Số: 2059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


Thủ tục Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện



tải về 1.62 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.62 Mb.
#14679
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

6. Thủ tục Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện


a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ sở cai nghiện gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao độngTB&XH. Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì thông báo cho cơ sở biết, có văn bản (kèm theo hồ sơ của cơ sở cai nghiện) và gửi cho cơ sở cai nghiện ma túy Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đầy đủ trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Bước 2: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội phải tổ chức thẩm tra điều kiện, hồ sơ của cơ sở cai nghiện và báo cáo với UBND tỉnh. UBND tỉnh có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội xem xét cấp giấy phép gia hạn hoạt động cho cơ sở cai nghiện;

- Bước 3: Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép gia hạn hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện cho cơ sở cai nghiện, nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

- Bước 4: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội nhận giấy phép gia hạn hoạt động cai nghiện ma túy từ Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và trả kết quả cho cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Lao động - Thương binh & Xã hội .

b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;

+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

+ Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức và kết quả hoạt động cảu cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đề nghị gia hạn giấy phép trong 05 năm liên tục gần nhất, gồm: Thông tin chung về cơ sở, những thay đổi về cơ sở vật chất, nhân sự, kết quả hoạt động cụ thể từng năm, những kiến nghị, đề xuất.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết:

- Cấp tỉnh: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cấp bộ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép gia hạn hoạt động cai nghiện ma túy

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (Mẫu 1);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (Mẫu 2).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện phù hợp với nội dung Giấy phép đề nghị gia hạn.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nguyện ma túy tự nguyện;

- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nguyện ma túy tự nguyện;

- Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.



7. Thủ tục thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện


a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ sở cai nghiện gửi hồ sơ đề nghị thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Lao độngTB&XH. Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì thông báo cho cơ sở biết, có văn bản (kèm theo hồ sơ của cơ sở cai nghiện) và gửi cho cơ sở cai nghiện ma túy phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đầy đủ trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Bước 2: Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội phải tổ chức thẩm tra điều kiện, hồ sơ của cơ sở cai nghiện và báo cáo với UBND tỉnh. UBND tỉnh có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện (theo nội dung đề nghị thay đổi giấy phép của cơ sở);

- Bước 3: Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện (theo nội dung đề nghị thay đổi giấy phép của cơ sở), nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

+ Bước 4: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội nhận giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy từ Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và trả kết quả cho cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Lao độngTB&XH.



b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;

+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở cai nghiện khác;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất hiện có của cơ sở, gồm: bản kê khai cơ sở vật chất; bản kê khai thiết bị; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xử lý nước thải. chất thải;

+ Tài liệu chứng minh gồm: Bản sao có chứng thực chứng nhận tốt nghiệp từ trình độ cao đẳng trở lên của người đứng đầu cơ sở cai nghiện; danh sách trích ngang và bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm việc tại cơ sở cai nghiện;

+ Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện kể từ lần được cấp hoặc gia hạn giấy phép gần nhất, trong đó nêu rõ phương án hoạt động sau khi thay đổi phạm vi hoạt động, phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết:

- Cấp tỉnh: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cấp bộ: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (Mẫu 1);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (Mẫu 2).

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối với cơ sở hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ:


- Về cơ sở vật chất:

+ Khu vực chuyên môn phải đảm bảo có nơi tiếp nhận người nghiện, cắt cơn giải độc, cấp cứu, theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, xét nghiệm và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế;

+ Có đủ điện, nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định;

+ Có đủ trang thiết bị y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khoẻ và phục hồi sức khoẻ sau cắt cơn, giải độc theo đúng quy định của Bộ Y tế;

+ Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm; người đã cai nghiện nhiều lần hoặc người có hành vi gây rối trật tự công cộng trong thời gian cai nghiện ;

+ Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ sức khoẻ, an toàn tính mạng của cán bộ, nhân viên và người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện;

+ Đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt hợp vệ sinh cho người cai nghiện ma túy.

- Về nhân sự:

+ Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đã được tập huấn về công tác cai nghiện ma túy;
+ Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ mười hai tháng trở lên;

+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý, đã có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đối với người làm công tác bảo vệ phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ;


+ Người làm việc tại cơ sở cai nghiện tự nguyện phải có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm hành nghề.

* Đối với cơ sở hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện:

- Về cơ sở vật chất:

+ Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ và phục hồi sức khoẻ sau cắt cơn, giải độc; có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm;

+ Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên và người cai nghiện ma túy;

+ Có nơi học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hóa văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cáchcho người cai nghiện ma túy;

+ Có hệ thống điện, hệ thống nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoạt động ổn định;

+ Có mặt bằng, nhà xưởng đủ điều kiện mở lớp dạy nghề và tổ chức lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy;

- Về nhân sự:

+ Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách cai nghiện, phục hồi là người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; có thời gian làm công tác cai nghiện, phục hồi từ đủ mười hai tháng trở lên và đã được tập huấn công tác cai nghiện ma túy;

+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý, giáo viên dạy nghề, kỹ thuật viên đã có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đối với người làm công tác bảo vệ phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ;

+ Người làm việc tại cơ sở cai nghiện tự nguyện phải có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm hành nghề;

* Đối với cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện:

- Về cơ sở vật chất:

+ Khu vực chuyên môn phải đảm bảo có nơi tiếp nhận người nghiện, cắt cơn giải độc, cấp cứu, theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, xét nghiệm và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Về nhân sự:

+ Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đã được tập huấn về công tác cai nghiện ma túy;

+ Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ mười hai tháng trở lên;

+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn tâm lý, đã có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Đối với người làm công tác bảo vệ phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ;

+ Người làm việc tại cơ sở cai nghiện tự nguyện phải có hồ sơ, lý lịch rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm hành nghề.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nguyện ma túy tự nguyện;

- Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nguyện ma túy tự nguyện;

- Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.



II. LĨNH VỰC ĐÀO TÀO NGHỀ

8. Thủ tục cấp giấy chứng nhận bổ sung hoạt động dạy nghề.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Các cơ sở dạy nghề (bao gồm: Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp) nộp hồ sơ đăng ký bồ sung hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề.

- Bước 3: Tổ chức nhận giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề tại bộ phận một cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp không cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký bổ sung.

+ Báo cáo giải trình lý do đăng ký bổ sung và thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình dạy nghề bảo đảm cho việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Cơ quan phối hợp: Các cơ sở dạy nghề



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (Mẫu số 06).

- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (Mẫu số 07).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành Quy định cề đăng ký hoạt động dạy nghề.

9. Thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Các cơ sở dạy nghề (bao gồm: Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, Trường Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp) nộp hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề.

- Bước 3: Tổ chức nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề tại bộ phận một cửa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp không cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở giáo dục, doanh nghiệp. Nếu cơ sở dạy nghề là các cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

- Cơ quan phối hợp: Các cơ sở dạy nghề



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề (Mẫu 5);

- Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (Mẫu 6, 7).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 72/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

10. Thủ tục cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục trực thuộc tỉnh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ thành lập Trung tâm gửi Hội đồng thẩm định.

- Bước 3: Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm. Nếu hồ sơ chưa đảm bảo theo yêu cầu gửi trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm để hoàn chỉnh lại hồ sơ và gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Trình UBND tỉnh ký Quyết định cho phép thành lập Trung tâm. Trường hợp không đồng ý cho phép thành lập thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thành lập Trung tâm.

+ Đề án thành lập Trung tâm.

+ Dự thảo quy chế của Trung tâm.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liến với đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng Trung tầm hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai. (bản sao có công chứng hoặc bản chụp kèm bản gốc đối chiếu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ (riêng đề án thành lập Trung tâm là 07 - 9 bộ theo số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian Sở LĐTBHX tiếp nhận và thẩm định sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định là 10 ngày.

- Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định là 15 ngày làm việc.

- Thời gian ra quyết định của UBND tỉnh là 05 ngày làm việc.



e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề án thành lập Trung tâm dạy nghề (mẫu 8);

- Đơn đề nghị thành lập Trung tâm dạy nghề (mẫu 9).

k) Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm dạy nghề được thành lập khi đảm bảo các điều kiện chủ yếu sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của Bộ, Tổ chức chính trị - xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh.

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 3, Điều 58 của Luật Dạy nghề, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Phải có giáo viên cho từng nghề tổ chức đào tạo.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:

+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

+ Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;

+ Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.

- Thiết bị dạy và học nghề:

Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.

- Về khả năng tài chính:

Chứng minh khả năng về kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trường và thể hiện rõ trong Đề án.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

11. Thủ tục cho phép thành lập Trường Trung cấp nghề tư thục trực thuộc tỉnh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ thành lập Trung tâm dạy nghề tư thục (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ thành lập Trung tâm gửi Hội đồng thẩm định.

- Bước 3: Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm. Nếu hồ sơ chưa đảm bảo theo yêu cầu gửi trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm để hoàn chỉnh lại hồ sơ và gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 4: Trình UBND tỉnh ký Quyết định cho phép thành lập Trung tâm. Trường hợp không đồng ý cho phép thành lập thì trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Thành phần số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thành lập Trường.

+ Đề án thành lập Trường.

+ Dự thảo Điều lệ của Trường.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng Trường hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường phải có một số giấy tờ sau đây:

* Xác nhận của Ngân hàng thương mại, nơi tổ chức, cá nhân thành lập trưởng mở tài khoản về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.

* Danh sách góp vốn của các thành viên thành lập trường.

* Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản của cá nhân thành lập trường

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Thời gian Sở LĐTBHX tiếp nhận và thẩm định sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định là 10 ngày.

- Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định là 15 ngày làm việc.

- Thời gian quyết định của UBND tỉnh là 05 ngày làm việc.



e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương