Số: 25 /vhtt-bc hội An, ngày 28 tháng 3 năm 2016



tải về 436.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.03.2018
Kích436.55 Kb.
#36507
UBND THÀNH PHỐ HỘI AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 25 /VHTT-BC Hội An, ngày 28 tháng 3 năm 2016

TỔNG HỢP

Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 21 tháng 3 đến 27 tháng 3 năm 2016

Từ ngày 21/3 đến ngày 27/3/2016 các báo đã có hơn 10 tin bài viết về Hội An, được Ban Biên tập tổng hợp đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin, bài nổi bật:

1. SỰ KIỆN – VẤN ĐỀ:

* Ngày 22/3/2016 Báo Quảng Nam có bài viết: HỘI AN KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BẦU CỬ

Từ ngày 19 đến 21.3, Ủy ban Bầu cử TP.Hội An tổ chức 3 đoàn giám sát tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại các xã, phường trên địa bàn.

Nội dung kiểm tra bao gồm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể về cuộc bầu cử sắp tới; việc ấn định, công bố số đơn vị bầu cử và số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND cũng như việc thành lập Ủy ban Bầu cử đại biểu HĐND các xã, phường; công tác tổ chức hội nghị hiệp thương; hồ sơ người ứng cử đại biểu HĐND; công tác tuyên truyền bầu cử… Ủy ban Bầu cử TP.Hội An cho biết, từ nay đến trước ngày bầu cử vào 22.5, sẽ tiến hành 2 đợt kiểm tra tại các xã phường để đảm bảo cuộc bầu cử trên địa bàn thành phố diễn ra an toàn, tiết kiệm, dân chủ và đúng pháp luật.

* Ngày 23/3/2016 Trang nguoiduatin.vn có bài viết: 9 QUỐC GIA ĐĂNG KÝ THAM DỰ “LỄ HỘI VĂN HÓA TƠ LỤA VIỆT NAM – CHÂU Á 2016” TẠI HỘI AN

Theo thông tin Ban tổ chức “Lễ hội Văn hoá Tơ lụa Việt Nam – Châu Á 2016” tại Hội An (Quảng Nam) diễn ra ngày 28, 29/3, đã có 9 nước đăng ký tham dự. Vào hai ngày 28 và 29/3, tại Làng Lụa Hội An (28 Nguyễn Tất Thành, TP. Hội An) sẽ diễn ra "Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam - Châu Á 2016" do Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam tổ chức, dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam).

Đây cũng là hoạt động chính thức đầu tiên của Hiệp hội Tơ lụa Thế giới và Hiệp hội Tơ lụa Châu Á lần đầu tổ chức tại Việt Nam. Chị Đỗ Khải Ly (Giám đốc Truyền thông và quản lý dự án phát triển bảo tàng Làng lụa Hội An) cho biết đến ngày 23/3, đã có 9 quốc gia đăng ký tham dự sự kiện, gồm: chủ nhà Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Italia, Myanmar, Pháp, Tây Ban Nha.

Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam - Châu Á 2016 có mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa của nghề lụa tơ tằm ở Việt Nam (Vạn Phúc, Hội An, Duy Xuyên, Bảo Lộc, An Giang…) đã có từ lâu đời, động viên tinh thần các nhà sản xuất, nghệ nhân gìn giữ những giá trị truyền thống.

Thông qua Lễ hội, BTC hy vọng tơ lụa Việt Nam sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế trên thương trường của ngành sản xuất tơ lụa với những đối tác quan trọng đến từ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar… và các nước châu Âu. Festival cũng nhằm mục đích giới thiệu Di sản văn hóa thế giới Hội An ra thế giới, kết nối mô hình dịch vụ “Thành phố may đo thời trang cho cả thế giới thông qua khách du lịch” với các tập đoàn sản xuất tơ tằm lớn trên thế giới.

Gian hàng của các làng nghề Việt Nam với ba địa danh Bảo Lộc (Lâm Đồng), làng lụa Hà Đông, đũi tỉnh Thái Bình là những làng nghề lụa tơ tằm nổi tiếng có từ xa xưa. Ngoài ra có thêm 4 gian hàng của các nhà thiết kế Việt Nam – Pháp - Tây Ban Nha với những trang phục thời trang công sở, dạ hội, ngày thường được thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam. Đó là những cái tên nổi tiếng và sản phẩm mới do Ban tổ chức mời đến với tinh thần mở đường cho tuổi trẻ tài năng.

* Ngày 23/3/2016 Trang Kinh tế Sài gòn online đưa tin: LỄ HỘI TƠ LỤA VIỆT NAM – CHÂU Á TẠI PHỐ CỔ HỘI AN

Lễ hội văn hóa tơ lụa Việt Nam - châu Á 2016 sẽ chính thức khai mạc tại không gian Làng lụa Hội An, số 28 Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An, vào lúc 8 giờ ngày 28-3. Tám nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Myanmar, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan với gần 100 đại biểu cùng phía chủ nhà Việt Nam với gần 400 đại biểu sẽ tham gia lễ hội lần đầu tiên được tổ chức này.

Được Hiệp hội Tơ lụa thế giới, Hiệp hội Tơ lụa Châu Á, Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Kyoto, Hiệp hội nghề Tơ lụa Nhật Bản…và chính quyền thành phố Hội An, Quảng Nam hỗ trợ, lễ hội văn hoá tơ lụa Việt Nam - châu Á 2016 sẽ diễn ra trong hai ngày 28 và 29-3 với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống.

Cụ thể, các hoạt động tại sự kiện gồm lễ dâng hương Bà Chúa Tằm tang; giới thiệu và trình diễn kỹ thuật dệt truyền thống của các làng nghề Tân Châu với sản phẩm lụa Mỹ Á một thời nổi tiếng; kỹ thuật dệt hoa văn cổ của người Chăm; dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu…Điểm nhấn của lễ hội là hội thảo quốc tế chủ đề “Tơ lụa tuyền thống trong đời sống hiện đại” và trình diễn thời trang “Đêm thời trang Lụa Phương Đông” do các nhà thiết kế trẻ thực hiện với những bộ sưu tập mang chất liệu lụa tơ tằm đặc sắc của nhà thiết kế Đinh Bách Đạt, nhà thiết kế Eric Nguyễn, thương hiệu Chula Fashion.

Suốt thời gian lễ hội, tại không gian Làng lụa Hội An còn thường xuyên trưng bày sản phẩm hiện đại của các làng dệt tiêu biểu Việt Nam như Nha Xá, Vạn Phúc, Mã Châu, Tân Châu…; biểu diễn quy trình ươm tơ dệt lụa xứ Quảng. Lễ hội văn hoá tơ lụa Việt Nam - châu Á 2016, còn được xem là hoạt động chính thức của Hiệp hội Tơ lụa Thế giới, Hiệp hội Tơ lụa Châu Á nhằm thúc đẩy giao thương về nghề tơ lụa, tiếp nối truyền thống lịch sử “Con đường tơ lụa trên biển” từ những thế kỷ trước tại Di sản văn hóa thế giới Hội An.

Ngoài ra, đây còn là dịp quảng bá thương hiệu Hội An - thành phố may đo thời trang được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng - kết nối mô hình dịch vụ “Thành phố may đo thời trang cho cả thế giới thông qua khách du lịch”.

* Ngày 22/3/2016 Báo Quảng Nam đưa tin: NHỀU HOẠT ĐỘNG TẠI FESTIVAL VĂN HÓA TƠ LỤA VIỆT NAM – CHÂU Á 2016

Bà Đỗ Khải Ly, Giám đốc Truyền thông và quản lý dự án phát triển bảo tàng Làng lụa Hội An thông tin, sẽ có rất nhiều hoạt động diễn ra trong Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam - châu Á 2016 diễn ra trong 2 ngày 28 và 29.3 tới đây tại Làng Lụa Hội An (28 Nguyễn Tất Thành, TP. Hội An).

Cụ thể, sau chương trình khai mạc là lễ dâng hương bà Chúa tằm tang Đoàn Quý Phi và biểu diễn múa nghệ thuật; triển lãm tơ lụa Việt Nam - châu Á và nghệ nhân các làng nghề lụa Cơ Tu, Vạn Phúc, Tân Châu, Chăm Ninh Thuận, Mã Châu (Duy Xuyên) trình diễn kỹ thuật dệt truyền thống. Cùng với đó, lịch sử con đường tơ lụa trên biển từ thương cảng Hội An sang Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước phương Tây cách đây 300 năm sẽ được phục dựng.

Hội thảo Tơ lụa thế giới trong đời sống hiện đại được tổ chức vào chiều 28.3 với với 20 tham luận của đại diện các công ty, tập đoàn tơ lụa, các nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Gala dinner Nghệ thuật truyền thống Việt - Chăm và đêm thời trang Lụa Phương Đông do 4 nhà thiết kế đến từ Việt Nam, Pháp và Tây Ban Nha giới thiệu những bộ sưu tập thời trang tơ lụa thời trang công sở, dạ hội, ngày thường được thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam sẽ diễn ra vào chiều tối 28.3. Festival Văn hóa Tơ lụa Việt Nam - châu Á 2016 khép lại vào ngày 29.3 sau khi hiệp hội tơ lụa thế giới tham quan mô hình may đo thời trang tại TP.Hội An.


Trong tuần qua sự kiện khánh thành Cầu Cửa Đại đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan báo chí:

* Ngày 25/3/2016 Báo giao thông đưa tin: NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC CẦU CỬA ĐẠI ĐÚC HẪNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Chiều nay (23/3), Hội đồng nghiệm thu nhà nước thống nhất nghiệm thu công trình cầu Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam). Đoàn công tác Hội đồng nghiệm thu nhà nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng (Phó chủ tịch thường trực Hội đồng) làm trưởng đoàn, cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (Phó chủ tịch Hội đồng), lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, nhà đầu tư, các đơn vị chức năng trực tiếp kiểm tra hiện trường công trình cầu Cửa Đại.

Đây là công trình hoàn thành đầu tiên trong tổng thể Dự án cầu Cửa Đại (gồm đường dẫn toàn tuyến hơn 18km đang triển khai và cầu Cửa Đại). Trong đó, cầu Cửa đại dài gần 1,5km, bắc qua sông Thu Bồn nối hai xã Cẩm Thanh (Hội An) và Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) được đánh giá là cầu có khẩu độ đúc hẫng lớn nhất Việt Nam hiện nay (150m). Cầu khởi công từ năm 2009 và cơ bản hoàn thiện vào tháng 8/2015.

Theo ông Trần Đình Quang, Phó trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai (nhà đầu tư dự án), công trình được triển khai trên vùng địa chất thủy văn phức tạp; ở khu vục miền Trung thiên tai, bão lũ khó lường; trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, nguồn vốn gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, Ban QLDA, nhà đầu tư, nhà thầu, các đơn vị chức năng nỗ lực đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình.

Trước đó, đại diện các đơn vị Ban QLDA 85, TVGS, Tổ chuyên gia Hội đồng nghiệm nhà nước cũng đã kiểm tra, đánh giá thực tế cầu được thi công đúng thiết kế, và điều chỉnh thiết kế; tuân thủ đúng chỉ dẫn kỹ thuật. Các kết cấu móng, mố, trụ dầm, nhịp cầu… được thí nghiệm kiểm tra, thử tải cho kết quả đảm bảo chất lượng, mỹ quan, khai thác với tải trọng thiết kế HL-93.

Thống nhất nghiệm thu nhà nước công trình cầu Cửa Đại, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng lưu ý, đây là lần nghiệm thu về công trình cầu Cửa Đại. Riêng hạng mục đường dẫn vẫn còn thi công dang dở, sẽ nghiệm thu ở giai đoạn 2 khi hoàn thành. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị chức năng tiếp tục giám sát chặt chất lượng mặt đường bê tông nhựa mặt cầu. Đặc biệt, khi vùng phía Nam TP.Hội An phát triển mạnh nhu cầu xây dựng nhà cửa, dự án, lượng phương tiện và nguy cơ xe quá tải có diễn biến tăng cao.  

Đại diện chủ đầu tư dự án cho biết với kết quả của Hội đồng nghiệm thu nhà nước, cầu Cửa Đại sẽ chính thành khánh thành vào ngày 27/3 tới, nhằm chào mừng các sự kiện lớn, ý nghĩa của Quảng Nam. 



Tổng mức đầu tư toàn dự án gần 3.500 tỷ đồng. Trong đó công trình cầu Cửa Đại là 1.993 tỷ đồng. Công trình cầu dài 1.481m, quy mô kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực; phần cầu chính gồm 7 nhịp dầm đúc hẫng khẩu độ 70m + 120m + 3x150m + 120m + 70m = 830m, cầu dẫn phía Bắc dài 400m gồm 10 nhịp dầm Super T, cầu dẫn phía Nam dài 240m gồm 6 nhịp dầm Super T; mặt cắt ngang cầu là 25,2m với 4 làn xe chạy.

Các đơn vị đã vượt qua khó khăn, thi công hợp long công trình vào ngày 28/9/2014 và hoàn thành vào ngày 30/8/2015, được UBND tỉnh gắn biển công trình thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ (2015-2020) vào ngày 09/10/2015. 

* Báo Dân Việt, Báo Công an ngày 26/3/2016 có bài viết: HAI CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ “KHỦNG” GẦN 5000 TỶ ĐỒNG Ở QUẢNG NAM

UBND tỉnh Quảng Nam chiều nay đã công bố sự kiện khánh thành công trình cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển của tỉnh với số vốn khủng gần 5.000 tỷ đồng.

Đây là 2 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh Quảng Nam và của khu vực, đồng thời có chức năng cứu hộ, cứu nạn, đường thoát lũ, phòng tránh thiên tai, trong đó cầu Cửa Đại 3.450 tỷ đồng, còn tuyến đướng ven biển 1.440 tỷ đồng .

Tại buổi họp báo, ông Đỗ Xuân Diện - Trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam cho biết: Cầu Cửa Đại là cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối thành phố Hội An với các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 24.9.2010, gồm có 3 gói thầu, với 50% vốn Trung ương và 50% vốn từ khai thác quỹ đất và các nguồn vốn khác.

Cầu Cửa Đại có quy mô kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với tổng chiều dài toàn tuyến 18,3km, gồm cầu rộng 25,5m, chiều dài 1.482m nối hai bờ sông Thu Bồn; phần đường dẫn 2 đầu cầu có mặt cắt ngang 38m, tổng chiều dài là 16,8km, điểm đầu nối với đường ven biển TP Đà Nẵng - Hội An, điểm cuối nối với xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Dự án cầu Cửa Đại có tổng mức vốn đầu tư là 3.450 tỉ đồng.

Còn dự án đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP Tam Kỳ, có tổng chiều dài 24,5km, mặt cắt ngang tuyến đường là 38m, gồm 1 cầu trên tuyến với bề mặt cầu là 25,5m, chiều dài cầu là 226m. Điểm đầu tuyến đường nối với đường dẫn cầu Cửa Đại thuộc xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, điểm cuối nối vói đường ĐT616 dốc Diên Hồng thuộc xã Tam Phú, TP Tam Kỳ. Tổng dự án công trình đường ven biển này có mức đầu tư 1.440 tỷ đồng.

Đến nay, công trình cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP Tam Kỳ đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và các Hội đồng nghiệm thu cơ sở địa phương thống nhất nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Về “kỷ lục” của việc đầu tư cầu Cửa Đại là công trình có bề rộng nhịp đúc hẫng với khẩu độ 150m dài nhất Việt Nam hiện nay, công trình cầu có quy mô và sử dụng khối lượng nhân công lớn nhất tại địa phương với hơn 60.000 ngày công lao động. Và đặc biệt, cầu Cửa Đại được tư vấn, thiết kế, nhà thầu là 100% của người Việt Nam…” - ông Diện hãnh diện.

Còn ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: “Công trình cầu Cửa Đại và giai đoạn 1 tuyến đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP Tam Kỳ hoàn thành đưa vào sử dụng là mắt xích quan trọng trong tuyến đường bộ ven biển Quốc gia; đồng thời có chức năng cứu hộ, cứu nạn, đường thoát lũ, phòng tránh thiên tai...Đây cũng là dự án mang tính đột phá và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển vùng Đông Nam của tỉnh, nhằm phát triển nhanh các dự án trọng điểm về dịch vụ, du lịch và công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Quảng Nam sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại…”

Dự kiến, sáng ngày 27.3 tới hai công trình này sẽ được UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khánh thành đưa vào sử dụng.

* Trang cafef.vn ngày 26/3/2016 có bài viết: CẦU CỬA ĐẠI “ĐỘI GIÁ” GẦN 1000 TỶ ĐỒNG

Ngày 25/3, UBND tỉnh Quảng Nam, BQL Khu kinh tế mở Chu Lai đã tổ chức họp báo công bố việc khánh thành công trình cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam). Cầu Cửa Đại có tổng mức vốn đầu tư là 3.450 tỷ đồng, bắc qua sông Thu Bồn nối thành phố Hội An với các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 9/2010.

Với tổng chiều dài toàn tuyến là 18,3 km trong đó phần cầu rộng 25,5m dài 1.481m, phần đường dẫn dài 16,8km, cầu Cửa Đại là công trình có kỷ lục về bề rộng nhịp đúc hẫng với khẩu độ 150m dài nhất Việt Nam hiện nay. Tuyến đường ven biển nối cầu Cửa Đại với thành phố Tam Kỳ có tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến là 24,5km, mặt cắt ngang tuyến đường là 38m.

Cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển là hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh Quảng Nam và của khu vực, nhằm khai thác hiệu quả 70km bờ biển và 20.000ha đất ven biển ở phía nam của tỉnh Quảng Nam; đồng thời có chức năng cứu hộ, cứu nạn, đường thoát lũ, phòng tránh thiên tai...

Ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai cho biết: giai đoạn đầu lập dự án (2008) cầu Cửa Đại có tổng mức đầu tư là 2.480 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thời gian thi công kéo dài, giá cả biến động, đến nay công trình đã tăng tổng mức đầu tư lên 3.450 tỷ đồng.

* Ngày 27/3/2016 Báo Dân Việt, Báo Tiền Phong đồng đưa tin: HÀNG NGHÌN NGƯỜI ĐỘI MƯA XEM KHÁNH THÀNH CẦU NGÀN TỶ

Sáng nay (27.3), UBND tỉnh Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng hai công trình được đầu tư “khủng” - gần 5.000 tỷ đồng - là cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển của tỉnh. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội. Đặc biệt, dù trời mưa nhưng hàng ngàn người dân vẫn chen nhau xem lễ khánh thành.

Cầu Cửa Đại là cây cầu bắc qua sông Thu Bồn nối thành phố Hội An với các huyện: Duy Xuyên, Thăng Bình của Quảng Nam, được chính thức khởi công xây dựng cách đây 5 năm. Cầu Cửa Đại có quy mô kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông, với tổng chiều dài toàn tuyến 18,3km, gồm cầu rộng 25,5m, chiều dài 1.482m nối hai bờ sông Thu Bồn; phần đường dẫn 2 đầu cầu có mặt cắt ngang 38m, tổng chiều dài là 16,8km, điểm đầu nối với đường ven biển TP.Đà Nẵng - Hội An, điểm cuối nối với xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Dự án cầu Cửa Đại có tổng mức vốn đầu tư là 3.450 tỷ đồng.

Đặc biệt, cầu Cửa Đại là công trình có bề rộng nhịp đúc hẫng với khẩu độ 150m dài nhất Việt Nam hiện nay, được tư vấn, thiết kế, nhà thầu là 100% của Việt Nam…Còn dự án đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP.Tam Kỳ, có tổng chiều dài 24,5km, mặt cắt ngang tuyến đường là 38m, gồm 1 cầu trên tuyến với bề mặt cầu là 25,5m, chiều dài cầu là 226m. Điểm đầu tuyến đường nối với đường dẫn cầu Cửa Đại thuộc xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, điểm cuối nối với đường ĐT616 dốc Diên Hồng thuộc xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ. Công trình đường ven biển này có tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng.

* Báo Người Lao động ngày 27/3/2016 có bài viết: KHÁNH THÀNH CẦU CỬA ĐẠI

Sáng 27-3, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ Khánh thành cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).

Theo Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (chủ đầu tư dự án), cầu Cửa Đại dài 1.481 m, rộng 25,5 m, phần đường dẫn dài 16,8 km có tổng mức đầu tư 3.450 tỉ đồng. Cây cầu này bắc qua sông Thu Bồn nối TP Hội An với các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 9-2010. Đây là cây cầu có kỷ lục về bề rộng nhịp đúc hẫng với khẩu độ 150 m - dài nhất Việt Nam hiện nay. Riêng tuyến đường ven biển nối cầu Cửa Đại với TP Tam Kỳ có tổng mức đầu tư 1.440 tỉ đồng với chiều dài toàn tuyến là 24,5 km, mặt cắt ngang tuyến đường là 38 m.

Cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển là hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh Quảng Nam và khu vực, nhằm khai thác hiệu quả 70 km bờ biển và 20.000 ha đất ven biển ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, có chức năng cứu hộ, cứu nạn, đường thoát lũ, phòng tránh thiên tai... Cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển thông tuyến cũng góp phần rút ngắn khoảng cánh từ TP Tam Kỳ ra TP Đà Nẵng và ngược lại khoảng 9 km so với Quốc lộ 1 và góp phần giảm tải cho tuyến đường này.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển Quảng Nam không chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển giao thông, kinh tế - xã hội cho tỉnh Quảng Nam mà còn góp phần gắn kết các tỉnh dọc duyên hải miền Trung thành vùng năng động hơn, phát triển hơn. Giúp các tỉnh miền Trung kết nối với hai đầu đất nước, phát triển kinh tế của cả vùng.

Cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Công trình này là điều kiện để kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư ở Quảng Nam. Từ đó tăng sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mục đích của Nhà nước khi làm cầu, làm đường chính là đem đến cho nhân dân một cuộc sống mới hơn, tốt đẹp hơn” – chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ khánh thành, ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng BQL Khu kinh tế mở Chu Lai và 5 tập thể cùng 6 cá nhân khác vì có thành tích trong quản lý, thi công cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển Quảng Nam.

Theo ông Đỗ Xuân Diện, giai đoạn đầu lập dự án (năm 2008), cầu Cửa Đại có tổng mức đầu tư 2.480 tỉ đồng. Tuy nhiên, do thời gian thi công kéo dài, giá cả biến động nên công trình đã tăng tổng mức đầu tư lên đến 3.450 tỉ đồng.

Cuối năm 2015, Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra 2 nội dung sai sót trong việc thực hiện dự án cầu Cửa Đại dẫn đến tăng chi phí gần 35 tỉ đồng. Sau khi có kết luận thanh tra, một số cá nhân, tập thể đã bị kiểm điểm đồng thời số tiền vi phạm được thu hồi.

* Báo Thanh niên, Báo Dân trí và Báo Điện từ VTV ngày 27/3/2016 đồng đưa tin: ĐƯA CẦU ĐÚC HẪNG LỚN NHẤT VIỆT NAM VÀO HOẠT ĐỘNG

Sáng nay 27.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khánh thành 2 công trình lớn ở khu vực ven biển, trong đó cầu Cửa Đại bắc qua sông Thu Bồn giữ kỷ lục về bề rộng nhịp đúc hẫng lớn nhất Việt Nam hiện nay với khẩu độ 150 m. Dịp này, công trình đường ven biển nối huyện Duy Xuyên đến TP.Tam Kỳ cũng chính thức thông tuyến.

Dự án cầu Cửa Đại có tổng chiều dài toàn tuyến 18,3 km gồm cả đường dẫn, trong đó riêng phần cầu dài 1.481 m (nối xã Cẩm Thanh, TP.Hội An phía bờ bắc và xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên phía bờ nam).

Dự án do Ban quản lý khu kinh tể mở Chu Lai làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 8.2009 với tổng kinh phí 3.450 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 50%, kinh phí còn lại do địa phương khai thác từ quỹ đất và huy động các nguồn hợp pháp khác. Riêng tuyến đường ven biển, nối huyện Duy Xuyên đến TP.Tam Kỳ, dài 24,5 km, điểm tiếp giáp với đường dẫn cầu Cửa Đại, có kinh phí 1.440 tỉ đồng. Cả 2 công trình khánh thành sáng nay đều là dự án thành phần của Dự án tổng thể sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển Quảng Nam.

Ngoài kỷ lục về bề rộng nhịp đúc hẫng, cầu Cửa Đại còn giữ thêm kỷ lục sử dụng lực lượng nhân công lớn nhất tại địa phương (hơn 60.000 ngày công), theo ông Đỗ Xuân Diện - Trưởng ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai.

Phát biểu tại lễ khánh thành sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất công trình cầu, đường ven biển rất quan trọng này.

Các công trình có giá trị mắt xích quan trọng trên tuyến đường bộ ven biển quốc gia này cũng được kỳ vọng vừa kết nối lưu thông, khai phá tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển, liên kết với các tỉnh thành khu vực duyên hải miền Trung và thu hút mạnh mẽ đầu tư. “Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông và kinh tế, dự án này còn giống như một con đê ven biển, vừa góp phần phòng chống lụt bão vừa hỗ trợ an ninh quốc phòng”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét.

Với 2 công trình này, khoảng cách giữa Quảng Nam và Đà Nẵng được “rút ngắn” khoảng 9 km so với tuyến Quốc lộ 1A hiện hữu, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ này. Hai dự án cầu và đường ven biển cũng tạo cơ hội lớn để khai thác hiệu quả vùng ven biển nam Hội An và khu vực rộng 20.000 ha đất ven biển ở phía nam của tỉnh.

Có 12 tập thể, 43 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen do có thành tích trong quá trình quản lý, thi công dự án.

Dịp này, UBND tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN cũng ký kết hợp tác toàn diện xúc tiến các dự án đầu tư chiến lược.



2. DU LỊCH-TRẢI NGHIỆM:

* Trang Zing.vn ngày 21/3/2016 có bài viết: BÃI BIỂN AN BÀNG HỘI AN – LỌT TOP 25 BÃI BIỂN ĐẸP NHẤT CHÂU Á

Trang web du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor vừa công bố danh sách 25 bãi biển tuyệt vời nhất do du khách bình chọn. Trong đó, bãi biển An Bàng, Hội An xếp thứ 16.

An Bàng nằm trên địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được biết đến với biển xanh tuyệt đẹp, bờ cát trắng sạch sẽ. Đến đây, bạn sẽ được thỏa sức vẫy vùng của sóng biển, người dân thân thiện, hòa đồng. Năm 2014, An Bàng cũng lọt top 100 bãi biển đẹp nhất hành tinh do CNNGo bình chọn.

Đối với TripAdvisor, "mỹ từ" mà trang web du lịch lớn nhất thế giới dành cho An Bàng đó là "Bãi biển đáng yêu". Bãi biển này nằm cách biển Cửa Đại không xa nhưng chỉ vài năm trở lại đây, An Bàng mới được biết tới. Do đó, không ồn ào, sôi nổi như biển Cửa Đại, An Bàng hoang sơ, vắng vẻ như một "thiên đường tĩnh lặng" của Hội An.

Thời gian tuyệt nhất để ghé thăm biển An Bàng là từ tháng 5 tới tháng 9.

Điểm đáng yêu nhất của An Bàng là nơi đây lúc nào cũng thanh vắng. Du khách có thể lắng nghe được tiếng vang vọng của sóng biển rì rào, những cơn gió lao xao lùa qua hàng cây, kẽ lá rồi tan vào không gian. Giữa sự thinh lặng ấy, mọi cảm xúc nặng nề bất chợt biến mất, chỉ còn lại những niềm vui đơn sơ, giản dị khi được hòa mình và cảm nhận thiên nhiên.

Danh sách 25 bãi biển đẹp nhất châu Á do TripAdvisor công bố:

1: Ngapali Beach - Ngapali, Myanmar

2: Nacpan Beach - EI Nido, Philippines

3: Kata Noi Beach - Karon, Thai Lan

4: Agonda Beach, Agonda, Ấn Độ

5: Yapak Beach (Puka Shell Beach) - Boracay, Aklan Province

6: Nai Harn Beach - Raiwai, Thái Lan

7: Sunrise Beach - Koh Lipe, Satun

8: PaloLeam Beach - Ấn Độ

9: Otres Beach - Campuchia

10: Radhanagar Beach - Đảo Havelock, Andaman and Nicobar Island

11: Gili Menno Beach - Gili Meno

12: White Beach - Boracay, Aklan province, Philippine

13:Pra Nang Beach - Thai Lan

14; Mirissa - Srilanka

15: Railay, Thai Lan

16: An Bàng - Hội An

17: Blangan - Indonesia

18: Mandrem - Ấn Độ

19: Cavelossim, Ấn Độ

20: Yalong Bay, Trung Quốc

21: Turle Sanctuary , Malasia

22: Haeundae Beach , Hàn Quốc

23: Tanjung Rhu Beach, Malasia

24: Nusa Dua Beach, indonesia

25: Chirihama Nagisa Driveway , Nhật Bản


* Báo Điện tử VTV ngày 23/3/2016 có bài viết: HỘI AN LỌP TOP 10 ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CÓ GIÁ RẺ NHẤT HÀNH TINH

Hội An, Việt Nam lọt vào top 10 điểm đến hấp dẫn có giá rẻ nhất hành tinh với giá chi tiêu dưới 25 USD/ngày (tương đương 500.000 đồng) do trang du lịch Thrillist chọn lọc.

Theo khảo sát của trang du lịch Thrillist, du khách khi đến Hội An có thể thuê giá phòng rẻ nhất là 200.000 đồng/đêm, trong khi giá ăn uống một ngày là 90.000 đồng. Cũng theo thông tin bình chọn này, Hội An từng là một cảng thông thương, đến nay vẫn giữ được nét trầm lặng và thanh bình.

Trong khung cảnh cổ kính, du khách sẽ dạo một vòng phố cổ và thưởng thức ẩm thực đường phố, tham gia các lớp học nấu ăn và thư giãn trong spa chỉ với 200.000 đồng/suất cũng như đắm mình trong làn nước mát của biển An Bàng và những bãi biển khác.



3. ĐÔ THỊ - HẠ TẦNG:

* Báo Quảng Nam ngày 21/3/2016 có bài viết: TU BỔ KHẨN CẤP 4 DI TÍCH Ở HỘI AN

Cùng với việc thống nhất chủ trương hỗ trợ kinh phí tu bổ cấp thiết 2 di tích Yến nghệ tổ miếu tại xã Cẩm Thanh và Nhà lao Hội An, UBND tỉnh vừa thống nhất chủ trương và phê duyệt cơ chế hỗ trợ trùng tu khẩn cấp 4 di tích có nguy cơ sụp đổ tại khu phố cổ Hội An trong năm nay theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí, trong đó tỉnh 40%, thành phố 60% (các di tích này đang được địa phương lựa chọn). Được biết, nằm trong dự án “Đầu tư tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong khu phố cổ”, từ năm 2005 đến nay, tại Hội An đã triển khai tu bổ, trùng tu gần 100 di tích - nhà ở từ nguồn vốn ngân sách 40% của tỉnh, 60% của thành phố. Từ ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức quốc tế hơn 100 tỷ đồng, hơn 200 lượt di tích thuộc sở hữu nhà nước cũng đã được trùng tu với mức bình quân mỗi năm khoảng 7 tỷ đồng.

* Báo Công an, Kenh14.vn, ngày 25/3/2016 đưa tin: ĐẦU TƯ 11,2 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ HỘI AN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ DU LỊCH SINH THÁI

Chiều 25/3, Thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa nhận được gói hỗ trợ trị giá hơn 11,2 tỷ đồng của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản để xây dựng thành phố du lịch sinh thái.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Dũng, chủ tịch TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết, đã phê duyệt dự án "Hỗ trợ thực hiện thành phố Hội An - thành phố sinh thái" do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, với tổng giá trị viện trợ ban đầu là 59.960.000 JPY tương đương 11,2 tỷ đồng.

Đây là dự án nhằm áp dụng những kinh nghiệm trong việc xây dựng thành phố sinh thái nhằm duy trì sự hài hòa của môi trường và phát triển du lịch của thành phố Naha (Nhật Bản), thành phố Hội An sẽ tăng cường các biện pháp phù hợp để đạt được mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái.

Được biết, dự án được thực hiện từ nay đến cuối tháng 12/2018 trên địa bàn thành phố Hội An (trừ xã đảo Tân Hiệp).

Theo chia sẻ của ông Dũng: "Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đầu tư 11,2 tỷ đồng là nguồn tài trợ ban đầu và không hoàn trả. Đây là nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ cho Hội An tập huấn về việc phân loại rác, xử lý rác thải theo mô hình Naha của Nhật Bản và một số mô hình khác liên quan đến việc xây dựng thành phố sinh thái như trồng cây xanh, dọn vệ sinh cảnh quan, xử lý một số vấn đề về nước thải…"


4. NGƯỜI TỐT-VIỆC TỐT:

* Báo Dân trí ngày 27/3/2016 có bài viết: GẶP ÔNG CHỦ TRẺ LÀNG DỪA THÍCH LÀM TỪ THIỆN

Đưa thương hiệu làng dừa Cẩm Thanh vươn xa, trở thành điểm đến lí tưởng của du khách là niềm khát khao của chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tấn Liên (tên thường gọi là Tuấn Liên) ở xã Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam.



Dám nghĩ, dám làm

Từ một ông chủ tiệm hớt tóc nổi tiếng ở Hội An với thương hiệu Tuấn Liên, anh đã có một bước đi táo bạo khi quyết định đầu tư làm du lịch cộng đồng tại làng dừa Cẩm Thanh, quê hương anh.

Ban đầu triển khai, ai cũng bảo anh “khùng”, nơi “khỉ ho cò gáy” đó (một nơi xa đất liền, dân chưa biết làm du lịch-PV) ai mà làm du lịch được. Nghe vậy anh chỉ cười mà bảo: “Thật tình tôi “khùng” thiệt, nhưng tôi “khùng” cũng có lý của tôi, nhất định Cẩm Thanh phải trở thành điểm du lịch cộng đồng lý tưởng của du khách”.

Với số vốn sẵn có từ trước, cộng với vay vốn ngân hàng, anh quyết định thực hiện ý định táo bạo của mình. Nhưng đến cuối năm 2012 khu du lịch anh xây dựng trở nên tan hoang bởi bão lớn, toàn bộ đều đổ sập. Không nản lòng, anh quyết định làm lại từ đầu, thay cột xi măng bằng cột dương liễu, bắt đầu ý định hoàn toàn lại từ con số không.

Vừa hớt tóc, vừa làm du lịch, theo anh đó là cách để lấy ngắn nuôi dài, duy trì khát khao cháy bỏng từ lâu.

Anh cho biết: “Trước đây cũng có nhiều người làm du lịch tại đây, nhưng chủ yếu họ làm cho khách nước ngoài. Trong khi đó, thị trường khách nội địa nhiều như vậy, cơ hội quảng bá cao nhưng chưa ai khai thác.



Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương với dịch vụ thuyền thúng. Từ xưa đến nay, họ chỉ biết bám biển, lênh đênh cùng ngọn sóng, phụ nữ ở nhà cũng chẳng biết làm gì ngoài đan lưới.

Từ khi đưa mô hình du lịch cộng đồng này vào triển khai khá hiệu quả, ngoài đi biển người dân còn có thể về chèo thuyền thúng tăng thu nhập, phụ nữ cũng có công việc phụ thêm với chồng nuôi con cái ăn học”.

Đây cũng là cách để mở đường cho người dân thoát li bớt nghèo khổ, khai thác nguồn du lịch tự nhiên sẵn có, thân thiện với môi trường.

Trước đây, du khách đến với Hội An người ta chỉ biết tham quan phố cổ vào ban đêm, còn ban ngày người ta chẳng biết phải đi đâu để chơi. Trong khi đó, Cẩm Thanh lại có hệ sinh thái dừa nước đa dạng, hấp dẫn có thể làm du lịch ban ngày, tại sao không tận dụng.

Thế là khu du lịch khám phá rừng dừa Bảy Mẫu mang thương hiệu Tuấn Liên ra đời. Tạo cơ hội cho du khách có nơi để tham quan, khám phá, trải nghiệm các dịch vụ du lịch hấp dẫn chỉ riêng có tại Cẩm Thanh như câu cua, chèo thuyền, biểu diễn thuyền thúng, chém nước, được người dân dạy cách tết lá dừa, nghe kể về sự tích hào hùng của nơi đây, trải nghiệm các trò chơi dân gian hấp dẫn giúp du khách quên đi sự mệt nhọc, thư giãn, trải nghiệm, khám phá du lịch cộng đồng.

Theo anh, làm du lịch phải gắn kết với cộng đồng, dựa vào cộng đồng mà phát triển. Làm du lịch khám phá cộng đồng cũng đều nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều người, nhất là người dân Cẩm Thanh. Anh yêu họ và cảm ơn những giúp đỡ của họ cho tôi trong suốt thời gian qua.

Hiện tại, du lịch Cẩm Thanh làm được quanh năm, bên cạnh đó còn là bàn đỡ cho Cù Lao Chàm lúc biển động. Mùa hè thì khách nội địa, mùa đông chủ yếu khách nước ngoài, còn khi Cù Lao Chàm biển động khách lại vào Cẩm Thanh vui chơi, thu hút thêm khách du lịch đến với Hội An.

Hiện nay, nhân viên hớt tóc của anh cộng với khu du lịch có tổng cộng 30 người, 180 người dân Cẩm Thanh làm việc thời vụ cho như sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn lúc rảnh rỗi cũng thường đến đây làm việc.

Thuyền thúng chở khách được chia phiên theo vòng tròn, khi chưa đến lượt họ có thể đến nơi khác chèo rồi sau đó đến lượt thì lại về đây.



Không quên chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khó khăn

Làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với anh là việc làm thường xuyên, luôn phải duy trì, đó cũng chính là một trong những lý do cho sự ra đời khu du lịch Tuấn Liên.

Anh tham gia hội từ thiện Ong Vàng (TP Hội An) đến nay đã được 4 năm. Trước kia anh thường theo một nhóm đam mê phượt ở Đà Nẵng đến các huyện miền núi xa xôi để cắt tóc miễn phí, hoặc quyên góp quần áo ấm tặng các em.

Anh chia sẻ: “Nhờ người dân Cẩm Thanh, bạn bè, gia đình giúp đỡ, ủng hộ tôi mới có ngày hôm nay, tôi giúp đỡ lại người khác là chuyện đương nhiên, chẳng có gì đáng nói. Với lại sức tôi có hạn, tôi phải gắn kết với nhiều nhà hảo tâm khác mới làm nên, đó chẳng phải công sức của riêng ai mà là của chung mọi người”.

Việc từ thiện của anh và mọi người ngoài quyên góp của bản thân còn kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ, rồi nhờ sinh viên giúp sức thêm bằng cách góp quà, dạy học, góp công, xây dựng lớp học cho trẻ em miền núi…

Bên cạnh đó, những hoàn cảnh khó khăn, cần sự trợ giúp ở chính quê nhà Cẩm Thanh cũng được anh nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ.

Ở tiệm tóc của anh cũng có một thùng tiết kiệm của chính anh, khi nào có tiền thì bỏ vào đó rồi tổng kết đóng góp làm từ thiện. Nhiều khách đến hớt tóc, thấy hay cũng đóng góp thêm vào.

Được sự ủng hộ từ gia đình, vợ con chính là niềm động lực lớn nhất cho anh Tuấn Liên trong công việc cũng như trong công tác xã hội.


5. AN NINH-TRẬT TỰ:

* Ngày 23/3/2016 Trang phapluatplus có bài viết: NGĂN CHẶN KỊP THỜI TỘI PHẠM LỘNG HÀNH TRÊN PHỐ CỔ HỘI AN

Một nhóm đối tượng manh nha thành lập băng đảng, dùng “hàng nóng” để gây thanh thế. Tuy nhiên, ngay sau đó, bọn chúng đã bị Công an Hội An triệt xóa.



Ngang nhiên chém người, cướp tiền... cho đại ca đi chơi

Huỳnh Kim Thọ Phước (SN 1998, Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam) là một đối tượng mới được ra tù. Vì muốn “lấy số” trong giới giang hồ nên Phước tập hợp đàn em lại và lên kế hoạch dằn mặt băng nhóm của Nguyễn Anh Việt (SN 1994, Cẩm An, Hội An).

20h45' ngày 18/2, Phước cùng Trinh (bạn gái) và 6 đàn em là Phan Phú Thuận (SN 1999, Cẩm Phô, Hội An), Nguyễn Tấn Hiếu (SN 2000, Thanh Hà, Hội An), Lý Hậu Hiếu (SN 2001, Cẩm Phô), Võ Văn Trúc (SN 2000, Thanh Hà), Nguyễn Thanh Bình (SN 1999, Thanh Hà) đến quán cà phê-internet Trường Sinh (tổ 1, Cẩm Châu, Hội An), nơi nhóm của Việt thường ngồi để gây hấn. Khi đi, cả nhóm đều bịt mặt và mang theo 1 cây đao, 4 dao bấm, 1 bình xịt hơi cay.

Tuy nhiên, khi nhóm của Phước đến quán Trường Sinh thì không thấy nhóm của Việt đâu. Sẵn mặt đã bịt, tay đang có “hàng nóng”, bọn chúng ngang nhiên vung đao chém người. Ba nạn nhân trong quán là anh Lê Văn Xanh (SN 1996, Cẩm Nam, Hội An), Huỳnh Công Cường (SN 1998, Cẩm An) và Hồ Linh Trí (SN 1995, Cẩm Châu) bị chúng chém gây thương tích.

Trong khi công an đang điều tra vụ việc thì ngày 21/2, Phước thông báo cho đàn em biết hắn sẽ đi Đà Nẵng. Để có tiền cho “đại ca” đi chơi, khoảng 21h ngày 22/2, Phan Phú Thuận và Lý Hậu Hiếu tổ chức đi cướp tài sản.

Thuận điều khiển xe mô tô BKS: 43-595HY chở Hiếu, mỗi tên mang theo 1 dao bấm, đến khu vực cánh đồng thuộc thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà tìm con mồi. Tại đây,








tải về 436.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương