Sự đa dạng sáng tạo của chúng ta


Văn hoá trong tổ chức, sử dụng và tuân thủ quyền lực



tải về 0.93 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.93 Mb.
#29147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Văn hoá trong tổ chức, sử dụng và tuân thủ quyền lực

Ngày 16/12/2004. Cập nhật lúc 16h 14'

Trong đời sống xã hội, quyền lực là một nhu cầu cần thiết. Nó có mặt trong mọi sinh hơạt tập thể, cộng đồng của con người. Nó là yếu tố không thể thiếu được của bất kỳ tổ chức nào (xã hội, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo. . .), bất kỳ môi trường nào (cơ quan, gia đình, trường học, nơi công cộng...).

Quyền lực là cái cần thiết để đưa tập thể, cộng đồng, và nói rộng hơn là cả xã hội vào trật tự, tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động của số đông.

Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt. Dân chủ, văn hóa chính trị của nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong sự chuyển biến này có vai trò tích cực của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền, nghĩa là những eơ quan và người có quyền lực. Tuy nhiên, cũng như các quan hệ kinh tế, xã hội nói chung, mối quan hệ quyền lực trong xã hội - ở các phạm vi khác nhau - đều có những hiện tượng không lành mạnh cần được nhận dạng, phê phán và khắc phục. Có thể khái quát một số những hiện tượng sai trái trong tổ chức, sử dụng và tuân thủ quyền lực như sau:

- Lạm quyền. Mặc dù là cần thiết, không thể thiếu, song quyền lực cũng chỉ là một công cụ để điều chỉnh hành vi, thái độ của con người. Ngoài nó ra còn có những công cụ khác để đạt được mục tiêu trên. Đó là sự thuyết phục bằng lý lẽ, bằng sự nêu gương, bằng sự khích lệ, động viên, bằng lợi ích... nói tóm lại, bằng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, kinh tế. Có khi, các phương thức này lại có hiệu quả tốt hơn, đi vào lòng người hơn, dễ tạo nên sự thống nhất một cách tự giác, từ trong nhận thức, niềm tin của mỗi cá nhân. Thế nhưng, trong thực tế, rất nhiều cá nhân, tổ chức không thấy điều này, mà lại chỉ thích sử dụng công cụ quyền lực, nghĩa là dùng phương pháp mệnh lệnh, cưỡng bức để buộc người khác phải tuân theo. Đấy chính là hiện tượng lạm dụng quyền lực. Nhiều cơ quan nhà nước ở các cấp (thực chất là các cá nhân hay nhóm nhân danh tổ chức) cũng có hiện tượng này. Chẳng hạn, một địa phương chủ trương lấy đất để làm khu công nghiệp - thương mại. Mặc dù đó là chủ trương đúng, nhưng do chưa giải thích rõ quyền lợi của người dân trong phạm vi ảnh hưởng, chưa tính toán một cách hợp lý nhất các phương án đền bù, tái định cư đã vội đưa ra mệnh lệnh hành chính buộc dân phải di chuyển, giải phóng mặt bằng, khiến người dân phản ứng. Đây là trường hợp chủ trương đúng, nhưng lạm dụng quyền lực, nên kết quả không tốt. Trong thực tế, có nơi vừa đưa ra những chủ trương sai trái lại vừa lạm dụng quyền lực, nên phản ứng của người dân còn lớn hơn.

- Lợi dụng quyền lực. Bản chất của hành vi này là làm sai mục đích eủa quyền lực. Mỗi cương vị, chức vụ trong tổ chức chính trị nói chung hay nhà nước đều có một quyền nhất định. Nhìn chung, mục đích của mọi quyền này đều nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, tổ chức và rộng hơn là cả xã hội. Mặc dù trong pháp luật cũng như các văn bản, nội quy của các tổ chức thường có điều quy định cấm người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi ích riêng, nhưng trên thực tế, không ít người khi được giao quyền lực thì lại dùng nó để mưu lợi riêng cho một nhóm nào đó, trong đó có lợi ích của cá nhân mình. Những biểu hiện của sự lợi dụng này vô cùng đa dạng, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nước về kinh tế, tư pháp. Báo chí từng nêu rất nhiều trường hợp giám đốc doanh nghiệp, các quan chức quản lý ở các bộ, ngành lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng hoặc đưa ra những quyết định có lợi cho mình mà gây thiệt hại cho Nhà nước. Chỉ riêng việc lợi dụng quyền hạn để đưa ra văn bản hạn chế tự do kinh doanh của một số doanh nghiệp cũng đã làm lợi không chính đáng cho rất nhiều doanh nghiệp khác có “quan hệ đặc biệt'' với họ.

- Lấn quyền, lộng quyền. Bản chất của hành vi này là cố ý vượt quá quyền hạn được giao, lấn át quyền hạn của người khác, tổ chức khác có cùng chức năng. Lấn quyền có thể do vô ý, còn lộng quyền là hành vi hoàn toàn cố ý. Lộng quyền nghiêm trọng hơn lấn quyền, gây hậu quả xã hội và thiệt hại lớn hơn rất nhiều. Lấn quyền và lộng quyền thường đi kèm với tình trạng mất quyền (hay là nhược quyền) của người khác, tổ chức khác có cùng chức năng. Tlnh trạng này thường xảy ra ở mức độ cá nhân nhiều hơn mức độ tổ chức và cơ quan nhà nước, bởi lẽ quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhau thường được pháp luật điều chỉnh rõ hơn. Trong hệ thống chính trị của chúng ta ở các cấp, tình trạng lấn quyền giữa các tổ chức vẫn xảy ra, thậm chí có cả hiện tượng lộng quyền của cá nhân nào đó. Thông thường, ở nơi nào có hiện tượng này, hiệu lực của hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo, quản lý đều giảm.

- Chuyên quyền, độc đoán. Bản chất của hành vi này là việc một người có quyền bất chấp quyền hạn của tập thể, tự mình quyết định mọi vấn đề liên quan tới tập thể, cộng đồng. Hậu quả của nó là gây nên phản ứng của tập thể, làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới trở nên không tốt đẹp. Nó trái với nguyên tắc tập trung dân chủ trong các tổ chức, cơ quan. Ngay cả các tổ chức, cơ quan hoạt động theo cơ chế một thủ trưởng, tình trạng chuyên quyền độc đoán cũng là một hiện tượng không tốt.

Những hiện tượng sai trái trong sử dụng quyền lực kể trên cho thấy, những chủ thể quyền lực (kể cả cá nhân và tổ chức) đó chưa đạt những yêu cầu cơ bản về cầm quyền mà những nhà tư tưởng chính trị Đông, Tây, kim, cổ đều đã đề cập lâu nay. Đó là sự thiếu đạo đức, thiếu tri thức trong việc cầm quyền, không biết rằng mục đích của quyền lực nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng là phục vụ xã hội, phục vụ tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thiếu đạo đức còn là ở chỗ, những kẻ có quyền này ngày càng có xu hướng hưởng lạc, không những không biết phục vụ mà còn không tự khép mình vào những kỷ luật đạo đức không biết kiềm chế dục vọng bản thân. Một số người càng có nhiều quyền, nhiều tiền thì càng ăn chơi xa xỉ, tới mức bất chấp dư luận xã hội. Thiếu đạo đức còn thể hiện ở chỗ, để đạt đến quyền lực, nhiều kẻ bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức, không ngại ngần dùng các biện pháp mua chuộc, vu khống, bôi nhọ... người khác.

Bên cạnh sự thiếu đạo đức, nhiều người còn bộc lộ sự thiếu tri thức sử dụng quyền. Họ không biết dùng các biện pháp phi quyền lực đề tác động tới cơn người mà chỉ thích dùng quyền lực, thể hiện quyền lực ở khắp nơi, tạo ra tâm lý sợ hãi, không dám phản ứng ở quần chúng.

Đối lập với những sai phạm ở người nắm quyền, ở phía cấp dưới, quần chúng cũng có những hiện tượng sai trái trong tuân thủ quyền lực:

- Nhược quyền (nhu nhược). Đây là việc người, cơ quan và tổ chức có quyền lực, nhưng không dám sử dụng, không có cách làm cho quyền lực đạt hiệu lực cần thiết. Đây là mặt đối lập đi liền với hiện tượng lấn quyền, lộng quyền hay độc đoán, chuyên quyền. Khi người này, cơ quan, tổ chức này lấn quyền, lộng quyền hay độc đoán, chuyên quyền thì đồng thời người kia, tổ chức, cơ quan kia bị nhược quyền.

- Bất chấp quyền lực. Đó là sự coi thường (thường gặp ở cấp dưới và nhất là người dân) quyền hạn của cơ quan và công chức nhà nước, dẫn đến bất tuân mệnh lệnh của các cá nhân và tổ chức, cơ quan có quyền lực. Hiện tượng này nói lên tình trạng không lành mạnh trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, nhiều nơi người dân không chấp hành quy định, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chây ỳ trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng, hơn thế còn chống lại người thi hành công vụ (công an, kiểm sát, thanh tra, tòa án..). Đôi khi, tình trạng này cũng xảy ra ở một số cơ quan, tổ chức khi họ không chấp hành các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực mà các cơ quan, tổ chức này hoạt động.

Bên cạnh những hiện tượng sai trái trong sử dụng và tuân thủ quyền lực nhà nước nêu trên, còn có một số nhược điểm trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đó là các hiện tượng:

- Quyền lực không tương xứng với nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích. Trong quan hệ với công dân, các cơ quan nhà nước thường có nhiều quyền hơn nghĩa vụ, nghĩa là ngược lại, công dân phải chịu nhiều nghĩa vụ hơn quyền lợi Điều này thể hiện rất rõ trong các quy định thủ tục hành chính. Có rất nhiều thủ tục hành chính gây rắc rối cho công dân, tổ chức. Tuy nhiên, khi cơ quan nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của công dân như quy định thì không ai phải chịu trách nhiệm gì. Ngay cả trong lĩnh vực tư pháp cũng vậy, kết tội oan sai, song không cơ quan nào chịu trách nhiệm hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong việc khắc phục hậu quả, xin lỗi và khôi phục danh dự, nhân phẩm cho những người bị ảnh hưởng.

- Quyền lực chồng chéo, hoặc không rõ ràng. Điều này thể hiện ở chỗ, một vấn đề có nhiều người, nhiều cơ quan có quyền quyết định, chi phối, kiểm soát, khiến cho đối tượng chịu tác động từ nhiều kênh quyền lực, nhiều sự chỉ đạo, lãnh đạo. Thí dụ, một doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan: công an, thanh tra, kiểm sát, chưa kể thuế vụ, quản lý thị trường ... Ngược lại, nhiều hoạt động, nhất là những hoạt động mới xuất hiện từ cơ chế thị trường, không bị kiểm tra, kiểm soát, quản lý của cơ quan nào, hoặc nếu có thì chỉ là tạm thời, thiếu chặt chẽ. Báo chí gần đây nói nhiều về tình hình lộn xộn trong xuất khẩu lao động, trong các tổ chức liên doanh đào tạo, du học nước ngoài, thám tử tư... là thuộc trường hợp này.

- Thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu. Điều này thể hiện ở chỗ, giữa các cơ quan và cá nhân thực thi quyền lực nhà nước thiếu cơ chế kiểm soát lẫn nhau. Tnh trạng thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến lạm quyền, lấn quyền, lộng quyền, chuyên quyền.

Ngọn nguồn của tất cả các tình trạng trên là từ đâu?

Về mặt chủ quan các cá nhân, có những nguyên nhân sau:

Tham vọng quyền lực. Đây là động cơ tâm lý dẫn người ta tới chỗ luôn hướng tới việc thâu tóm quyền lực, không thỏa mãn với quyền hạn được quy định. Ngày nay, khi đất nước đã bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng kinh tế, những lợi ích có được khi có quyền lực khiến người có động cơ xấu ra sức đua chen để tranh giành các cương vị, chức vụ và quyền lực đi kèm các chức vụ, cương vị đó.

Mưu lợi cá nhân. Nhiều cán bộ cố tình luồn lách khe hở của quy định, của thể chế để mưu lợi cá nhân và cục bộ, thoái thác trách nhiệm, nghĩa vụ. Quyền thì muốn có nhiều, nhưng động đến trách nhiệm đi kèm thì lờ đi, hoặc đổ tại do ''hạn chế về trình độ”, trong khi trước đó, lúc đua giành chức quyền thì ai cũng khẳng định mình ''trình độ có thừa''.

Văn hóa chính trị kém. Điều này thể hiện ở những người chưa hiểu quyền lực của mình mang tính chất gì, quyền lực nhà nước hay quyền lực xã hội, nguồn gốc, cơ sở của quyền lực đó từ đâu, giới hạn như thế nào. Cũng d văn hóa chính trị kém, nhiều người có chức quyền cũng không nhận thấy phải tôn trọng con người, nên có thái độ và sử dụng quyền lực không đúng mực.

Về mặt khách quan, có những nguyên nhân sau:

- Xã hội Việt Nam có truyền thống văn hóa chính trị trọng quyền chức. Điều này càng thúc đẩy nhiều người lao vào chạy đua quyền lực và khi đã có rồi thì dùng mọi cách bám giữ quyền lực dẫn đến những hiện tượng không đúng đắn như trên.

- Trình độ phát triển chung của đất nước còn thấp; trong quá trình chuyển đổi kinh tế, nhiều hiện tượng mới, hoạt động mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam (chẳng hạn các loại hình kinh doanh và các quan hệ kinh tế hàng hóa thị trường) chưa có các cơ chế thực hiện quyền lực khi xử lý các vấn đề nảy sinh.

- Pháp luật chưa hoàn thiện, thể hiện ở nhiều khía cạnh, như quy định các mối quan hệ, phân công, phối hợp, quyết định, thực hiện, kiểm tra, giám sát... chưa thật hợp lý.

- Cơ chế, chính sách còn có những bất hợp lý. Nhìn chung, cơ chế, chính sách, chế độ của chúng ta vẫn có phần ưu ái người có chức có quyền, nhất là trong cơ quan quản lý nhà nước. Điều này càng củng cố tâm lý trọng quyền chức.

Làm thế nào để khắc phục những hiện tượng trên? Trước hết, phải khẳng định, đây là một quá trình phụ thuộc nhiều mặt, có những mặt có thể giải quyết ngay được, nhưng có mặt phải là một quá trình lâu dài, với nhiều giải pháp:

Một là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy và pháp luật, nhất là hoàn thiện thể chế pháp lý cho các cơ quan, cá nhân có quyền trong bộ máy nhà nước từ trên xuống dưới. Điều cần lưu ý là, phải thống nhất nguyên tắc quyền lực phải bị kiểm soát; quyền lực phải được phân chia và phân eông rõ ràng, hợp lý; quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích.

Hai là: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để làm sao mỗi con người đều có cơ hội phát triển tài năng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đều được tôn trọng, có được lợi ích xứng đáng mà không nhất thiết phải chạy theo quyền lực, chức vụ, nhất là chức vụ chính quyền.

Ba là: Giáo dục, nâng cao văn hóa chính trị cho xã hội nói chung và cán bộ nói riêng. Cần làm cho mọi người hiểu được quyền lực phải phụ thuộc vào ý chí của số đông, của quần chúng; trong xã hội hiện đại và dân chủ, thì ý chí của số đông là cơ sở của quyền lực và lợi ích chung chính là mục tiêu của mọi quyền lực. Mọi quyền lực đều có giới hạn nhất định. Do vậy, phải nhận thức rõ giới hạn của quyền lực và không được phép vượt qua giới hạn đó. Đồng thời, phải làm cho mỗi người có quyền - dù mức độ lớn nhỏ thế nào - cũng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ tương xứng. Nếu làm tốt thì có lợi ích xứng đáng, nếu không làm tốt nghĩa vụ thì phải chịu một trách nhiệm nhất định. Đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức của người cầm quyền.

Theo TS Vũ Hoàng Công, Tạp chí Lý luân Chính trị, tháng 11/2004

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Ngày 17/6/2004. Cập nhật lúc 16h 57'

Toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu, một vấn đề lớn trong sự phát triển nhân loại trên tất cả các lĩnh vực. Ở lĩnh vực văn hóa, xu thế toàn cầu hóa thể hiện rất rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, trong mối quan hệ đa chiều về văn hóa ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Sự bùng nổ của hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng; sự hình thành và truyền lan nhiều loại hình văn hóa; sự xuất hiện và truyền bá nhiều lối sống, cách sống khác nhau…đã, một mặt, tạo cơ hội cho giao lưu, tiếp biến văn hóa, song mặt khác, lại đặt ra những thách thức cho việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tộc người.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, không ít quốc gia đã phải trả giá cho việc quá chú trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ văn hóa; quá quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại mà lãng quên truyền thống, di sản, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Để tận dụng được những thuận lợi, vượt qua những thách thức của bối cảnh, vấn đề đặt ra là phải có được định hướng và giải pháp nhằm thích ứng với xu thế toàn cầu hóa văn hóa; tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trên cơ sở bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững. Có thể nói đây không chỉ là một nhiệm vụ cụ thể mà còn là định hướng, giải pháp trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1. Quan niệm và thực trạng chung Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, nhân dân hết sức quan tâm tới vấn đề giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để làm sống dậy mọi tiềm năng văn hóa như là một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động văn hóa cho thấy bên cạnh những thành tựu lớn cũng tồn tại những bất cập không nhỏ về quan niệm, về phương thức thực hành, về những hoạt động cụ thể trong việc phát hiện, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Vì vậy, thống nhất quan niệm, phương thức thực hành trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vẫn thực sự là một nhu cầu cần thiết. Về mặt quan niệm, Nghị quyết Hội nghị lấn thứ 5 BCHTƯ (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu rõ di sản văn hóa là gì và khẳng định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta: ''Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể''.



Luật di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29-6-2001 và có hiệu lực thi hành từ 1-1-2002 cũng đã khẳng định ''Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta''.

Nhiều nhà khoa học xã hội, những người làm công tác quản lý văn hóa cũng đã quan tâm tới vấn đề di sản văn hóa ở những góc độ khác nhau, và ở một mức độ nhất định, thống nhất rằng: ''Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người nhằm vươn tới đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ. Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa và tương tác giữa môi trường - con người - văn hóa, là sự vươn lên những thách đố khốc liệt bằng sự kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại, là tấm lòng bao dung, sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình với sự thích ứng và tiếp thu những giá trị của các văn hóa khác''.

Như vậy, ở bình diện chung, có thể thấy rằng di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm, toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ, trao truyền nhiều thế hệ. Nó có thể là di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết, diễn xướng, lễ hội, lối sống...); cũng có thể là di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...). Di sản văn hóa tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những vùng miền, những tộc người khác nhau. Sự đa dạng, giàu có của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ bởi dân tộc ta đã có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước; không chỉ bởi nước ta hội tụ sự đặc sắc văn hóa của 54 tộc người... mà còn bởi mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều cố gắng bảo tồn những sắc thái văn hóa, những truyền thống văn hóa lâu đời của riêng mình để góp chung vào kho tàng di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại. Di sản văn hóa của từng tộc người, của cả dân tộc cần được bảo tồn, cần được làm sống dậy tiềm năng to lớn của nó để góp phần vào sự nghiệp xây đựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây là công việc hết sức cần thiết, hết sức có ý nghĩa, bởi nếu không có giải pháp bảo tồn, phát huy một cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều di sản văn hóa, cả vật thể và phi vật thể, sẽ nhanh chóng bị hủy hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, bởi mặt trái của toàn cầu hóa và thị trường hóa...Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo; rất nhiều cổ vật, di vật đã được bảo vệ... Các dân gian, phong tục, nếp sống đẹp... đã được phục hồi và phát triển. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, toàn dân bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa cũng như nền văn hóa dân tộc. Những thành tựu này thật sự lớn và đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như sức mạnh của Nhà nước, của toàn dân trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa mới. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa cho thấy, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng nổi lên một số hiện tượng đáng quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích; lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa; hiện tượng mê tín dị đoan gia tăng; lễ hội truyền thống còn nhiều lôn xộn; việc tổ chức cưới xin, tang lễ còn nhiều hủ tục; lối sống thực dụng gia tăng; đạo đức suy thoái ở một bộ phận cán bộ, nhân dân... Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa xã hội nói chung, môi trường bảo tồn di sản văn hóa nói riêng kém lành mạnh, bền vững. Mặc dù toàn xã hội và ngành văn hóa thông tin đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp (như xóa bỏ tệ chùa giả, động giả ở Chùa Hương, chấn chỉnh hoạt động lễ hội, khuyến khích cưới xin theo đời sống mới, đẩy mạnh chống tệ nạn mại dâm, ngăn ngừa hoạt động karaoke trái chiều; thu hồi các cổ vật bị đánh cắp, mua bán trái phép…) song, rõ ràng, đây vẫn là những thách thức đặt ra cho toàn xã hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc



2. Những vấn đề đặt ra từ hiện trạng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Trong thời đại hiện nay, chúng ta luôn khẳng định vị thế to lớn của văn hóa trong phát triển bền vững; khẳng định vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong xây dựng nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cũng cần thiết phải nhấn mạnh rằng: bối cảnh toàn cầu hóa; những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề cần chú trọng trong phát triển nền văn hóa cũng như trong công tác bảo tồn, phát huy đi sản văn hóa dân tộc. Ở đây, chúng tôi xin đơn cử một số vấn đề sau:



Trước hết, đó là việc phải xử lý hài hòa mối quan hệ tương tác giữa sức ép của toàn cầu hóa trên lĩnh vực văn hóa và nhu cầu bảo vệ di sản văn hóa dân tộc theo hướng vừa tăng cường giao lưu vừa giữ được bản sắc, vừa tận dụng thuận lợi vừa vượt qua thách thức. Đây thuộc về vấn đề quan điểm, đường lối, cách xử lý... sao cho văn hóa Việt Nam vừa tham gia vào văn hóa nhân loại như một bộ phận quan trọng vừa tồn tại như một chỉnh thể độc lập, giàu bản sắc. Trong quan hệ này, các yếu tố kế thừa và cách tân, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giao lưu và tiếp biến văn hóa... cần được nhìn nhận một cách thấu đáo, biện chứng.

Thứ hai, vấn đề giữ gìn giá trị di sản văn hóa (sự sáng tạo, phương thức phổ biến, phương tiện, thiết chế, sản phẩm...), trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự gia tăng nhanh chóng các sản phẩm văn hóa hiện đại. Không giải quyết được vấn đề này, văn hóa truyền thống dễ bị đẩy ra ngoài phạm vi quan tâm của con người, nhất là thế hệ trẻ.

Thứ ba, vấn đề xây dựng định hướng, đường lối cho việc bảo vệ di sản văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt trái cơ chế thị trường dễ đem đến cách sống, tâm lý hưởng thụ, lối sống vì tiền, sự chú ý lợi ích vật chất... dẫn tới ít quan tâm hoặc lãng quên giá trị tinh thần, nhạt phai yếu tố đạo đức, coi trọng cá nhân mà ít quan tâm tới cộng đồng, cũng như những giá trị văn hóa được lưu giữ trong cộng đồng.

Thứ tư, vấn đề ứng xử của văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa sao cho vừa hòa nhập với quốc tế vừa bảo vệ, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng...
Thứ năm, bên cạnh những vấn đề mang tính chiến lược như vậy, cần thiết chú trọng tới hàng loạt vấn đề khác, mang tính sách lược, tính điều kiện như: đổi mới cơ chế và phương thức bảo tồn; chính sách và bộ máy thực hiện, trang bị phương tiện công nghệ và đào tạo đội ngũ chuyên gia... Đặc biệt, cần phải tiến hành chương trình tổng kiểm kê di sản văn hóa toàn quốc đồng thời trên cơ sở đó mà nghiên cứu một cách sâu sắc về giá trị của từng nhóm, loại di sản văn hóa để có thể đề ra phương thức tốt nhất trong bảo tồn chúng. Chương trình cấp quốc gia về sưu tầm văn hóa phi vật thể, về tổng kiểm kê di sản văn hóa, về chống xuống cấp và tôn tạo đi sản do ngành văn hóa thực hiện; chương trình bảo vệ Hoàng thành Thăng Long; chương trình sưu tầm Sử thi Tây Nguyên và một số địa bàn khác do Viện khoa học xã hội Việt Nam thực hiện; là những công việc đúng hướng, có hiệu quả, đáng được trân trọng, đẩy mạnh và mở rộng.

3. Một số giải pháp bảo tồn di sản văn hóa trước thách thức của toàn cầu hóa :

Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, vấn đề giải pháp phù hợp, có hiệu quả là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Ở đây, chúng tôi xin đề cập một số vấn đề không có ý nghĩa giải pháp như sau:


- Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu văn hóa quốc tế để học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở kiên định đường lối phát triển văn hóa của Đảng: tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng con người mang đặc tính văn hóa Việt Nam truyền thống đồng thời có thể tiếp cận được những giá trị thời đại, có ý thức tôn trọng bảo vệ, tự hào về nguồn di sản văn hóa dân tộc.
- Lập và triển khai các chương trình quốc gia về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó chú trọng đặc biệt đến các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo vật, cổ vật, di tích... quốc gia. Tăng cường sưu tầm, tập hợp, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các địa phương trong cả nước, tạo nên lòng tự hào về di sản văn hóa, ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa trong mỗi người dân.

- Thực thi Luật Di sản văn hóa trong cuộc sống, tạo sức mạnh hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng trong sưu tập, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, tạo sức mạnh nội sinh để đứng vững trước xu thế toàn cầu hóa.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, phương tiện, cán bộ... cho việc bảo vệ di sản văn hóa ở Việt Nam.

Tuy nhiên, về chiều sâu, trên cơ sở đường lối văn hóa đúng đắn của Đảng, phải có được một chiến lược giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Chiến lược ấy, với tư cách một giải pháp tổng hợp, phải tạo ra được kế hoạch, phương thức, cơ chế, bộ máy, con người, phương tiện... đồng bộ, lâu dài cho việc tìm tòi, lưu giữ, phát huy, truyền bá di sản văn hóa... Đặc biệt, chiến lược đó, suy cho cùng, phải tạo được một thói quen, một nếp sống coi trọng di sản văn hóa trong từng con người, một môi trường thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy đi sản văn hóa, một phong trào toàn dân trân trọng và bảo vệ di sản văn hóa.

Nói tóm lại, di sản văn hóa, bản sắc văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Bảo tồn di sản văn hóa, do vậy, không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi thiết thực của mỗi con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi vấn đề phát triển văn hóa đang gặp những thuận lợi nhưng cũng đứng trước những thách thức, rủi may không nhỏ, thì việc mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng, cả dân tộc... dồn sức cho việc bảo tồn di sản văn hóa phải được xem như một quyền lợi tất nhiên, tiên quyết. Nắm vững quy luật, tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược, giải quyết những vấn đề đang nổi cộm, có hệ thống giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả... chính là những điều kiện cần và đủ để công tác, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển mới.

(Tạp chí văn hoá văn nghệ)



Каталог: tailieucuaan
tailieucuaan -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieucuaan -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1001
tailieucuaan -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06/6/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
tailieucuaan -> Nghị định số 148/2007/NĐ-cp ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
tailieucuaan -> Câu: Quá trình nhận thức của Đảng về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1954
tailieucuaan -> CHÍnh sách ngoại thưƠng của việt nam
tailieucuaan -> Vấn đề 1 : Nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
tailieucuaan -> Third United Nations Conference on the Law of the Sea
tailieucuaan -> Đề Ở một ngành có 3 hãng a b c, chúng cạnh tranh tự do với nhau. Lượng sản phẩm sx ra của các hãng lần lượt là 100,150,200 sản phẩm, với giá trị các biệt tương ứng là : 3, 2

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương