SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 1.65 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích1.65 Mb.
#39169
1   2   3   4   5   6

    1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

    1. Rủi ro về kinh tế


Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn và các sản phẩm từ dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp, có thể nói, môi trường kinh tế vĩ mô có những ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới quá trình phát triển của Công ty. Thực tế những năm vừa qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng.

Trong năm 2008 - 2009 mặc dù kinh tế thế giới khủng hoảng và suy thoái trầm trọng nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt tương ứng là 6,23%1 và 5,2% 2 và khả năng trong năm 2010, tăng trưởng GDP là 6,5% 3. Tuy có sự suy giảm nhưng so với nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn là rất cao. Theo dự đoán của các chuyên gia, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng trở lại mức 6,5-8% khi nền kinh tế thể giới vượt qua suy thoái và bắt đầu phục hồi..

Khi kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất vật liệu, giao thông vận tải, năng lượng, điện lực, than.. gia tăng sản xuất, hoạt động nên mức tiêu thụ các sản phẩm hóa dầu (dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dụng..) ngày càng lớn. Ngược lại khi kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tác động đến các ngành công nghiệp trên.

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao. Giá cả các nguyên vật liệu chủ yếu đều tăng với tỷ lệ lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí sản xuất ngày càng cao, đẩy giá thành các sản phẩm chính của Công ty tăng đáng kể. Tuy nhiên trong năm 2009 tỷ lệ lạm phát là 6,8% 4 thể hiện khả năng điều tiết tốt kinh tế vĩ mô của chính phủ, dự kiến năm 2010 chỉ tiêu này được giữ ở mức một con số, đây là các điều kiện tương đối thuận lợi đảm bảo cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.


    1. Rủi ro về pháp luật


Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, bao gồm: luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, các cam kết hội nhập, các quy định về bảo vệ môi trường...Khi tham gia thị trường chứng khoán, Công ty còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán. Do hệ thống Pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên sự thay đổi về chính sách luôn có thể xảy ra, sự thay đổi có thể mang đến những thuận lợi nhưng cũng có thể tạo ra những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
    1. Rủi ro đặc thù ngành kinh doanh


Giá cả đầu vào

Chi phí nguyên vật liệu (dầu gốc, phụ gia các loại..) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất nên biến động của giá nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận của Công ty. Mấy năm gần đây, giá dầu thế giới có nhiều biến động: tăng cao vào cuối năm 2008 và giảm vào đầu năm 2009 và tăng mạnh vào năm 2010. Đây vừa là bất lợi vừa là cơ hội cho doanh nghiệp khi dự báo chính xác biến động giá cả đầu vào. Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào của Công ty đều là các đối tác truyền thống, có năng lực, có uy tín trên thị trường nên Công ty vẫn ổn định được nguồn nguyên liệu cho sản xuất và giảm thiểu được những rủi ro đầu vào.



Thị trường đầu ra

Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO sự canh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa dầu ngày càng gay gắt và phức tạp. Bên cạnh các hãng nổi tiếng nước ngoài như Shell, Castrol, BP, Esso, Mobile, Total... còn xuất hiện một số doanh nghiệp trong nước như PDC, PLC... hoạt động trong cùng lĩnh vực. Thị trường đầu ra của Công ty ngoài bị ảnh hưởng bởi biến động các ngành kinh tế trong nước còn bị ảnh hưởng bởi chính sách giá và sản phẩm của các đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, ngoài cung cấp cho các đại lý bán lẻ, Công ty còn có rất nhiều khách hàng truyền thống, với nhu cầu ổn định qua các năm. Bên cạnh đó, APP luôn duy trì chính sách quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


    1. Rủi ro tài chính:


Công ty thường xuyên phải huy động vốn từ các tổ chức tín dụng để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ quốc gia, tình hình lãi suất trong các năm gần đây cũng có nhiều biến động bất thường. Trong trường hợp lãi suất tăng cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đang từng bước giảm thiểu rủi ro này thông qua các biện pháp nhằm giảm nhu cầu vốn lưu động, tăng vòng quay tiền tệ, tối ưu tỷ lệ tồn kho, cân đối hoạt động sản xuất và tiêu thụ...

Công ty cũng phải sử dụng các khoản vay ngoại tệ (USD) cho nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, do đó, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Khoản vay hiện tại bằng USD của doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thời hạn 06 tháng trả gốc và lãi mỗi tháng trả 01 lần. Tỷ giá USD so với VNĐ đang có nhiều biến động theo xu hướng tăng do đó Công ty có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá với khoản vay này.


    1. Rủi ro khác:


Một số rủi ro mang tính bất khả kháng ít có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra thì sẽ tác động đến tình hình kinh doanh của Công ty. Đó là những hiện tượng thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất v.v…), chiến tranh hay dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn.
    1. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH

    1. Tổ chức niêm yết


Ông Lại Cao Hiến

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

Ông Vũ Quốc Phồn

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Lê Thị Mai Hương

Chức vụ: Kế toán trưởng

Ông Vũ Văn Tràng

Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
    1. Tổ chức tư vấn: Công ty TNHH Chứng khoán ACB


Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Chung – Quyền Tổng giám đốc

Bản cáo bạch này là một phần của Hồ sơ niêm yết cổ phiếu do Công ty TNHH Chứng khoán ACB tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ cung cấp.


    1. CÁC KHÁI NIỆM


TỪ, NHÓM TỪ

DIỄN GIẢI

Công ty/ Tổ chức đăng ký niêm yết

Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Bản cáo bạch

Bản công bố thông tin của Công ty về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán.

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Ban Tổng Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Vốn điều lệ

Vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và quy định tại Điều lệ Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Tổ chức tư vấn/ ACBS

Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Các từ hoặc nhóm từ được viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:


SGDCKHN:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Đăng ký niêm yết:

Đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Công ty:

Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

HĐQT:

Hội đồng quản trị

Tổ chức tư vấn:

Công ty TNHH Chứng khoán ACB

LNST

Lợi nhuận sau thuế

BCTC:

Báo cáo tài chính

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

HĐKD:

Hoạt động kinh doanh

BKS:

Ban kiểm soát

KTT:

Kế toán trưởng

DTT:

Doanh thu thuần
    1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

    1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển


Lịch sử hình thành và phát triển



Trải qua 14 năm phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ (APP) đã trở thành một Công ty sản xuất kinh doanh mạnh trong ngành dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dụng với chức năng chính là: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn và bảo quản, dầu phanh và các chất lỏng thuỷ lực; các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ, hoá chất; các chất lỏng chuyên dụng và vật liệu mới phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và an ninh quốc phòng, và đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành một Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực tại Việt Nam.


Ngày 28/08/1996, theo quyết định số 2365/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ được thành lập trên cơ sở tách Trung tâm Phụ gia Dầu mỏ từ Viện Hoá học Công nghiệp, trở thành một trong những đơn vị Khoa học Công nghệ đi đầu trong việc chuyển từ cơ chế hành chính sự nghiệp, được Nhà nước bao cấp sang hoạt động hạch toán kinh doanh.

Ngày 19/08/2003, theo quyết định số 133/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Nhà nước nắm cổ phần chi phối (51%). Và kể từ đầu năm 2006 đến nay, thực hiện chủ trương bán tiếp cổ phần của Nhà nước, Công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối – Công ty liên kết.

Tại thời điểm thành lập, từ một đơn vị nhỏ làm công tác nghiên cứu được nhà nước bao cấp chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty APP gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Quỹ đất và cơ sở hạ tầng không có, đồng vốn hạn hẹn, APP đã phải đi thuê trụ sở làm việc và vừa phải sản xuất kinh doanh, vừa từng bước gây dựng cơ sở.

Đến nay, Công ty APP đã có các nhà máy và xưởng sản xuất hiện đại tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, với công suất trên 16.500 tấn/ năm/một ca2, APP có khả năng cung ứng trên 150 chủng loại sản phẩm thuộc các nhóm: dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn, phụ gia, hoá chất, dầu phanh, dầu nhũ các loại, chất tẩy rửa, chất làm mát, vật liệu mới... phục vụ cho các ngành giao thông vận tải, ngành điện, khai thác mỏ, các nhà máy công nghiệp, hoá chất…

APP có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên, trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình hoạt động, APP luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đến nay, APP đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng, đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Giới thiệu về công ty

- Tên Công ty  : Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

- Tên Tiếng Anh  : Additives and Petroleum Products Joint Stock Company

- Tên viết tắt  : APP

- Trụ sở chính  : Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị, Gia Lâm, Tp. Hà Nội

- Điện thoại  : (04) 36785060 - Fax: (04) 36784978

- Website : http://www.app.com.vn

- Email  : pgdm-app@vnn.vn

- Người đại diện : Vũ Quốc Phồn Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Logo Công ty :

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 0101438047 chuyển từ số 0103003456 do Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31/12/2003, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 16/06/2010.

- Vốn điều lệ: 27.225.000.000 VND



Quá trình tăng vốn điều lệ:

Thời gian

Vốn điều lệ (VNĐ)

Vốn điều lệ tăng thêm (VNĐ)

Hình thức tăng vốn

12/2003

15.000.000.000




Vốn điều lệ thành lập

06/2007

16.500.000.000

1.500.000.000

Trả cổ tức, thưởng cổ phiếu 10% trên tỷ lệ vốn góp cho các cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11/5/2007

9/2008

18.150.000.000*

1.650.000.000

Trả cổ tức 10% trên tỷ lệ vốn góp cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu hiện có bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông số 02 NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/04/2008

06/2010

27.225.000.000**

9.075.000.000

Trả cổ tức 50% trên tỷ lệ vốn góp cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu hiện có bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông số 02 NQ-ĐHĐCĐ ngày 29/04/2010

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

* Đợt trả cổ tức này đã được UBCK xem xét và xử phạt theo quyết định số 519/QĐ-UBCK ngày 17/08/2009 vì chưa báo cáo đầy đủ thông tin theo quy định. Công ty đã thực hiện nộp phạt đầy đủ.

** Việc tăng vốn trả cổ tức đã được Công ty thực hiện và báo cáo UBCKNN đầy đủ theo công văn số 95/CV-APP ngày 01/07/2010

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

  • Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn và bảo quản, dầu phanh và các chất lỏng thuỷ lực; các sản phẩm có nguồn gốc dầu mỏ, hoá chất; các chất lỏng chuyên dụng và vật liệu mới phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và an ninh quốc phòng;

  • Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;

  • Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hoá dầu;

  • Cho thuê máy móc, thiết bị;

  • Kinh doanh, sửa chữa ô tô, thiết bị máy móc;

  • Dịch vụ nhập uỷ thác và tạm nhập tái xuất;

  • Kinh doanh và cho thuê kho bể chứa dung môi, dầu gốc.

    1. Каталог: cims -> 2010 01 W1

      tải về 1.65 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương