Số: 2059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc



tải về 1.62 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.62 Mb.
#14679
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép                                 s

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (mẫu 56).

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (mẫu 57).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

53. Thủ tục công nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Doanh nghiệp sau khi tổ chức thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, gửi hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để đăng ký thỏa ước lao động tập thể.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định và thông báo bằng văn bản về việc đăng ký cho doanh nghiệp biết.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đăng ký thỏa ước lao động tập thể.

+ Bản thỏa ước lao động tập thể.

+ Biên bản lấy ý kiến của tập thể lao động.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 196-CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tết và hướng dẫn dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về Thỏa ước lao động tập thể.

- Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể.

54. Thủ tục xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị xác nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định và thực hiện việc xác nhận cho doanh nghiệp

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị của doanh nghiệp.

+ Danh sách người lao động hưởng lương hàng tháng của doanh nghiệp (Bảng trả lương hàng tháng) và số lao động trong danh sách hưởng lương bình quân cả năm của doanh nghiệp.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Công văn đề nghị của doanh nghiệp (Mẫu 57)



k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.

- Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ. Ban hành 13/01/1997.

55. Thủ tục thừa nhận quy chế trả lương cho doanh nghiệp nhà nước

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỷ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương, có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn công ty, đồng thời phổ biến đến từng người lao động đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.

- Bước 2: Đăng ký quy chế trả lương của doanh nghiệp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Bước 3: Tổ chức nhận kết quả tại Sở Lao động - Thương binh & Xã hội



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đăng ký của doanh nghiệp;

+ Bản quy chế kèm theo Quyết định ban hành.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thỏa thuận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 07/2005/TT-BLDDTBXH ngày 5/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước

- Thông tư số 08/2005/TT-BLDDTBXH ngày 5/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước

56. Thủ tục xác nhận bản cam kết về tiền lương và chi phí cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở Đài Loan lần hai theo Hợp đồng cá nhân

a) Trình tự thực hiện:

Người lao động nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đăng ký đi làm việc ở nước ngoài có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị trực tiếp quản lý.

+ Phiếu thẩm định hồ sơ thuê lao động Việt Nam đến làm việc có thời hạn ở Đài Loan do Văn phòng kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cấp.

+ Hợp đồng lao động giữa chủ thuê Đài Loan và người lao động (bản sao có công chứng). Đối với các hợp đồng lao động bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung thì dịch bằng tiếng Việt.

+ Bản cam kết về tiền lương và chi phí của lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản cam kết

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Công văn số 148/QLLĐNN-TTLĐ ngày 31/01/2005 của Cục Quản lý lao động nước ngoài.



VI. LĨNH VỰC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

57. Thủ tục đăng ký và giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang làm việc để đăng ký.

- Bước 2: Trong thời hạn hai mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày, Trung tâm giới thiệu việc làm xác định mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của từng người lao động gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 4: Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm để thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm và theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp, xác định người thất nghiệp trong trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt hay tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản gửi người lao động để thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký thất nghiệp.

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Sổ Bảo hiểm xã hội

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký thất nghiệp (mẫu 58)

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu 59)

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông t­ư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

58. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sau khi được tư vấn, giới thiệu việc làm mà vẫn chưa có việc làm người thất nghiệp có nhu cầu học nghề, thì làm đơn xin học nghề theo mẫu số 6, gửi Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội..

- Bước 2: Trung tâm giới thiệu việc làm xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề và nơi học nghề gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.

- Bước 3: Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm phối hợp với Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định.

- Bước 4: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề

- Bước 5: Quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội gửi 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh để thực hiện chi trả dạy nghề cho cơ sở dạy nghề (bao gồm cả trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện việc dạy nghề cho người thất nghiệp); 01 bản gửi trung tâm giới thiệu việc làm để tiếp tục thực hiện việc tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi học nghề; 01 bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi việc tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp; 01 bản gửi người lao động để thực hiện.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đăng ký học nghề

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký học nghề (mẫu 60)

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

59. Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1 lần

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Khi người lao động có việc làm trực tiếp đến Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang làm việc để đăng ký hưởng trợ cấp 1 lần.

+ Bước 2: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm xác định mức hưởng trợ cấp một lần, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp một lần của từng người lao động gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần.

- Bước 4: Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả trợ cấp một lần; một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm giới thiệu việc làm và một bản gửi người lao động để thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở LĐ,TB&XH

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu 61).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông t­ư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

60. Thủ tục chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 2: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp dự thảo Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 4: Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Danh sách đề nghị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông t­ư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

61. Thủ tục tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 2: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp dự thảo Quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 4: Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Danh sách đề nghị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông t­ư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

62. Thủ tục tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động đang bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc trường hợp được tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 2: Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp dự thảo Quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định tiếp tục được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

- Bước 4: Quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi một bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục trả trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp; một bản lưu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; một bản gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm; một bản gửi người lao động để thực hiện.

b) Cách thức thực hiện: Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký quyết định.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Danh sách đề nghị tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông t­ư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

63. Thủ tục chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

Trường hợp 1: Chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Bước 1: Trường hợp người lao động khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thì đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp gửi Trung tâm giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp.

- Bước 2 : Trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người lao động đó.

- Bước 3: Trung tâm giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện các thủ tục theo quy định.



Trường hợp 2: Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Bước 1: Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có nhu cầu chuyển đến tỉnh để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 2 : Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và thông báo bằng văn bản với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (kèm theo bản đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ có liên quan của người lao động) .

- Bước 3: Trung tâm giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp, có trách nhiệm tiếp nhận và có văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đồng thời tiếp tục thực hiện các chế độ theo quy định cho người lao động (kèm theo bản sao Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động).



Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương