Số: 2066/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc



tải về 0.83 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.83 Mb.
#14746
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

d) Thời hạn giải quyết: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 13/5/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Thời gian thông báo kết quả tuyển dụng: Điều 17

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức niêm yết công khai kết quả thi tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản 2, Điều 17.

+ Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định tuyển dụng.

- Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc: Điều 18

+ Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công chức.

+ Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc quy định tại khoản này.

+ Trường hợp người được tuyển dụng vào công chức không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại khoản 2, Điều 18 thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nội vụ.



f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký dự tuyển công chức (Mẫu 1).

h) Phí, lệ phí: Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, phù hợp với vị trí công tác, yêu cầu nhiệm vụ của vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của các cơ quan, đơn vị, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, được đăng ký dự thi nếu có đủ các điều kiện sau:

+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

+ Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

+ Không cư trú tại Việt Nam;

+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 13/5/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 13/5/2010 của Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 163/2010/TTLT-BTC-BNV ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
III. LĨNH VỰC TÔN GIÁO

5. Thủ tục chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng như: Lễ hội được tổ chức lần đầu; được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn; được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về mặt nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người tổ chức lễ hội tín ngưỡng gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Người tổ chức lễ hội tín ngưỡng nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Tờ trình về việc tổ chức lễ hội, trong đó nêu rõ nguồn gốc lịch sử của lễ hội, quy mô, thời gian, địa điểm, kế hoạch, chương trình, nội dung lễ hội.

+ Danh sách Ban Tổ chức lễ hội.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: UBND cấp huyện.



f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ trình về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng (mẫu 2).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.




6. Thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Bảng đăng ký hoạt động tôn giáo của tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

+ Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của tổ chức xác nhận hoạt động tôn giáo ổn định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo (mẫu 3).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

- Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;

- Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;

- Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;

- Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Tổ chức tôn giáo có thời gian hoạt động tại Việt Nam từ 20 năm trở lên.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



7. Thủ tục chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị thành lập phải nêu rõ những nội dung dưới đây:

+ Tên tổ chức tôn giáo cơ sở dự kiến thành lập;

+ Lý do thành lập;

+ Số lượng tín đồ tại thời điểm thành lập;

+ Phạm vi hoạt động tôn giáo;

+ Cơ sở vật chất, trụ sở của tổ chức.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc (mẫu 4).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo được thành lập phải thuộc hệ thống của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận;

- Số lượng tín đồ tại địa bàn, đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



8. Thủ tục chấp thuận việc chia, tách, tổ chức tôn giáo cơ sở

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị chia, tách tổ chức tôn giáo cơ sở phải nêu rõ những nội dung dưới đây:

+ Tên tổ chức tôn giáo cơ sở trước khi chia, tách và dự kiến tên tổ chức tôn giáo cơ sở sau khi chia, tách;

+ Lý do chia, tách;

+ Số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách;

+ Phạm vi hoạt động tôn giáo; cơ sở vật chất, trụ sở của tổ chức.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc (mẫu 5).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có văn bản đề nghị cho chia, tách của tổ chức tôn giáo;

- Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo cơ sở quá đông, địa bàn hoạt động rộng khó quản lý và tổ chức hoạt động tôn giáo;

- Tổ chức sau khi chia, tách vẫn thuộc tổ chức quy định trong hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước chấp thuận.



k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



9. Thủ tục chấp thuận việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:Văn bản đề nghị sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải nêu rõ những nội dung dưới đây:

+ Tên tổ chức tôn giáo cơ sở dự kiến sáp nhập, hợp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo cơ sở sau khi sáp nhập, hợp nhất;

+ Lý do sáp nhập, hợp nhất;

+ Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm sáp nhập, hợp nhất;

+ Phạm vi hoạt động tôn giáo; cơ sở vật chất, trụ sở của tổ chức.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (mẫu 6).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;

- Tổ chức tôn giáo được sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc hệ tổ chức quy định trong hiến chương, điều lệ đã đượcNhà nước chấp thuận.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



10. Thủ tục đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên hội đoàn, cá nhân chịu trách nhiệm về hoạt động của hội đoàn;

+ Danh sách những người tham gia điều hành hội đoàn;

+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động của hội đoàn, trong đó nêu rõ mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý của hội đoàn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký hoạt động hội đoàn tôn giáo (mẫu 7).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



11. Thủ tục Cấp đăng ký hoạt động cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác có phạm vi hoạt động ở nhiều quận huyện, thị xã trong phạm vi một tỉnh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người đứng đầu dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Người đứng đầu dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ tên dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác, trụ sở hoặc nơi làm việc, tên người đứng đầu dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể khác;

+ Danh sách tu sĩ;

+ Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động, trong đó nêu rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý, cơ sở vật chất, hoạt động xã hội, hoạt động quốc tế (nếu có) của dòng tu, tu viện hoặc các tổ chức tu hành tập thể.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động dòng tu, tu viện (mẫu 8).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



12. Thủ tục chấp thuận việc mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ tên lớp, địa điểm mở lớp, nhu cầu mở lớp, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo (mẫu 9).

h) Phí, lệ phí: Không

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo;

- Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý và giải quyết các vấn đề tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.



13. Thủ tục đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo kiểm tra, tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

- Bước 3: Ban Tôn giáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Bước 4: Tổ chức nhận kết quả từ Ban Tôn giáo.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đăng ký của tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ họ tên, phẩm chất, chức vụ và phạm vi phụ trách tôn giáo của người được đăng ký.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian UBND tỉnh xem xét chấp thuận).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức


Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương