Số: 2059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 1.62 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.62 Mb.
#14679
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

33. Hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.


a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thân nhân đối tượng làm bản đề nghị hưởng trợ cấp mai táng phí khai kèm theo Giấy chứng tử và bản sao một trong các quyết định hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp một lần) hoặc bản sao quyết định hưởng BHYT nộp cho UBND cấp xã;

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và xác nhận vào bản khai. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản đề nghị chuyển về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, tham mưu cho UBND huyện, thị có văn bản đề nghị giải quyết mai táng phí kèm theo toàn bộ hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ nhận nhận hồ sơ hợp lệ phải ban hành quyết định mua thẻ BHYT cho đối tượng.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã để được hướng dẫn.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản khai đề nghị hưởng trợ cấp mai táng phí.

+ Bản sao một trong các quyết định hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp một lần) hoặc bản sao quyết định hưởng BHYT;

+ Giấy chứng tử;

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai đề nghị hưởng trợ cấp mai táng phí theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg (Mẫu 36).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao một trong những gấy tờ sau: Quyết định hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp 1 lần; quyết định hưởng chế độ BHYT theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 Về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.

34. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước không thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân làm Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ BHYT, kèm theo các giấy tờ có liên quan đến quá trình tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên xuất ngũ… nộp cho Hội Cựu chiến binh cấp xã.

- Bước 2; Hội Cựu chiến binh cấp xã trong thời hạn 02 ngày làm việc xác nhận vào bản khai cá nhân, báo cáo UBND cùng cấp; trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp xã kiểm tra và ký công văn đề nghị cấp thẻ BHYT đối với cựu chiến binh gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Lao động - TB&XH cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xét duyệt để gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.

- Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ nhận nhận hồ sơ hợp lệ, ban hành quyết định mua thẻ BHYT cho cựu chiến binh.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân.

+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên xuất ngũ…

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 27 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Hội CCB tỉnh.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai cá nhân (Mẫu 37).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên, xuất ngũ…

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;

- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;

- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Bộ Tài chính – Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.



35. Thủ tục giải quyết chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã. Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã.

- Bước 2: Hội Cựu chiến binh cấp xã xem xét xác nhận vào bản khai, và báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc.

- Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy chứng tử, có công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động - TB&XH trong thời hạn 05 ngày làm việc.

- Bước 3: Phòng Lao động - TB&XH cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện có Công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và XH cấp tỉnh, trong thời hạn 10 ngày làm việc.

- Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ nhận nhận hồ sơ hợp lệ ban hành quyết định trợ cấp mai táng phí cho đối tượng cựu chiến binh.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí;

+ Bản sao Giấy khai tử;

+ Bản photocopy một trong những giấy tờ có liên quan đến tham gia kháng chiến như: lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; quyết định phục viên, xuất ngũ… khi nộp hồ sơ cá nhân cần mang theo bản chính để đối chiếu.

- Số lượng hồ sơ: 2 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 27 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Hội CCB tỉnh.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí (Mẫu 38)

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cựu chiến binh không thuộc diện hưởng mai táng phí theo pháp lệnh người có công hoặc mai táng phí theo Luật BHXH.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;

- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh;

- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.



IV. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

36. Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội công lập

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập, thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình xin thành lập.

+ Đề án thành lập.

+ Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hnh chính: Tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

37. Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin thành lập cơ sở Bảo trợ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ hơ.

- Bước 3: Tiến hành thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin thành lập.

+ Đề án thành lập.

+ Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ.

+ Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ x hội.

+ Sơ yếu lý lịch của giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

+ Có ý kiến bằng văn bản của UBND cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.

+ Văn bản thẩm định về đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (Mẫu 39);

- Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập  (Mẫu 40).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu, điều kiện về môi trường và vị trí: Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.



(Điều 10, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội).

- Yêu cầu, điều kiện về cơ sở vật chất:

+ Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.

+ Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.

+ Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).

Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

+ Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

(Điều 11, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội).

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

38. Giải thể cơ sở Bảo trợ xã hội

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Đơn vị tổ chức cá nhân gửi hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội cho Sở Lao động - TB&XH;

- Bước 2: Sở Lao động - TB&XH tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đầy đủ hợp lệ viết giấy hẹn giao cho người nộp và tiến hành thẩm định hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn làm lại cho kịp thời;

- Bước 3: Sở Lao động - TB&XH trình UBND tỉnh ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội nêu rõ lý do xin giải thể.

+ Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý.

+ Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể

- Số lượng hồ sơ:  02 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không đảm bảo điều kiện về môi trường và vị trí; cơ sở vật chất; điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và định mức cán bộ, nhân viên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

39. Thủ tục tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội (người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, người tâm thần mãn tính, người nhiễm HIV/AIDS).

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Gia đình, cá nhân, người thân, người giám hộ hoặc tổ chức đoàn thể làm đủ hồ sơ theo qui định, gửi UBND xã nơi đối tượng cư trú;

- Bước 2: UBND xã kiểm tra, thẩm định hồ sơ xin vào cơ sở bảo trợ xã hội của đối tượng. Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì thông báo cho đối tượng biết, có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội cấp huyện xem xét giải quyết. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

- Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội kiểm tra, thẩm định lại, xét thấy hồ sơ của đối tượng đã đầy đủ theo qui định, có văn bản (kèm hồ sơ của đối tượng) gửi Sở Lao độngThương binh và Xã hội (đơn vị quản lý cơ sở bảo trợ xã hội).

- Bước 4: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội kiểm tra, thẩm định ra quyết định tiếp nhận đối tượng xin vào cơ sở BTXH.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội của đối tượng, người thân, gia đình hoặc người giám hộ có ý kiến xác nhận của Trưởng thôn

+ Giấy khám sức khỏe của Trung tâm y tế.

+ Biên bản xác minh đối tượng của UBND xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Công văn đề nghị của UBND xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu 41).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

V. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VIỆC LÀM

40. Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm được gửi trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép.

+ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao (có công chứng) các giấy tờ:

* Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản bàn giao trụ sở làm việc cho Trung tâm sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc; Bản kê khai trang thiết bị làm việc; danh sách nhân viên tại thời điểm đề nghị cấp phép giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu 42)

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện 1: Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định từ 36 tháng trở lên. Đảm bảo bố trí đủ các phòng tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động,thông tin thị trường lao động,có trang bị máy vi tính điện thoại, máy fax, email, các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác phục vụ khách hàng.( Thông tư 20/2005/ TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẩn thi hành một số điều của Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 qui định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm).

- Điều kiện 2: Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỷ tại ngân hàng. (Thông tư 20/2005/ TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẩn thi hành một số điều của Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 qui định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm).

- Điều kiện 3: Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế,luật, ngoại ngữ. Mỗi chuyên ngành phải có ít nhất 01 người, người được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận(Thông tư 20/2005/ TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẩn thi hành một số điều của Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 qui định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm).



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

41. Thủ tục cấp đổi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm được gửi trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp đổi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm. Trường hợp không cấp đổi giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.

+ Báo cáo kết quả hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp theo thời hạn giấy phép đang hoạt động và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép tiếp theo.

+ Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (mẫu 43).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Không.

- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.


Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương