Số: 962/QĐ-ubnd vĩnh Long, ngày 16 tháng 5 năm 2007


VI. LỘ TRÌNH VÀ THỜI GIAN



tải về 0.76 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.76 Mb.
#1626
1   2   3   4   5

VI. LỘ TRÌNH VÀ THỜI GIAN
A. TỪ NĂM 2007 - 2010:
Có 54 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học
B. TỪ NĂM 2011 - 2015:
Có 7 huyện - thị và 107 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc trung học tại thời điểm tháng 10 năm 2005.
Đơn vị: Xã, phường, thị trấn

Năm

Số đơn vị đạt chuẩn

Tỷ lệ %

Trong đó

TXVL

Long Hồ

Mang Thít

Vũng Liêm

Bình Minh

Tam Bình

Trà Ôn

2006

2

1,87

1













1




2007

8

7,48

3

2










3




2008

17

15,9

5

4

1

1

2

4




2009

30

28,0

7

6

2

2

4

7

2

2010

54

48,6

9

9

5

10

6

10

5

2011

70

65,4

11 TXVL đạt chuẩn

12

8

13

8

12

6

2012

86

80,4

11

15 huyện đạt chuẩn

11

16

11

14

8

2013

96

89,7

11

15

12 huyện đạt chuẩn

18 huyện đạt chuẩn

15

15

10

2014

104

97,2

11

15

13

20

17 huyện đạt chuẩn

16 huyện đạt chuẩn

12

2015

107

100

11

15

13

20

17

17

14 huyện đạt chuẩn

TOÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẠT CHUẨN PCGD TRUNG HỌC THÁNG 10/2015


VII. TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ THỰC HIỆN
A. GIAI ĐOẠN 1 (2006 - 2010):
1. Năm 2006:
a) Tiến độ thực hiện:

- Điều tra bổ sung các tiêu chí và độ tuổi phổ cập bậc trung học, lập đề án phổ cập bậc trung học.

- Dự thảo đề án phổ cập bậc trung học.

- Triển khai thí điểm tại huyện Tam Bình.

- Kiểm tra công nhận 2 xã, phường đạt chuẩn (1,87%), (thị xã Vĩnh Long 1, huyện Tam Bình 1).

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 3 lớp; với 61 học viên (Tam Bình mở 2 lớp với 34 học sinh; Bình Minh 01 lớp với 27 học sinh).

b) Dự trù kinh phí:

- Điều tra bổ sung: 1.000đ x 233.883 hộ = 233.883.000đ.

- Cờ khen đạt chuẩn: 80.000 đ x 2 = 160.000đ.

- Khen thưởng tiền các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000 đ x 2 xã, phường = 400.000 đ.

Cộng: 234.393.000 đ.
2. Năm 2007:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 7,48% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (8 xã...), riêng thị xã Vĩnh Long 27,27%; Tam Bình là 17,65%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 143 lớp; với 2.876 học viên (duy trì và mở thêm).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn: 80.000đ x 8 đơn vị = 640.000 đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 8 đơn vị = 1.600.000 đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 3 lớp x 10.400.000đ/lớp = 31.200.000đ.

Cộng: 33.440.000 đ.


3. Năm 2008:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 15,89% số xã phường đạt chuẩn (9 xã...); riêng thị xã Vĩnh Long 45,45% và Tam Bình 23,53%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 231 lớp; với 4.301 học viên (duy trì và mở thêm).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn: 80.000đ x 17 đơn vị = 1.360.000đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 17 đơn vị = 3.400.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập: 143 lớp x 10.400.000đ= 1.487.200.000đ.

Cộng: 1.491.960.000đ.


4. Năm 2009:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 28,04% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (30 xã...); riêng thị xã Vĩnh Long 63,64%; Tam Bình 41,18%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 242 lớp; với 4.899 học viên (duy trì và mở thêm).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn: 80.000 đ x 30 đơn vị = 2.400.000 đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 30 đơn vị = 6.000.000 đ

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 231 lớp x 10.400.000đ= 2.402.400.000 đ.

Cộng: 2.410.800.000đ.


5. Năm 2010:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 50,64% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (54 xã, phường, thị trấn), riêng thị xã Vĩnh Long 81,82%; Tam Bình 58,82%; Long Hồ 60,00 %.

- Mỗi huyện, thị có 30% trường tiểu học, 25% trường THCS và 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (riêng thị xã Vĩnh Long có 50% trường tiểu học, 40% trường THCS và 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia); có 01 trung tâm kỹ thuật - tổng hợp hướng nghiệp.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 289 lớp; với 4.802 học viên (duy trì và mở thêm).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn 80.000đ x 54 đơn vị = 4.320.000đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập:

200.000đ x 54 đơn vị = 10.800.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 242 lớp x 10.400.000đ = 2.516.800.000đ.

Cộng: 2.534.920.000đ.

Tổng dự trù kinh phí giai đoạn 1 (2006 - 2010): 6.705.513.000 đồng.
B. GIAI ĐOẠN 2 (2011 - 2015):
1. Năm 2011:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 65,42% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (70 xã...); kiểm tra công nhận thị xã Vĩnh Long đạt chuẩn 100% số xã, phường, thị trấn; Tam Bình 70,59%; Long Hồ 80,00%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 311 lớp; với 3.730 học viên (duy trì và mở thêm, giảm sĩ số lớp).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn: 80.000đ x 70 đơn vị = 5.600.000đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 70 đơn vị = 14.000.000đ.

- Kiểm tra, khen thưởng đơn vị đạt chuẩn huyện - thị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (thị xã Vĩnh Long).

600.000đ x 1 đơn vị = 600.000 đ.

- Cờ khen đạt chuẩn: 250.000 đ x 1 đơn vị = 250.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 289 lớp x 10.400.000đ = 3.005.600.000đ.

Cộng: 3.026.050.000 đ.
2. Năm 2012:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 80,37% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm 86 xã...); kiểm tra công nhận huyện Long Hồ đạt chuẩn 100% số xã, phường, thị trấn; Tam Bình 82,35%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 179 lớp; với 3.503 học viên (duy trì và mở thêm, giảm sĩ số lớp).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn cấp xã...: 80.000đ x 86 đơn vị = 6.880.000đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 86 đơn vị = 17.200.000đ.

- Kiểm tra khen thưởng đơn vị đạt chuẩn huyện - thị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (thị xã Vĩnh Long, Long Hồ).

600.000đ x 2 đơn vị = 1.200.000 đ.

- Cờ khen đạt chuẩn: 250.000đ x 2 đơn vị = 500.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 311 lớp x 10.400.000đ = 3.234.400.000đ.

Cộng 3.260.180.000đ.
3. Năm 2013:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 89,72% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (96 xã...); kiểm tra công nhận huyện Vũng Liêm đạt chuẩn 90,00%; Mang Thít 92,31% số xã, phường, thị trấn; Tam Bình 88,24%; Bình Minh 88,24%.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 203 lớp; với 2.909 học viên (giảm sĩ số, số lớp).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn cấp xã...: 80.000đ x 96 đơn vị = 7.680.000đ

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 96 đơn vị = 19.200.000đ.

- Kiểm tra khen thưởng đơn vị đạt chuẩn huyện - thị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (thị xã Vĩnh Long, Long Hồ, Vũng Liêm, Mang Thít): 600.000đ x 4 đơn vị = 2.400.000đ.

- Cờ khen đạt chuẩn: 250.000đ x 4 đơn vị = 1.000.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 279 lớp x 10.400.000đ = 2.901.600.000đ.

Cộng: 2.931.880.000đ.


4. Năm 2014:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận 97,20% số xã, phường đạt chuẩn tại thời điểm (104 xã...); kiểm tra công nhận đạt chuẩn huyện Mang Thít, Bình Minh 100,00%, Tam Bình 94,12% số xã, phường, thị trấn.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 142 lớp; với 2.346 học viên (giảm sĩ số, số lớp).

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn cấp xã...: 80.000đ x 104 đơn vị = 8.320.000 đ.

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập:

200.000 đ x 104 đơn vị = 20.800.000 đ.

- Kiểm tra khen thưởng đơn vị đạt chuẩn huyện - thị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (thị xã Vĩnh Long, Long Hồ, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Bình Minh): 600.000đ x 6 đơn vị = 3.600.000đ.

- Cờ khen đạt chuẩn 250.000đ x 6 đơn vị = 1.500.000đ.

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 203 lớp x 10.400.000đ = 2.111.200.000đ.

Cộng: 2.145.420.000đ.
5. Năm 2015:
a) Tiến độ thực hiện:

- Kiểm tra công nhận huyện Trà Ôn đạt chuẩn 100,00%. Toàn tỉnh có 100,00% số xã, phường đạt chuẩn, 7/7 huyện thị đạt chuẩn tại thời điểm tháng 10 năm 2015.

- Huy động ra lớp phổ cập bậc trung học 42 lớp; với 910 học viên (giảm sĩ số, số lớp). Tiền chỉ trả giảng dạy dự trù trong kinh phí năm 2016.

b) Dự trù kinh phí:

- Cờ khen đạt chuẩn cấp xã...: 80.000đ x 107 đơn vị = 8.560.000 đ

- Khen thưởng các đơn vị đạt chuẩn phổ cập: 200.000đ x 107 đơn vị = 21.400.000 đ

- Kiểm tra khen thưởng đơn vị đạt chuẩn huyện - thị đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (thị xã Vĩnh Long, Long Hồ, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn):

600.000đ x 7 đơn vị = 4.200.000đ

- Cờ khen đạt chuẩn: 250.000đ x 7 đơn vị = 1.750.000đ

- Trả tiền giờ trội mở lớp phổ cập 142 lớp x 10.400.000đ = 1.476.800.000đ

Cộng: 1.512.710.000đ

- Mỗi huyện, thị có 50% trường tiểu học, 40% trường THCS, 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm KTTH - HN, 1 trường dạy nghề.

- Hoàn chỉnh hồ sơ và đề nghị Bộ kiểm tra công nhận tỉnh Vĩnh Long đạt chuẩn phổ cập bậc trung học tại thời điểm tháng 10 năm 2015.

Tổng dự trù kinh phí giai đoạn 2 (2011 - 2015): 12.874.800.000 đồng


Tổng kinh phí dự trù cho 2 giai đoạn (2010 - 2015):

6.705.513.000đ + 12.874.800.000đ = 19.580.313.000 đồng



(Chưa kể kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu mở rộng mạng lưới, trường lớp, trang thiết bị, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia).

Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tài chính có tính toán dự trù các khoản chi và mức chi cụ thể đảm bảo yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học nếu có những thay đổi về chế độ, chính sách trong quá trình thực hiện đề án.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phổ cập bậc trung học, việc phân định trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp và các Sở, ban ngành cụ thể như sau:
1. Đối với Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp:

- Các đơn vị cơ sở xã - phường, huyện - thị, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục để chỉ đạo thực hiện phổ cập bậc trung học. Quyết định thành lập do Uỷ ban nhân dân ký với các thành viên tương ứng như Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bổ sung hiệu trưởng các trường THPT, TCCN, trung cấp nghề, Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề (TT. KTTH-HN và DN).

- Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp có nhiệm vụ xây dựng phương hướng, kế hoạch cụ thể, có chế độ sinh hoạt định kỳ với nội dung thiết thực để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phổ cập bậc trung học trên địa bàn.

- Kết hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tổ chức thường xuyên các đợt vận động trẻ bỏ học ra lớp với nhiều phương thức linh hoạt, kiên trì và có kế hoạch, nhất là việc theo dõi tình hình học tập chuyên cần của các học sinh trên địa bàn huyện thị, phường xã hiện đang theo học các lớp phổ thông, bổ túc và học nghề. Chăm lo điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần giúp thanh thiếu niên có khả năng đi học, giảm thiểu tối đa số thanh thiếu niên bỏ học.

- Trong quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục phải kiểm tra, sơ kết, đánh giá kết quả vận động để rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

2.1. Làm nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục tỉnh, chịu trách nhiệm tham mưu về việc xây dựng và triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục bậc trung học trên phạm vi toàn tỉnh.

2.2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với các ngành, các cấp có liên quan đưa vào kế hoạch xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường phổ thông đạt chuẩn quốc ggia, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm KTTH-HN và DN, trung tâm dạy nghề ở các huyện thị nhằm đảm bảo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học.

2.3. Phối hợp với các Sở ban ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, nhằm động viên nhân dân tích cực chủ động tham gia vào công tác phổ cập bậc trung học.

2.4. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện - thị chỉ đạo các xã, phường thị trấn cụ thể hoá các giải pháp, chính sách, xây dựng lộ trình phù hợp với điều kiện địa phương và thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện các mục tiêu phổ cập bậc trung học trên địa bàn.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chỉ đạo các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, trung tâm dạy nghề mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS, THPT vào học các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề theo điều kiện; năng lực cá nhân và kinh tế gia đình đảm bảo tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học.


4. Sở kế hoạch và Đầu tư:

Chịu trách nhiệm tổng hợp, cân đối các nguồn lực; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, xây dựng trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trường đạt chuẩn quốc gia, trung tâm giáo dục thường xuyên, TT.KTTH-HN và DN,… ở những địa phương chưa có; bảo đảm thực hiện mục tiêu, tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học.


5. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan xây dựng các chính sách thực hiện phổ cập bậc trung học, chú ý các vùng, khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Đảm bảo thực hiện đầu tư và cấp phát kinh phí kịp thời cho các khoản chi phổ cập giáo dục.


6. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển dụng giáo viên phù hợp với tinh thần cải cách bộ máy hành chánh và điều kiện, hoàn cảnh thực tế; giao chỉ tiêu biên chế (trong đó có biên chế giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục) cho ngành giáo dục nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ từng năm học; chỉ đạo, hướng dẫn, củng cố tăng cường bộ máy quản lý giáo dục ở cấp huyện - thị.


7. Sở Văn hoá - Thông tin, các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương:

Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác phổ cập bậc trung học trong việc đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung.


8. Công an tỉnh:

Tăng cường chỉ đạo cho công an các huyện thị và các phường xã phối hợp với các tổ dân phố, các tổ điều tra trên địa bàn dân cư để nắm chắc tình hình thanh niên chưa đạt chuẩn phổ cập có kế hoạch phối hợp với trường học ở địa phương vận động đối tượng ra lớp, kết hợp với các trường đảm bảo tình hình an ninh trật tự và môi trường giáo dục tại các lớp phổ cập giáo dục ban đêm.


9. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị:

Chịu trách nhiệm điều tra và vận động thanh thiếu niên trong diện phải phổ cập giáo dục ra lớp trên địa bàn. Xây dựng Kế hoạch phổ cập bậc trung học giai đoạn 2006 - 2015 và đề ra chỉ tiêu hàng năm. Xây dựng mối quan hệ và kết hợp các ngành hữu quan ngành giáo dục trong công tác phổ cập. Kiểm tra tiến độ, kiểm tra công nhận trên cơ sở thực hiện của địa phương hàng năm. Lãnh đạo, chỉ đạo phong trào vận động toàn xã hội, từng gia đình tham gia thực hiện phổ cập bậc trung học. Vận động và giúp đỡ đối tượng phổ cập có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần để hoàn thành chương trình học tập. Quy hoạch đất đai trên địa bàn phục vụ cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia các ngành học, bậc học.


10. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long:

Bên cạnh việc chỉ đạo các hội, đoàn thể trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ giáo dục cần chỉ đạo gắn phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư với yêu cầu học tập văn hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, góp phần tăng số năm học bình quân trong nhân dân".


11. Liên đoàn Lao động tỉnh:

Có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện cuộc vận động cho thanh niên công nhân học tập và tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt nhất là trình độ văn hoá và tay nghề đáp ứng chỉ tiêu kế hoạch phổ cập bậc trung học của tỉnh; có kế hoạch liên tịch với các ngành chức năng như Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên… để nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho thanh niên công nhân trên địa bàn.


12. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

Phát động phong trào "Phụ nữ cho con đi học đúng độ tuổi, không cho con bỏ học" gắn với chương trình "Xóa đói giảm nghèo" nhằm tạo điều kiện cho con em học tập; đẩy mạnh công tác "Vì sự tiến bộ của phụ nữ " nhất là đối với những hội viên trong độ tuổi phổ cập bậc trung học; tham gia tích cực cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá.


13. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:

Có trách nhiệm điều tra nắm chắc số lượng đoàn viên và thanh niên trong độ tuổi phổ cập, cùng với Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục các cấp làm tốt công tác điều tra cơ bản và thực hiện vận động ra lớp; gắn bó chặt chẽ với các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên… trong việc theo dõi tình hình chuyên cần và chất lượng học tập, từ đó có những phong trào và biện pháp động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên phấn đấu học tập có hiệu quả.


14. Hội Nông dân tỉnh:

Phát động phong trào "Nông dân cho con đi học đúng độ tuổi, không cho con bỏ học" gắn với chương trình "Xóa đói giảm nghèo" nhằm tạo điều kiện cho con em học tập; đẩy mạnh công tác vận động những hội viên trong độ tuổi phổ cập ra lớp; tham gia tích cực cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, tạo mọi điều kiện để giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện hoàn thành chương trình phổ cập bậc trung học.


15. Hội Khuyến học tỉnh:

Chú trọng đến việc cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh có thành tích trong học tập, giúp các em học hết bậc trung học (bao gồm cả trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề).

Chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp điều tra cơ bản theo dõi tình hình học tập của con em ở địa phương và có biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác phổ cập bậc trung học.
16. Hội Cựu chiến binh tỉnh:

Tổ chức công tác giáo dục truyền thống và đạo đức cho học sinh, cùng các ngành, các giới góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiếp bước cha anh làm tròn nhiệm vụ học tập hết bậc trung học để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


17. Phòng giáo dục các huyện, thị:

Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục cấp huyện. Tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện lập kế hoạch, lộ trình, xây dựng các giải pháp, tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập bậc trung học trên địa bàn.


18. Các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề:

Mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào học nghề và học TCCN nhằm tăng tỉ lệ tốt nghiệp TCCN, trung cấp nghề, công nhận sơ cấp nghề, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.


19. Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên:

Là thành viên của Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục giáo dục trên địa bàn có trách nhiệm tham gia công tác phổ cập bậc trung học nơi địa bàn trường đóng. Tích cực thực hiện nhiệm vụ huy động học sinh ra lớp hệ chính quy và bổ túc, duy trì sĩ số, chống lưu ban bỏ học, nâng cao hiệu quả đào tạo và cử giáo viên tham gia giảng dạy các lớp bổ túc THPT.

Bên cạnh sự phân công nhiệm vụ nói trên, các cơ quan, ban ngành từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ nhằm tổ chức tốt công tác phổ cập bậc trung học trên địa bàn.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương