SỐ 02 tháng 10/2008 (Lưu hành nội bộ)



tải về 241.4 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu11.07.2016
Kích241.4 Kb.
#1650
1   2   3   4

Học tập khí phách anh hùng của Nguyễn Văn Trỗi và đồng đội của anh trước đây, đã biết bao nhiêu chiến sĩ lao lên phía trước "Tìm nguỵ mà đánh - tìm Mỹ mà diệt". trong giờ phút thiêng liêng này, để sống xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của Anh, của đồng bào, đồng chí đã hy sinh cho Tổ Quốc, cho cuộc sống hôm nay đầy hương hoa ngọt lành, cho tuổi trẻ Quảng Nam ngẩng cao đầu tự hào vô biên và niềm tin vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Noi gương Anh, tuổi trẻ Huyện Điện Bàn hôm nay nguyện đoàn kết một lòng, sống xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, của dân tộc, phát huy trí tuệ và bản lĩnh của con người Việt Nam nói chung, của tuổi trẻ Quảng Nam nói riêng, ra sức học tập, rèn luyện, cống hiến tài năng, sức trẻ để xây dựng quê hương giàu đẹp.






TÌM HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ: 35/2006/TTLT/BGDĐT-BNV

Ngày 23 tháng 08 năm 2006 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ về việc “Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập”.
Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6  năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội; Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3091/VPCP-KG ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Liên Bộ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 9704/BTC-HCSN ngày 10 tháng 08 năm 2006 về việc định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5736/BKH-KHGDTN&MT ngày 04 tháng 08 năm 2006 về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế viên chức trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Thông tư này hướng dẫn định mức biên chế áp dụng đối với viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Định mức biên chế viên chức không bao gồm các chức danh hợp đồng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

b) Thông tư này áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập.

Thông tư này không áp dụng đối với các trường chuyên biệt, trường trung học phổ thông chất lượng cao, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. Biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc điểm về công tác giáo dục của địa phương và khả năng ngân sách.

3. Định mức biên chế giáo viên trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

4. Việc xếp hạng trường thực hiện theo quy định sau đây:



1

 

 



Trường



Hạng I

Hạng II

Hạng III

1

 

 



Tiểu học:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo


- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên



- Từ 18 đến 27 l

- Từ 10 đến 18 l



- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp



2

Trung học cơ sở:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo


- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên



-Từ 18 đến 27 l

-Từ 10 đến 18 l



- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp



3

Trung học phổ thông:

- Trung du, đồng bằng, thành phố

- Miền núi, vùng sâu, hải đảo


- Từ 28 lớp trở lên

- Từ 19 lớp trở lên



- Từ 18 đến 27 l

- Từ 10 đến 27 l



- Dưới 18 lớp

- Dưới 10 lớp



Các hạng I, II và III của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông quy định trên đây tương đương với các hạng tám, chín và mười đối với trường tiểu học, các hạng bảy, tám và chín đối với trường trung học cơ sở, các hạng sáu, bảy và tám của trường trung học phổ thông quy định tại Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm  2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.

5. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc xác định hạng trường, biên chế cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng  được áp dụng theo quy định đối với cấp học cao nhất có trong trường đó.

6. Số tiết dạy trong 1 tuần của cán bộ quản lý và giáo viên được quy định như sau:

a) Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 2 tiết;

b) Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 4 tiết;

c) Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết,  giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết;

d) Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết trong 1 tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết trong 1 tuần.

7. Nhân viên làm công tác văn phòng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo các chức danh còn phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của trường.

II. ĐỊNH  MỨC BIÊN  CHẾ  VIÊN  CHỨC Ở  CÁC  CƠ  SỞ  GIÁO  DỤC PHỔ THÔNG

1. Trường tiểu học

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng.

Trường hạng 2, hạng 31 phó hiệu trưởng.

Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.

b) Biên chế giáo viên:

Đối với trường tiểu học dạy 1 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 giáo viên trong 1 lớp;

Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trong ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 giáo viên trong 1 lớp;

Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đối với nữ giáo viên còn trong độ tuổi sinh con (chưa sinh từ 1 đến 2 con), số thời gian nghỉ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, văn phòng:

Công tác thư viện, thiết bị:  Trường hạng 1 được bố trí 2 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 1 biên chế.

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Trường hạng 1 được bố trí 3 biên chế : 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán, 01 Y tế trường học;

Trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 2 biên chế:  01  Kế toán và Văn thư, 01 Y tế trường học và Thủ quỹ.



2. Trường Trung học cơ sở

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 2, hạng 31 phó hiệu trưởng.

b) Biên chế giáo viên:

Mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 1,90 giáo viên;

Mỗi trường được bố trí 01 biên chế giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng:

Công tác thư viện: Mỗi trường được bố trí 01 biên chế;

Công tác thiết bị, thí nghiệm: Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế; trường hạng 2, hạng 3 được bố trí 01 biên chế;

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Mỗi trường được bố trí 03 biên chế: 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán, 01 Y tế trường học; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 biên chế.

3. Trường trung học phổ thông

a) Biên chế cán bộ quản lý:

Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:

Trường hạng 1 có không quá 3 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 2 có không quá 2 phó hiệu trưởng;

Trường hạng 31 phó hiệu trưởng.

b) Biên chế giáo viên:

Mỗi lớp được bố trí biên chế không quá 2,25 giáo viên;

Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Bí thư, Phó Bí thư hoặc Trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn) được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Quyết định Số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.

c) Biên chế viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng:

Công tác thư viện: Mỗi trường được bố trí 01 biên chế;

Công tác thiết bị, thí nghiệm: Trường hạng 1 được bố trí 02 biên chế, trường hạng 2, hạng 3 được bố trí  01 biên chế.

Công tác văn phòng (Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế trường học):

Mỗi trường được bố trí 03 biên chế: 01 Văn thư và Thủ quỹ, 01 Kế toán, 01 Y tế trường học; trường có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 biên chế.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại Thông tư này và những quy định tại Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các giám đốc sở giáo dục và đào tạo, sở nội vụ, sở tài chính xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hàng năm báo cáo định kỳ việc thực hiện biên chế sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Kinh phí để thực hiện hệ thống định mức biên chế quy định tại Thông tư này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định và hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết./.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ TRƯỞNG

(Đã ký) (Đã ký)
 Nguyễn Thiện Nhân   Đỗ Quang Trung


BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH-TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 23/TTLN Hà Nội , ngày 15 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BAN TCCB CHÍNH PHỦ - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH - TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH SỐ 23/TTLN NGAY 15 THÁNG 01 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC VÀ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG



Căn cứ Nghị định 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Quyết định số 243/CP ngày 25-6-1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy, biên chế các trường phổ thông;

Căn cứ Nghị đinh số 90/CP ngày 24-11-1993 của Chính phủ về cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ công văn số 5742/KTTH ngày 10-10-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên - Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong trong trường phổ thông.

Liên ngành Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường phổ thông như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN,CỬ GIÁO VIÊN LÀM TỔNG PHỤ TRÁCH

1. Đối tượng và tiêu chuẩn:

Giáo viên các trường có tuổi từ 18 đến 35 đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong các trường phổ thông.



1.1. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu (nếu còn trong độ tuổi phát triển đoàn viên thì phải là đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

1.2. Có nhiệt tình và năng khiếu về tổ chức hoạt động xã hội, hiểu biết về đoàn đội, có đủ sức khoẻ... biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia công tác Đội.

1.3. Có bằng tốt nghiệp sư phạm (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm).

Riêng các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh thì yêu cầu có bằng tốt nghiệp sư phạm (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo).



1.4. Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đoàn - Đội.

2. Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội:

Căn cứ vào đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn, Hiệu trưởng cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của trường thống nhất đề nghị lên Phòng Giáo dục và đào tạo huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) hoặc Sở Giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý công chức, viên chức xét duyệt.

Trường Phòng Giáo dục và đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử giáo viên tổng phụ trách sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng Đội huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh).

II. CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG VÀ BIÊN CHẾ GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

1. Thời gian giáo viên được cử làm tổng phụ trách ít nhất là 5 năm.

2. Tổng phụ trách chuyên trách được miễn giảng dạy các bộ môn văn hoá. Tổng phụ trách bán chuyên trách phải tham gia giảng dạy một số giờ, một số buổi theo hướng dưới đây:

- Dạy thay cho gáo viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ.

- Hoặc có thể dạy đủ số tiết quy định cho 1 lớp (hoặc một số lớp) thuộc bộ môn của mình.

Nếu vì lý do thiếu giáo viên hoặc do yêu cầu của chuyên môn mà hiệu trưởng nhà trường phân công tổng phụ trách chuyên trách, tổng phụ trách Đội bán chuyên trách phải giảng dạy hoặc dạy quá định mức thì số giờ hoặc số buổi dạy được tính là thời gian giảng vượt giờ và được thanh toán tiền dạy vượt giờ, thêm buổi theo chế độ hiện hành.



3. Định mức giờ dạy của giáo viên - Tổng phụ trách Đội:

Tất cả các trường tiểu học, trưởng phổ thông cơ sở (cấp 1, 2); trường trung học cơ sở (cấp 2); trường phổ thông trung học cấp 2-3:



3.1. Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:

- Trường trên 19 lớp: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên tổng phụ trách Đội chuyên trách giảng dạy thì số giờ hoặc số buổi này được thanh toán theo chế độ vượt giờ hiện hành.

- Trường từ 10 đến 19 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 3 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

3.2. Ở các địa bàn còn lại:

- Trường có từ 28 lớp trở lên: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên trung học cơ sở dạy 4 tiết/tuần hoặc giáo viên tiểu học dạy 1 buổi/tuần thì số giờ hoặc buổi này được thanh toán vượt giờ theo chế độ hiện hành.

- Trường có từ 18 đến 27 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 8 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 2 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

- Trường có dưới 18 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 10 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.



4. Biên chế giáo viên - Tổng phụ trách Đội:

Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông cơ sở, trường phổ thông trung học cấp 2-3 (chỉ tính số lớp cấp 2) được cử 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Số biên chế giáo viên tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể như sau:



4.1. Ở vùng cao, hải đảo, vùng sâu:

- Trường trên 19 lớp: được bố trí 1 biên chế giáo viên - tổng phụ trách đội chuyên trách.

- Trường từ 19 lớp trở xuống thực hiện theo chế độ bán chuyên trách.

4.2. Ở các địa bàn còn lại:

- Trường có từ 28 lớp trở lên được bố trí 1 biên chế giáo viên.

- Trường có từ 18 đến 27 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 3/4 giáo viên.

- Trường có dưới 18 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1/2 giáo viên.



III. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN - TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI

1. Chế độ chính sách:

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông (bao gồm cả tổng phụ trách chuyên trách và bán chuyên trách) được hưởng các chế độ sau:



1.1. Hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số với các mức sau đây:

- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng I hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,30 lương tối thiểu.

- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,20 lương tối thiểu.

- Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng III hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,10 lương tối thiểu.

Khi thôi không làm tổng phụ trách thì không được hưởng khoản phụ cấp này.

Việc xác định hạng trường để tính phụ cấp trách nhiệm cho chức danh giáo viên - Tổng phụ trách Đội căn cứ vào mục I của Thông tư số 10/GD-ĐT ngày 29-7-1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn.



1.2. Xếp lương giáo viên và hưởng các khoản phụ cấp, các chế độ khác như giáo viên (nghỉ phép, nghỉ hè, đi học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp văn phòng phẩm ...).

1.3. Hưởng chế độ khen thưởng như giáo viên và các danh hiệu đã thống nhất giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp ngang với giáo viên giỏi cùng cấp được xét tặng huy chương Nhà giáo, huy chương Vì thế hệ trẻ và các huy chương khác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.



1.4. Ngoài những quy định trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xem xét giải quyết thêm một số chế độ chính sách khác tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách hoạt động tốt như hàng năm tổ chức cho đội ngũ tổng phụ trách đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến, tạo điều kiện vật chất để hoạt động...

2. Chính sách sử dụng:

2.1. Giáo viên được cử làm tổng phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

2.2. Giáo viên - Tổng phụ trách sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian công tác nhà trường có trách nhiệm bố trí trở lại giảng dạy chuyên môn.

2.3. Giáo viên trong thời gian làm tổng phụ trách được tham gia các khoá huấn luyện bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do ngành Giáo Dục - Đào tạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tổ chức chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá, Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Thông tư này.


tải về 241.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương