SỐ 01-ttlb ngàY 22-12-1995 CỦa liên bộ NÔng nghiệp và



tải về 0.7 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.7 Mb.
#31116
  1   2   3

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT VIỆT NAM LAWDATA


THÔNG TƯ
SỐ 01-TTLB NGÀY 22-12-1995 CỦA LIÊN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THƯƠNG MẠI - TỔNG CỤC HẢI QUAN HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 664-TTG NGÀY 18-10-1995 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM GỖ VÀ LÂM SẢN


Căn cứ Nghị định số 33-CP ngày 19-4-1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Điều 7 của Quyết định số 664-TTg ngày 18-10-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản;

Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản như sau:

I- VỀ CÁC LOẠI GỖ, LÂM SẢN VÀ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ GỖ, LÂM SẢN CẤM XUẤT KHẨU:

1. Các loại gỗ, lâm sản thuộc nhóm IA ghi trong Quyết định 664-TTg là những loại thực vật rừng quý hiếm quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-01-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), được nêu trong Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

2. Gỗ tròn các loại ghi ở khoản 2, Điều 2, Quyết định 664-TTg, là tất cả các loại gỗ tròn thuộc tất cả 8 nhóm gỗ nêu trong Phụ lục II, được khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, không bao gồm gỗ lóng dùng làm nguyên liệu giấy khai thác từ rừng trồng (gỗ tròn rừng trồng).

3. Gỗ xẻ các loại ghi ở khoản 3, Điều 2, Quyết định 664-TTg, là những tấm phiến hay thanh gỗ được xẻ ra từ những khúc gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng trong nước, không bao gồm những tấm, phiến hay thanh gỗ đã bào phẳng các mút, có thể lắp ghép (không cho lắp ghép bằng đinh, vít hay bu-lông) với các bộ phận khác hay chi tiết khác để hợp thành một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh.

4. Gỗ bóc ghi ở khoản 4, Điều 2, Quyết định 664-TTg là loại gỗ mỏng có độ dày từ 1mm trở lên, được chế biến từ những khúc gỗ tròn, qua máy bóc gỗ (veneer peeling lathe - dérouleuse) thành những cuộn gỗ mỏng có chiều dài nhất định, sau đó được cắt thành từng tấm để làm nguyên liệu sản xuất ván dán.

5. Song nguyên liệu ghi ở khoản 5, Điều 2, Quyết định 664-TTg là song đoạn chưa qua hết các công đoạn cạo vỏ, chuốt tròn, đánh nhẫn thành chi tiết sản phẩm hay chưa phóng tách thành nhiều sợi nhỏ.

Mây nguyên liệu ghi ở khoản 5, Điều 2, Quyết định 664-TTg là mây sợi chưa qua hết các công đoạn bóc vỏ, róc mắt, tẩy rửa sạch, luộc dầu, tẩm sấy hoá chất hoặc chưa chẻ thành nan, chưa đan thành mê.

6. Mặt hàng ghi ở khoản 7, Điều 2, Quyết định 664-TTg được hiểu là thanh gỗ ở mọi quy cách, đã bào định hình 4 mặt, xẻ rãnh, phay mộng để lắp ghép lại với nhau làm sàn nhà.

7. Ván sàn sơ chế ghi ở khoản 7, Điều 2, Quyết định 664-TTg, là những thanh gỗ xẻ ở mọi quy cách, chưa bào hoặc đã bào phẳng 4 mặt nhưng chưa xẻ rãnh, phay mộng.

8. Những mặt hàng ghi ở khoản 8, Điều 2, Quyết định 664-TTg là những loại sản phẩm, bán thành phẩm tốn nhiều gỗ hoặc mức độ chế biến sơ sài, kết cấu đơn giản, dễ bị người ta mua dùng làm nguyên liệu chế biến thành các loại sản phẩm gỗ khác.

Để ngăn chặn việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ trá hình và sản phẩm gỗ sơ chế, tốn nhiều gỗ, tuỳ theo tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể sẽ bổ sung thêm vào khoản 8, Điều 2, Quyết định 664-TTg một số loại sản phẩm gỗ cấm xuất khẩu sau khi thống nhất với Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.

II- VỀ CÁC LOẠI GỖ, LÂM SẢN VÀ SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ GỖ, LÂM SẢN DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHO PHÉP SẢN XUẤT ĐỂ
XUẤT KHẨU NÊU Ở ĐIỀU 3, QUYẾT ĐỊNH 664-TTG

1. Các loại gỗ, lâm sản và sản phẩm chế biến từ gỗ, lâm sản dưới đây chỉ được làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất để xuất khẩu:

1.1. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu gỗ nhóm IIA theo Nghị định 18-HĐBT (bao gồm cả gỗ pơ-mu) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án khai thác sử dụng và giao cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện.

1.2. Sản phẩm không sử dụng nguyên liệu gỗ nhóm IA, IIA nhưng sử dụng gỗ thuộc nhóm 1, nhóm 2 trong bảng phân loại gỗ ban hành kèm theo Quyết định số 2198-CNR ngày 26-11-1977 của Bộ Lâm nghiệp, được nêu trong Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

1.3. Gỗ lóng bạch đàn, bồ đề, keo chưa cắt hoặc đã cắt thành từng khúc, chưa bóc hoặc đã bóc vỏ, khai thác từ rừng trồng sau khi đã cân đối đáp ứng nhu cầu gỗ trụ mỏ và gỗ nguyên liệu giấy.

1.4. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu gốc rễ cây rừng tự nhiên tận dụng hợp pháp.

1.5. Sản phẩm sử dụng nguyên liệu là gỗ nhập khẩu, bao gồm cả gỗ nhận gia công, chế biến cho nước ngoài.

1.6. Mọi sản phẩm gỗ và lâm sản chưa được nêu trong các Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Quyết định 664-TTg.

2. Hồ sơ xin xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ, lâm sản nêu tại các điểm 1 trên đây được gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:

2.1. Công văn đề nghị của doanh nghiệp. Nếu là sản phẩm gỗ thì ghi rõ: tên hàng, loại gỗ sử dụng, nguồn gốc gỗ, định mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm gỗ, số lượng sản phẩm xin xuất khẩu và dự kiến đơn giá xuất (giá FOB). Nếu là gỗ lóng (gỗ tròn rừng trồng) thì ghi rõ: loại gỗ, nguồn gốc gỗ, quy cách lóng gỗ, số lượng xin xuất khẩu và dự kiến đơn giá xuất (giá FOB).

2.2. Các văn bản, chứng từ chứng minh nguồn gốc khối lượng gỗ đưa vào chế biến mặt hàng xin xuất khẩu nói trên là hợp pháp. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các văn bản, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp như: bản sao giấy phép khai thác, quyết định cho mở rừng khai thác của cơ quan có thẩm quyền quản lý rừng; hợp đồng mua bán gỗ, hoá đơn mua bán gỗ, biên bản trúng thầu khai thác gỗ hoặc mua gỗ bán đấu giá; bản sao biên lai nộp thuế tài nguyên (đối với gỗ rừng tự nhiên) hoặc biên lai nộp thuế sử dụng đất (đối với gỗ rừng trồng) của bên bán gỗ; tờ khai nhập khẩu gỗ có Hải quan cửa khẩu xác nhận đã thanh khoản và nộp thuế nhập khẩu của bên bán gỗ.

2.3. Hai bộ bản vẽ kỹ thuật sản phẩm gỗ, lâm sản thể hiện rõ hình dáng, quy cách, kích thước của sản phẩm và các chi tiết lớn. Nếu sản phẩm là hàng mỹ nghệ có hình dáng, mẫu mã, kích thước phức tạp không thể hiện được bằng bản vẽ thì cho phép dùng hai ảnh mầu cỡ 9x12cm, có ghi quy cách, kích thước bao của sản phẩm ở mặt sau ảnh để thay cho bản vẽ kỹ thuật.

2.4. Bản sao Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu thì gửi bản sao Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi xem xét hồ sơ và chấp thuận, sẽ có văn bản cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa được kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong văn bản sẽ nêu rõ tên sản phẩm, số lượng được phép xuất khẩu, loại gỗ được phép sử dụng, đồng thời trả lại cho doanh nghiệp một bộ bản vẽ kỹ thuật hoặc ảnh chụp đã được phê duyệt.



III- VỀ CÁC LOẠI SẢN PHẨM GỖ VÀ LÂM SẢN ĐƯỢC PHÉP LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU TẠI HẢI QUAN TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NÊU Ở ĐIỀU 4,
QUYẾT ĐỊNH 664-TTG:

1. Các loại sản phẩm gỗ, lâm sản và đặc sản rừng nêu tại Điều 4, Quyết định 664-TTg được phép làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định nêu tại phần IV Thông tư này, không cần văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Thương mại và Phòng Giấy phép xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương mại.

2. Đối với các loại sản phẩm nêu tại khoản 1, Điều 4, Quyết định 664-TTg, nếu có cơ sở để cho rằng sản phẩm đó là gỗ tròn, gỗ xẻ trá hình thì Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nghĩa vụ đình chỉ việc làm thủ tục xuất khẩu và xử lý theo quy định hiện hành, đồng thời thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại biết để phối hợp giải quyết.

IV- VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN

Hải quan các địa phương sẽ làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản khi doanh nghiệp xuất trình được các văn bản sau:

1. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc văn bản có giá trị tương đương do Bộ Thương mại cấp, với ngành hàng xuất khẩu (hoặc cho phép xuất khẩu): đồ gỗ hoặc mộc trang trí nội thất, hoặc lâm sản, hoặc lâm sản chế biến, hoặc hàng thủ công mỹ nghệ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì xuất trình Giấy phép đầu tư và sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với phạm vi kinh doanh cho phép trong Giấy phép đầu tư.

2. Bản chính văn bản phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên dành cho chế biến hàng xuất khẩu do Bộ Thương mại cấp (nếu sản phẩm sử dụng nguyên liệu là gỗ rừng tự nhiên trong nước) hoặc Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã thanh khoản (nếu sản phẩm sử dụng nguyên liệu là gỗ nhập khẩu) hoặc bản sao Tờ khai hàng hoá nhập khẩu theo các quy định tại điểm 2, phần VI Thông tư này (nếu sản phẩm sử dụng nguyên liệu là gỗ mua lại của bên nhập khẩu gỗ).

3. Văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bản vẽ kỹ thuật hoặc ảnh chụp sản phẩm đã được đóng dấu xác nhận kèm theo văn bản (nếu xin xuất khẩu sản phẩm nêu tại phần II Thông tư này).

4. Bản chính biên bản xác nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp hoặc lâm sản, đặc sản rừng hợp pháp của Chi cục kiểm lâm sở tại.

5. Định mức tiêu hao gỗ nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm do thủ trưởng doanh nghiệp đề nghị và Sở Nông Lâm nghiệp xác nhận.

V- VỀ HẠN MỨC GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC
DÀNH CHO CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU:

1. Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước được Nhà nước giao, sau khi cân đối nhu cầu trong nước và năng lực thiết bị công nghệ chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được sắp xếp lại theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo tới Bộ Thương mại tổng hạn mức gỗ rừng tự nhiên khai thác trong nước dành cho chế biến hàng xuất khẩu.

2. Căn cứ Tổng hạn mức nói trên, nhu cầu và khả năng sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng như thực tế xuất khẩu sản phẩm gỗ năm trước, Bộ Thương mại sẽ phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên cho các đối tượng sau đây:

2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản.

2.2. Doanh nghiệp đã được phép kinh doanh xuất nhập khẩu với ngành hàng phù hợp.

2.3. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản.

Sau khi phân bổ, Bộ Thương mại thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan biết.

3. Công văn xin cấp hạn mức gỗ rừng tự nhiên để chế biến hàng xuất khẩu kể từ năm 1996 gửi về Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu rõ:

3.1. Hạn mức doanh nghiệp được cấp năm trước (nếu xin hạn mức vào đầu năm kế hoạch) hoặc kỳ trước (nếu xin bổ sung vào giữa năm kế hoạch).

3.2. Hạn mức doanh nghiệp đã sử dụng (chia làm hai phần: trực tiếp xuất khẩu và uỷ thác xuất khẩu).

3.3. Doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản tính bằng USD (cũng chia làm hai phần như trên).

4. Nghiêm cấm mọi hành vi mua bán hạn mức gỗ rừng tự nhiên dành cho chế biến hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp không được lợi dụng Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản được cấp để khai thác, vận chuyển, sử dụng gỗ lậu, buôn bán gỗ trái phép hoặc tiếp tay móc nối với các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp, phá hoại tài nguyên rừng.

5. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng gỗ nhóm thấp, gỗ tận thu, tận dụng sau khai thác rừng tự nhiên, sử dụng gỗ rừng trồng, hỗ nhập khẩu, gỗ cây cao su hoặc cây công nghiệp khác đã thoái hoá... để sản xuất các loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vừa phong phú, đa dạng về hình dáng, mẫu mã, vừa giảm được lượng gỗ phải khai thác rừng tự nhiên. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm gỗ xuất khẩu có kích thước nhỏ, tốn ít gỗ hoặc tận dụng gỗ quy cách nhỏ để sản xuất ra sản phẩm gỗ xuất khẩu có quy cách lớn.

VI- VỀ GỖ VÀ LÂM SẢN NHẬP KHẨU:

1. Hải quan các địa phương chỉ làm thủ tục nhập khẩu gỗ và lâm sản nguyên liệu (bao gồm cả gia công, chế biến cho nước ngoài) khi có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu được coi như chứng từ chứng minh tính hợp pháp của gỗ và lâm sản nhập khẩu, có giá trị như văn bản giao hạn mức gỗ nguyên liệu khi làm thủ tục hải quan.

2. Gỗ và lâm sản nguyên liệu nhập khẩu được phép chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp trong nước (trừ trường hợp gia công, chế biến cho nước ngoài). Khi chuyển nhượng, bên bán phải cung cấp cho bên mua các giấy tờ sau:

2.1. Công văn cho phép nhập khẩu gỗ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản sao có công chứng).

2.2. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã thanh khoản.

Trường hợp lô gỗ, lâm sản nguyên liệu nhập khẩu được chuyển nhượng cho nhiều doanh nghiệp hoặc được chuyển nhượng một phần thì Chi cục Kiểm lâm sở tại xác nhận số lượng chuyển nhượng và tên doanh nghiệp mua vào bản chính Tờ khai. Hải quan đã thanh khoản, sau đó cung cấp cho doanh nghiệp mua một bản sao Tờ khai hải quan đã xác nhận này.

Các văn bản, chứng từ nói trên dùng để chứng minh nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp khi doanh nghiệp mua lại gỗ nhập khẩu làm đơn xin xuất khẩu tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và làm thủ tục xuất khẩu tại Hải quan.

VII- CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

1. Các trường hợp tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu gỗ và lâm sản được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Việc quy định lại mức thuế cho từng nhóm sản phẩm chế biến gỗ xuất khẩu cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ chế biến ra sản phẩm đó tinh vi hay sơ sài, đơn giản, sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu hay gỗ trong nước và mức độ tiết kiệm, tận dụng nguyên liệu gỗ cao hay thấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan sẽ tham gia cùng với Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có liên quan quy định lại mức thuế nói trên.

3. Các văn bản của Bộ Thương mại, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã cho phép xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản theo Quyết định 624-TTg ngày 29-12-1993 của Thủ tướng Chính phủ trước ngày ban hành Thông tư này, nếu trái với quy định của Quyết định 664-TTg thì chỉ được phép thực hiện đến 31-3-1996.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.

PHỤ LỤC 1
DANH MỤC THỰC VẬT RỪNG QUÝ HIẾM BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 18-HĐBT NGÀY 17-1-1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG


NHÓM IA

SỐ TT



Tên Việt Nam

Tên khoa học

Ghi chú

1

2

3

4

1

Bách xanh

Calocedrud macrolepis




2

Thông đỏ

Taxus chinensis




3

Phỉ 3 mũi

Cephalotaxus fortunei




4

Thông tre

Podocarpus neriifolius




5

Thông Pà Cò

Pinus kwangtugensis




6

Thông Đà Lạt

Pinus dalatensis




7

Thông nước

Glyptostrobus pensilis




8

Hinh đá vôi

Keteleeria calcarea




9

Sam bông

Amentotaxus argotenia




10

Sam lạnh

ABies nukiangensis




11

Trầm (gió bầu)

Aquilaria crassna




12

Hoàng đàn

Cupressus torulosa




13

Thông 2 lá dẹt

Ducampopinus kremptii




Nhóm IIA

1

2

3

4

1

Cẩm lai:

Dalbergis Oliverii Gamble







. Cẩm lai Bà Rịa

Dalbergia bariaensis







. Cẩm lai

Dalbergia Oliverrii Gamble







. Cẩm lai Đồng Nai

Dalbergia dongnaiensis




2

Cà Te (Gỗ Đỏ):

Afzelia xylccarpa




3

Gụ:










. Gụ mật

Sindora cochin chinensis

Gõ mật




. Gụ lau

Sindora tonkinesis-A, chev

Gõ lau

4

Giáng hương:










. Giáng hương

Pterrocarpus Padatus Pierre







. Giáng hương Cam Bốt

Pterocarpus Cambodianus Pierre







. Giáng hương mắt chim

Pterocarpus indicus Willd




5

Lát:










. Lát hoa

Chukrasia ta bularis A.Juss







. Lát da đồng

Chukrasia SP







. Lát chun

Chukrasia SP




6

Trắc:










. Trắc

Dalbergia cochinchinesis Pierre







. Trắc dây

Dalbergia annamensis







. Trắc Cam Bốt

Dalbergia combodiana Pierre




7

Pơmu:

Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas




8

Mun

Diospyros mun H.Lee







. Mun










. Mun sọc

Dyospyros SP




9

Đinh

Markhamia Pierrei




10

Sến mật

Madhuca pasquieri




11

Nghiến

Burretiodendron hsienmu




12

Lim xanh

Erythophloeum Fordii




13

Kim giao

Padocarpus fleuryi




14

Ba gạc

Rauwolfia verticillata




15

Ba kích

Morinda officinalis




16

Bách hợp

Lilium brownii




17

Sâm ngọc linh

Panax Vietnammensis




18

Sa nhân

Amomum Longiligulare




19

Thảo quả

Amomun tsaoko




Каталог: vanban -> Lists -> VBPQConvert -> Attachments
Attachments -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> HÀnh chính nhà NƯỚC
Attachments -> CỦa bộ trưỞng bộ giao thông vận tải số 23/2006/QĐ-bgtvt ngàY 04 tháng 5 NĂM 2006 ban hành tiêu chuẩn ngành “PHƯƠng tiệN giao thông đƯỜng sắt toa xe phưƠng pháp kiểm tra khi sản xuấT, LẮp ráp mớI” 22 tcn 349 – 06
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ TÀi nguyên và MÔI trưỜng số 18/2005/QĐ-btnmt ngàY 30 tháng 12 NĂM 2005 ban hành bộ ĐƠn giá DỰ toán các công trình đỊa chấT
Attachments -> PHƯƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ
Attachments -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata thông tri
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ XÂy dựng số 37/2006/QĐ-bxd ngàY 22 tháng 12 NĂM 2006
Attachments -> “ÁO ĐƯỜng mềM – CÁc yêu cầu và chỉ DẪn thiết kế”
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-cp ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế SỐ 493/byt-qđ ngàY 10 tháng 6 NĂM 1994 VỀ việc ban hành tiêu chuẩN ngành artemisinin

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương