Số: 2059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã cấp doanh nghiệp



tải về 1.62 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.62 Mb.
#14679
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

42. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã cấp doanh nghiệp.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra Doanh nghiệp; nếu phát hiện Doanh nghiệp vi phạm thì lập hồ sơ thu hồi giấy phép.

- Bước 2: Trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét ra Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp.

- Bước 3: Gửi kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Biên bản xử lý vi phạm của doanh nghiệp

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

43. Thủ tục thẩm định thành lập các Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm được gửi trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; nếu hồ sơ hợp lệ thì làm giấy biên nhận hồ sơ cho cơ quan nộp hồ sơ.

- Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Trung tâm.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị thành lập .

+ Đề án thành lập Trung tâm.

+ Văn bản của các cơ quan có liên quan: phải có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính.

+ Bản sao (có công chứng) các giấy tờ: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản bàn giao trụ sở làm việc cho Trung tâm sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc; Bản kê khai trang thiết bị làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của Trung tâm tại thời điểm đề nghị thành lập có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: 500.000 đồng/hồ sơ.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:

- Có địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động giới thiệu việc làm ổn định từ 36 tháng trở lên nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; có đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động tư vấn, đón tiếp người lao động và người sử dụng lao động, tra cứu thông tin thị trường lao động của Trung tâm.

- Có các trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng nhiệm vụ như bàn, ghế, tủ hồ sơ, điện thoại, máy fax, máy vi tính, các thiết bị phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động và phương tiện đi lại.

- Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chuyên ngành phải có ít nhất một người.

- Người được tuyển dụng vào Trung tâm phải là người có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Đối với nhân viên được điều động sang làm việc tại Trung tâm, phải có xác nhận của cơ quan cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

44. Thủ tục giải thể Trung tâm giới thiệu việc làm

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1. Trung tâm giới thiệu việc làm làm đơn đề nghị xin giải thể kèm theo mốt số giấy tờ liên quan đến tình hình và kết quả hoạt động gửi Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Bước 2. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định giải thể Trung tâm giới thiệu việc làm.

- Bước 3 Gửi quyết định giải thể đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị giải thể Trung tâm giới thiệu việc làm của cơ quan quản lý Trung tâm.

+ Các tài liệu, văn bản có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

45. Thủ tục cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm (đi xuất khẩu lao động)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chủ dự án hoàn thành việc lập dự án và gửi UBND xã, phường, thị trấn xác nhận, sau đó gửi Phòng LĐ,TB&XH.

- Bước 2: Phòng LĐ,TB&XH phối hợp với chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch các huyện, thị của chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội xem xét, thẩm định (hồ sơ thẩm định có xác nhận của UBND các huyện, thị hoặc thường trực BCĐ xuất khẩu lao động huyện, thị).

- Bước 3: Phòng LĐ,TB&XH tổng hợp hồ sơ gửi về Sở LĐ,TB&XH để thẩm định, trình UBND tỉnh ký quyết định (đối với dự án có nhiều người đi xuất khẩu lao động) hoặc Sở ký quyết định cho vay (đối với dự án chỉ có 01 người đi xuất khẩu lao động).



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở LĐ,TB&XH

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đề nghị vay vốn đi XKLĐ.

+ Giấy cam kết trả nợ vốn vay.

+ Giấy cam kết bảo lãnh tín chấp của UBND xã, phường.

+ Danh sách vay vốn (theo mẫu).

+ Dự án vay vốn hỗ trợ việc làm, áp dụng cho những dự án có nhiều người lao động đi xuất khẩu lao động (từ 2 người trở lên).

- Số lượng hồ sơ: 03 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở LĐ,TB&XH

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đề nghị vay vốn đi XKLĐ (Mẫu 44).

- Giấy cam kết trả nợ vốn vay (Mẫu 45).

- Dự án vay vốn hỗ trợ việc làm (mẫu 46).



k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Công văn số 1370/UBND-KVX .

46. Thủ tục sắp xếp lao động dôi dư

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Doanh nghiệp lập danh sách toàn bộ số lao động của công ty, đơn vị tại thời điểm quyết định sắp xếp.

- Bước 2: Lập danh sách lao động cần sử dụng, lao động không có nhu cầu sử dụng.

- Bước 3: Công ty, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tổ chức Đại hội để cho ý kiến về danh sách alo động.

- Bước 4: Hoàn thiện phương án giải quyết lao động dôi dư để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư.

+ Phương án sắp xếp lại lao động.

+ Danh sách số lao động đã được phân loại.

- Số lượng hồ sơ: 06 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở LĐ,TB&XH

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư (Mẫu 47).

- Phương án sắp xếp lại lao động (mẫu 48).

- Danh sách số lao động đã được phân loại (Mẫu 49).



k)Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước;

- Thông tư số 18/2007/TT-BLĐTBXH ngày 10/9/2007 của Bộ Lao động –TB&XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

47. Thủ tục đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn dưới 90 ngày.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động cá nhân với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng cá nhân cho người lao động; nếu không chấp thuận, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do bằng văn bản.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập.

+ Bản sao Hợp đồng nhận lao động thực tập.

+ Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động thực tập.

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy tờ chứng minh việc ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2007;

- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật 72/2006/QH ngày 29/11/2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật 72/2006/QH.

48. Thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng lao động cá nhân với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy xác nhận việc đăng ký hợp đồng cá nhân cho người lao động. Nếu không chấp thuận, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do bằng văn bản.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký kèm bản sao Hợp đồng cá nhân, có bản dịch bằng tiếng Việt.

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.



* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản cam kết

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2007;

- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật 72/2006/QH ngày 29/11/2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật 72/2006/QH.

49. Thủ tục cấp giấy phép cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép lao động. Trường hợp không cấp, trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức nhận giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc phía đối tác Việt Nam.

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

+ Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu số 2 có dán ảnh của người nước ngoài;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

+ Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài (bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tiến sĩ) phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ 02 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

* Lưu ý:

Đối với người nước ngoài là nghệ nhân thuộc những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: 400.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (mẫu 50).

- Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài (mẫu 51).

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (mẫu 52).



k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

50. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 3 ngày, khi phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc hỏng, thì người nước ngoài phải báo cáo với người sử dụng lao động bằng văn bản nêu rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng.

- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc hỏng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định hồ sơ và cấp lại.

- Bước 4: Tổ chức nhận giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài.

+ Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. Trường hợp bị mất giấy phép lao động, người nước ngoài có văn bản giải trình về việc mất giấy phép lao động.

+ 02 ảnh màu (kích thước 3cm x 4cm) chụp không quá 6 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: 300.000 đồng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài (mẫu 54)

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu 55).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

51. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức nhận gia hạn giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động.

+ Bản sao hợp đồng lao động có xác nhận của người sử dụng lao động.

+ Giấy phép lao động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài xin gia hạn.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu 53).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - TBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

52. Cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác

a)Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép lao động. Trường hợp không cấp, trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

- Bước 3: Tổ chức nhận giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam.

+ Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài (Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân thuộc những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ 02 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ; 

+ Bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương