SỰ Đa dạng một số nhóm côn trùng cánh màng (hymenoptera) VÀ CÁnh nửA (heteroptera) Ở VƯỜn quốc gia phong nha – KẺ BÀNG, TỈnh quảng bìNH



tải về 156.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích156.8 Kb.
#35621
SỰ ĐA DẠNG MỘT SỐ NHÓM CÔN TRÙNG CÁNH MÀNG (HYMENOPTERA) VÀ CÁNH NỬA (HETEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH
LÊ XUÂN HUỆ, ĐẶNG ĐỨC KHƯƠNG,

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Mở Đầu

Côn trùng rất phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể, chúng không chỉ có hại đối với cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con người mà còn là nguồn tài nguyên mang lại lợi ích to lớn cho chúng ta. Từ lâu con người đã thuần hoá các loài ong mật (Apis cerana, Apis mellifera) để lấy mật, phấn hoa, sữa ong chúa và sáp ong để chữa bệnh. Mật ong có thể phối hợp với một số loại thuốc nam khác để điều trị một số bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hoá, bệnh viêm khớp. Loài ong bắp cày (Vespa soror) ngâm rượu thành một loại thức uống bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay việc khai thác và buôn bán côn trùng một cách bừa bãi, nhất là một số loài côn trùng có giá trị y học và thực phẩm nên chúng bị suy giảm mạnh về số lượng và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có địa hình phức tạp, có giá trị đa dạng sinh học cao về thành phần các loài động vật, thực vật nhưng đối với côn trùng thì chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu tính đa dạng của một số nhóm côn trùng cánh màng (Hymenoptera) và cánh nửa (Heteroptera) về mức độ phong phú, giá trị kinh tế của chúng và đề ra các biện pháp bảo tồn.

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Địa điểm: Khu vực rừng nguyên sinh (Tân Trạch, U Bò); Khu vực rừng thứ sinh đang phục hồi (Sơn Trạch, Phúc Trạch); Khu vực cây trồng nông nghiệp (Sơn Trạch, Phúc Trạch)



Thời gian: 2006-2008

2. Kết quả và thảo luận:

2.1. Thành phần loài: Chúng tôi đã điều tra và xác định được ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có 16 loài côn trùng thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera), trong đó có 8 loài thuộc họ ong mật (Apidae), 8 loài thuộc họ ong vàng (Vespidae); 47 loài côn trùng thuộc bộ cánh nửa (Heteroptera), trong đó có 11 loài thuộc họ Reduviidae, 16 lòai thuộc họ Coreidae, 2 loài thuộc họ Lygaeidae, 1 loài thuộc họ Miridae, 8 loài thuộc họ Pentatomidae, 3 loài thuộc họ Pyrrhocoridae, 2 loài thuộc họ Plataspididae, 4 loài thuộc họ Scutelleridae (Bảng 1)

Bảng 1: Số lượng các loài côn trùng thuộc bộ cánh màng và bộ cánh nửa đã xác định được ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng


TT

Tên bộ và họ

Số giống

Số loài

Số mẫu

I

Bộ cánh màng (Hymenoptera)










1

Họ ong mật (Apidae)

6

8

84

2

Họ ong vàng (Vespidae)

3

8

21

II

Bộ cánh nửa (Heteroptera)










1

Họ Reduviidae

10

11

20

2

Họ Coreidae

9

16

68

3

Họ Lygaeidae

2

2

17

4

Họ Miridae

1

1

1

5

Họ Pentatomidae

7

8

37

6

Họ Pyrrhocoridae

3

3

5

7

Họ Plataspidae

1

2

2

8

Họ Scutelleridae

3

4

18


Bảng 2: Danh sách các loài côn trùng thuộc bộ cánh màng và bộ cánh nửa đã xác định được ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng


TT

Tên latinh

SC rừng nguyên sinh

SC rừng thứ sinh

SC cây trồng NN




Bộ cánh màng Hymenoptera













Họ Apidae




X

X

1

Apis cerana Fabr.

X

X

X

2

Apis dorsata Fabr.

X

X




3

Amegilla zonata Lin.




X




4

Xylocopa basalis Smith




X

X

5

Xylocopa verticalis Lepel.




X

X

6

Crocisa histrio (Fabr.)




X




7

Ceratina brieroghiphica Smith




X




8

Melipona vidua Lepel.




X







Họ Vespidae










9

Parapolybia veria Fabr.




X




10

Parapolybia indica(de Sauss.)




X




11

Ropalidia fasciata Lin.










12

Vespa affinis Lin.




X




13

Vespa bicolor Fabr.




X




14

Vespa tropica Lin.

X

X




15

Vespa velutina Lepel.

X

X

X

16

Vespa ducalis Smith

X

X







Bộ cánh nửa Heteroptera













Họ Reduviidae










1

Epidau nebulo Stal




X




2

Sycanus szechuanus Hsiao




X




3

Biaticus minus Hsiao




X




4

Macracanthopsis nodipes Reut.




X




5

Euagoras plagiatus Burm.




X




6

Sycanus croceovittalus Dohrn.




X




7

Harpactor marginellus Fabr.




X




8

Valentia apetala de' Vuill.




X




9

Vesbius sanguinosus Stal




X




10

Rhihirbus trochantericus Stal

X

x




11

Spinia horrida Stal

X










Họ Coreidae










12

Homoeocerus impictus Hsiao

X

X

X

13

Homoeocerus subjectus Walk.

X

X

X

14

Homoeocerus unipunctatus Thunb










15

Homoeocerus yunnanensis Hsiao










16

Cletus granminis Hsiao

X




X

17

Clestomorpha simulans Hsiao




X

X

18

Leptocorisa acuta Thunb.




X

X

19

Leptocorisa chinensis Dall.




X

X

20

Leptocorisa varicornis Fabr.

X

X

X

21

Marcius longirostris Hsiao

X







22

Physomerus grossipes Fabr.










23

Grypocephalus pallipectus Hsiao










24

Riptortus parvus Hsiao










25

Riptortus linearis (Fabr.)




X

X

26

Riptortus pedestris (Fabr.)




X

X

27

Serinetha augur (Fabr.)

x

X

X




Họ Lygaeidae










28

Lygaeus hospes Fabr.




X

X

29

Pamera pallicornis Dall.

X

X

X




Họ Miridae










30

Isabellina sp.




X







Họ Pentatomidae










31

Dalpada oculata Dist.




X




32

Halyomorpha halys Stal

X







33

Megarhamphus truncates (Westw.)




X




34

Nezara viridula Lin.




X

X

35

Plautia fimbriata Fabr.




X

X

36

Cazira sp.




X




37

Cazira verrucosa (Westw.)




X




38

Tollumnia latipes Dall




x







Họ Pyrrhocoridae










39

Dysdercus cingulatus Fabr.




X




40

Iphyta sp.




X




41

Physopelta gutta Burm.




X







Họ Plataspididae










42

Coptosoma cribrarium Fabr.




X

X

43

Coptosoma signaticolle Fabr.




X

X




Họ Scutellevidae










44

Cantao ocellatus Thunb.




X




45

Chrysocoris dilaticollis Guer




X

x

46

Chrysocoris stolii (Wolf.)




X




47

Fitha sp.




x



Ba loài côn trùng bổ sung cho khu hệ Việt Nam: loài Melipona vidua thuộc họ Ong mật (bộ Cánh màng), loài Coptosoma signaticolle thuộc họ Plataspidae, loài Momoeocerus impictus thuộc họ Coreidae (bộ cánh nửa).

Sự đa dạng côn trùng của các nhóm đã được điều tra và phân loại được tính theo chỉ số đa dạng Margalef (d)

d = (S-1)/logN (theo Clarke Gorley, 2001)

S là số lượng loài; N là tổng số cá thể

Chúng tôi đã tính được chỉ số đa dạng của nhóm côn trùng cánh màng (Hymenoptera) là: d = (16-1)/log105 = 7,421; chỉ số đa dạng của nhóm côn trùng cánh nửa là: d = (47-1)/log168 = 20,670.



2.2. Sự phân bố của côn trùng theo sinh cảnh

Dựa vào sự phân vùng của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi chia ra các sinh cảnh: Rừng nguyên sinh có nhiều cây gỗ lớn ít bị tác động của con người (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); Sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi (phân khu phục hồi sinh thái); Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và cây trồng nông nghiệp (gồm những khu vực đã bị khai thác bỏ hoang và khu vực trồng cây nông nghiệp ở bìa rừng).

Côn trùng thu được ở sinh cảnh rừng nguyên sinh là ít (15 loài), ở sinh cảnh trảng cỏ - cây bụi và rừng nguyên sinh là 24 loài. Sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi có số lượng loài nhiều hơn cả là 54 loài. Các loài ong mật có giá trị kinh tế (Apis cerana và Apis dorsata) đều gặp ở cả ba sinh cảnh trên.

3. Ý nghĩ kinh tế của các nhóm côn trùng nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

3.1. Côn trùng hại cây trồng:

Các loài côn trùng thuộc bộ cánh nửa Heteroptera phần lớn là hại thực vật (trừ các loài thuộc họ Reduviidae và họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae). Trên các ruộng lúa ở bìa rừng thuộc xã Phúc Trạch chúng tôi gặp rất nhiều bọ xít dài (Leptocorisa aucuta) và bọ xít gai (Cletus graminis) chúng tập trung trên các bông lúa để hút dịch và làm đen hạt (trung bình 20 con/vợt).



3.2. Côn trùng có lợi:

Côn trùng ăn thịt gồm các loài thuộc họ bọ xít bắt mồi (Reduviidae), các loài thuộc họ ong vàng (Vespidae), chúng bắt các loài côn trùng khác để ăn thịt và hút dịch làm hạn chế các loài côn trùng hại thực vật nói chung và cây trồng nói riêng.

Các loài ong mật ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng rất phong phú về số lượng cá thể, chúng lấy mật và phấn hoa tăng cường thụ phấn cho thực vật. Mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa do ong mật luyện là những dược liệu để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho con người. Nọc ong được sử dụng để chữa bệnh thấp khớp. Các loài ong thuộc họ ong bắp cày Vespidae dùng để ngâm rượu uống tăng cường sức khỏe.

3.3. Các biện pháp bảo tồn các loài ong mật

Ong mật thường bị khai thác bằng cách chặt cây, hun khói, đốt tổ ong làm cho ong bị chết và di chuyển đi nơi khác. Cách khai thác này làm cho các loài ong giảm về số lượng và có nguy cơ bị tiêu diệt. Nhiều địa phương đã sử dụng biện pháp nuôi ong sinh thái như khoét lỗ trên cây, đặt các thùng nuôi ong ở quanh vườn hay gần rừng để ong đến làm tổ (đối với loài Apis cerana), gác kèo trên các cây cao để ong đến làm tổ (ong khói Apis dorsata; ong bò vẽ Vespa bicolor). Thu mật và nhộng ong bằng biện pháp mặc áo dày, đeo găng tay và đội lưới che mặt, không dùng biện pháp đốt lửa, chặt cây.

Biện pháp nuôi ong sinh thái đã được nhiều nơi thực hiện có hiệu quả giúp người dân nâng cao đời sống, hạn chế xảy ra cháy rừng do đốt tổ ong gây ra.

Nhận xét chung

- Bước đầu điều tra và phân loại một số nhóm côn trùng thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) và bộ cánh nửa (Heteroptera) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Chúng tôi đã xác định được 63 loài, trong đó bộ cánh màng có 16 loài, bộ cánh nửa có 47 loài, đã bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam 3 loài: Melipona vidua thuộc họ Ong mật (bộ Cánh màng), loài Coptosoma signaticolle thuộc họ Plataspidae, loài Momoeocerus impictus thuộc họ Coreidae (bộ cánh nửa). Chỉ số đa dạng của các loài côn trùng cánh màng (Apidae và Vespidae) là 30,32. Chỉ số đa dạng của các loài côn trùng cánh nửa là 102, 36.

- Côn trùng thuộc bộ cánh màng và côn trùng thuộc bộ cánh nửa ở sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi nhiều hơn so với các sinh cánh rừng nguyên sinh và sinh cảnh trảng cỏ - cây bụi, cây trồng nông nghiệp.

- Côn trùng thuộc bộ cánh màng và bộ cánh nửa ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa kinh tế cao. Nhiều loài hại thực vật nói chung và cây trồng nông nghiệp nói riêng, song chúng cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người như các sản phẩm của ong mật làm thực phẩm bổ dưỡng và dược phẩm chữa bệnh.

- Không thu bắt ong bằng chặt cây, hun khói. Phát triển rộng mô hình nuôi ong sinh thái để bảo tồn các loài ong có ý nghĩa kinh tế cao nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quý và nâng cao đời sống của người dân trong vùng.

Tài liệu tham khảo

1. Bingham C.T, 1897. The Fauna of British India including Ceylon and Burma. Hymenoptera Vol. 1: 3 - 576.

2. Clarke K. R. Gorley R. N. 2001. Primer V.5; User Manual, Tutorial, 75 - 83.

3. Distant W. L,1906. The Fauna of British India including Ceyon and Burma. Rhynchota Heteroptera Homoptera. 4. 501 pp.

4. Distant W. L.,1916. The Fauna of British India including Ceylon and Burma. Rhynchota, Homoptera. Appendix. 6 :248 pp.



5. Hsiao, 1963. Acta Entomologica Sinica. 12 (3), 1-155.

6. Wu Yanru. 2000. Fauna Sinica, Insecta. 20. Beijing. Vol. 20: 441pp.
Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu7
410 Nam -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
410 Nam -> Chương XIII: cuộc kháng chiến chống mỹ, CỨu nưỚC
410 Nam -> Chương XVI: VĂn hoá chăM
410 Nam -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
410 Nam -> Chương 2: ĐỊa chất và khoáng sảN
410 Nam -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu7 -> NHỮng phát hiện mới về Đa dạng sinh họC Ở VƯỜn quốc gia phong nha – KẺ BÀNG
tailieu7 -> Du lịch mạo hiểM – HƯỚng phát triển mới cho khu di sản thiên nhiên thế giới phong nha – KẺ BÀNG

tải về 156.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương