) hai chữ giống nhau,

i thấp có chấm, t (tờ) dài có ngang.

 O tròn như quả trứng gà

Ô thời đội mũ, ơ thì mang râu.

 O, a hai chữ khác nhau,

vì a có cái móc câu bên mình.



    5 dấu giọng cũng được bẻ thành câu ca :

Huyền (‘) ngang, sắc () dọc, nặng (.) tròn.

Hỏi (?) lom khom đứng, ngã (~) buồn nằm ngang.

Học bằng mắt, nhìn tận nơi mà ngày nay ta gọi là “phương pháp trực quan”. Nong, nia quét vôi trắng, viết các chữ cái “a, b…” dựng ở các ngã đường. Chữ viết trên nón người đi chợ, trên đòn gánh người gánh hàng hoặc đặt thành câu ca, hò vè là cách dạy cho người học dễ hiểu, dễ nhớ.

Đội ngũ giáo viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh dù bận trăm công ngàn việc, hằng tuần vẫn dành một buổi tối đến thăm các lớp học bình dân. Ngày 1 tháng 5 năm 1946, Người lại viết thư cho giáo viên BDHV trong cả nước.

… “Anh chị em yêu quý !

Chương trình của Chính phủ ta là làm thế nào cho toàn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học. Vậy nên khẩu hiệu của chúng ta là :

1. Tăng gia sản xuất.

2. Chống nạn mù chữ”

Anh chị em là đội tiên phong trong sự nghiệp số 2 đó. Anh chị em chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc. Anh chị em là những người “vô danh anh hùng”. Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một phần của tương lai dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em. Tôi mong rằng trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả vẻ vang: Đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng”.

Giáo viên là những thanh niên, học sinh, cán bộ thôn xã, người từ thành thị tản cư về nông thôn, là vợ, chồng, anh chị em trong gia đình. Người biết chữ dạy người chưa biết chữ… học được đến đâu dạy lại đến đó. Hết chữ lại đi học về dạy tiếp… họ dạy học tự nguyện, không nhận thù lao chỉ bằng sự hăng say và lòng nhiệt tình của người chiến sĩ “chia chữ” cho đồng bào.

Tháng 6 năm 1947, nha Bình dân học vụ quyết định công bố “huy hiệu Bình dân học vụ”, Bác Hồ gửi ảnh để tặng thưởng giáo viên có thành tích.

Để nâng cao chất lượng người dạy, ở các xã, huyện, tỉnh và liên khu thường xuyên mở các lớp huấn luyện, bồi dưỡng cấp tốc cho cán bộ giáo viên về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục Bình dân, và đặc biệt là chú trọng 2 môn Toán và Văn. Họ còn được trao đổi về kinh nghiệm tổ chức, vận động bà con ra lớp, duy trì, giữ vững và phát triển phong trào.

Các cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng ở Tỉnh, Khu đều phải qua kì thi sát hạch và được cấp giấy chứng nhận ở hai ngạch :


    Ngạch kiểm soát viên sơ cấp.

    Ngạch kiểm soát viên cao cấp.



Tỉnh Phú Yên có 4 giáo viên được cấp giấy chứng nhận kiểm soát viên cao cấp ngành Bình dân học vụ :

1. Nguyễn Chí Thống

2. Văn Đức Trưng

3. Trần Đắc Khoa

4. Nguyễn Ngọc Châu

Chương trình, cấp, lớp học

Từ năm 1945 đến 1949, yêu cầu của ngành Bình dân học vụ là hoàn thành 02 trình độ:



  1. Lớp xóa nạn mù chữ, thời gian dạy và học là 3 tháng, yêu cầu học sinh phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

  2. Lớp dự bị bình dân, thời gian học 5 tháng, học sinh đã học xong xóa mù chữ, yêu cầu là đạt trình độ cơ bản tương đương lớp 3 phổ thông.

Cuối năm 1947, trong toàn tỉnh đã có đến 25% số người từ 8 tuổi trở lên 45 tuổi biết đọc, biết viết. Đến cuối năm 1948, xã Hòa Thắng (gồm cả Hòa Thắng và Hòa An hiện nay) và xã An Hòa (huyện Tuy An) được công nhận là những xã xóa mù chữ đầu tiên của Phú Yên. Riêng xã Hòa Thắng được công nhận là xã thanh toán nạn mù chữ sớm nhất Liên khu V. Lễ rước danh hiệu Lá cờ đầu được tổ chức trọng thể tại xã Hòa Thắng có đông đảo đại biểu các xã, huyện trong toàn tỉnh đến dự. Đặc biệt là ông Giám đốc Sở Bình dân học vụ Nguyễn Lê Thiệu và đại diện Ủy Ban KCHC Nam Trung bộ về chứng kiến, động viên, khen thưởng phong trào.

Sau đó, các xã khác như Hòa Quang, An Ninh, Hòa Bình, Hòa Thịnh, Hòa Tân, Phước Hậu, La Hai … lần lượt hoàn thành việc xóa mù chữ … Đến cuối năm 1949, toàn tỉnh đạt 70% số người trong độ tuổi (từ 15 đến 45) biết đọc, biết viết. 50 xã trong số 58 xã người Kinh đã thanh toán mù chữ. Đến cuối 1950, Phú Yên được Chính phủ công nhận là tỉnh đạt tiêu chuẩn hoàn thành thanh toán nạn mù chữ.

Những năm 1947 – 1949, Phú Yên đã cử 176 cán bộ cốt cán có trình độ tiểu học theo học các khóa của trường Trung học Bình dân tại Quảng Ngãi do Ủy ban KCHC Nam Trung bộ lập ra theo sáng kiến của Đồng chí Phạm Văn Đồng. Lúc đó Đồng chí là đại diện của Chính phủ tại Nam Trung bộ và được suy tôn là Hiệu trưởng danh dự của nhà trường.

Sau năm 1950, Bình dân học vụ mở thêm các lớp “Bổ túc bình dân” dành cho các học viên đã qua các lớp dự bị bình dân. Thời gian học lớp này là 8 tháng. Chương trình học là nội dung cơ bản, rút gọn chương trình cấp I phổ thông. Cụ thể 3 môn: Toán, Văn và Khoa học thường thức. Ngoài ra, qua các lớp này học sinh còn được truyền đạt những chủ trương chính sách của Nhà nước và địa phương.

Từ năm 1952, Phú Yên mở lớp “tiểu học bình dân” cấp tỉnh tại Hà Bằng (Xuân Sơn) học viên là cán bộ chủ chốt cấp xã, cấp huyện, chi ủy viên, huyện ủy viên. Năm 1953 mở thêm một lớp với tổng số học viên hai khóa được trên 80 người. Nội dung chương trình như cấp I nhưng phải học thêm môn Triết học Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử và các môn lý luận chính trị khác. Mãn khóa học viên được cấp bằng Tiểu học bình dân. Một số được tiếp tục học lên bậc Trung học bình dân.

Trên cơ sở phát triển của phong trào Bình dân học vụ, lần đầu tiên Đảng và Chính phủ đã có Nghị quyết số 52 vào tháng 6-1952 về “đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa”. Nghị quyết đã nêu lên một cách đầy đủ về nội dung, yêu cầu, phương châm, phương pháp của Bình dân học vụ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong thời kỳ chuyển mạnh sang “tổng phản công”.

Đến năm 1953 – 1954, trong điều kiện chiến tranh mở rộng, cuộc kháng chiến ác liệt, chống chiến dịch Át lăng của Pháp tấn công lấn chiếm Phú Yên, Tây Nguyên và đồng bằng Khu V, tuy thế phong trào xóa mù chữ và Bình dân học vụ vẫn duy trì.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), với hoàn cảnh đầy thử thách khó khăn, những thành tựu của công tác xóa mù chữ và bổ túc văn hóa là kết quả cửa sự nỗ lực phi thường của toàn ngành giáo dục và lòng hiếu học của nhân dân ta. 10 tỉnh đã được công nhận là đơn vị hoàn thành thoát nạn mù chữ34, trong đó Phú Yên vinh dự được công nhận là 01 trong 10 đơn vị ấy. Năm 1951, Nha bình dân học vụ được tặng thưởng huân chương kháng chiến. Bác Hồ nói: “đó là sự khen thưởng rất xứng đáng, cũng là khen thưởng chung cho tất cả nam nữ cán bộ trong nước và ngoài nước đã có công trên mặt trận diệt dốt, cho tất cả các vị phụ lão và các nhân sĩ đã ủng hộ Bình dân học vụ, cho tất cả đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã cố gắng thi đua thoát nạn mù chữ”. Tháng 5 -1952, thầy giáo Lê Thông, hiệu trưởng trường Tiểu học xã Hòa Quang, tấm gương tiêu biểu cho ngành giáo dục Phú Yên được cử đi dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh Toàn quốc lần thứ I tại Việt Bắc. Thầy giáo Lê Thông là 1 trong 5 chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho ngành giáo dục Toàn quốc và vinh dự được Bác Hồ khen thưởng.



2.2. Về giáo dục phổ thông

2.2.1. Giáo dục Tiểu học

Năm học đầu tiên mới khởi sắc chưa bao lâu thì cuộc Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Phú Yên là tỉnh địa đầu phía Nam của Khu V, là hậu phương trực tiếp của khu VI. Thực dân Pháp lâm le muốn đánh chiếm Phú Yên, đầu năm 1947 Pháp tấn công ra nam Phú Yên, chúng đã bị quân dân Phú Yên đánh trả quyết liệt buộc chúng phải co cụm lại tại núi Hiềm (xã Hòa Xuân). Thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” với khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “bao vây kinh tế địch…” đồng bào, thầy giáo, học sinh phải tản cư về nông thôn, không có trường, không có lớp để dạy học đã làm cho ngành giáo dục bị xáo trộn. Phong trào giáo dục có phần giảm sút. Cuối năm học 1945 – 1946 cả tỉnh chỉ còn có 82 lớp học với 4826 học sinh, 104 giáo viên. Kỳ thi Tốt nghiệp tiểu học năm học 1946 – 1947 chỉ có 343 học sinh dự thi, phần nhiều là số học sinh lớn tuổi (tình hình giáo dục trong cả nước cũng sụt xuống: còn 4952 trường, 8720 giáo viên, 284.314 học sinh tiểu học).

Giữa năm 1947, Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh thành lập “Hội bảo trợ học vụ” kêu gọi nhân dân đóng góp tiền của và công sức để xây dựng sửa chữa trường lớp; động viên, tạo điều kiện cho con em trở lại trường, vận động các trí thức tham gia dạy học. Cả tỉnh đến năm 1948 đã xây dựng được 136 trường tiểu học có 275 giáo viên với 11.300 học sinh.

Tổ chức các liên trường gồm các trường ở nông thôn trong một xã, hoặc ghép các trường của 2, 3 xã lân cận thành một trường. Năm học 1948 – 1949 toàn tỉnh có 186 trường, 24 liên trường và 13.450 học sinh (đạt 1/3 số học sinh đến tuổi đi học)35.

Mỗi liên trường có một Liên hiệu trưởng. Liên hiệu trưởng rất vất vả, trách nhiệm nặng nề quản lý các trường và hướng dẫn hoạt động dạy học phạm vi liên trường. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, soạn bài tập thể, trao đổi giáo khoa, kiểm tra các công tác quản lý, tổ chức công tác giảng dạy, chăm lo đời sống giáo viên, liên hệ với chính quyền địa phương, hội bảo trợ học vụ và hội cha mẹ học sinh.

Ngoài trường công lập, ở những thôn xã có điều kiện được mở trường tiểu học tư thục. Lúc bấy giờ Phú Yên có trường Trương Vĩnh Ký ở Mằng Lăng, trường tư thục ở xã An Thạch (Tuy An), xã Hòa Bình (Tuy Hòa)… đã góp phần tạo điều kiện cho con em học tập, nâng cao số lượng học sinh.

Bước sang năm học 1950-1951, cả nước thực hiện chủ trương cải cách giáo dục lần thứ nhất của Chính phủ, ngành giáo dục phổ thông thực hiện giảng dạy theo hệ 9 năm, chia làm 3 cấp.

Cấp I thay cho bậc tiểu học cũ, với 4 lớp (từ lớp 1 đến lớp 4).

Cấp II thay cho bậc trung học đệ nhất cấp, với 3 lớp (từ lớp 5, lớp 6, lớp 7).

Cấp III thay cho bậc trung học đệ nhị cấp, với 2 lớp (lớp 8 và lớp 9).

Từ năm 1950 – 1951, giáo dục phổ thông bắt đầu hoạt động theo tổ chức, chương trình, nội dung cải cách thống nhất trong cả nước phù hợp với yêu cầu của cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới.

Giáo dục phổ thông cấp I phát triển mạnh. Giáo viên thiếu rất nhiều. Sở giáo dục Liên khu V giao trách nhiệm cho trường Trung học Lương Văn Chánh mở lớp sư phạm cấp tốc thời gian 1 năm, đào tạo được 30 giáo viên cấp 1 bổ sung giáo viên cho tỉnh. Lớp Sư phạm dầu tiên này do thầy Trương Đống phụ trách, thầy Bùi Xuân Các dạy chính trị, thầy Trần Sĩ dạy môn nghiệp vụ.

Năm học 1952 – 1953, giáo dục cấp I Phú Yên phát triển mạnh nhất với khoảng 25.000 học sinh tăng gấp 25 lần và 550 giáo viên tăng gấp 5 lần so với trước cách mạng Tháng Tám.

Tình hình trường lớp, giáo viên, học sinh Phú Yên 1945-1953

Năm học

Số trường

Lớp

Học sinh

Giáo viên

Trước tháng 8/1945

5




# 1000




1945 – 1946

35

82

4.826

104

1948 – 1949

136




11.300

275

1949 – 1950

186




13.450

322

1952 - 1953

186




25.000

550


2.2.2. Giáo dục Trung học

Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân tỉnh vào tháng 5 năm 1946, cùng với những nghị quyết quan trọng về sản xuất và chiến đấu, còn có nội dung đề cập việc “diệt giặc dốt” để nâng cao dân trí, vừa có quyết định thành lập trường Trung học để nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo nhân tài, cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng. Ông Lê Duy Trinh, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Phú Yên giao trách nhiệm cho thầy Trần Suyền (Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh) và thầy Trần Sĩ – Hiệu trưởng trường tiểu học Tuy Hòa chuẩn bị việc thành lập trường “Cách mạng mới thành công, mọi việc đều khó khăn thiếu thốn, tỉnh giao cho hai thầy lo liệu làm sao thì làm” 36.ong trân

Niên khóa đầu tiên của trường Trung học Lương Văn Chánh khai giảng vào ngày 15 tháng 10 năm 1946. Đây là ngày lịch sử đáng ghi nhớ của nền Giáo dục tỉnh, ngày ra đời của bậc Trung học trên đất Phú Yên. Trường thành lập nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, cơ sở hoạt động chỉ tạm vài phòng ở trường tiểu học Tuy Hòa (nay là trường Trung học cơ sở Lê Lợi). Khó khăn nhất là thiếu giáo viên. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Ủy ban điều một số trí thức đang công tác ở các ngành khác sang chi viện cho trường như thầy Bùi Xuân Các (Trưởng ty Thông tin tuyên truyền, Tổng biên tập báo Chiến thắng - Phú Yên), thầy Đặng Ngọc Cư, thầy Đinh Nho Bát, thầy Võ Văn Sung. Số học sinh lên đến 120 người, phân làm 3 lớp đệ nhất niên.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946 lệnh Toàn quốc kháng chiến ban ra. Thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến, cơ quan, trường học ở thành thị đều tản cư về nông thôn. Thầy giáo, học sinh về địa phương tham gia kháng chiến. Đầu năm 1947, thầy Trần Sĩ được giao nhiệm vụ mở lại trường Lương Văn Chánh tại Hóc Lá, thôn Định Phong, xã An Nghiệp, Tuy An. Số học sinh là 17 trong số 120 trở lại trường học, ghép thành 1 lớp.

Chương trình học ngày 2 buổi, học môn văn hóa và học nghề nông. Ngoài ra, học sinh còn phải tham gia dạy bình dân học vụ, xóa mù chữ, công tác xã hội, tuyên truyền đời sống mới, hoạt động thể dục thể thao. Nhân kỉ niệm 1.000 ngày Kháng chiến, trường Lương Văn Chánh và thầy Trần Sĩ được tuyên dương toàn Khu V.

Niên khóa thứ 2 (1947 - 1948), trường có 4 lớp gồm 1 lớp đệ nhị niên và 3 lớp đệ nhất niên với 184 học sinh. Lúc này trường dời về An Thổ, xã An Dân, Tuy An.

Niên khóa thứ 3 (1948 - 1949), trường phải chuyển đến chùa Phổ Bảo, dưới chân núi Ngang, Đồng Me, Tuy An với 7 lớp (1 lớp đệ tam, 2 lớp đệ nhị và 4 lớp đệ nhất) gần 300 học sinh. Lúc này trường đã phát triển với quy mô lớn, giáo viên được bổ sung, việc giảng dạy tổ chức quy cũ hơn. Giáo viên được chia thành các Nhóm chuyên môn như sau:

- Khoa học tự nhiên: môn Toán, Vật lý thầy Huỳnh Diệu, Nguyễn Khải phụ trách; môn Vạn vật : Trần Kỳ Doanh, Trần Văn Kỳ …


    - Khoa học xã hội : môn Văn do thầy Bùi Xuân Các, môn Sử – Địa do thầy Bửu Thọ phụ trách; Ngoại ngữ: Pháp văn thầy Võ Hồng, Trần Thiện Căn phụ trách; môn Anh văn do cô Phan Diệu Báu, thầy Hồng Hà phụ trách

    Tài liệu giảng dạy lúc này khan hiếm. Thầy Trần Sĩ có được 1 bộ “Larousse de xxe- siècle” (Tự điển thế kỷ XX) của thư viện nhà máy đường Đồng Bò và sau đó có thêm bộ Larousse universelle (Tự điển Bách khoa) và cuốn từ điển Khoa học của Hoàng Xuân Hãn. Trên cơ sở các bộ từ điển đó và dựa theo chương trình của Bộ giáo dục về các môn khoa học tự nhiên, các giáo viên phân nhau dịch các từ điển rồi soạn thành bài giảng. Đối với môn khoa học xã hội, giáo viên dựa theo quyển “Thế giới sử” của Đào Duy Anh, “Việt Nam Sử lược” của Trần Trọng Kim để giảng dạy. Việt văn thì giáo viên chọn lọc trong số tác phẩm của nhóm Tự lực Văn đoàn, Văn Đàn bảo giám và các sách báo kháng chiến.



Các bài dạy đều thông qua tập thể với yêu cầu đơn giản, súc tích, chính xác và phục vụ công nông. Nhờ thế mà thầy dễ dạy, trò dễ học. Thầy Bùi Xuân Các, người viết chữ đẹp được phân công tổ chức xưởng in li-tô. Học sinh Phạm Bích đem bảng đá nhà thờ của mình cho trường mượn làm bảng in. Nhóm học sinh viết chữ đẹp như Phạm Bích, Lê Huỳnh, Bùi Sinh, Phan Bá Ngại, Nguyễn Tài Sum, Ngô Thượng Ẩn, Vũ Văn Duật, Nguyễn Xuân Đàm…, viết chữ trái, vẽ hình ngược để in li-tô bài soạn của các thầy, rồi phát cho học trò.

Trường Lương Văn Chánh Phú Yên có truyền thống viết chữ đẹp, thường được gọi là nét chữ Bùi Xuân Các. Trường có y tá chuyên trách chăm sóc sức khỏe cho thầy và trò, có bếp ăn tập thể. Ngoài ra, trường còn nhận mở lớp Bổ túc văn hóa cho cán bộ, giáo viên tiểu học và nhân dân trong vùng.

Cuối năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công, hưởng ứng lời kêu gọi của tiền tuyến, học sinh Lương Văn Chánh với nhiệt tình yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi, ngày 20/9/1949 học sinh tổ chức kéo nhau lên tỉnh xin “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Đoàn học sinh mấy trăm người kéo nhau thành hàng dài, đi trong mưa gió mùa đông, gây ấn tượng sâu sắc trong nhân dân. Tuy vậy Tỉnh chỉ nhận một trung đội với 40 người vào Vệ quốc quân37. Số học sinh còn lại trở về tiếp tục học tập để dựng xây Tổ quốc sau này. Trường có chi bộ đảng với 7 đảng viên. Cuối năm 1950 tăng lên 117 đảng viên.

Năm học thứ tư (1949 – 1950), mở đầu cho năm học lại là một trận bão lụt rất lớn, trường lớp sập đổ, hư hại nặng nề, thầy trò nhanh chóng khắc phục khó khăn, khôi phục trường lớp, tiếp tục dạy học với quy mô 11 lớp (1 lớp đệ tứ niên, 2 lớp đệ tam niên, 3 lớp đệ nhị niên và 5 lớp đệ nhất niên) với 400 học sinh và 14 giáo viên. Để giữ trọn lời hứa với đàn anh ra đi cứu nước, người ở lại cố gắng học tập và sẵn sàng chờ lệnh khi Tổ quốc cần. Kết quả là năm ấy học sinh lớp đệ tứ (cuối cấp trung học đệ nhất) đã mang về cho nhà trường những thành tích xuất sắc: Giải nhất bộ môn Toán kỳ thi học sinh giỏi toàn Liên khu V. Kỳ thi tốt nghiệp đệ tứ toàn Khu V, học sinh Lương Văn Chánh đỗ 100% và thủ khoa thuộc về anh Cao Chi, học sinh Lương Văn Chánh.

Năm học 1950 – 1951, Phú Yên từ 1 trường trung học đã phát triển thành một hệ thống trường cấp 2, gồm 3 trường:

- Trường cấp II Tuy An (Lương Văn Chánh cũ, đóng ở An Định) thầy Trần Sĩ tiếp tục làm Hiệu trưởng đến năm 1952 thì về tỉnh giữ chức Trưởng Ty giáo dục. Những thầy làm Hiệu trưởng trường cấp II Tuy An kế tiếp từ năm 1952 đến năm 1955 là thầy Võ Hồng, thầy Bùi Xuân Các, thầy Nguyễn Chí Thống, Nguyễn Cách .

- Trường cấp II Tuy Hòa đóng ở Lò Tre thôn Định Thành, xã Hòa Định, huyện Tuy Hòa do thầy Huỳnh Diệu làm Hiệu trưởng với 9 lớp 300 học sinh và 15 giáo viên (Thầy Hồng Hà, Nguyễn Dương, Trần Văn Kỳ, Nguyễn Trắc, Cao Sĩ Liễu, Nguyễn Minh, Nguyễn Cách, Nguyễn Bá Quát…) Trong chương trình có thêm môn Hoa văn do thầy Nguyễn Minh phụ trách.

- Trường cấp II Đồng Xuân đóng ở Xuân Lộc (Gò Duối - Sông Cầu) do thầy Phạm Bôn làm Hiệu trưởng với 3 lớp, 150 học sinh, 6 giáo viên. Năm 1953 trường dời về Vũng Lắm, thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ 2 rồi về chùa Hóc Cát, dưới chân đèo Cây Cưa.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Phú Yên ngày một thắng lợi. Cuối năm 1950 địch rút khỏi núi Hiềm (Hòa Xuân). Phú Yên hoàn toàn giải phóng. Nhân dân chiến khu I muốn có một trường cấp 2 để đáp ứng yêu cầu học tập cho con em trong Huyện.

Năm 1951 - 1952 trường cấp II Tuy Hòa chia thành trường cấp 2 Tuy Hòa I, và cấp 2 Tuy Hòa II. Trường cấp 2 Tuy Hòa I đóng tại chợ Xởm, ở thôn Cảnh Phước (xã Hòa Tân). Do thầy Trần Thiện Căn làm Hiệu trưởng. Với 8 lớp, 300 học sinh và 8 giáo viên. Năm học 1952 – 1953 trường dời về vườn Mù U, thôn Phước Bình.

Trường cấp II Tuy Hòa II dời về Phú Lộc, xã Hòa Thắng do Thầy Trần Xuân Nam làm Hiệu trưởng. Trường có 2 lớp 7, 3 lớp 6 và 4 lớp 5.

Trường cấp II Xuân Lộc (Gò Duối – Sông Cầu) thầy Phạm Bôn làm hiệu trưởng. Và cũng trong năm này mở thêm trường cấp II ở La Hai, tại xã Xuân Long, trường chỉ có một lớp 5.

Ngoài hệ thống 5 trường cấp 2 quốc lập, tỉnh còn mở thêm 3 trường cấp II tư thục : 1 trường ở xã Hòa Bình do thầy Nguyễn Bình làm Hiệu trưởng, 1 trường ở Tuy An đóng ở xã An Ninh, lấy tên là trường Nguyễn An Ninh, do thầy Nguyễn Thúc Cưu làm Hiệu trưởng và trường tư thục công giáo Trương Vĩnh Ký ở Mằng Lăng xã An Thạch.

Năm học 1952 - 1953 là năm bậc học cấp II phát triển cao nhất. Toàn tỉnh có 8 trường cấp 2 (5 công lập và 3 tư thục) với 34 lớp, 1350 học sinh, 46 giáo viên. Phú Yên chưa có trường cấp III, gần 200 học sinh của 4 lớp 7 trong toàn tỉnh (2 lớp 7 trường cấp II Tuy An, 2 lớp 7 trường cấp II Tuy Hòa II) chỉ có học sinh xuất sắc được chọn đi học lớp 8 ở trường cấp III Nguyễn Huệ – An Nhơn – Bình Định rồi lên lớp 9 ở trường Lê Khiết – Quảng Ngãi. (Số học sinh này năm 1954 được tập kết ra Bắc, được đào tạo thành những cán bộ KH-KT cao cấp của Nhà nước).

Là hậu phương lớn cho khu VI, Tây Nguyên, hàng trăm gia đình nhân dân Phú Yên còn nhận nuôi trên 200 con em học sinh ở vùng bị chiếm như Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai. Các em học hết cấp I được chuyển lên học ở các trường thiếu sinh quân, các trường phổ thông cấp II. Một số học sinh trở về chiến trường cực nam tham gia chiến đấu. Một số trong các em được tập kết ra Bắc, tiếp tục học tập, sau này trở thành những cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ Đảng, chính quyền các cấp ở Trung ương và ở các tỉnh bạn ở Nam Trung Bộ38.

Cuối năm 1953, giặc Pháp mở chiến dịch Át Lăng, Phú Yên từ một tỉnh tự do của khu V đã biến thành một chiến trường lớn, các trường cấp 2 phải di chuyển nhiều nơi hoặc nghỉ dạy.

Đông Xuân năm 1953 – 1954, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, Tây Nguyên, quân và dân Phú Yên đã đánh bại chiến dịch Át Lăng của địch, buộc chúng phải co cụm lại ở thị xã Tuy Hòa. Các trường cấp 2 lần lượt được mở lại. Trường cấp II Tuy Hòa I được mở lại ở vườn lẫm thôn Mỹ Hòa (xã Hòa Thịnh) sau dời về Thạnh Phú xã Hòa Mỹ. Trường Cấp II Đồng Xuân dời về miếu Rậm thuộc thôn Lệ Uyên, xã Xuân Phương.

Tuy chiến tranh ngày càng ác liệt, song thầy và trò các trường cấp 2 trong tỉnh vẫn kiên cường duy trì trường lớp, giảng dạy và học tập cho đến ngày hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình được lập lại trên quê hương.



Tình tình giáo dục cấp 2 từ 1946 đến 1953

Năm học

Số trường

Số lớp

Học sinh

Giáo viên

1946 – 1947

1

3

120

5

1947 – 1948

1

4

184

10

1948 – 1949

1

7

289

17

1949 – 1950

1

11

400

21

1950 – 1951

3

21

750

35

1951 – 1952

5

34

1.350

46

1952 – 1953

8 (3)










Каталог: vanban -> vb thongbao
vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
vanban -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO
vb thongbao -> Ubnd tỉnh phú YÊn sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương