SỞ gd&Đt vĩnh phúC



tải về 42.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích42.98 Kb.
#32530

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

——————


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ – THPT CHUYÊN

————————————









Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 đ)

a. Mặt phẳng xích đạo là mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục Trái Đất, mặt phẳng này chia Trái Đất làm hai nửa: bán cầu Bắc và bán cầu Nam

- Xích đạo là giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo với bề mặt Trái Đất là một vòng tròn tưởng tượng, như vậy mặt phẳng xích đạo và xích đạo khác nhau.



0,25

0,25


b. Châu Phi là châu lục nóng, khô, nhiệt độ trung bình cao nhất trên Trái Đất vì:

- Lục địa có dạng hình khối, có nhiều dòng biển lạnh ven bờ thường xuyên có gió từ lục địa thổi ra, vị trí có 2 cao áp chí tuyến ngự trị, bề mặt đệm lớp phủ thực vật ít.


0,25


c. Nêu và giải thích sự phân bố các vành đai khí áp trên Trái Đất

- Ở xích đạo nhiệt độ cao, không khí nóng nở ra, bốc lên cao tỏa ra hai bên xích đạo sau đó lạnh dần giáng xuống tạo nên sức ép nén hình thành áp cao chí tuyến.

- Ở vùng ôn đới, không khí đối lưu hình thành hạ áp.

- Ở cực không khí lạnh nên hình thành áp cao.

- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu và quay quanh Mặt Trời trong điều kiện trục của nó luôn nghiêng và không đổi hướng nên các địa điểm trên Trái Đất không nhận được 1 lượng bức xạ Mặt Trời như nhau tại một thời điểm nhất định. Từ đó dẫn đến sự phân bố nhiệt theo vành đai mà khí áp phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Do sự vận động của hoàn lưu khí quyển dưới tác động của nhiệt độ và lực tự quay của Trái Đất.



0,25
0,25

0,25
0,25

0,25


Câu 2

( 1,5 đ)

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tăng trưởng thu nhập quốc gia (GNI) trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm.

- Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự phát triển nhanh, hiệu quả nhưng bền vững của nền kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là tăng trưởng đạt được do tăng thêm nhiều vốn, tăng lao động và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng đi liền với tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, hoàn thiện môi trường kinh doanh...đây là phương thức tăng trưởng phổ biến ở các nước phát triển.

- Sự tăng trưởng kinh tế ở nước ta có ý nghĩa: Tạo tiền đề cho đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chống tụt hậu về kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế Thế Giới và khu vực.


0,25

0,25
0,25


0,25


0,5

Câu 3

( 1,5 đ)

Nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên.

- Giới thiệu ngắn gọn về Tây Nguyên

- Đặc điểm mạng lưới đô thị thưa, phân bố phân tán

- Quy mô: Đô thị đều có quy mô nhỏ và trung bình

+ Có 1 đô thị có quy mô từ 20 – 50 vạn dân ( Buôn Ma Thuột)

+ Có 4 đô thị từ 10- 20 vạn dân: Kon Tum, Plâycu, Bảo Lộc, Đà Lạt.

+ Còn lại là dưới 10 vạn dân

- Về phân cấp:

+ Có 2 đô thị loại 2: Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.

+ Có 3 đô thị loại 3: Kon Tum, Plâycu, Bảo Lộc.

+ Có 3 đô thị loại 4: An Khê, Gia Nghĩa, Ayapa.

- Về chức năng: Phần lớn là chức năng hành chính chưa có trung tâm công nghiệp, chỉ là các điểm công nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến.

- Giải thích:

+ Mật độ dấn số thấp, thưa dân, quy mô đô thị còn nhỏ.

+ Kinh tế chậm phát triển, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cao

+ Cơ sở hạ tầng còn hạn chế nhất là giao thông vận tải nên mạng lưới đô thị phân tán, thưa thớt.


0,25


0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


Câu 4

( 1,0 đ)

- Trình bày đặc điểm nhóm đất Feralit ở nước ta:

+ Chiếm diện tích lớn nhất ( khoảng 4/5 diện tích lãnh thổ), phân bố ở trung du và miền núi nước ta.

+ Đất có màu đỏ vàng, chua, nghèo mùn.

+ Có nhiều loại đất Feralit: Feralit phát triển trên đá ba dan (d/c), Feralit phát triển trên đá vôi ( d/c), Feralit phát triển trên các loại đá mẹ khác ( d/c).

- Đất Feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình hình thành đất ở nước ta vì: Quá trình Feralit là quá trình đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong điều kiện nhiệt ẩm cao quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên một lớp đất dày, mưa nhiều rửa trôi các chất ba dơ dễ hòa tan làm đất chua, tích tụ nhiều Oxit Fe và Oxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng.

0,25
0,25


0,25

0,25


Câu 5

( 1,5 đ)

Chứng minh và giải thích sự phân hóa khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Giới thiệu về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Sự phân hóa khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thể hiện cụ thể như sau:

* Phân hóa theo không gian:

+ Sự thay đổi nhiệt độ trong tháng 1: Lạng Sơn nhiệt độ TB tháng 1: 140 C, Hà Nội: 14 - 180 C.

+ Từ Đông sang Tây, lượng mưa giảm ( vùng Móng Cái mưa nhiều, Lạng Sơn mưa ít).

* Phân hóa theo đai cao:

- Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: (d/c)

- Vùng chắn gió mưa nhiều: Bắc Quang...

* Phân hóa theo mùa ( theo thời gian)

- Sự phân mùa trong chế độ gió: 2 mùa rõ rệt

+ Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu lạnh có ít nhất 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.

+ Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ, mưa nhiều.

+ Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa (d/c)

+ Lượng mưa thay đổi theo mùa.

- Giải thích:

+ Vị trí nằm gần chí tuyến nơi đón gió mùa Đông Bắc sớm nhất nước ta tạo ra sự phân hóa theo mùa.

+ Ảnh hưởng của địa hình dẫn đến phân hóa khí hậu theo không gian, theo độ cao.



0,25


0,25

0,25

0,25

0,25
0,25



Câu 6

(1,5 đ)

So sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta

- Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

* Giống nhau:

- Cả 2 trung tâm đều hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp: vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng, có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ cấu ngành đa dạng, giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất nước ta.

* Khác nhau:

- Khác nhau về vai trò và quy mô: Hà Nội là thủ đô nên giá trị sản lượng công nghiệp nhỏ hơn, TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất, giá trị sản lượng công nghiệp hiện nay chiếm trên 10%.

- Hà Nội so với TP Hồ Chí Minh: Nằm gần các vùng nguyên liệu, khoáng sản.( d/c).

- Cơ cấu ngành và hướng chuyên môn hóa cũng có sự khác nhau ( d/c).


0,25

0,5

0,25



0,25

0,25


Câu 7

( 1,0 đ)

ĐBSH đóng vai vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta vì:

- Có vị trí quan trọng, có thủ đô Hà Nội, vùng có quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời nhất, nhiều tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số 2, GDP của vùng chiếm 23% so với cả nước, có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...với nhiều ngành công nghiệp có vai trò quan trọng với cả nước ( d/c)

- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào có vai trò với cả nước.

- Có cảng Hải Phòng cửa ngõ xuất nhập khẩu của phía Bắc, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, có đầu mối giao thông quan trọng Hà Nội.


0,25


0,25

0,25


0,25

Tổng




10,0

Chú ý: học sinh trình bày khác nhưng có đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa

......................Hết......................
Каталог: upload -> info -> attach
attach -> PHÒng đÀo tạo số: /tb-đt cộng hoà Xà HỘi chủ nghĩa việt nam
attach -> SÁch tham khảo văn học nưỚc ngoàI
attach -> Thông tin cập nhật các ấn phẩm nghiên cứu sốt rét mới nhất trên toàn cầu
attach -> 1. Việc xác định mức phạt tiền cụ thể
attach -> NỘi dung giới thiệu về nhà sản xuất daavlin usa
attach -> 200 questions The English Olympic for youth officials 2014 Historical questions
attach -> ĐỀ CƯƠng chi tiết lesson phonetics (NGỮ ÂM) MỘt vài quy tắc về trọng âM (stress)
attach -> TRƯỜng đẠi học tài nguyên và MÔi trưỜng hà NỘI
attach -> ĐỀ thi chọn học sinh giỏi năm họC 2010-2011 MÔn thi: LỊch sử LỚP 9 – BÀi thứ hai
attach -> TRƯỜng đẠi học tài nguyên và MÔi trưỜng hà NỘI

tải về 42.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương