SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN


Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất



tải về 1.65 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích1.65 Mb.
#39169
1   2   3   4   5   6

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất


  1. Chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh

  1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

% tăng giảm

6 tháng năm 2010

Tổng giá trị tài sản

58.441.012.370

65.843.879.024

12,67%

71.369.940.600

Doanh thu thuần

119.123.462.397

118.117.501.074

-0,84%

57.674.944.761

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

4.708.197.244

18.003.154.722

282,38%

10.759.744.202

Lợi nhuận khác

484.452.925

84.620.409

-82,53%

-

Lợi nhuận trước thuế

5.192.650.169

18.087.775.131

248,33%

10.759.744.202

Lợi nhuận sau thuế

4.673.385.153

16.820.637.577

259,92%

9.683.769.782

Tỷ lệ cổ tức

20%

72%

52%

-

Tỷ lệ LN trả cổ tức

77,67%

77,69%

0,02%

-

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC của Công ty 06 tháng năm 2010

* Cổ tức năm 2008 là 20% được trả bằng tiền mặt, cổ tức năm 2009 được trả 22% bằng tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 do các yếu tố làm tăng doanh thu và giảm chi phí như đã trình bày trong phần trên (mục 6). Ngoài ra Công ty còn có một số ưu thế cụ thể trong năm 2009 như:

  • Do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của Doanh nghiệp, trong khi đó, năm 2009 Công ty nhờ có chính sách dự báo tốt đã thực hiện nhập dự trữ được nhiều nguyên vật liệu khi giá dầu mỏ thế giới đang ở mức rất thấp (dầu gốc là nguyên liệu chính của Công ty) vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty được cải thiện đáng kể.

  • Dưới tác động của chính sách hỗ trợ của Chính phủ để vực dậy các doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế, Công ty đã được hưởng nhiều ưu đãi về lãi suất, chi phí tài chính vì vậy được giảm đi đáng kể.

  • Các doanh nghiệp trong cùng ngày chuyển dần từ cạnh tranh đối đầu sang xu thế cạnh tranh hỗ trợ. Các doanh nghiệp đều đạt được nhiều lợi ích thông qua chính sách bán hàng và chính sách sản phẩm tương hỗ nhau, giảm bớt cạnh tranh về giá kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp.

Ngoài những nguyên nhân trên trong những năm vừa qua Công ty đã tận dụng được nhiều yếu tố thuận lợi khác phục vụ cho quá trình phát triển kinh doanh:.

  1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo

  1. Thuận lợi

Mặc dù có những khó khăn trong giai đoạn gần đây do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng. Theo các dự báo và báo cáo hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Cùng với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam hy vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng cao như giai đoạn trước đây. Với mức độ tăng trưởng này thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp là nơi sử dụng chủ yếu các loại sản phẩm của công ty dự kiến sẽ đạt mức 10-15%/năm5. Do đó sẽ kéo theo các nhu cầu tăng trưởng về các loại sản phẩm của công ty.

Từ khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, bộ máy tổ chức của Công ty đã được tinh giảm. Hoạt động quản lý có tính năng động hơn đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Điều này tạo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao hơn.

- Nhu cầu dầu mỡ bôi trơn hiện tại khoảng 250.000 – 270.0002 tấn và sẽ tăng trưởng hàng năm khoảng 7 - 10% 3 sẽ là cơ hội cho công ty mở rộng thị trường.

- Trong những năm qua công ty liên tục đầu tư vào xây dựng thương hiệu tập trung vào các sản phẩm dân dụng nên hình ảnh của Công ty trên thị trường đã được mở rộng.

- Công ty là một trong những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn, chất lỏng chuyên dụng hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư có trình độ, kinh nghiệm và lực lượng công nhân lành nghề đã tạo cho Công ty có được lợi thế nhất định trên thị trường.. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ được đào tạo tốt đã thực hiện nhiều dự án phát triển sản phẩm mới theo các đề tài cấp bộ và cấp nhà nước.

- Dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục được Công ty đầu tư cải tiến, đảm bảo hoạt động ổn định, sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái. Phòng thí nghiệm ViLAS về dầu mỡ bôi trơn của công ty được trang bị các máy móc hiện đại đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Là thành viên liên kết của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Tập đoàn chiếm 44,26%4 cổ phần tại APP) nên Công ty có được chỗ dựa vững chắc và có sự ủng hộ của các thành viên trong tập đoàn.

- Việc quyết định tham gia niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ tạo thêm uy tín cho công ty, là một trong các kênh tạo dựng thương hiệu tốt và giúp công ty có động lực cải tiến hệ thống quản lý, minh bạch hoá việc quản lý sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn. Đồng thời với việc niêm yêt trên SGDCKHN sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư tốt nhất cho công ty.

- Tình hình tài chính của công ty luôn lành mạnh, liên tục 10 năm liên tiếp làm ăn có lãi.

Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ chính thức đi vào hoạt động với hình thức là công ty cổ phần từ ngày 31 tháng 12 năm 2003, do vậy Công ty được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm 2004, 2005 và được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo 2006 - 2010.



  1. Khó khăn

Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu kinh tế đều có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn có những khó khăn cần phải có những biện pháp khắc phục như sau:

- Tình hình cạnh tranh thiếu lành mạnh vẫn còn tồn tại: Những sản phẩm chất lượng thấp nhưng giá cực rẻ vẫn chiếm lĩnh một phần thị trường vừa ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Thương hiệu của Công ty chưa đủ mạnh trong khu vực dân dụng nên sẽ phải đầu tư nhiều tài chính cho hoạt động này ảnh hưởng đến hiệu quả trong ngắn hạn của Công ty.

- Vốn hoạt động sản xuất của Công ty còn nhỏ, phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay nên trong điều kiện có sự kiểm soát chặt chẽ về tín dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

-Ngành hàng Công ty sản xuất, kinh doanh hiện nay có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của nhiều tập đoàn đa quốc gia như: BP, CASTROL, CALTEX, MOBIL... và nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Vilube, PDC, PLC..

- Các loại nguyên liệu chính Công ty sử dụng trong sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung cấp từ nước ngoài do Việt Nam chưa sản xuất được các sản phẩm này, trong khi các loại nguyên liệu này chiếm khoảng 70-80%6 chi phí sản xuất sản phẩm. Trong giai đoạn vừa qua và trong các năm tới khả năng các loại nguyên liệu này sẽ có những biến động lớn về giá do vậy sẽ gây khó khăn cho Công ty..


  1. Vị thế của Công ty so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành


  1. Vị thế của Công ty so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Công ty cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ là một trong những doanh nghiệp sản xuất các chủng loại sản phẩm dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dụng có chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm của Công ty cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất vật liệu, giao thông vận tải, năng lượng, điện lực, khai thác mỏ, an ninh quốc phòng ... và thay thế cho một số các sản phẩm ngoại nhập, được khách hàng tín nhiệm. So với các công ty trong ngành hàng, Công ty APP có quy mô trung bình, tuy nhiên APP có một số lợi thế cạnh tranh nổi bật sau đây:

- APP là một trong những nhãn hiệu có uy tín trong lĩnh vực dầu mỡ bôi trơn công nghiệp.

- Sản phẩm dầu phanh của Công ty đã được sản xuất và cung ứng từ hơn 14 năm qua đảm bảo an toàn tuyêt đối nên đã được khách hàng tín nhiệm.

- Với hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ (MTS) Công ty APP có lợi thế lớn trong việc tiếp thị vào một trong những thị trường lớn là ngành than.

- Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty đã và ngày càng được mở rộng về số lượng và chất lượng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam;

- Phòng thử nghiệm dầu mỡ nhờn VILAS 292 của Công ty với máy móc hiện đại, tiên tiến được đánh giá là một trong những phòng thử nghiệm tốt nhất tại Việt Nam. Tại đây có thể kiểm tra được trên 50 chỉ tiêu hóa lý và tính năng của nguyên liệu cũng như thành phẩm dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dụng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

- Công ty là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công các sản phẩm mỡ bôi trơn đa dụng có tính phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam này đã dần thay thế hàng nhập khẩu từ trước đến nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị sử dụng trong nước.

Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là các công ty đa quốc gia trên thế giới: Castrol, Shell, Esso... và một số doanh nghiệp sản xuất trong nước như Công ty cổ phần PLC.



Bảng: Các doanh nghiệp lớn trong ngành :

TT

Tên Công ty

Đơn vị tính

Công suất lắp đặt ước tính

1

BP & Castrol

1.000T

35

2

PLC

1.000T

35

3

SHELL

1.000T

25

4

VILUBE MOTUL

1.000T

20

5

APP

1.000T

10

6

Indopetro

1.000T

10

7

Mê Kông

1.000T

15

8

PDC

1.000T

10

9

TOTAL

1.000T

25

Nguồn: Theo ước tính của Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Mặc dù trên thị trường có sự cạnh tranh của nhiều hãng nhưng sản phẩm của Công ty với chất lượng và giá cả hợp lý luôn được khách hàng đón nhận, tín nhiệm và tin tưởng.

Các sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn danh hiệu:


  • Giải thưởng Nhà sáng tạo xuất sắc WIPO của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm 2002;

  • Giải thưởng Nhà nước về KHCN do bộ trưởng bộ KHCN cấp;

  • Giải thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2001 do bộ trưởng bộ KHCN và MT cấp;

  • Giải thưởng Ngôi sao chất lượng năm 2002;

  • Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007 của báo Sài gòn Tiếp thị;

Thương hiệu APP của Công ty có tên trong danh sách thương hiệu 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ ở Châu Á – Thái Bình Dương do tạp chí Fuels – Lubes – Asia xuất bản năm 1999.

  1. Triển vọng phát triển của ngành

  1. Tăng trưởng của nền kinh tế

Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế thế giới đã có nhiều dấu hiệu hồi phục và tình trạng suy thoái đã chấm dứt thì kinh tế Việt Nam được dự đoán là có mức hồi phục cao hơn các nền kinh tế khác trên thế giới. Như vậy sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các yếu tố đầu vào: nguyên, nhiên vật liệu, nhân công nói chung và các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm phụ gia nói riêng.

Hiện tại các sản phẩm chính của Công ty bao gồm: Các loại dầu nhờn (dầu nhờn động cơ, xe máy, dầu công nghiệp thủy lực, máy nén, bánh răng, các loại dầu khác), dầu phanh, mỡ bôi trơn, phụ gia APP HFK, phụ gia TP1, phụ gia ALOA, dầu rửa các loại, nhũ các loại và nước làm mát phục vụ cho hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Có thể kể ra một số ngành có mức sử dụng dầu, mỡ nhiều sau đây:



      • Ngành sản xuất công nghiệp nặng;

      • Ngành sản xuất công nghiệp nhẹ;

      • Ngành chế biến lương thực thực phẩm;

      • Ngành bia rượu, nước giải khát;

      • Ngành giao thông vận tải;

      • Ngành cơ khí, hóa chất;

      • Ngành dầu khí;

      • Một số ngành khác....

  1. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới

Định hướng phát triển của Công ty là tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở các sản phẩm truyền thống chất lượng cao của Công ty như các sản phẩm dầu, mỡ bôi trơn, dầu phanh, dầu xe máy và các loại chất lỏng thủy lực chuyên dụng. Bên cạnh đó Công ty không ngừng đầu tư, nghiên cứu phát triển và đưa vào thương mại hóa một số sản phẩm mới trên cơ sở kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học như sản phẩm dầu thủy lực chống cháy, nước làm mát thế hệ mới, chất chống gỉ…

Đầu tư xây dựng xong hệ thống kho chứa đầu nguồn mới, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để Công ty đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như thực hiện các hoạt động cung ứng các loại dung môi cho khách hàng qua việc nhập khẩu.

Đầu tư xúc tiến xây dựng và quảng cáo thương hiệu.

Tăng cường mở rộng thị trường thông qua kênh phân phối là hệ thống các đại lý tại các tỉnh trên khắp cả nước.



Việc Công ty xây dựng định hướng phát triển trong tương lai gắn liền với định hướng và chính sách phát triển các ngành công nghiệp của cả nước. Ngành công nghiệp hóa dầu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Phát triển công nghiệp hóa dầu trên cơ sở coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế là định hướng dài hạn của nước ta. Bên cạnh đó ngành hóa dầu được đẩy mạnh phát triển bằng công nghệ tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành có sức cạnh tranh, đảm bảo môi trường sinh thái.

  1. Chính sách đối với người lao động


    1. Tình hình lao động trong Công ty

Tổng số cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty là 126 người, trong đó có 98 cán bộ công nhân viên là nam, 28 cán bộ là nữ. Công ty có 16 người là cán bộ quản lý, còn lại 110 là công nhân viên.

  1. Tình hình lao động tính đến ngày 30/06/2010

STT

Trình độ

Số người

Tỷ lệ trên tổng số CBCNV (%)

1

Sau đại học

03

2,38%

2

Đại học

43

34,13%

3

Cao đẳng, trung cấp

47

37,30%

4

Lao động phổ thông

33

26,19%




Tổng

126

100%

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ - APP

    1. Chính sách đối với người lao động

  1. Chế độ làm việc:

  • Thời gian làm việc của Cán bộ công nhân viên được phân chia ra theo ca, đảm bảo người lao động làm việc đúng số lượng giờ theo quy định của Luật lao động

  • Các cán bộ công nhân viên được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động và các dụng cụ, thiết bị an toàn vệ sinh lao động chống bụi, chống độc....

  • Người lao động trong Công ty được hưởng các khoản trợ cấp, thưởng và được đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, được Công ty mua bảo hiểm thân thể và các chế độ khác đầy đủ theo quy định hiện hành của Luật Lao động.

  1. Chính sách lương thưởng

  • Công ty xây dựng và ban hành quy chế tiền lương áp dụng cho toàn bộ CBCNV trong Công ty, đồng thời thực hiện các chế độ về tiền lương, tiền thưởng trả cho người lao động theo quy chế và đúng kỳ hạn.

  • Công ty có chính sách động viên người lao động làm việc bằng các chính sách khen thưởng xứng đáng với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có đóng góp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các nghiên cứu sản phẩm mới giúp Công ty đem lại hiệu quả trong kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời Công ty cũng đưa ra các quy định xử phạt đối với các cán bộ công nhân viên có hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty, hay đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

  • Công ty đã và đang thực hiện các chính sách về nhân sự nhằm khuyến khích và thu hút lực lượng lao động có chất lượng cao vì mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty. Đối với lực lượng cán bộ quản lý và kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, Công ty thực hiện chính sách lương, thưởng thoả đáng theo hướng khuyến khích họ làm việc có hiệu quả cao và tạo điều kiện để họ gắn bó lâu dài với Công ty.

  • Hệ thống lương của Công ty được xây dựng dựa vào nguyên tắc công bằng trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện trình độ, năng lực, kinh nghiệm, thâm niên và chủ yếu là dựa vào hiệu quả qua công việc thông qua quy chế tiền lương được Hội đồng Quản trị Công ty xây dựng hàng năm. Hệ thống này cũng bảo đảm tuân thủ những quy định về chế độ tiền lương của Nhà nước. Nhân viên được cấp trưởng đánh giá, xem xét và đề xuất mức lương lên Tổng Giám đốc duyệt. Việc tăng lương được Tổng Giám đốc xem xét hàng tháng dựa trên hiệu quả công việc của từng CBCNV.

  1. Chính sách đào tạo

  • Song song với công tác khen thưởng và xử phạt, Công ty cũng luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên dưới các hình thức: Tổ chức tập huấn, đào tạo cho người lao động được học tập, nâng cao kỹ năng vận hành máy móc, thiết bị sản xuất; Tổ chức các khóa đào tạo học tập về các công tác xuất nhập khẩu, tài chính kế toán, chứng khoán, quản trị nhân lực, marketting, hệ thống xây dựng và đánh giá quản lý chất lượng, công nghệ thông tin...; Phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước để tổ chức cho cán bộ đi học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu sản phẩm mới; Phối hợp với các cơ quan chức năng để tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên tập huấn về vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và tổ chức diễn tập phòng chống cháy, nổ tại Công ty.

  • Việc đào tạo tại chỗ hoặc được cử đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, đào tạo nâng cao nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo phải đảm bảo hiệu quả chất lượng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như hiệu quả kinh tế Công ty.
  1. Chính sách cổ tức


Căn cứ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, chính sách phân phối cổ tức sẽ do HĐQT đề nghị và Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng thể thức bỏ phiếu, cụ thể như sau:

  • Công ty chỉ được trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

  • Cổ đông được chia cổ tức tương ứng với phần vốn góp.

  • Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, HĐQT đề xuất phương án chia cổ tức phù hợp trình Đại hội đồng cổ đông quyết định.

  • Hội đồng quản trị có thể quyết định thanh toán hoặc tạm ứng cổ tức giữa kỳ nếu xét thấy việc chi trả này là phù hợp với khả năng sinh lời của Công ty.

  • Công ty sẽ không thanh toán bất kỳ khoản lãi nào liên quan đến việc chi trả cổ tức của Công ty.

  • Công ty thực hiện việc chi trả cổ tức bằng đồng tiền Việt Nam. Công ty có thể trả cổ tức trực tiếp cho các cổ đông hoặc thanh toán bằng séc hay lệnh trả tiền gửi qua bưu điện tới địa chỉ đã đăng ký của cổ đông thụ hưởng.

  1. Tỷ lệ cổ tức thanh toán năm 2008, 2009

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Tỷ lệ cổ tức

20 % bằng tiền mặt

22% bằng tiền mặt

50% bằng cổ phiếu


Nguồn: Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ

  1. Tình hình tài chính


  1. Các chỉ tiêu cơ bản

Năm tài chính của Công ty theo năm Dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đồng tiền trong Báo cáo tài chính của Công ty trình bày là đồng Việt Nam, được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

    1. Trích khấu hao TSCĐ:

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được Công ty ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Từ năm 2003 trở về trước, Công ty áp dụng trích khấu hao theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. Kể từ năm 2004, tài sản cố định của Công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian sử dụng ước tính, phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Thời gian khấu hao áp dụng tại Công ty (Nguồn: báo cáo tài chính kiểm toán năm 2009):



  • Nhà cửa, vật kiến trúc: 05 – 25 năm

  • Máy móc, thiết bị: 05 – 10 năm

  • Phương tiện vận tải: 06 - 12 năm

  • Thiết bị văn phòng: 03 - 05 năm

  • Các tài sản khác: 05 - 12 năm

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình của công ty bao gồm: CGCN Dầu, mỡ, chất lỏng chuyên dụng, quyền sử dụng đất và phần mềm kế toán.

Tài sản cố định vô hình được được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng được quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Thời gian khấu hao quyền sử dụng đất ước tính là 48 năm, phần mềm kế toán là 03 - 05 năm.

Thu nhập bình quân:

Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Công ty được nâng cao và cải thiện từng năm, đạt 2.480.000 đồng/người/tháng vào năm 2007, đạt mức 3.066.000 đồng/người/tháng năm 2008 và năm 2009, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 4.500.000 đồng/người/tháng và tăng dần trong những năm tiếp theo. Dự kiến thu nhập bình quân của người lao động năm 2010 đạt 5.000.000 đồng/người/tháng7.



    1. Thanh toán các khoản nợ đến hạn:

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2009, Báo cáo tài chính quý I năm 2010 thể hiện Công ty luôn thanh toán đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ; không phát sinh các khoản nợ quá hạn.

    1. Các khoản phải nộp theo luật định:

Các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước được Công ty nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật. Các nghĩa vụ nợ khác như: phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, các khoản chi phí phải trả và phải trả phải nộp ngắn hạn khác đều được Công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

    1. Trích lập các quỹ theo luật định:

Công ty thực hiện việc trích lập các quỹ theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và pháp luật hiện hành. Tỷ lệ các quỹ trên được Hội đồng Quản trị lập phương án từng năm theo điều lệ Công ty và trình Đại hội đồng Cổ đông thường niên phê duyệt.

  1. Tình hình số dư các quỹ năm 2008, 2009 và Quý II năm 2010

Đơn vị tính: đồng

STT

Các quỹ

31/12/2008

31/12/2009

30/06/2010

1

Quỹ đầu tư phát triển

231.595.150

750.860.167

3.101.277.639

2

Quỹ dự phòng tài chính

153.085.789

246.553.492

540.904.595

3

Quỹ khen thưởng phúc lợi

100.224.464

89.475.980

681.580.110




Tổng số

484.905.403

1.086.889.639

4.323.762.344

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC 6 tháng năm 2010

    1. Các khoản đầu tư ngắn hạn

  1. Các khoản đầu tư ngắn hạn

Khoản mục

31/12/2008

31/12/2009

30/06/2010

Đầu tư ngắn hạn

-

1.000.000

2.500.000

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán 2009, BCTC 6 tháng năm 2010

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô để chờ mua đôla trả vay.



    1. Tổng dư nợ vay

Tổng vay nợ tại thời điểm 30/06/2010 là 19.732.200.130 đồng, chi tiết như sau::
Đơn vị: đồng

STT

Tổ chức/ cá nhân cho vay
Lãi suất/năm

Mục đích vay

Ngày vay

Ngày trả

Dư nợ

(VND)

1

Ngân Hàng ĐT và PT Việt Nam - Chi nhánh Thành đô 




Số kế ước :













 




151 82 00 0029961

13

Mua nguyên liệu

13/04/2010

13/10/2010

491.634.000




151 82 00 0030866

14

Mua nguyên liệu

05/04/2010

10/11/2010

594.000.000




151 82 00 0028603

14

Mua nguyên liệu

05/03/2010

06/09/2010

5.000.000.000




151 82 00 0028700

14

Mua nguyên liệu

09/03/2010

09/09/2010

5.540.704.307




151 82 00 0032466

13

Mua nguyên liệu

01/06/2010

01/12/2010

320.020.800




151 82 00 0032455

13

Mua nguyên liệu

01/06/2010

01/12/2010

446.102.160




151 82 00 0033102

13

Mua nguyên liệu

14/06/2010

14/12/2010

640.976.000




151 82 00 0033193

13

Mua nguyên liệu

16/06/2010

16/12/2010

219.730.500




151 82 00 0033564

13

Mua nguyên liệu

25/06/2010

27/12/2010

518.859.000

2

Vay cán bộ côngnhân viên

10,8

Mua nguyên liệu

31/12/2008

Không kỳ hạn

2.337.935.900




Tổng cộng













16.109.962.667

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ - APP
Đơn vị: USD

STT

Tổ chức/ cá nhân cho vay
Lãi suất/ năm

Ngày vay

Ngày trả

Mục đích vay

Dư nợ

(USD)

1

Ngân Hàng ĐTvà PT Việt Nam - Chi nhánh Thành đô 




Số khế ước :













 




151 82 37 0002391

6,4

29/04/2010

10/05/2010

Mua nguyên liệu

28.800




151 82 37 0002373

6,4

19/04/2010

10/08/2010

Mua nguyên liệu

52.555,00




151 82 37 0002434

6,4

05/04/2010

10/11/2010

Mua nguyên liệu

98.880,00




151 82 37 0002498

6,4

13/05/2010

19/10/2010

Mua nguyên liệu

6.252,36




Tổng cộng













186.487,36

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ - APP

    1. Tình hình công nợ hiện nay

  1. Các khoản phải thu năm 2008, năm 2009, Quý II năm 2010

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU

31/12/2008

31/12/2009

30/06/2010

Phải thu từ khách hàng

8.964.781.785

11.901.133.379

14.117.591.414

Trả trước cho người bán

147.552.925

441.752.925

78.218.805

Phải thu nội bộ ngắn hạn

311.840.809

-

1.487.688.729

Phải thu khác

2.692.673.970

268.688.295

189.341.191

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

(258.854.526)

(122.630.652)

(122.630.652)

Tổng cộng

11.857.994.963

12.488.943.947

15.750.209.487

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC 06 tháng năm 2010

Đầu năm 2010, Công ty thực hiện ứng trước cho các xí nghiệp và chi nhánh chi phí phục vụ xúc tiến thương mại, mua vật liệu phụ nên chỉ tiêu phải thu nội bộ ngắn hạn tăng đáng kể so với các năm trước.

Các khoản phải thu khác năm 2008 tăng đột biến do Công ty tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2008 với số tiền là 2.121.381.500đ và chi phí thử nghiệm đề tài MT16P.

Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được Công ty trích lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính ban hành bao gồm các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn đối với CTCP Vận tải Ô tô Ninh Bình, Công ty TNHH Hùng Phước, Công ty TNHH Hoàng Khánh, Công ty TNHH Hoa Thủy, Công ty TNHH Quang Thuận và DNTN Thu Hà.



Các khoản phải trả năm 2008, năm 2009 và Quý II năm 2010

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU

31/12/2008

31/12/2009

30/06/2010

Nợ ngắn hạn

32.185.650.589

28.374.039.996

29.767.911.737

Vay và Nợ ngắn hạn

27.918.639.314

23.805.686.549

19.732.200.130

Phải trả cho người bán

663.910.010

1.428.082.049

3.320.154.472

Người mua trả tiền trước

340.152.656

90.642.217

123.709.271

Thuế và các khoản phải nộp

660.055.196

1.483.672.971

2.203.245.050

Phải trả người lao động

790.693.295

656.857.913

802.052.251

Chi phí phải trả

121.444.037

193.539.515

832.411.251

Phải trả nội bộ

311.840.809

-

1.487.688.729

Phải trả phải nộp khác

1.378.915.272

626.082.802

584.870.473

Nợ dài hạn

2.376.077.187

297.052.619

125.982.409

Vay và Nợ dài hạn

2.275.674.925

210.000.000

-

Dự phòng trợ cấp mất việc làm

100.402.262

87.052.619

125.982.409

Tổng cộng

34.561.727.776

28.671.092.615

29.893.894.146

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC của Công ty 06 tháng năm 2010

Công ty không có nợ phải trả quá hạn từng năm.

Năm 2009 khoản phải trả cho người bán tăng cao hơn năm trước do Công ty thực hiện nhập nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, do mối quan hệ gắn bó lâu dài với các bạn hàng nên doanh nghiệp có những ưu đãi về thời hạn thanh toán nhất định.

Phải trả nội bộ: các khoản phải trả về doanh thu bán hàng ở chi nhánh TPHCM phải trả về Công ty.

Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp tăng qua các năm chủ yêu do Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng được giãn đến năm 2010.

Nợ dài hạn giảm đều qua các năm, đặc biệt đến năm 2010 không còn do các khoản nợ dài hạn được trả theo kế hoạch của hợp đồng vay cho các dự án từ năm 2004, các năm gần đây vốn vay dài hạn để đầu tư thấp phục vụ chủ yếu mua phương tiện vận tải. .



    1. Ý kiến của kiểm toán viên về BCTC năm 2009

Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến giới hạn đối với BCTC năm 2009 của Công ty như sau:

      • Khoản dư tạm ứng 72.000.000 phải thu của Nguyễn Thị Lâm Giang (thủ quỹ cũ của Xí nghiệp dầu nhờn Hải Phòng, hiện nay đã nghỉ việc) khó có khả năng thu hồi.

      • Lãi (lỗ) từ việc đầu tư lilên kết chưa được ghi nhận do Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dầu bôi trơn 12/11 chưa có Báo cáo tài chính

Đối với các ý kiến trên, Công ty đã có biện pháp xử lý, khắc phục như sau:

      • Mục 1: khoản dư tạm ứng 72.000.000 VNĐ phải thu của Nguyễn Thị Lâm Giang đến nay đã có biên bản họp Hội đồng quản trị số 04/BB- HĐQT ngày 12/04/2010 thống nhất ban điều hành đền bù 40 triệu đồng và giao cho Ông Nguyễn Sĩ Sơn nguyên Giám đốc XN dầu nhờn Hải Phòng đôn đốc thu hồi công nợ còn lại. Tính đến ngày 30/06/2010 ban điều hành đã thực hiện việc đền bù 40 triệu đồng.

      • Mục 2: Tại thời điểm ngày 15/03/2010 lập báo cáo tài chính năm 2009 đã kiểm toán công ty chưa nhận được lợi nhuận từ hợp tác kinh doanh sản xuất dầu nhờn với xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dầu bôi trơn 12/11 – công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ TKV. Ngày 23/05/2010 đơn vị liên doanh mới có báo cáo tài chính năm 2009 được kiểm toán. Đến ngày 16/06/2010 Công ty Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ đã được phân chia lợi nhuận từ đơn vị liên doanh năm 2009 là: 279.359.140đ. Như vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2009 tăng thêm 279.359.140đ và được chuyển tiếp sang năm 2010.

  1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

  1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2008

Năm 2009

1

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

 

Hệ số thanh toán ngắn hạn: TSLĐ/Nợ ngắn hạn

Lần

1,28

1,79

 

Hệ số thanh toán nhanh: (TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Lần

0,40

0,55

2

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn 

 

Hệ số nợ/Tổng tài sản

Lần

0,59

0,44

 

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu

Lần

1,46

0,77

3

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động 

 

Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân

Vòng

3,24

2,46

 

Doanh thu thuần/Tổng tài sản

Vòng

2,04

1,79

4

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 

 

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

3,92

14,24

 

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

%

19,65

56,40

 

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

%

8,00

27,07

 

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

%

3,95

15,24

Nguồn: BCTC Kiểm toán năm 2009
  1. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng


Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên:



  • Ông Lại Cao Hiến - Chủ tịch HĐQT

  • Ông Hoàng Trung Dũng - Phó chủ tịch HĐQT

  • Bà Nguyễn Ngọc Hiền - Ủy viên HĐQT

  • Bà Nguyễn Thị Trường - Uỷ viên HĐQT

  • Ông Vũ Quốc Phồn - Uỷ viên HĐQT

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

    • Ông Lại Cao Hiến: Chủ tịch HĐQT

      - Giới tính:




      Nam

      - Ngày sinh:




      02/12/1952

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010055118 cấp ngày 14/11/2002 tại CA thành phố Hà Nội

      - Quê quán:




      Xã Đông Kinh, Huyện Đông Hưng, Thành phố Thái Bình

      - Địa chỉ thường trú:




      41B Hoàng Hoa Thám, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội

      - Trình độ chuyên môn:




      Kỹ sư cơ khí Hoá chất, cử nhân Luật

      - Quá trình công tác:













      Từ 1975– 1990 Làm việc tại Tổng Cục Hóa Chất VN







      Từ 1990 – 1994 Chuyên viên phòng Tổ chức nhân sự, Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất cơ bản







      Từ 1995 – 1996 Chuyên viên Văn phòng Bộ Công nghiệp







      Từ 1996 đến nay Chuyên viên, Trưởng Ban thanh tra, Trưởng Ban tổ chức nhân sự, Uỷ viên HĐQT, Trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

      - Chức vụ hiện tại:




      Chủ tịch HĐQT

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoá chất Việt Trì

      • UVHĐQT Công ty CP Bột giặt và Hoá chất Đức Giang

      - UVHĐ thành viên Công ty TNHH một thành viên Muối mỏ và Hoá chất Việt Lào (Công ty 100% vốn của Tập đoàn HCVN)

      - Trưởng Ban kiểm soát, UVHĐQT Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

      - UVHĐQT Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang, Lào Cai


      - Số cổ phần nắm giữ:

      + Đại diện Nhà Nước

      + Sở hữu cá nhân





      415.453 cổ phần

      Không


      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Không

      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Nguyễn Ngọc Hiền: Uỷ viên HĐQT

      - Giới tính:




      Nữ

      - Ngày sinh:




      14/8/1962

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010352207 cấp ngày 25/6/2001 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      Hà Nội

      - Địa chỉ thường trú:




      Số 36 ngõ 14 phố Vũ Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN

      - Trình độ chuyên môn:




      Tốt nghiệp Đại học

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1984 – 1997: chuyên viên Phòng TCKT Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất

      Từ năm 1998 – 2001: Trưởng phòng TCKT Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất



      Từ năm 2002 đến nay: Kế toán trưởng Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất

      - Chức vụ hiện tại:




      Ủy viên HĐQT

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      Kế toán trưởng Công ty TNHH Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất

      - Số cổ phần nắm giữ:







      + Đại diện nhà nước




      381.150 cổ phần

      + Sở hữu cá nhân




      27.225 cổ phần

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Không

      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Nguyễn Thị Trường: Uỷ viên HĐQT

      - Giới tính:




      Nữ

      - Ngày sinh:




      02/07/1952

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010582735 cấp ngày 23/6/2006 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      Văn Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

      - Địa chỉ thường trú:




      Văn Trì, Minh Khai, Từ Liêm, HN

      - Trình độ chuyên môn:




      Cử nhân Kinh tế

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1972 – 1988: Kế toán viên, Phó trưởng Phòng TCKT Công ty Phân Lân Văn Điển







      Từ năm 1988 – 1996: Phụ trách kế toán Trung tâm Dầu Viện Hoá học CN







      Từ năm 1996 – 1999: Chuyên viên Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2000 – 2003: Trưởng phòng TCKT Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2004 – 2007: Trưởng phòng TCKT Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ


      - Chức vụ hiện tại:




      Uỷ viên HĐQT

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ:




      15.517 cổ phần

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Con trai Nguyễn Thanh Liêm: 16.335 cổ phần

      Con gái Nguyễn Thanh Hiền: 3.811 cổ phần




      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Ông Vũ Quốc Phồn: Uỷ viên HĐQT

      - Giới tính:




      Nam

      - Ngày sinh:




      29/12/1949

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010107743 cấp ngày 24/5/2007 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng

      - Địa chỉ thường trú:




      Số 93 tổ 66, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội

      - Trình độ chuyên môn:




      Tốt nghiệp Đại học (Kỹ sư Hoá dầu)

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1974 – 1996: Kỹ sư Viện Hoá học Công nghiệp VN

      Từ năm 1996 – 2003: Phó Giám đốc Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2004 – 2007: Phó Giám đốc Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2007 đến nay: Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ



      - Chức vụ hiện tại:




      Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ:







      + Đại diện nhà nước




      408.375 cổ phần

      + Sở hữu cá nhân




      23.413 cổ phần

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Không

      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Ông Hoàng Trung Dũng: Uỷ viên HĐQT

- Giới tính:




Nam

- Ngày sinh:




27/03/1965

- Quốc tịch:




Việt Nam

- CMND số:




011454283 cấp ngày 18/7/2007 tại CA thành phố HN

- Quê quán:




Xuân Lôi, Lập Thạch, Vĩnh Phúc

- Địa chỉ thường trú:




E2B – P102+202, ngõ 4, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

- Trình độ chuyên môn:




Kỹ sư Hoá công, cử nhân Kinh tế Ngoại thương

- Quá trình công tác:




Từ năm 1988 – 1997 : Kỹ sư nghiên cứu Viện Mỏ - Luyện Kim, Bộ Công nghiệp

Từ năm 1998 – 2001: Kỹ sư Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2001 – 2003: Phó phòng Vật tư Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2004 – 2007: Trưởng phòng Vật tư Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2007 đến nay: Phó TGĐ Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ


- Chức vụ hiện tại:




Uỷ viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty

- Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác




Không

- Số cổ phần nắm giữ:




295.572 cổ phần

- Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




Không

- Các khoản nợ đối với công ty:




Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




Không

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát bao gồm 03 thành viên:



  • Ông Vũ Văn Tràng – Trưởng BKS

  • Ông Vũ Quý Lâm - Ủy viên

  • Bà Nguyễn Thị Xuân Quyên - Ủy viên

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT

    • Ông Vũ Văn Tràng: Trưởng Ban Kiểm soát

      - Giới tính:




      Nam

      - Ngày sinh:




      14/07/1940

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010027544 cấp ngày 8/10/2004 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      Bắc Ninh

      - Địa chỉ thường trú:




      Nhà I2, P102 Thành Công II, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

      - Trình độ chuyên môn:




      Kỹ sư, chuyên viên cao cấp

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1966 – 1974 chuyên viên tại Bộ Công nghiệp (Vụ KH)







      Từ năm 1974 – 2001 chuyên viên tại Uỷ ban KHNN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

      - Chức vụ hiện tại:




      Trưởng Ban kiểm soát

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ:




      1.170 cổ phần

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Con trai Vũ Trường Giang: 31.500 cổ phần

      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Ông Vũ Quý Lâm

      - Giới tính:




      Nam

      - Ngày sinh:




      20/10/1970

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      011574645 cấp ngày 7/12/2006 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      Kinh Môn, Hải Dương

      - Địa chỉ thường trú:




      Tổ 46 Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

      - Trình độ chuyên môn:




      Cử nhân kinh tế

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1993 đến 1996 làm việc tại Viện Hóa học CNVN

      Từ năm 1996 đến 2003 nhân viên kinh doanh Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ



      Từ năm 2003 đến nay nhân viên kinh doanh Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      - Chức vụ hiện tại:




      Thành viên Ban kiểm soát

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ:




      2.209 cổ phần

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      Trần Đức Dực – Em rể: 7.500 cổ phần


      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Nguyễn Thị Xuân Quyên

- Giới tính:




Nữ

- Ngày sinh:




26/7/1975

- Quốc tịch:




Việt Nam

- CMND số:




012718524 cấp ngày 10/9/2004 tại CA thành phố HN

- Quê quán:




Quỳnh Phụ, Thái Bình

- Địa chỉ thường trú:




12 Nguyễn Khiết, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Trình độ chuyên môn:




Cử nhân kinh tế

- Quá trình công tác:




Từ năm 1997 đến nay: Chuyên viên ban Tài chính kế toán, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam

- Chức vụ hiện tại:




Thành viên Ban kiểm soát

- Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




Chuyên viên Tập Đoàn HCVN

- Số cổ phần nắm giữ:




Không

- Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




Không

- Các khoản nợ đối với công ty:




Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




Không


Ban điều hành

Ban Giám đốc bao gồm 04 thành viên:



      • Ông Vũ Quốc Phồn – Tổng Giám đốc (Đã trình bày ở trên)

      • Ông Hoàng Trung Dũng - Phó Tổng Giám đốc (Đã trình bày ở trên)

      • Ông Nguyễn Sỹ Sơn – Phó Tổng Giám đốc

      • Ông Vũ Quang Hải - Phó Tổng Giám đốc

    • Ông Nguyễn Sỹ Sơn

      - Giới tính:




      Nam

      - Ngày sinh:




      25/8/1950

      - Quốc tịch:




      Việt Nam

      - CMND số:




      010107917 cấp ngày 12/4/2004 tại CA thành phố HN

      - Quê quán:




      Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An

      - Địa chỉ thường trú:




      Số 20, K3 Cầu Diễn, Hà Nội

      - Trình độ chuyên môn:




      Kỹ sư hoá chất

      - Quá trình công tác:




      Từ năm 1975 – 1996: Kỹ sư Viện Hoá học Công nghiệp VN







      Từ năm 1996 – 2000: Kỹ sư Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2000 – 2000: Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2001 – 2003: Giám đốc XNDN Hải Phòng Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2003 – 2007: Giám đốc XNDN Hải Phòng Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      Từ năm 2007 đến nay: Phó TGĐ Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ


      - Chức vụ hiện tại:




      Phó Tổng Giám đốc Công ty

      - Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ:




      Không

      - Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




      không

      - Các khoản nợ đối với công ty:




      Không

      - Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




      Không

    • Ông Vũ Quang Hải

- Giới tính:




Nam

- Ngày sinh:




01/08/1962

- Quốc tịch:




Việt Nam

- CMND số:




011258 434 cấp ngày 08/7/1996 tại CA thành phố HN

- Quê quán:




Lam Hạ - Duy Tiên – Hà Nam

- Địa chỉ thường trú:




Số 2F Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Trình độ chuyên môn:




Kỹ sư Kinh tế

- Quá trình công tác:




Từ năm 1984 – 1986 Bộ đội D5 C24, F10, QĐ3

Từ năm 1987 - 1996 Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Chiến lược - Bộ Công nghiệp









Từ năm 1996 – 1999: Kỹ sư Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2000 – 2003: Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2004 – 2007: Trưởng phòng Kế hoạch Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2007 – 2010: Giám đốc XNKD Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2010 đến nay: Phó TGĐ Công ty CP Phát triển Phụ


- Chức vụ hiện tại:




Phó Tổng Giám đốc Công ty

- Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:




UVHĐTV Công ty TNHH TM và Vận tải Đại Vũ

- Số cổ phần nắm giữ:




9.163 Cổ phần

- Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:




không

- Các khoản nợ đối với công ty:




Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:




Không


Kế toán trưởng

    • Lê Thị Mai Hương

- Giới tính:

Nữ

- Ngày sinh:

26/4/1964

- Quốc tịch:

Việt Nam

- CMND số:

011485858 cấp ngày 17/9/1998

- Quê quán:

Hoàng Đạt, Hoàng Hoá, Thanh Hoá

- Địa chỉ thường trú:

Số 18 ngõ 17 đường Đông Quan, P. Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

- Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Kinh tế

- Quá trình công tác:

Từ năm 1987 – 1996 Thủ quỹ Viện hoá học Công nghiệp

Từ năm 1996 – 2002 Thủ quỹ Phòng TCKT Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2003 – 2003 Thủ quỹ, Phó phòng TCKT Công ty Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2004 – 2007 Phó phòng TCKT Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2007 – 2009 Trưởng phòng TCKT Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Từ năm 2009 đến nay Kế toán trưởng, Trưởng phòng TCKT Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ



- Chức vụ hiện tại:

Kế toán Trưởng

- Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác:

UVHĐQT Công ty CP Truyền thông và Quảng cáo Quang Minh

- Số cổ phần nắm giữ:

Không

- Số cổ phần nắm giữ của những người có liên quan:

Không

- Các khoản nợ đối với công ty:

Không

- Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty:

Không
  1. Tài sản (Những nhà xưởng, tài sản thuộc sở hữu của Công ty)


  1. Tài sản cố định theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại ngày 31/12/2009

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu


Nhà cửa,
vật kiến trúc


Máy móc,
thiết bị


Phương tiện vận tải,
truyền dẫn


Thiết bị,
dụng cụ, quản lý


TSCĐ
vô hình


Tổng cộng

I. Nguyên giá



















1. Số đầu năm

9.904.828.664

16.350.875.773

4.965.671.422

346.398.687

4.739.731.030

36.307.505.576

2. Tăng trong kỳ

-

-

765.264.643

-

-

765.264.643

3. Giảm trong kỳ

-

10.000.000

-

-

-

10.000.000

4. Số dư cuối kỳ

9.904.828.664

16.340.875.773

5.730.936.065

346.398.687

4.739.731.030

37.062.770.219

II. Giá trị hao mòn



















1. Số đầu năm

4.683.933.706

11.141.752.517

2.678.005.209

188.876.212

2.160.288.219

20.852.855.863

2. Tăng trong kỳ

787.036.485

1.119.606.892

545.608.090

48.911.078

342.233.145

2.843.395.690

3. Giảm trong kỳ

-

10.000.000

-

-

-

10.000.000

4. Số dư cuối kỳ

5.470.970.191

12.251.359.409

3.223.613.299

237.787.290

2.502.521.364

23.686.251.553

III. Giá trị còn lại



















1. Số đầu năm

5.220.894.958

5.209.123.256

2.287.666.213

157.522.475

2.579.442.811

15.454.649.713

2. Số cuối kỳ

4.433.858.473

4.089.516.364

2.507.322.766

108.611.397

2.237.209.666

13.376.518.666

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2009

  1. Danh sách đất đai nằm trong danh mục tài sản của Công ty

TT

Mặt Bằng

Mục đích

Diện tích

Ghi chú

1

Lô NM2, Khu CN tập trung vừa và nhỏ, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

Sản xuất kinh doanh

6.500 m2

Thuê đất theo hợp đồng số 168-2003/TNMTNĐ-HĐTĐTN ngày 16/12/2003 của Sở TNMT &NĐ Hà Nội, thời hạn thuê đất là 50 năm.

2

Số 2, đường Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Sản xuất kinh doanh

4.600 m2

Thuê đất theo hợp đồng số 14/ HĐ-PGDM ngày 15/3/2000 (3.000 m2và HĐ 27 ngày 15/8/2002 (1.600 m2) và các phụ lục khác. Thời hạn thuê là 15 năm.

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ
  1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2010-2012


Trên cơ sở phân tích đánh giá môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như tiềm lực bên trong Công ty, Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ xác định kế hoạch phát triển giai đoạn 2010 – 2012:

  1. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Kế hoạch

% tăng giảm so với năm 2009

Kế hoạch

% tăng giảm so với năm 2010

Kế hoạch

% tăng giảm so với năm 2011

Vốn điều lệ

27,225

50%

27,225

0%

27,225

0%

Doanh thu thuần (Tỷ đồng)

127

7,52%

136

7,00%

149

10,00%

Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng)

8,2

-54,67%

9

9,76%

9,5

5,56%

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng)

6,56

-61,00%

7,20

9,76%

7,60

5,56%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%)

5,17%

-9,08%

5,29%

0,13%

5,10%

-0,19%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

24,10%

-21,15% 

26,45%

2,35%

27,92%

1,47%

Cổ tức (%)

20

-52%

22

2%

24

4%

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ

Trong giai đoạn 2010 - 2012, Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ đã xây dựng một kế hoạch doanh thu, lợi nhuận và cổ tức có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của Doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường dựa trên căn cứ từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được năm 2009. Các chỉ tiêu của Công ty thể hiện khả năng phát triển ổn định bền vững, có thể thực hiện và tăng trưởng được trong những năm tiếp theo.



Căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nói trên

Căn cứ vào các hợp đồng đã ký:

Căn cứ vào các hợp đồng với các khách hàng lớn được trình bày tại mục 6.10 phần này, Công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách chi tiết cụ thể và hoàn toàn khả thi cho cả năm 2010 và các năm liền tiếp theo. Các hợp đồng với các khách hàng trên là các hợp đồng ký theo từng năm, tuy nhiên đây đều là các khách hàng trung thành của Công ty nên sẽ còn tiếp tục hợp tác kinh doanh với Công ty với giá trị ổn định hoặc tăng dần trong những năm tiếp theo.



Căn cứ phân tích các yếu tố liên quan khác:

Sản lượng sản phẩm:

Theo dự đoán đến cuối năm 2010 nền kinh tế thế giới mới có thể vượt qua khủng hoảng và phục hồi. Điều này ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam nói chung và thị trường dầu mỡ bôi trơn nói riêng. Do vậy, năm 2010 Công ty sẽ cố gắng tiếp tục duy trì được sàn lượng tương đương với năm 2009. Năm 2011 dự kiến sản lượng tăng 107%8 so với năm 2010 và năm 2012 dự kiến sản lượng tăng 110%2 so với năm 2011.



Giá nguyên liệu đầu vào:

Các nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm của Công ty chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới. Ngoại tệ dùng để thanh toán là đồng đô la Mỹ (USD). Vì vậy ảnh hưởng của tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với đồng Việt Nam có tác động lớn và có chiều hướng gia tăng đối với giá nguyên liệu đầu vào của Công ty. Hơn nữa sự phục hồi của kinh tế thế giới cũng làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và khả năng giá dầu tăng giá trong những năm tới là rất lớn.



Giá bán sản phẩm đầu ra:

Sự cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm mỡ bôi trơn ngày càng khốc liệt. Với mục đích chiếm lĩnh và mở rộng được thị phần tiêu thụ đòi hỏi Công ty phải có những chính sách bán hàng phù hợp và giá bán cạnh tranh. Do vậy việc tăng giá bán của sản phẩm để phù hợp với sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào và mức độ lạm phát sẽ không đạt được như mong đợi. Dự kiến giá bán sản phẩm trong các năm tiếp theo sẽ tăng khoảng 20 -30%3 so với năm 2009.



Các chi phí khác:

Năm 2009 là năm Công ty được hưởng lãi suất tiền vay ngân hàng thấp bởi gói kích cầu của Chính phủ. Dự kiến các năm tiếp theo, nền kinh tế dần hồi phục và đi vào ổn định thì lãi suất ngân hàng có chiều hướng tăng lên và chi phí lãi vay ngân hàng của Công ty mỗi năm sẽ tăng từ 1 tỷ đến 1,3 tỷ đồng so với lãi tiền vay năm 2009.

Năm 2010, Công ty sẽ đầu tư một số tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với số tiền gần 2 tỷ đồng. Hai năm tiếp theo dự kiến chi phí đầu tư XDCB sẽ không đáng kể, do vậy chi phí khấu hao cho mỗi năm sẽ ổn định ở mức: 2,7 tỷ đến 2,8 tỷ đồng.

Chi phí tiền lương cho các năm sẽ duy trì ổn định ở mức bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.


  1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức


Với tư cách là tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, Công ty TNHH Chứng Khoán ACB đã tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu phân tích và đưa ra những đánh giá và dự báo về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ.

Chúng tôi cho rằng mức kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được vì các lý do sau:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và dự đoán vẫn tăng trưởng tốt trong những năm tiếp theo. Các thành phần kinh tế có sự phát triển tốt đặc biệt là kinh tế tư nhân. Hệ thống chính trị ổn định, chính pháp luật và kinh tế ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư thuận lợi và nhiều ưu đãi khiến chỉ số niềm tin nhà đầu tư nước ngoài tăng lên, FDI tăng trưởng liên tục qua các năm. Sản phẩm của Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ cung cấp hầu hết cho các nhóm ngành, lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, môi trường kinh tế vĩ mô vì thế sẽ có những hỗ trợ tốt cho sự phát triển của Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ với đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia phân tích có trình độ cao được đào tạo chuyên sâu, giầu kinh nghiệm và rất linh hoạt trong điều hành quản lý, đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường để từ đó tiến hành các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu.

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường và năng lực sản xuất của Công ty đặt trong mối tương quan với tất cả các yếu tố dự báo về kinh tế vĩ mô trong các năm sắp tới. Nếu không có những biến động bất thường xảy ra thì kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong các năm từ 2010-2012 mang tính khả thi cao và hoàn toàn có thế thực hiện được.

Chúng tôi đưa ra các nhận xét nêu trên căn cứ vào tài liệu do Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ cung cấp và dựa trên nền tảng các học thuyết tài chính- kinh tế, chứ không hàm ý đảm bảo giá trị cổ phiếu cũng như tính chắc chắn của những số liệu trên. Những nhận xét trên chỉ mang tính chất tham khảo cho các nhà đầu tư.


  1. Thông tin về các cam kết nhưng chưa được thực hiện của Công ty


Không có
  1. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty có thể ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết


Các thông tin thu thập được của tổ chức tư vấn đến thời điểm lập Bản cáo bạch cho thấy Công ty không vướng vào bất kỳ một vụ tranh chấp, kiện tụng nào và cũng không có thông tin liên quan nào có thể ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán của Công ty.
    1. CỔ PHIẾU NIÊM YẾT

    1. Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông.

    2. Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ

    3. Mệnh giá: 10.000 đồng.

    4. Tổng số chứng khoán niêm yết:


2.722.500 (Hai triệu bảy trăm hai mươi hai nghìn năm trăm) cổ phần.
    1. Số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng


a. Hạn chế chuyển nhượng đối với các cổ đông sáng lập

Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ được cấp phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 31/12/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép. Theo điều 85 khoản 5 Luật Doanh Nghiệp quy định: “Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông” và “Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”. Như vậy, các hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ đến nay đã hết hiêu lực

b. Hạn chế chuyển nhượng đối với các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng.

Theo mục đ, điều 9, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định: Cổ đông là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.



Như vậy số cổ phiếu không thuộc sở hữu Nhà nước (bao gồm sở hữu cá nhân và sở hữu của các tổ chức khác) mà các thành viên trên sở hữu hoặc làm đại diện sẽ bị hạn chế chuyển nhượng. Số lượng cụ thể và thời gian hạn chế chuyển nhượng sẽ được kê như bảng sau:

  1. Hạn chế chuyển nhượng của cổ đông nội bộ

Chức vụ

Họ và tên

Số cổ phần sở hữu cá nhân

Hạn chế CN trong 6 tháng đầu kể từ ngày niêm yết

Hạn chế chuyển nhượng trong 6 tháng tiếp theo

Ủy viên HĐQT – TGĐ

Vũ Quốc Phồn

23.413

23.413

11.707

Ủy viên HĐQT

Nguyễn Ngọc Hiền

27.225

27.225

13.613

Ủy viên HĐQT

Nguyễn Thị Trường

15.517

15.517

7.759

Ủy viên HĐQT- PTGĐ

Hoàng Trung Dũng

295.572

295.572

147.786

Phó Tổng giám đốc

Vũ Quang Hải

9.163

9.163

4.582

Trưởng BKS

Vũ Văn Tràng

1.170

1.170

585

Thành viên BKS

Vũ Quý Lâm

2.209

2.209

1.105




Tổng

374.269

374.269

187.137

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ
    1. Phương pháp tính giá


Tại thời điểm 31/12/2009, giá trị sổ sách một cổ phiếu là:

Giá trị sổ sách = Nguyồn vốn CSH - Nguồn kinh phí quỹ khác

Số cổ phiếu đang lưu hành

= 36.441.792.371 / 1.815.000

= 20.078 (đồng/cổ phiếu)

Tại thời điểm 30/06/2010, giá trị sổ sách một cổ phiếu tính trến số cổ phần dự kiến tăng thêm là:

Giá trị sổ sách = Nguồn vốn CSH - Nguồn kinh phí quỹ khác

Số cổ phiếu đang lưu hành

= 40.745.052.416 / 2.722.500

= 14.996 (đồng/cổ phiếu)


    1. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài


Theo quy định tại Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 (thay thế cho Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005) về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo đó thì tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ 49% tổng số cổ phiếu của một công ty cổ phần đại chúng.

Hiện nay tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong Công ty là 0% (Theo danh sách cổ đông Công ty ngày 30/06/2010)


    1. Các loại thuế có liên quan


  • Thuế giá trị gia tăng: Các sản phẩm do Công ty sản xuất chịu Thuế giá trị gia tăng ở các mức thuế suất như sau:

  • Thuế suất GTGT đối với hàng xuất khẩu: 0%

  • Thuế suất GTGT đối với kinh doanh hàng hóa, thành phẩm: 5 - 10%

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thì mức thuế suất thuế thu nhập áp dụng cho doanh nghiệp là 20%. Tuy nhiên, Công ty đang được hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ “Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần” và được hưởng ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp thành lập mới mà không cần làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Theo đó:

  • Công ty được hưởng mức thuế suất ưu đãi trong 10 năm

  • Công ty được miễn thuế TNDN trong 02 năm kể từ ngày chính thức chuyển thành Công ty cổ phần và được giảm 50% trong 05 năm tiếp theo.

  • Năm 2010 là năm thứ 5 (năm cuối) Công ty được giảm 50% thuế TNDN.

  • Năm 2009 Công ty được giảm 30% thuế TNDN trên số thuế phải nộp theo quy định tại thông tư số 03/2009 BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 “Về những giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế”.

  • Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác: Thực hiện theo đúng quy định của từng sắc thuế và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Hiện tại, Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác theo đúng quy định của Nhà nước.

Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.


    1. CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TỚI VIỆC NIÊM YẾT

    • Tổ chức tư vấn


CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB

Trụ sở chính : 107N Trương Định, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại : (84-8) 44043054 Fax: (84-8) 44043085

Website : www.acbs.com.vn



CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trụ sở : 95 Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại : (84-4) 3 9429 396

Fax : (84-4) 3 9429 408

Email : acbshn@hn.vnn.vn

Website : www.acbs.com.vn




    • Tổ chức kiểm toán


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN, KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ AAT

Địa chỉ: Phòng 2407 Nhà 34T Khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính - đường Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 22210082 Fax: (84 - 4) 22410084






    1. PHỤ LỤC


        1. Nghị quyết của ĐHCĐ Công ty thông qua việc niêm yết

        2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

        3. Bản sao hợp lệ điều lệ Công ty.

        4. Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009, BCTC 06 tháng năm 2010.

        5. Sổ đăng ký cổ đông

        6. Sơ yếu lý lịch thành viên HĐQT, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng.

        7. Danh sách thành viên chủ chốt và danh sách người có liên quan đến thành viên chủ chốt của Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

        8. Cam kết nắm giữ của HĐQT, BKS, BTGD, KTT

        9. Nghị quyết HĐQT thông qua hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu

        10. Quy trình nội bộ về công bố thông tin

        11. Giấy ủy quyền công bố thông tin

        12. Quy chế quản trị công ty

        13. Báo cáo quá trình tăng vốn

        14. Báo cáo kiểm toán vốn

        15. Hợp đồng tư vấn

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC NIÊM YẾT

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHỤ GIA VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

LẠI CAO HIẾN

TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT KẾ TOÁN TRƯỞNG




VŨ QUỐC PHỒN VŨ VĂN TRÀNG LÊ THỊ MAI HƯƠNG

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB





1 - 4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

2 Nguồn: CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

3-3 Nguồn: CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

4-5 Nguồn: CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

5-3 Theo đánh giá của Công ty

4 Sổ cổ đông của Công ty

6 Công ty cổ phần phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

7 Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

8 - 3 Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ



Каталог: cims -> 2010 01 W1

tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương