SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN


Cơ cấu lợi nhuận sau thuế theo nhóm sản phẩm qua các năm



tải về 1.65 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích1.65 Mb.
#39169
1   2   3   4   5   6

Cơ cấu lợi nhuận sau thuế theo nhóm sản phẩm qua các năm:

Nhóm sản phẩm

Năm 2008

Năm 2009

6 tháng năm 2010

Số tiền (đ)

Tỷ trọng
(%)


Số tiền (đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (đ)

Tỷ trọng (%)

Dầu bôi trơn

1.618.457.264

34,63

9.467.554.264

56,28

6.031.088.976

62,28

Mỡ bôi trơn

1.543.676.808

33,03

2.141.373.283

12,73

1.472.120.242

15,20

Phụ gia

295.470.973

6,32

341.686.938

2,03

208.789.268

2,16

Chất lỏng chuyên dụng

9.313.681

0,20

2.632.937.120

15,65

1.218.653.598

12,58

Kinh doanh thương mại

373.975.171

8,00

1.113.081.815

6,62

250.626.282

2,59

Chuyển giao và dịch vụ KHCN

396.483.623

8,48

1.046.300.471

6,22

502.491.415

5,19

Lợi nhuận khác

436.007.633

9,33

77.703.686

0,46

-

-

Tổng số

4.673.385.153

100

16.820.637.577

100

9.683.769.782

100

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

Doanh thu nhóm sản phẩm dầu bôi trơn, sản phẩm chủ lực của Công ty gia tăng ổn định qua các năm do trong các năm vừa qua Công ty liên tục thực hiện tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, đầu tư các thiết bị tiên tiến từ đó nâng cao năng lực hoạt động, gia tăng sản lượng hàng năm. Chất lượng sản phẩm cũng từng bước được nâng lên nên nhu cầu với sản phẩm của Công ty tăng mạnh qua các năm.

Nhóm sản phẩm chất lỏng chuyên dụng đạt mức tăng doanh thu lớn nhất trên cơ sở của các yếu tố trên và sự gia tăng hợp lý về giá bán được thị trường chấp nhận.

Doanh thu thương mại giảm mạnh do các đối tác trước đây đã tự nhập khẩu trực tiếp nên không mua hàng qua công ty. Mặc dù vậy tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này năm 2009 lại tăng đột biến do chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý dẫn đến giá vốn của nhóm hàng này thấp mang lại lợi nhuận cao.

Doanh thu của nhóm sản phẩm phụ gia năm 2009 giảm hơn 2008 là do:

+ Tình hình sản xuất, khai thác giảm theo đà suy thoái chung của cả nước và thế giới và thế giới.

+ Tính cạnh tranh khốc liệt giữa sản phẩm của Trung Quốc giá rẻ và sản phẩm của Công ty.

Phụ gia là sản phẩm mang tính KHCN cao nên doanh thu giảm nhưng lợi nhuận không giảm.

Từ việc tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước kết hợp với việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng hiệu quả sản xuất, lợi nhuận năm sau cũng vì thế tăng cao so với năm trước. Đặc biệt đối với sản phẩm dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dụng do sự linh hoạt trong chính sách nhập nguyên liệu đầu vào tận dụng được sự biến động của thị trường dầu mỏ thế giới và quyết định giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở cạnh tranh nên có mức lợi nhuận tăng đột biến.

Hoạt động chuyển giao và dịch vụ khoa học công nghệ là hoạt động liên quan đến đặc thù xuất phát điểm của công ty là Trung tâm Phụ gia Dầu mỏ từ Viện Hoá học Công nghiệp. Tính chất của hoạt động này là không ổn định vì vậy doanh thu và lợi nhuận đem lại biến động theo từng năm. Năm 2008, doanh thu và lợi nhuận từ chuyển giao KHCN cao là do đã cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực này cho một vài đối tác lớn của Công ty.



  1. Nguyên vật liệu

      • Nguồn nguyên vật liệu:

Các sản phẩm của công ty sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các hãng sản xuất danh tiếng trên thế giới, một phần rất nhỏ được sản xuất và chế biến tại Việt Nam như các loại dầu thực vật, một số hoá chất kỹ thuật...

  1. Một số nguyên liệu và nguồn cung cấp của Công ty

TT

Tên vật tư

Nguồn

Công dụng

1

Dầu gốc SN 70

CPC Đài Loan

SX dầu, mỡ, phụ gia, chất lỏng chuyên dụng

2

Dầu gốc 150N

S. Oil, Hàn Quốc, GS Caltex, Hàn Quốc

SX dầu, mỡ, phụ gia, chất lỏng chuyên dụng

3

Dầu gốc SN 150

CPC Đài Loan

SX dầu, mỡ, phụ gia, chất lỏng chuyên dụng

4

Dầu gốc SN 250

CPC Đài Loan

SX dầu, mỡ, phụ gia, chất lỏng chuyên dụng

5

Dầu gốc SN 500

CPC Đài Loan

SX dầu, mỡ, phụ gia

6

Dầu gốc 500 N

S. Oil, Hàn Quốc, GS Caltex, Hàn Quốc

SX dầu, mỡ, phụ gia

7

Dầu gốc 600 N

S. Oil, Hàn Quốc, GS Caltex, Hàn Quốc

SX dầu, mỡ, phụ gia

8

Dầu gốc BS 150

CPC Đài Loan

SX dầu, mỡ, phụ gia

9

Phụ gia các loại

Lubrizol, Hitec, Ciba

SX dầu, phụ gia

10

Phụ gia Polatech

Hoa kỳ, Châu Âu

SX chất lỏng chuyên dụng

11

Phụ gia E 2155 (LZ)

Hoa kỳ, Châu Âu

SX chất lỏng chuyên dụng

12

Phụ gia ST1 (LZ)

Hoa kỳ, Châu Âu

SX chất lỏng chuyên dụng

13

Phụ gia Addco (LZ)

Hoa kỳ, Châu Âu

SX chất lỏng chuyên dụng

14

Phụ gia Sakosyl

Ciba, Ấn Độ

SX chất lỏng chuyên dụng

15

DEG

Singapore, Indonexia, Thái Lan, Saudi Arabia

SX chất lỏng chuyên dụng

16

Dầu ve tinh

Ấn Độ

SX chất lỏng chuyên dụng

17

Dầu Cái Lân

Công ty Dầu Thực vật Cái Lân, Việt Nam

SX chất lỏng chuyên dụng

18

Dầu Tường An

Công ty Dầu Thực vật Cái Lân, Việt Nam

SX chất lỏng chuyên dụng

19

TEA trắng

Malaysia

SX chất lỏng chuyên dụng

20

TTZ

Ấn Độ

SX chất lỏng chuyên dụng

21

Axít Oleic

Malaysia

SX chất lỏng chuyên dụng

22

H3PO4

Trung Quốc

SX chất lỏng chuyên dụng

23

Brake nox

Tây Ban Nha

SX chất lỏng chuyên dụng

24

LiOH

Trung Quốc

SX mỡ

25

12 HSA

SRACCL, Ấn Độ

SX mỡ

26

Las

Việt Nam

SX chất lỏng chuyên dụng

27

Tinh dầu

Việt Nam

SX chất lỏng chuyên dụng

28

MEG

Eastern Petro Chemical, Saudi Arabia

SX chất lỏng chuyên dụng

Nguồn: Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

      • Sự ổn định của các nguồn cung cấp: Đa phần các loại nguyên liệu này là các chế phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ nên giá cả phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thô và tình hình cung cầu của các hãng sản xuất... Để đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất, Công ty đã thực hiện chính sách đa dạng hoá các nguồn nhập (hiện tại Công ty luôn duy trì từ 2-3 nhà cung cấp cho mỗi loại nguyên liệu nhập khẩu) tuy nhiên vẫn duy trì những nhà cung cấp chiến lược để đảm bảo khả năng cung ứng đều đặn sản phẩm với giá cả hợp lý nhất tại từng thời điểm. Đồng thời với việc tự nhập khẩu, đối với các loại nguyên liệu có số lượng nhập khẩu lớn công ty còn duy trì sự liên kết với các đơn vị, công ty Đa quốc gia tại Việt Nam để cùng nhập và tận dụng khả năng cung ứng của họ.

Ngoài ra khi tình hình cung ứng có khó khăn, để chủ động trong nguồn nguyên liệu Công ty sẽ nhập dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất.

      • Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận: Cơ cấu nguyên liệu trong giá thành sản phẩm thường chiếm từ 70-85% giá thành sản phẩm sản xuất nên việc biến đổi giá cả nguyên liệu sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là tới lợi nhuận hàng năm nếu các sản phẩm của Công ty không được tăng giá lên mức độ tương ứng hoặc quyết định nhập hàng khi ở mức giá cao. (xem bảng phần tiếp theo về tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu).

  1. Chi phí sản suất

  1. Cơ cấu chi phí của Công ty

Đơn vị: đồng

Yếu tố chi phí

Năm 2008

Năm 2009

6 tháng năm 2010

Giá trị (đồng)

%

DTT

Giá trị

%

DTT

Giá trị

%

DTT

Giá vốn hàng bán

92.404.813.483

77,57

78.302.819.462

66,29

36.662.311.781

63.56

Chi phí bán hàng

8.949.501.902

7,51

11.274.845.483

9,55

4.835.558.875

8.38

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.613.137.572

5,58

8.227.365.868

6,97

4.205.846.401

7.29

Chi phí HDTC

6.643.813.640

5,58

2.426.797.213

2,05

1.693.598.821

2.93

Tổng cộng

114.611.266.597

95,63

100.231.828.026

84,86

47.397.315.878

82.18

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC của Công ty 06 tháng năm 2010

  1. Sự biến động chi phí qua các năm

Đơn vị: đồng

STT

Yếu tố chi phí

Năm 2008

Năm 2009

% tăng/giảm

6 tháng năm 2010

1

Giá vốn hàng bán

92.404.813.483

78.302.819.462

-15,26

36.662.311.781

2

Chi phí bán hàng

8.949.501.902

11.274.845.483

25,98

4.281.653.574

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.613.137.572

8.227.365.868

24,41

5.045.547.834

4

Chi phí HDTC

6.643.813.640

2.426.797.213

-63,47

1.693.598.821




Tổng cộng

114.611.266.597

100.231.828.026

-12,55

47.397.315.878

Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, BCTC của Công ty 06 tháng năm 2010

Nhận xét:

Thông qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy cơ cấu chi phí qua các năm của Công ty như sau: Chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ lớn là do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của Công ty: giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, dây chuyền sản xuất tương đối đơn giản và giá trị gia tăng trong sản phẩm không nhiều.

Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm đáng kể do giá nguyên liệu chính nhập giảm mạnh so với năm 2008

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng so với 2008 do gia tăng chi phí xúc tiến thương mại và chi phí vận tải.

Trong năm 2009 chi phí hoạt động tài chính giảm mạnh do Công ty thực hiện quay vòng vốn nhanh, giảm nhu cầu vay vốn và được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước đối với các khoản vay bằng VND.



  1. Trình độ công nghệ

  1. Các dây chuyền công nghệ chủ yếu của Công ty

TT

Tên dây chuyền

Năm sản xuất

Trình độ công nghệ

1

Hệ thống tiếp nhận - Bồn chứa – Cấp phát dầu gốc tại kho đầu nguồn Hải Phòng

2001

Tiên tiến

2

Dây chuyền pha chế Dầu nhờn bôi trơn

2004

Tiên tiến

3

Dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn

2000

Trung bình

4

Dây chuyền sản xuất Dầu phanh và chất lỏng chuyên dụng

2000 - 2004

Tiên tiến

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

a. Hệ thống tiếp nhận - Bồn chứa - Cấp phát dầu gốc tại kho đầu nguồn Hải Phòng

Địa điểm: Cảng Cửa Cấm - Hải Phòng.

Năm sản xuất - đưa vào sử dụng: 2001

Công suất tiếp nhận : 1.500 T/tháng3 ( 3-4 loại Dầu gốc)

Thiết bị:

- Các thiết bị bơm van: Nhật, Đức, Liên Xô.

- Bồn chứa, đường ống: Việt Nam.

- Hệ thống chữa cháy: Chủ yếu của Nhật, Đức, Trung Quốc.

b. Dây chuyền pha chế Dầu nhờn bôi trơn

Địa điểm: Cảng cửa Cấm Hải Phòng.

Năm sản xuất - đưa vào sử dụng: 2004

Công suất thiết kế: 10.000 tấn/ năm/ một ca 2.

Công suất đang thực hiện : 4.000 tấn /năm 3

Công nghệ SX : Điều khiển bằng tự động – bán tự động.

Thiết bị sản xuất :

- Hệ thống bơm, mô tơ, giảm tốc: Sản xuất tại Ý năm 2003

- Hệ thống đo lường dầu gốc cấp cho sản xuất: sản xuất tại Nhật năm 2003

- Thiết bị đo nhiệt độ: Đức năm2003

- Thiết bị gia nhiệt: Ấn Độ năm 2003

- Thiết bị đóng gói sản phẩm : Mỹ, Singapore năm 1996,2003

- Bể pha chế và lắp đặt: Việt Nam năm 2003 - 2004

- Thiết bị kiểm tra chất lượng: Mỹ, Thụy sỹ.

- Thiết bị chữa cháy: Nhật, Đức, VN, Trung Quốc.

Ngoài ra còn có 1 xưởng pha chế dầu bôi trơn Công ty liên doanh với công ty MTS với công xuất 5.000 tấn/năm/một ca4 để pha chế các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của ngành Than.



c. Dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn

Công nghệ: Nhận chuyển giao Công nghệ của Ucraina.

Địa điểm: khu công nghiệp Phú Thị Gia Lâm, Hà Nội.

Công suất thiết kế: 1.000 tấn/năm/ một ca 2.

Năm đầu tư lắp đặt bàn giao: Năm 2000

Năm di chuyển, cải tạo, lắp đặt mới: Năm 2004

Công suất hiện khai thác : 400 tấn/năm 3.

Công nghệ điều khiển: Bán tự động.

Thiết bị sản xuất :

- Các thiết bị chủ yếu, quan trọng: Ý, Đức, Anh, Tiệp, Nga, sản xuất năm 2000 – 2004

- Thiết bị gia nhiệt bằng dầu: Ấn Độ sản xuất năm 2003

- Các thiết bị phụ trợ đường ống lắp đặt: Việt Nam

- Kiểm soát thiết bị quá trình sản xuất bằng kiểm soát sơ đồ nhiệt theo hệ thống điều khiển .

d. Dây chuyền sản xuất Dầu phanh và chất lỏng chuyên dụng.

Địa điểm: khu công nghiệp Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội năm 2004

Công suất thiết kế : 1.000 tấn/năm/một ca 4.

Công suất sử dụng hiện nay: 1.070 tấn/năm 5.

Thiết bị sản xuất:

- Các thiết bị sản xuất chủ yếu quan trọng: nhập khẩu của các hãng có uy tín sản xuất từ năm 2000 – 2004.

- Các thiết bị phụ trợ: Chế tạo và lắp đặt trong nước .

- Các thiết bị đóng gói: Mỹ, Ân Độ, Đài Loan.



- Các thiết bị cân điện tử: Mỹ, Việt Nam.

  1. Tình hình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Công ty APP là một doanh nghiệp đi lên từ viện Nghiên cứu có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu sản xuất và triển khai thương mại hóa các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn, vì vậy Công ty thường xuyên tìm kiếm thực hiện các đề tài, dự án, các hợp đồng khoa học công nghệ với bên ngoài phù hợp với định hướng phát triển của Công ty cũng như thế giới.

1991 -1995: Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu tổng hợp chất hoạt động bề mặt từ dầu mỏ Việt nam” mã số KC 06 – 17: Sản phẩm Mỡ bảo quản APP SP2 và dầu bảo quản APP K17

1996 – 2002: Dự án “Đầu tư công nghệ cao tăng năng lực sản xuất và chất lượng vật liệu bôi trơn phục vụ kinh tế và quốc phòng.” Thuộc chương trình Kinh tế – Kỹ thuật Quốc gia về Công nghệ vật liệu 1995 – 2010:

  • Xây dựng dây chuyền sản xuất mỡ bôi trơn cao cấp (chuyển giao công nghệ từ Ucraina) công suất 1000 tấn/năm: Giải nhất VIFOTEC 2002 trong Lĩnh vực Khoa học công nghệ Vật liệu mới cho Công trình :"Nghiên cứu công nghệ sản xuất mỡ bôi trơn chất lượng cao"

  • Xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất dầu bôi trơn.

2001 – 2002: Đề tài “Nghiên cứu sản xuất dầu nhũ thủy lực cho hệ thống cột và giàn chống thủy lực trong hầm lò” là đề tài do Tổng Công ty Than Việt Nam (TKV) chủ trì, công ty APP phối hợp thực hiện đảm nhiệm việc nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu nhũ thủy lực APP TL2. Công ty APP đã tiến hành chuyển giao công nghệ sản xuất cho Xí nghiệp sản xuất HTD và DBT 12-11 thuộc Công ty Vật tư, Vận tải và Xếp dỡ (MTS) tại Techmart Hà Nội 2005.

2003 – 2005: Đề tài cấp nhà nước 2003 -2005 “Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn cao cấp trên cơ sở biến tinh dầu thực vật” mã số ĐTĐL-2003/03

2003 – 2005: Dự án cấp nhà nước: “Xây dựng dây chuyền sản xuất thử nghiệm chất lỏng chuyên dụng (dầu nhũ thủy lực, nhũ cắt gọt kim loại, dầu thủy lực, chất tẩy rửa công nghiệp) công suất 500 tấn/năm” mã số DAĐL 2003/01: Công trình Nghiên cứu sản xuất dầu nhũ thủy lực cho hệ thống cột và giàn chống thủy lực trong hầm lòđoạt giải nhì VIFOTEC 2005 thuộc lĩnh vực Khoa học công nghệ Vật liệu mới.

2004 – 2006: Đề tài độc lập cấp nhà nước Mã số ĐTĐL-2004/01 "Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học có pha etanol và một số hợp chất có nguồn gốc dầu thực vật"

2004 - 2008: Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu bôi trơn động cơ cao cấp sử dụng cho các loại xe Tăng, Thiết giáp và Phương tiện cơ giới đặc chủng của Quân đội đáp ứng nhu cầu sử dụng thay thế dầu nhập khẩu.Với kết quả là sản xuất thành công dầu động cơ APP MT-16P dùng cho xe Tăng Thiết giáp.

2004: Đề tài cấp bộ (Bộ Công nghiệp) "Nghiên cứu sẩn xuất nước làm mát hệ nước AR-01".

2006: Đề tài cấp bộ (Bộ Công nghiệp) 2006 “Nghiên cứu sản xuất mỡ bôi trơn chuyên dụng Molipden disunphua phục vụ bôi trơn công nghiệp” với kết quả là sản phẩm mỡ chịu tải cao cấp MDS EP 2

2007: Đề tài cấp bộ (Bộ Công thương) "Nghiên cứu sản xuất dầu thủy lực chống cháy cho các ngành công nghiệp"

2007 – 2008: APP thực hiện đề tài: "Pha chế hỗn hợp biodiesel/diesel B5 và thử nghiệm đại trà Biodisel B5 trên các phương tiện vận tải" thuộc đề tài cấp nhà nước mã số 2/2007-ĐTĐL “Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học (biodiesel) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về biodiesel ở Việt Nam” do Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam chủ trì.

2009: Đề tài cấp bộ (Bộ Công thương) "Nghiên cứu sản xuất chất tải lạnh gốc glycol phục vụ các ngành công nghiệp thủy sản và công nghiệp thực phẩm"

2010: Đề tài cấp bộ (Bộ Công thương) "Nghiên cứu sản xuất dầu nhũ thủy lực thế hệ mới thân thiện môi trường thích hợp sử dụng trong công nghiệp khai thác than hầm lò theo công nghệ mới" và "Nghiên cứu, sản xuất dầu thủy lực cao cấp APP MH-10A sử dụng trong xe Tăng, Thiết giáp thay thế dầu nhập khẩu".

  1. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ

Công tác quản lý chất lượng tại APP được thực hiện thường xuyên theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do tổ chức C.A.S Global cấp chứng chỉ

Bộ phận kiểm tra chất lượng: Công ty xây dựng và duy trì phòng thử nghiệm Quốc gia VILAS 292 theo hệ thống quản lý ISO/IEC 17025: 2005

- Với đội ngũ phân tích có trình độ được đào tạo chuyên sâu, kinh nghiệm nhiều năm

- Với trang thiết bị phân tích hiện đại, đa dạng (>36 thiết bị ) được nhập chọn lọc từ các nước tiến tiến như: Mỹ, Đức, Anh, Ba Lan, Ý…có khả năng phân tích trên 50 chỉ tiêu cơ bản về dầu mỡ bôi trơn.

- Phòng Vilas 292 có trách nhiệm và khả năng kiểm soát toàn bộ nguyên liệu đầu vào và sản phẩm xuất bán cho thị trường và phục vụ phân tích cho các đơn vị khác trên toàn quốc.



- Sơ đồ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm:


- Sơ đồ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm dầu bôi trơn:



- Sơ đồ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng dầu phanh và chất lỏng chuyên dụng:

- Sơ đồ sản xuất và kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn:





  1. Hoạt động Marketing

      1. Hoạt động nghiên cứu thị trường:

Là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hóa dầu ở Việt Nam, sản phẩm của Công ty phục vụ cho rất nhiều ngành kinh tế quốc dân khác của đất nước. Thị trường đầu ra của Công ty hiện nay đang tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành như cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất vật liệu, giao thông vận tải, năng lượng, điện lực, than...

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết 2013 định hướng phát triển các sản phẩm là: Nghiên cứu Phát triển các dòng sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phát triển của thiết bị ôtô, xe máy đời mới, đồng thời phát triển các sản phẩm truyền thống mà hiện tại công ty đang thực hiện, tập trung mạnh vào các sản phẩm dầu bôi trơn, dầu phanh, mỡ bôi trơn, và chất lỏng chuyên dụng.. Mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản lượng trung bình 10%/năm.

Đồng thời với việc phát triển sản phẩm truyền thống, tuỳ thuộc tình hình kinh tế, công ty sẽ phát triển việc kinh doanh dung môi, các loại hoá chất phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đầu tư hệ thống kho bể. Ngoài ra có thể xem xét việc phát triển hệ thống cung cấp nhiên liệu .


      1. Hoạt động quảng cáo tiếp thị, chính sách xúc tiến bán hàng:

- Về phân phối sản phẩm: Công ty tiếp tục duy trì hệ thống phân phối sản phẩm như hiện tại trong đó sẽ chia làm 2 phần:

    • Bán trực tiếp: Thực hiện bán trực tiếp áp dụng cho các hộ tiêu thụ lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Theo hình thức này công ty sẽ giao cho các xí nghiệp bán hàng (Xí nghiệp kinh doanh, XN dầu nhờn Hải Phòng, Chi nhành Thành phố Hồ Chí Minh) trực tiếp mở thị trường và phân phối sản phẩm.

    • Bán hàng thông qua các đại lý: tiếp tục phát triển mạng lưới đại lý bán hàng để phân phối sản phẩm dầu phanh, dầu xe máy, mỡ lon và các sản phẩm khác. Việc phát triển đại lý còn nhằm mục đích để phát triển bán hàng vào các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ mà Công ty không có điều kiện phát triển, thiết lập mỗi khu vực 01 đại lý bán hàng, xây dựng chính sách giá bán hàng và có hỗ trợ các đại lý mở thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Chính sách bán hàng:

Sản phẩm của Công ty được thị trường đánh giá có chất lượng tốt tương đương với các công ty Đa quốc gia trên thị trường (Dầu phanh của APP đã lưu hành trên thị trường gần 30 năm, dầu xe máy đã được hiệp hội dầu nhờn Nhật Bản cấp chứng chỉ JASO MA2- Là cấp chất lượng cao nhất hiện nay). Vì vậy chiến dịch xúc tiến thương mại trong kỳ sẽ tập trung vào 1 số việc sau:

+ Cải tiến mẫu mã bao bì cho hấp dẫn theo yêu cầu của thị trường.

+ Tập trung xây dựng các chiến dịch quảng cáo khuyếch trương thương hiệu như: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện vận chuyển, xe cộ của Công ty và của khách hàng.

+ Xây dựng các hình thức khuyến mại sản phẩm liên tục thường xuyên có văn hoá.

+ Xây dựng tác phong phục vụ chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, tham gia hội chợ thương mại.

+ Xây dựng hệ thống bảng biển quảng cáo.

+ Tập trung mạnh việc phát triển hàng hoá trong thị trường khu vực Miền Nam và Miền Trung

Việc thực hiện sẽ được thực hiện thường xuyên liên tục trong các năm .



- Chính sách giá cả: Công ty tiếp tục thực hiện việc xây dựng giá bán sản phẩm căn cứ vào giá thành sản xuất, đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời xem xét giá cho phát triển các sản phẩm mới.

  1. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

      • Logo:

Các nhãn hiệu thương mại của công ty luôn được gắn liền với chữ APP trên sản phẩm. Chữ, logo APP đã được bảo hộ tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam theo số đăng ký 26896 - quyết định số 0901-QĐNH ngày 14/04/1998 Cục sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

  1. Các khách hàng lớn đang, đã thực hiện hoặc đã được ký kết

Các bạn hàng của Công ty đều là các khách hàng dài hạn, tuy nhiên Công ty thường ký kết hợp đồng trong thời hạn 1 năm, hết thời hạn 1 năm hai bên sẽ thực hiện ký kết lại để đảm bảo uy tín giữa các bên và đảm bảo giá cả sát với biến động của thị trường. Hiện tại, Công ty đang thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký kết với các khách hàng, có thời hiệu từ 01/01/2010 đến 31/12/2010.

  1. Dự kiến doanh thu một số khách hàng lớn của Công ty trong năm 2010

STT

Tên khách hàng

Năm 2010

Doanh thu (triệu đồng)

Thời gian

1

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

18.000

1/1-31/12/2010

2

Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam

30.000

1/1-31/12/2010

3

Nghành Xi măng

8.000

1/1-31/12/2010

4

Ngành Cơ khí

6.000

1/1-31/12/2010

5

Doanh nghiệp tư nhân

30.000

1/1-31/12/2010

6

Doanh nghiệp khác

35.000

1/1-31/12/2010




Tổng

127.000




Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ

  1. Каталог: cims -> 2010 01 W1

    tải về 1.65 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương