Review of Disaster Reduction Initiatives


MÔ ĐUN2 NHẬN BIẾT CÁC HIỂM HỌA



tải về 2.43 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.43 Mb.
#35859
loạiReview
1   2   3   4

MÔ ĐUN2
NHẬN BIẾT CÁC HIỂM HỌA




Mục tiêu

Cuối mô đun này học viên sẽ có thể:



  • Hiểu và áp dụng qui trình xác định hiểm họa cho cộng đồng của mình.

  • Hiểu và xây dựng một hồ sơ hiểm họa của cộng đồng mình.

  • Xác định xem các đánh giá hiểm họa và các hồ sơ hiểm họa được sử dụng như thế nào trong qui trình đánh giá rủi ro.

Giới thiệu


Các hiểm họa và các đặc tính hiểm họa là một thành phần quan trọng của các kết quả của thiên tai. Tìm hiểu các hình mẫu hiểm họa có thể có là một phần quan trọng trong đánh giá rủi ro. Trên thực tế, đánh giá hiểm họa thường là điểm bắt đầu cho một đánh giá rủi ro lớn hơn. Trong Mô đun này, các bạn sẽ thực hiện những bước cần thiết để đánh giá hiểm họa dựa trên những kiến thức mà bạn hiện có.

Xác định hiểm họa


Đánh giá hiểm họa gồm hai phần. Bước đầu tiên trong một đánh giá hiểm họa là xác định hiểm họa. Những hiểm họa nào có thể ảnh hưởng tới cộng đồng của bạn? Phân tích hiểm họa cộng đồng cần phải xem xét tất cả các loại hiểm họa (tự nhiên và công nghệ). Qui trình này có thể bắt đầu bằng việc xem xét các dữ liệu lịch sử và bất kỳ phân tích nào hiện có.

Các phân tích hiểm họa hiện có


Nếu cộng đồng của bạn đã có phân tích hiểm họa thì không cần phải xây dựng mới từ đầu. Tuy nhiên bạn có thể cần phải bổ sung hoặc cập nhật phân tích đó. Bạn có thể sử dụng đánh giá đó để bắt đầu xây dựng danh mục các hiểm họa có liên quan của mình.

Bạn sẽ cần xem xét các phân tích hiện có và biểu kết quả để xem có chỗ nào thiếu sót hay không. Mục tiêu của bạn là để xác định hai điều:



  1. Có phải tất cả các thảm họa được nêu trong phân tích thảm họa đó vẫn đe dọa cộng đồng hay không?

  2. Có hay không những hiểm họa chưa được đưa vào trong phân tích hiện có mà có thể có tiềm năng đe dọa đến cộng đồng?

Bạn sẽ không thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi này một cách chắc chắn mà không tìm hiểu các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, có một vài gợi ý có thể cho thấy cần phải tiến hành nghiên cứu bổ sung.

Đánh giá đã bao quát cả các hiểm họa tự nhiên và công nghệ hay chưa? Đánh giá này đã được thực hiện cách đây bao lâu? Nếu đã có những thay đổi lớn trong cộng đồng của bạn hoặc khu vực xung quanh thì các hiểm họa có liên quan tới cộng đồng của bạn cũng có thể đã thay đổi. Các đặc tính không gian và thời gian của các hiểm họa chắc chắn là sẽ thay đổi. Chẳng hạn, có phải cộng đồng của bạn đã được mở rộng vào trong núi hoặc về một vùng ven biển? Có phải phá rừng đã làm một ngọn núi gần đó mất ổn định? Có phải một phần của cộng đồng của bạn đã di dời ra khỏi vùng ngập? Có phải đất nông nghiệp đã biến thành một cảnh quan đô thị với độ phì nhiêu giảm dần?


Xem xét dữ liệu hiểm họa lịch sử


Nếu bạn thực sự xác định các thiếu sót có thể bạn sẽ cần xem xét các dữ liệu lịch sử để khắc phục các thiếu sót đó. Dữ liệu lịch sử không có nghĩa là dữ liệu cũ mà chỉ là những sự kiện đã xảy ra. Bạn sẽ cần xem xét dữ liệu lịch sử nếu cộng đồng của mình chưa có phân tích hiểm họa nào.

Trong phạm vi một cộng đồng nói chung đều có thông tin về các sự kiện với tổn thất lớn xảy ra gần đây. Các hình mẫu của các sự kiện “thường nhật” hơn thì khó có thể lấy được hơn. Thêm vào đó, các sự kiện đã xảy ra lâu thì cần phải nghiên cứu sâu rộng hơn (nếu bạn có thể thu thập được tất cả thông tin).

Trong Mô đun 3 về Lập bản đồ quản lí thiên tai, bạn đã xác định một số nguồn dữ liệu hiểm họa không gian. Các nguồn khác gồm có các tài liệu của chính quyền, lịch sử địa phương, báo chí hoặc các câu chuyện lịch sử truyền miệng. Từ những nguồn này bạn phải có thể xác định được xem những hiểm họa nào có thể xảy ra ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bạn cũng sẽ có thể hình thành một ý tưởng tổng quan về những hiểm họa nào là tương đối phổ biến hoặc có tính phá hủy đặc biệt và những hiểm họa nào có thể hỗ trợ để ưu tiên nghiên cứu bổ sung. Để có được những ước tính chính xác hơn về tần xuất và tác động thì cần xây dựng một hồ sơ hiểm họa.

Một khi bạn đã hoàn thành việc xem xét các dữ liệu lịch sử bạn có thể bổ sung các hiểm họa có liên quan mà còn thiếu trong danh mục xác định hiểm họa của bạn và bỏ đi những hiểm họa mà bạn thấy không cần quan tâm nữa. Mặc dù hồ sơ của một hiểm họa cụ thể có thể thay đổi song không có khả năng bạn sẽ loại bỏ tất cả các hiểm họa cùng lúc.


HOẠT ĐỘNG NHÓM SỐ 1 (30 PHÚT)

XÁC ĐỊNH HIỂM HỌA

Hoạt động nhóm này nhằm mục đích giúp các bạn xác định các hiểm họa trong cộng đồng hoặc khu vực của mình và khả năng xảy ra nói chung. Hoạt động này sẽ đòi hỏi bạn phải làm việc trên cơ sở nền tảng kiến thức hiện tại của mình; bạn sẽ không cần phải thực hiện nghiên cứu ở thời điểm này. Nếu nhóm của bạn gồm đại diện của một vài cộng đồng thì bạn sẽ cần nhất trí lựa chọn một cộng đồng để thực hiện đánh giá hiểm họa cho cộng đồng đó. Khi đã đạt được thỏa thuận, cả nhóm sẽ dành hai mươi phút tiếp theo để xác định các hiểm họa tự nhiên có thể ảnh hưởng tới cộng đồng hoặc khu vực của bạn (GỢI Ý: tham khảo tài liệu học viên về Các hiểm họa tự nhiên của Việt Nam nếu cần). Sử dụng tờ giấy được phát để hoàn thành biểu dưới đây:

  1. Xác định các hiểm họa

  2. Xác định khả năng xảy ra từng hiểm họa trong cộng đồng được lựa chọn. Đánh dấu X vào cột phù hợp: có khả năng, có thể, hoặc ít khả năng. Mỗi hiểm họa chỉ chọn một câu trả lời.

  3. Khi đã hoàn thành biểu này bạn có thể xác định những hiểm họa nào có nhiều khả năng xảy ra nhất trong cộng đồng hoặc khu vực của mình.

XÁC ĐỊNH HIỂM HỌA &
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ


Tên Cộng đồng:




Hiểm họa

Thường xảy ra

Có khả năng xảy ra

Ít khả năng xảy ra

VÍ DỤ:

BÃO TUYẾT









X
















































































































































Hồ sơ hiểm họa


Bước thứ hai của một phân tích hiểm họa là hồ sơ hiểm họa. Bạn sẽ cần xây dựng một hồ sơ cho mỗi hiểm họa được xác định ở bước 1. Các hồ sơ hiểm họa sẽ cho phép bạn xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách và quản lí tốt hơn các nguồn lực của mình.

Trong quá trình xác định hiểm họa bạn sẽ cần tham khảo các nguồn tài liệu hiện có trước tiên. Bạn sẽ cần xác định những thiếu sót có thể có và sau đó thu thập và phân tích dữ liệu lịch sử để khẳng định những thiếu sót, phát triển hoặc xây dựng các hồ sơ.



  • Có hồ sơ nào còn thiếu trong phân tích hiểm họa hay không?

  • Có bất kỳ loại thông tin nào nói chung là còn thiếu trong các hồ sơ hiểm họa hay không?

  • Có các đặc tính của bất kỳ hiểm họa nào có khả năng đã thay đổi từ khi thực hiện phân tích hay không?

  • Các thứ tự ưu tiên đã thay đổi hay chưa?

Khi có thể, các hồ sơ cần bao gồm các thông tin sau đây về mỗi hiểm họa:

  • Tần xuất có khả năng suất hiện (bao lâu thì nó có khả năng xảy ra)

  • Xác suất xảy ra các cường độ của một hiện tượng cụ thể

  • Độ lớn lớn nhất có thể và Cường độ tiềm tàng (nó có thể tồi tệ đến mức nào)

  • Vị trí (nó có thể khởi phát ở đâu)

  • Phạm vi không gian có thể có của một hiện tượng cụ thể (nó có thể ảnh hưởng tới một khu vực có độ lớn như thế nào)

  • Thời gian (nó có thể kéo dài bao lâu)

  • Hình mẫu theo mùa (nó có khả năng xảy ra nhiều hơn vào thời gian nào trong năm – hãy nhớ là không phải mọi hiểm họa đều có một hình mẫu theo mùa)

  • Tốc độ khởi phát (nó có thể xảy ra nhanh đến mức nào)

Thêm vào đó, bạn có thể muốn biết các thông tin về những tổn thất liên quan tới từng hiểm họa. Bạn sẽ cần tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các hiện tượng lịch sử riêng rẽ để xây dựng những hồ sơ hiểm họa tổng thể này. Các mô hình cũng có thể giúp bạn ước lượng các thông tin này. Chất lượng của các hồ sơ của bạn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các dữ liệu của bạn. Các kết quả sẽ không bao giờ phản ánh chính xác hiện thực được.

Xem một mẫu Biểu Hồ sơ hiểm họa ở Phụ lục A.


HOẠT ĐỘNG NHÓM SỐ 2 (40 PHÚT)

HỒ SƠ HIỂM HỌA

Sử dụng các thông tin mà bạn vừa hoàn thành trong phần Đánh giá hiểm họa ở trên. Xem lại biểu và xác định một hiểm họa có khả năng xảy ra lớn nhất trong cộng đồng được lựa chọn. Tham khảo Phụ lục A trong tài liệu của học viên; cả nhóm hoàn thành biểu hồ sơ hiểm họa cho hiểm họa được chọn. Sử dụng các tờ giấy được phát để ghi lại các câu trả lời. Chuẩn bị để trình bày kết quả của mình với cả lớp (GỢI Ý: Chọn một người đại diện cho nhóm lên trình bày).

TrẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC


Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra kiến thức của bạn trong Mô đun 2. Đọc câu hỏi một cách cẩn thận. Khi bạn chắc chắn là bạn hiểu rõ câu hỏi, hãy đưa ra câu trả lời tốt nhất của bạn. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy đưa ra một vài đáp án. Bạn có thể làm việc trong một nhóm, sử dụng các ghi chú của bạn, và ghi lại các câu trả lời trong nhóm của bạn trên bảng lật đã được cung cấp.

  1. Hai thành phần của một đánh giá hiểm họa là gì?



  1. Việc xem xét các phân tích hiểm họa hiện có của cộng đồng nhằm mục đích gì?



  1. Khi xây dựng hồ sơ hiểm họa cần đưa vào những thông tin nào về mỗi hiểm họa?


MÔ ĐUN 3
NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC




Mục tiêu

Cuối mô đun này học viên sẽ có thể:



  • Mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dễ bị tổn thương.

  • Xây dựng một chiến lược đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ở cộng đồng của bạn.

  • Xây dựng một hồ sơ cộng đồng.

Giới thiệu


Trong Mô đun 1, chúng ta đã thảo luận các thành phần của thảm họa. Để xây dựng các chiến lược quản lí và giảm thiểu rủi ro thiên tai có hiệu quả chúng ta cần biết một vài điều về mỗi thành phần này và mối liên hệ của nó với cộng đồng của chúng ta. Ở mô đun 2, chúng ta đã thảo luận những loại thông tin có thể có liên quan đối với một đánh giá hiểm họa. Trong Mô đun này chúng ta sẽ khám phá tình trạng dễ bị tổn thương. Chúng ta cũng sẽ xem xét ảnh hưởng và khả năng đối phó.

Mục đích lớn của hầu hết các đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương và các khung hỗ trợ chúng là để hiểu rõ hơn, trình bày và giải thích các tác động khác nhau của các thiên tai để giảm sự tác động và tổn thất. Các phương pháp chính xác để kết hợp những thành phần này trong một đánh giá rủi ro cuối cùng không quan trọng bằng việc thu thập các thông tin chính xác và tìm hiểu xem bạn muốn làm gì với nó. Nếu không có các dữ liệu liên quan thì bạn sẽ không thể xây dựng một bản đánh giá rủi ro được. Nếu không hiểu được ý nghĩa của những thông tin đó đối với việc quản lí các thiên tai và giảm thiểu rủi ro thiên tai thì bạn sẽ không thể ứng dụng nó được.


Nhận biết Tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực


Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương đã được phát triển trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh các hiểm họa và thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương trước đây thường liên quan tới các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng chống chịu các lực vật lí của các vật thể như cầu và nhà. Dù cách giải thích này vẫn đúng song ý tưởng về tình trạng dễ bị tổn thương đã được mở rộng và bao gồm các yếu tố làm tăng sự nhạy cảm của các cá nhân, cộng đồng, hệ thống và các loại tài sản khác với các tác động của thiên tai.

Như đã mô tả ở Mô đun 1, các điều kiện mà ở đó các cộng đồng, tài sản và nguồn lực tồn tại đều được thúc đẩy bởi các quá trình môi trường, xã hội và kinh tế hoạt động ở nhiều qui mô. Những điều kiện này có thể làm tăng hoặc giảm sự nhạy cảm với các tác động và khả năng đối phó. Nếu chúng ta giải quyết được những yếu tố thúc đẩy này thì có thể giảm được tình trạng dễ bị tổn thương và/hoặc tăng khả năng đối phó. Kết quả là, chúng ta có thể giảm được khả năng xảy ra thảm họa; chúng ta giảm thiểu được rủi ro. Trong Mô đun này, chúng ta sẽ thảo luận về các yếu tố góp phần gây lên tình trạng dễ bị tổn thương ở bốn (4) lĩnh vực lớn: các yếu tố vật lí, các yếu tố xã hội, các yếu tố kinh tế và các yếu tố môi trường.



Giảm thiểu rủi ro thiên tai và bền vững hiện đang được coi là vấn đề cơ bản. Các yếu tố của tình trạng dễ bị tổn thương được thảo luận ở đây chính là “những trụ cột” của phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng cũng còn rất quan trọng trong các hoạt động CDM.

Các yếu tố vật lí


Tình trạng dễ bị tổn thương vật lí có thể bao gồm các khía cạnh kết cấu của các vật thể, như vật liệu và thiết kế. Tuy nhiên, trong các đánh giá rủi ro dùng để quản lí và giảm thiểu rủi ro thiên tai nó còn liên quan tới vị trí. Nếu ảnh hưởng được đưa vào đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thì nó được coi là một tình trạng dễ tổn thương vật lí. Các yếu tố dễ bị ảnh hưởng của các hiểm họa vì chúng nằm ở những nơi mà các hiểm họa xảy ra. Ảnh hưởng có thể là tình nguyện hoặc không tình nguyện, biết hoặc không biết.

Các yếu tố văn hóa xã hội


Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe của các cá nhân và thường phản ánh sự tiếp cận khác nhau với các nguồn lực. Các khía cạnh của tình trạng tổn thương về văn hóa xã hội mà bạn có thể cần xem xét bao gồm:

TIẾP CẬN VỚI THỨC ĂN VÀ NƯỚC


Tiếp cận thức ăn và nước đầy đủ về số lượng và chất lượng được coi là một quyền con người cơ bản (Liên Hợp quốc 1948; Liên Hợp quốc 1999; và Liên Hợp quốc 2002). Dinh dưỡng kém làm giảm năng suất và tăng sự nhạy cảm với thương vong và bệnh tật. Những nguồn nước chưa được cải thiện có nhiều khả năng bị ô nhiễm hơn, gây bệnh tiêu chảy hoặc truyền nhiễm các bệnh do nước, làm tăng khả năng sức khỏe bị suy giảm và tốn kém chi phí.

tình tRẠNG SỨC KHỎE VÀ TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE


Sức khỏe thể chất và tinh thần kém cũng góp phần gây nên tình trạng dễ bị tổn thương. Dễ bị nhiễm bệnh, tiếp xúc thường xuyên với các bệnh truyền nhiễm, thiếu cơ chế bảo vệ và không có khả năng chăm sóc cho chính mình đều là những điều kiện cụ thể của tình trạng dễ bị tổn thương. Những người tàn tật là những người đặc biệt nhạy cảm khi xảy ra thiên tai. Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe không đầy đủ cũng có thể làm tăng sự nhạy cảm với tác động và giảm khả năng đối phó của cộng đồng.

CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN CÓ KẾ HOẠCH GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT VÀ NGƯỜI YẾU ĐUỐI KHI XẢY RA THIÊN TAI? nẾU CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH THÌ THEO BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT VÀ NGƯỜI YẾU ĐUỐI TRƯỚC VÀ TRONG KHI XẢY RA THIÊN TAI?



TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ GIÁO DỤC


Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, ảnh hưởng tới các nhóm kỹ năng và các cơ hội. Những yếu tố này cũng có thể hỗ trợ trong việc hiểu được các hiểm họa, các cảnh báo hiểm họa và những cách để giảm thiểu và phân bổ các tác động.

CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GẠT RA NGOÀI LỀ


Sự bất công và gạt ra ngoài lề có thể tự nó xuất hiện về mặt vật lí hoặc xuất hiện trong điều kiện tiếp cận thông tin và các cơ hội kinh tế và chính trị bị suy giảm do tầng lớp giai cấp, nguồn gốc, chủng tộc, giới tính và các yếu tố khác. Những nhóm người này có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng của các tác động hơn và ít có khả năng có thể tiếp cận các nguồn lực cần thiết để đối phó, và những đóng góp tiềm tàng cũng như những mối quan tâm của họ thường có nhiều khả năng bị xem nhẹ hơn khiến cho việc giảm thiểu, chuẩn bị, ứng phó và khắc phục ít có hiệu quả hơn.

TUỔI TÁC


Những người rất trẻ và rất già có nhiều khả năng phải lệ thuộc vào người khác để tồn tại hơn. Thêm vào đó, cả hai nhóm này đều có thể làm cộng đồng phải tốn nhiều chi phí nếu tỉ lệ giữa giữa người phụ thuộc với “người cung cấp” cao.

QUẢN LÍ


Một số người sẽ cho rằng quản lí là tâm điểm của hầu hết những biến đổi về khả năng và tình trạng dễ bị tổn thương. Tham nhũng, sự tiếp cận, chính sách, thực thi, an ninh và ổn định đều ảnh hưởng tới việc phân bổ các nguồn lực cần thiết cho sự sống còn trước, trong và sau mỗi một sự kiện.

NHỮNG KHÍA CẠNH VĂN HÓA


Văn hóa có thể ảnh hưởng tới tình trạng dễ bị tổn thương. Các hệ tư tưởng cắm rễ sâu trong một quan điểm chết người về thiên tai hoặc coi đó là số phận có thể là một dấu hiệu cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương về cách nhìn nhận. Những quan điểm như vậy có thể tạo ra một thách thức khi cố gắng phát triển theo hướng văn hóa giảm thiểu và đối phó. Ngôn ngữ cũng có thể là một rào cản. Tuy nhiên, các hệ kiến thức truyền thống và bên ngoài cũng có thể cản trở các phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Các yếu tố kinh tế


Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương của các hộ gia đình, cộng đồng và của quốc gia khi chịu tác động của thiên tai. Đói nghèo thường gắn liền với vật chất, yếu tố văn hoá và môi trường được liệt kê ở đây và có thể ảnh hưởng đến cả hai cách tiếp cận và tiếp xúc với tài nguyên. Trong thực tế, đói nghèo đôi khi được mô tả trong điều kiện thiếu tiếp cận với các nguồn lực quan trọng. Các sinh kế thể hiện nhiều hơn mức thu nhập. Sự phụ thuộc kinh tế có thể hiểu là hộ gia đình, cộng đồng hoặc quốc gia phụ thuộc vào người khác để cung cấp các dịch vụ cơ bản và chất lượng của cuộc sống. Sự phụ thuộc có thể phản ảnh sự thiếu đa dạng về kinh tế, hoặc sự dễ dàng bị phá vỡ các đường dây cung cấp. Nợ nần có thể tạo thêm gánh nặng. Nếu tiền bạc và nguồn lực được tạo ra không được tái đầu tư để giảm tổn thương và tăng cường phương tiên, năng lực của các hệ thống quan trọng như mạng lưới truyền thông, chăm sóc sức khoẻ, hệ thống tài chính, cung cấp nước, vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thì rủi ro thiên tai sẽ tăng lên.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NÀO TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN CÓ THỂ LÀM CHO BẠN DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN?



Các yếu tố môi trường


Các yếu tố môi trường ảnh hưởng nặng nề đến tính nhạy cảm của các cộng đồng và các quốc gia chịu tác động. Trong khóa học về Thiên tai ở Việt Nam, bạn xác định được một số trong những cách thức mà hoạt động của con người đã làm gia tăng tổn thương về môi trường. Ví dụ, rừng ngập mặn ven biển cung cấp một vùng đệm từ một số ảnh hưởng của cơn bão; chặt phá chúng làm mất đi vùng đệm. Nạn phá rừng là một chỉ tiêu thường được sử dụng cho môi trường dễ bị tổn thương; nó làm giảm môi trường sống, độ che phủ, và nhiên liệu sẵn có và có thể dẫn đến khả năng tăng lũ lụt và sạt lở đất.

Hộ gia đình, cộng đồng và các quốc gia phụ thuộc vào môi trường cung cấp những nhu cầu sống cơ bản và cho nhiều các dịch vụ kinh tế-xã hội và văn hóa. Tình trạng căng thẳng nguồn nước và suy thoái đất có thể trở nên nghiêm trọng bởi hoạt động của con người và có thể giảm đi sự tiếp cận với nước sạch và đe dọa an ninh lương thực. Ô nhiễm cũng làm giảm tiếp cận với nước sạch và không khí và làm tăng khả năng của các nguy cơ đối với sức khỏe. Ngoài ra, suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn tài nguyên có thể khiến sinh kế và kinh tế ở trong tình trạng lâm nguy, và hạn chế các lựa chọn ứng phó khi các tình huống thay đổi.

NHỮNG YẾU TỐ HAY ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG NÀO LÀM CHO CỘNG ĐÒNG CỦA BẠN DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHIỀU HƠN HOẶC ÍT HƠN?



Khả năng đối phó


Khả năng đối phó được coi là nhân tố chính giải thích những hậu quả của thiên tai. Cần phải nhấn mạnh những điểm mạnh và cả những điểm yếu. Con người, các cộng đồng và các quốc gia dễ bị tổn thương do các tác động của những hiểm họa không chỉ nên được coi đơn thuần là những nạn nhân mà không có trách nhiệm hay khả năng đóng góp. Làm như vậy sẽ triệt tiêu một nguồn lực quí giá cho các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thu hẹp các phương án lựa chọn.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng đối phó đã được thảo luận ở trên theo nghĩa rộng hơn. Nhiều yếu tố trong số được liệt kê đó sẽ giúp xác định và thể hiện nhu cầu và mang lại lợi ích cho những người bị ảnh hưởng. Quản lý tốt, các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, giao thông vận tải, mạng lưới truyền thông, chăm sóc sức khoẻ có hiệu quả, tất cả đều làm tăng khả năng của các gia đình, cộng đồng và các quốc gia đối phó với những bất trắc xảy ra. Các kế hoạch phòng ngừa, nhân sự ứng phó với thiên tai được đào tạo và trang bị đầy đủ cũng góp phần làm tăng khả năng đối phó.

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương, cần xác định các điểm mạnh sẵn có của địa phương mà có thể tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó, tăng cường khả năng ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các khả năng có thể không biểu hiện trong những khoảng thời gian không có thiên tai song cần phải được xác định trước khi xảy ra một sự việc. Hãy nhớ là tất cả các tầng lớp xã hội và các tổ chức xã hội đều có những khả năng xét trên một loạt các khía cạnh vật chất, xã hội, kinh tế và môi trường.

Trong các mục được xác định của phần này không phải là một danh sách đầy đủ của tất cả những điều mà có thể ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực. Xung đột, di cư, đô thị hoá và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cộng đồng trước những tác động và khả năng cho đối phó với những tác động đó khi xảy ra. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về các quy trình và các điều kiện trong cộng đồng của và bằng cách nào chúng có thể tăng hoặc giảm tổn thương và năng lực.


THẢO LUẬN (45 PHÚT)

TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG: BẠN NHÌN THẤY ĐIỀU GÌ?

Hoạt động thảo luận này nhằm mục đích giúp bạn bắt đầu nhìn lại cộng đồng của mình qua lăng kính của tình trạng dễ bị tổn thương. Giảng viên sẽ hướng dẫn thảo luận về một loạt các hình ảnh và đoạn phim. Hãy sử dụng vở của mình để ghi chép những gì bạn nhìn thấy.

Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực


Không phải tất cả các yếu tố sẽ có liên quan tới mục đích của một đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố này có thể cung cấp thông tin cho các chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai và làm cho các hoạt động quản lí thiên tai có hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn có một ý tưởng tốt hơn về các hình mẫu rủi ro thiên tai trong cộng đồng của mình và có thể ứng dụng các kết quả một cách có hiệu quả thì bạn cần biết một vài điều về chúng. Hoạt động sau đây sẽ giúp bạn bắt đầu mô tả cộng đồng của mình theo những cách thức sẽ hỗ trợ một đánh giá rủi ro chính thức hơn.

HOẠT ĐỘNG NHÓM SỐ 3 (90 PHÚT)

HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG

Hoạt động nhóm này sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn cách xây dựng một hồ sơ cộng đồng. Bạn sẽ làm việc theo nhóm và trên cơ sở nền tảng kiến thức hiện có của mình. Bạn sẽ không cần phải tiến hành nghiên cứu bên ngoài trong thời điểm này.

Xem Phụ lục B trong tài liệu học viên của bạn; bạn sẽ thấy có 11 biểu để lập hồ sơ cộng đồng. Hoạt động này tiếp nối Hoạt động Hồ sơ Hiểm họa mà bạn đã hoàn thành ở Mô đun 2. Nhóm của bạn sẽ bắt đầu quá trình lập hồ sơ cho cộng đồng đã được lựa chọn ở phần trước. Nếu bạn đã lựa chọn một cộng đồng rất lớn (chẳng hạn Hà Nội) thì bạn có thể cần phải cân nhắc việc lập hồ sơ cho một vùng. Phân vùng là phân chia cộng đồng ra thành những phần có thể quản lí được để xác định từng loại thông tin cụ thể. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các biên giới hành chính hoặc các khu vực địa lí; cũng có thể là các bộ hoặc cơ quan chính phủ (như tài chính, năng lượng, giao thông vận tải).



  1. Cả nhóm xem lại 11 Biểu Hồ sơ Cộng đồng. Đồng thời, thảo luận với nhóm xem thông tin này có thể hỗ trợ như thế nào trong quá trình giảm thiểu thiên tai, lập kế hoạch, ứng phó và khắc phục.

  2. Sau khi đã xem xét 11 biểu, bắt đầu qui trình điền thông tin. (mỗi nhóm chỉ cần hoàn thành một bộ các biểu này – bạn có thể dùng giấy được phát để ghi lại các thông tin của mình.)

  3. Hoàn thành từng biểu theo thứ tự, không nên nhảy cóc, cố gắng điền càng nhiều thông tin vào biểu càng tốt. Có thể có một số thông tin mà bạn không thể điền được trong thời điểm này. Nếu gặp phải vấn đề này thì cần xác định xem bạn có thể thu thập thông tin chính xác ở đâu (chẳng hạn Bộ Giao thông Vận tải, các hồ sơ ghi chép của cộng đồng, v.v.)

Nhóm của bạn sẽ có một giờ (60 phút) để hoàn thành bài tập. Giảng viên sẽ có mặt để hỗ trợ bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào. Hãy sẵn sàng để trình bày và thảo luận những kết quả của mình với cả lớp (GỢI Ý: Chọn một người khác đại diện cho nhóm trình bày)

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH (40 PHÚT)
ỨNG DỤNG THÔNG TIN RỦI RO VÀO DRR


L
iên hợp quốc (2004: 82-83). Sống chung với Rủi ro: Báo cáo Toàn cầu về các Sáng kiến Giảm thiểu Thiên tai. Chiến lược Giảm thiểu Thiên tai Quốc tế.

Việt Nam là một ví dụ cụ thể và tích cực về việc luôn luôn cam kết tăng cường sự quan tâm của mình dành cho công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai. Từ năm 1993, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược có phương pháp để mở rộng sự quan tâm của mình đến các yếu tố hiểm họa và rủi ro trong mối liên hệ với các mục tiêu phát triển quốc gia. Đến thời điểm này, Việt Nam đã bước vào giai đoạn mở rộng các năng lực thể chế của mình.

Xuất phát từ sự nhận thức rằng vị trí địa lí của mình sẽ làm cho đất nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bão, bão nhiệt đới, các hiểm họa từ biển và những đợt hạn hán trên đất liền ít thường xuyên hơn, Việt Nam đã có một việc làm đáng ngưỡng mộ khi xây dựng và không ngừng nâng cao năng lực của Cơ quan Quản lí Thiên tai (DMU) quốc gia.

Trong lúc DMU được giao trách nhiệm cảnh báo khẩn cấp và quản lí thì chiến lược tổng thể được thúc đẩy bằng việc cân nhắc trước tiên là xác định, chuẩn bị và quản lí các rủi ro nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các hiểm họa thông thường nhất này đều có liên quan đến nước vì về mặt lịch sử, nước, cả ở trên đất liền và ngoài khơi đều là một nguồn tài nguyên quan trọng của xã hội Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.

Việt Nam gần đây đã thực hiện một cam kết lâu dài khi xây dựng một kế hoạch chiến lược 20 năm để quản lí rủi ro thiên tai. Đặc biệt Việt Nam này đã giới thiệu một chiến lược cho các cư dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long để “sống chung với lũ”. Một loạt các biện pháp đã được áp dụng từ việc di chuyển các cộng đồng đặc biệt dễ tổn thương tới vùng đất an toàn tới việc thay đổi lịch gieo trồng.

Một chương trình đổi mới mà có thể là độc nhất trên thế giới đã giới thiệu khái niệm “nhà trẻ khẩn cấp” mở tạm thời. Ở đây, các bậc cha mẹ có thể để con mình lại để được chăm sóc trong thời điểm khẩn cấp khi họ đang phải bảo đảm an toàn cho người và các tài sản khác quan trọng cho cuộc sống của mình.

Những nỗ lực này đang cho những kết quả tích cực, khuyến khích chính phủ và người dân tiếp tục làm việc theo hướng này. Chúng chịu ảnh hưởng nhiều của các chuyên gia và phân tích trong nước sau mỗi hiện tượng nguy hiểm và được khuyến khích thêm bằng sự hỗ trợ của quốc tế. Trong một vài năm qua, những hoạt động ngày càng phức tạp này đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNDP và Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC), các tổ chức hỗ trợ song phương như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) trong trường hợp các biện pháp môi trường.

Nhiều bộ ngành cũng đã tham gia như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế cũng như Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia. Các cuộc gặp được tổ chức để trao đổi kinh nghiệm và lập kế hoạch đối phó với bão lũ trong tương lai và các thực tiễn giảm thiểu rủi ro.

Các biện pháp khác đang được lên kế hoạch để xây dựng chính sách Sống chung với lũ sẽ được thực hiện cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính quyền địa phương sẽ xây dựng thêm nhiều khu dân cư, đồng thời sẽ chú ý tới các hạ tầng quan trọng về cấp thoát nước và vệ sinh.

Các tỉnh ngập lụt hiện đang phải lên kế hoạch sử dụng đất phù hợp hơn và xem xét lịch thời vụ phù hợp hơn với khả năng xảy ra lũ lụt. Cách tiếp cận này là một ví dụ điển hình của những ảnh hưởng có lợi của việc kết hợp các hoạt động quản lí tài nguyên thiên nhiên với các sáng kiến nông lâm ngư nghiệp để giảm thiểu thiệt hại do lũ và đồng thời tăng cường sản xuất, sinh kế và phát triển bền vững của địa phương.

Một lợi ích phát triển nữa của cách tiếp cận này là cả chính quyền địa phương lẫn người dân đều nhận thức rõ hơn về ảnh hưởng của mối liên hệ chặt chẽ giữa lũ lụt với các điều kiện kinh tế xã hội tới lợi ích của mình. Những người dân trước đây dễ bị tổn thương hơn nay đang bắt đầu thay đổi sự lệ thuộc vào những năng lực đối phó trước đây của mình thành những năng lực hiện được thúc đẩy hơn bởi việc ngăn ngừa những hậu quả gây thiệt hại của lũ lụt.

Họ thậm chí còn đang tìm kiếm ích lợi từ sự xuất hiện tự nhiên của lũ hàng năm dọc theo sông Cửu Long. Ngoài việc tái cơ cấu các hoạt động sản xuất và cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất để giảm đến mức tối thiểu thiệt hại do lũ lụt, họ đang thực hiện các kế hoạch khác như lợi dụng lũ để mở rộng các phương pháp nuôi trồng thủy sản và tăng cường đánh bắt thủy sản và các cơ hội tiếp thị có liên quan. Khu vực xã hội đã không bị xem nhẹ vì cũng đã có những nỗ lực để cung cấp các dịch vụ cộng đồng tập thể khác nhau để đáp ứng nhu cầu tức thời của người dân trong giai đoạn bị đe dọa hoặc khủng hoảng.


MÔ ĐUN 4
ĐÁNH GIÁ RỦI RO




Mục tiêu

Cuối mô đun này học viên sẽ có thể:



  • Sử dụng các đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương để đưa ra các quyết định về các hoạt động lập kế hoạch, giảm thiểu, đối phó và khôi phục cho địa phương minh.

Ứng dụng các đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương

Minh hỌa 1 (45 PHÚT)


Hoạt động Minh họa này giúp bạn hiểu về việc làm thế nào để thực hiện và áp dụng các đánh giá hiểm họa, hồ sơ hiểm họa, đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương. Khi bạn nghe các ví dụ hãy tự hỏi mình xem cách làm đó liệu có hiệu quả đối với cộng đồng của mình không? Tại sao có hoặc tại sao không? Bạn có thể tìm thấy cảm hứng hoặc chỉ dẫn về cách tốt nhất để thực hiện đánh giá rủi ro ở cộng đồng của mình. Có một số câu hỏi kèm theo mỗi ví dụ. Từng học viên hãy trả lời các câu hỏi khi giảng viên trình bày tài liệu. Nếu cần bạn có thể thảo luận với một học viên khác trong nhóm.
VÍ DỤ 1.1: ĐÁNH GIÁ HIỂM HỌA

  1. Bạn sẽ thực hiện đánh giá hiểm họa cho cộng đồng của mình chứ? Nếu có thì bạn sẽ thu thập dữ liệu ở đâu? Còn nếu không thì tại sao?


VÍ DỤ 1.2: AMERICAN SAMOA

  1. American Samoa đã thực hiện đánh giá rủi ro ở qui mô nào?



  1. Trọng tâm của đánh giá rủi ro ở American Samoa là gì?



  1. Tại sao việc thu thập và trực quan hóa dữ liệu lại quan trọng?


VÍ DỤ 1.3: THÀNH PHỐ MARIKINA, PHILIPPINE

  1. Thành phố Marikina đã thực hiện đánh giá rủi ro ở qui mô nào?



  1. Mục tiêu đánh giá rủi ro của thành phố Marikina là gì?



  1. Những loại giả định nào đã được đưa ra và tại sao?


VÍ DỤ 1.4: NEW ORLEANS, MỸ

  1. Chỉ số nào được dùng để xác định tình trạng dễ bị tổn thương?



  1. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đã cho những kết quả gì?



  1. Có thể rút ra được điều gì từ đánh giá này?


Minh hỌa 2/BÀI TẬP NHÓM (90 PHÚT)


Giảng viên sẽ trình bày một đánh giá rủi ro cấp quốc gia được thực hiện cho lục địa châu Phi. Bạn sẽ được biết cả khía cạnh vật lí lẫn xã hội của rủi ro và biết được mỗi khía cạnh đó được sử dụng như thế nào trong đánh giá này. Sau phần trình bày, bạn và các thành viên trong nhóm của mình sẽ phải trả lời một số câu hỏi. (GỢI Ý: Nhớ ghi chép)

  1. Khung đánh giá rủi ro nào đã được sử dụng?



  1. Tại sao loại đánh giá rủi ro này lại có thể hữu ích?



  1. Khái niệm ‘Hiểm họa’ được phân loại hoặc định nghĩa như thế nào trong đánh giá rủi ro này?



  1. Khái niệm ‘Tình trạng dễ bị tổn thương’ được phân loại hoặc định nghĩa như thế nào trong đánh giá rủi ro này?



  1. Khái niệm ‘Năng lực’ được phân loại hoặc định nghĩa như thế nào trong đánh giá rủi ro này?



  1. Đánh giá rủi ro này có những mục đích hay mục tiêu nào?



  1. Những thông tin nào đã được thu thập qua đánh giá rủi ro này? Tại sao thông tin này lại quan trọng và có thể sử dụng nó như thế nào?



  1. Những thành phần nào của đánh giá rủi ro này có thể hoặc nên được dùng để đánh giá rủi ro ở Việt Nam?



  1. Những thành phần nào của đánh giá rủi ro này sẽ không phù hợp khi sử dụng ở Việt Nam và tại sao?


PHỤ LỤC A
BIỂU HỒ SƠ HIỂM HỌA




BIỂU HỒ SƠ HIỂM HỌA

TÊN CỘNG ĐỒNG:

HIỂM HỌA CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG XẢY RA NHẤT:

CƯỜNG ĐỘ TIỀM TÀNG (Tỉ lệ phần trăm của cộng đồng có thể bị ảnh hưởng):

  • Thảm khốc: Trên 50%.

  • Nghiêm trọng: 25 đến 50%.

  • Hạn chế: 10 đến 25%.

  • Không đáng kể: Dưới 10%.

TẦN XUẤT XUẤT HIỆN:

  • Khả năng cao: Xác suất gần 100% trong năm tới.

  • Có khả năng: Xác suất từ 10 đến 100% trong năm tới, hoặc ít nhất một lần trong 10 năm tới.

  • Có thể: Xác suất từ 1 đến 10% trong năm tới, hoặc ít nhất một lần trong 100 năm tới.

  • Không có khả năng: Xác suất dưới 1% trong 100 năm tới.




HÌNH MẪU THEO MÙA:

NHỮNG KHU VỰC CÓ KHẢ NĂNG BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT (THEO VÙNG ĐỊA LÍ hoặc KHU VỰC):


THỜI GIAN CÓ THỂ:


TỐC ĐỘ KHỞI PHÁT TIỀM TÀNG (Lượng thời gian cảnh báo có thể có):

  • Ít (hoặc không có) cảnh báo.

  • 6 đến 12 giờ để cảnh báo.

  • 12 đến 24 giờ để cảnh báo.

  • Trên 24 giờ để cảnh báo.




CÁC HỆ THỐNG CẢNH BÁO HIỆN CÓ:



PHỤ LỤC B
HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG




BIỂU HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG (1)

TÊN CỘNG ĐỒNG:

*VÙNG ĐỊA LÍ hoặc KHU VỰC:

Nhóm Xây dựng Hồ sơ: (đối với bài tập này thì liệt kê các thành viên trong nhóm của bạn)


Ngày lập hồ sơ:


Hồ sơ này là:

  • Một hồ sơ khu vực gốc.

  • Một hồ sơ cập nhật (ngày lập hồ sơ khu vực gốc:_______________________).




Các bản đồ:

  • Đính kèm bản đồ phạm vi quyền hạn trong đó đánh dấu vùng địa lí hoặc các khu vực.

  • Đính kèm bản đồ vùng địa lí hoặc khu vực trong đó xác định các đặc trưng chính.




* Phân vùng là phân chia cộng đồng ra thành những phần có thể quản lí được để xác định từng loại thông tin cụ thể. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các biên giới hành chính hoặc các vùng địa lí (cộng đồng cụ thể hoặc tiểu cộng đồng). Khu vực cũng có thể là các bộ hoặc cơ quan chính phủ (như tài chính, năng lượng, giao thông vận tải, và y tế). Cùng với nhóm của mình, bạn sẽ quyết định xây dựng một hồ sơ cộng đồng cho một vùng địa lí hoặc một khu vực – nhưng không thể cho cả hai. Bạn có thể đưa ra quyết định bằng cách xác định xem nhóm của bạn có kiến thức sâu rộng nhất về cái nào.

LƯU Ý: Khi trở về đơn vị bạn sẽ có thể hoàn thành quá trình này cho cả vùng địa lí lẫn tất cả các khu vực chủ chốt. Nhóm xây dựng của bạn phải bao gồm các đại diện của vùng địa lí và khu vực đang được lập hồ sơ.



Xác định các đặc trưng địa lí chính: Các đặc trưng có thể liên quan tới việc xuất hiện tình huống khẩn cấp hoặc ảnh hưởng tới nỗ lực ứng phó (chẳng hạn, cản trở sự di chuyển của những người làm công tác ứng phó). (Ví dụ: núi, sông, vực, vùng ven biển, đường đứt gãy, rừng dễ cháy). Nếu có thể, đánh dấu vị trí của các đặc trưng trên bản đồ khu vực.

CÁC ĐẶC TRƯNG ĐỊA LÍ (2)

Các đặc trưng địa lí chính trong vùng hoặc khu vực

Tác động tiềm tàng trong các trường hợp khẩn cấp






Xác định các đặc tính tài sản chung: Sử dụng đất, tuổi thọ, các loại hình xây dựng chiếm ưu thế và các nhân tố tiêu chuẩn xây dựng. Xác định các hiểm họa tiềm tàng đã biết (như các cơ sở xử lí hóa chất, các cơ sở dự trữ nhiên liệu) nằm trong hoặc gần cộng đồng.

TÀI SẢN: TỔNG THỂ (3)

Các vùng/Khu vực

Sử dụng đất

%

Mô tả




  • Đất ở

  • Thương mại

  • Công nghiệp

  • Nông nghiệp

Khác__________










  • Đất ở

  • Thương mại

  • Công nghiệp

  • Nông nghiệp

Khác__________










  • Đất ở

  • Thương mại

  • Công nghiệp

  • Nông nghiệp

Khác__________










  • Đất ở

  • Thương mại

  • Công nghiệp

  • Nông nghiệp

Khác__________










  • Đất ở

  • Thương mại

Công nghiệp________







Vị trí của các hiểm họa tiềm tàng đã biết


Xác định các nguồn lực khác: Vị trí của các nguồn lực có thể cần cho các hoạt động ứng phó.

TÀI SẢN: CÁC NGUỒN LỰC KHÁC (4)

Tên/Mô tả

Vị trí

Liên hệ

Điện thoại

Các công ty xây dựng











Nhà kho











Cơ sở cho thuê thiết bị











Khác











Xác định các đặc điểm giao thông vận tải chính: Các tuyến đường, trang thiết bị và các dịch vụ sẽ đóng vai trò quan trọng khi di chuyển người và thiết bị. Đặc biệt chú ý tới các cây cầu vì đây là các điểm dễ bị tổn thương.

CƠ SỞ HẠ TẦNG: GIAO THÔNG VẬN TẢI (5)

Đặc điểm/Vị trí

Mô tả, Các điểm dễ tổn thương, Các phương án thay thế

Các tuyến đường vận chuyển chính (Các đường cao tốc)





Các điểm trung chuyển lớn (Nhà ga, tuyến đường)





Hỗ trợ hàng không (Sân bay, phi trường thứ cấp)





Hỗ trợ đường thủy (Cảng, tàu thuyền)





Xác định các đặc điểm dân số: Tổng số dân, những dịch chuyển dân số, và những nơi tập trung dân số.

CÁC THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC (6)

Dân số

Tổng số dân:

Những dịch chuyển dân số:

  • Hàng ngày:

  • Hàng tuần:

  • Theo thời vụ:




NHỮNG NƠI TẬP TRUNG DÂN SỐ

Các tòa nhà văn phòng, nhà máy, trung tâm mua sắm:

Trường học:

Doanh trại quân đội:

Các địa điểm công cộng (như trung tâm thể thao, phòng hòa nhạc và các trung tâm hội nghị):

Khác:


Các tòa nhà chung cư:

Các khu nhà:

Bệnh viện:

Địa điểm tôn giáo:




Xác định các nhóm dân cư đặc biệt: Bất kỳ nhóm dân cư nào cần có qui trình cảnh báo đặc biệt hoặc cần sự trợ giúp trong quá trình chuẩn bị hay ứng phó với một trường hợp khẩn cấp. Cần đặc biệt chú ý tới những người không nói tiếng Việt, người tàn tật, người già, người khiếm thính, nhóm dân cư chăm sóc tại nhà, trẻ em trong trường học, tù nhân, và người tạm trú ngắn ngày.

THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC: CÁC NHÓM DÂN CƯ ĐẶC BIỆT (7)

Nhóm dân cư

Địa điểm

Liên hệ

Các yêu cầu đặc biệt





















































































Xác định các quần thể động vật: Các quần thể động vật gặp nguy hiểm có thể cần được chú ý trong quá trình chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp. Bao gồm vật nuôi trong nhà, gia cầm, thú nuôi trong vườn thú và các quần thể động vật bị nhốt giữ khác (như nhà nuôi thú, cửa hàng vật nuôi cảnh, cũi nhốt, các cơ sở nghiên cứu động vật, các cơ sở thú y, trang trại), vànếu cầnđộng vật hoang dã.

CÁC QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT (8)

Quần thể

Khu dân cư

Mô tả/Yêu cầu

Vật nuôi trong nhà








Gia cầm








Thú nuôi trong vườn thú








Khác








Động vật hoang dã








Xác định các cơ sở thiết yếu: Các cơ sở cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp.

TÀI SẢN: CÁC CƠ SỞ THIẾT YẾU (9)

Tên/Mô tả

Địa điểm

Liên hệ

Điện thoại

Đồn cảnh sát











Trạm cứu hỏa











Nhà chờ











Cơ sở y tế











Công trình công cộng











Khác











Xác định các hệ thống dịch vụ công cộng và thông tin liên lạc chính: Các điểm tiếp xúc và các đặc điểm (địa điểm công trình, các điểm tiếp cận với hệ thống, các điểm dễ tổn thương, và dự phòng) cho từng hệ thống.

CƠ SỞ HẠ TẦNG: CÁC DỊCH VỤ VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC (10)

Dịch vụ

Điểm tiếp xúc

Mô tả

Điện







Khí







Nước







Nước thải







Điện thoại







Xác định các nguồn lực của cơ quan ứng phó: Các cơ quan và các tổ chức khác có nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp và các nguồn lực có sẵn của họ. Bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức dịch vụ xã hội, các cơ quan phi lợi nhuận, các tổ chức tình nguyện và các cơ quan khác.

CÁC CƠ QUAN ỨNG PHÓ (11)

Số hiệu cơ quan

Nhân lực

Thiết bị

Dụng cụ

(Tên, địa chỉ, người liên hệ, điện thoại)

Loại

Số lượng

Loại

Số lượng

Loại

Số lượng





















Đánh giá khóa học: Đánh dấu tick (√) vào ô phù hợp với ý kiến của bạn đối với mỗi mục dưới đây.

Các vấn đề liên quan đến khóa học

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Đề cương và nội dung khóa học
















Mục tiêu khóa học là rõ ràng.
















Khóa học liên quan tới nghề nghiệp/ công việc của tôi.
















Khóa học duy trì được sự cân bằng hợp lý giữa bài giảng/trình bày với các hoạt động/trao đổi.
















Khóa học đã nâng cao kiến thức của tôi về các chủ đề được trình bày.
















Tài liệu khóa học
















Các tài liệu khóa học là dễ hiểu và có cấu trúc tốt.
















Các tài liệu khóa học, bài giảng, các hoạt động đã hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu.
















Các tài liệu khóa học là tư liệu giá trị cho việc sử dụng và tham khảo trong tương lai.
















Các tài liệu khóa học là chính xác về mặt kỹ thuật và thịnh hành hiện nay.
















Các tài liệu khóa học là phù hợp với kỹ năng và trình độ nhận thức.
















Giảng viên
















Giảng viên đã được chuẩn bị và tổ chức tốt.
















Giảng viên truyền đạt rõ ràng và hiệu quả các tài liệu khóa học.
















Giảng viên đã làm sáng tỏ các kiến thức của nội dung chủ đề.
















Giảng viên đã trả lời rõ ràng các câu hỏi.
















Giảng viên quản lý tốt lịch biểu giảng dạy khóa học (thời gian giảng, hoạt động, nghỉ giải lao).
















Phương pháp giảng dạy
















Hoạt động nhóm đã tạo cơ hội tuyệt vời để vận dụng các kiến thức và kỹ năng mới.
















Hoạt động thảo luận nhóm đã tạo cơ hội tuyệt vời để chia sẻ ý kiến.
















Nghiên cứu điển hình rất hữu ích trong việc minh họa các khái niệm của khóa học được vận dụng như thế nào vào các sự kiện thực tế của Việt Nam.

The case studies were useful in illustrating how course concepts apply to actual events in Vietnam. 


















Các câu hỏi vận dụng cá nhân đòi hỏi việc áp dụng các khái niệm của khóa học vào thực tế công việc.
















Đánh giá khóa học: Đánh dấu tick (√) vào ô phù hợp với ý kiến của bạn đối với mỗi mục dưới đây.

Các câu hỏi chung

Kém

Trung bình

Khá tốt

Tốt

Xuất sắc

Đánh giá chung của bạn về khóa học là gì?

















Đánh giá chung của bạn về tài liệu khóa học là gì?
















Đánh giá chung của bạn về giảng viên như thế nào?
















Đánh giá chung của bạn về sự hữu ích của cán bộ hỗ trợ như thế nào?
















Đánh dấu vào ô bên cạnh Mô đun mà bạn cho rằng có thể vận dụng nhiều nhất vào công việc của mình?

  • Mô đun 1: Xác định rủi ro

  • Mô đun 2: Tìm hiểu về những hiểm hoạ

  • Mô đun 3: Tìm hiểu về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực

  • Mô đun 4: Đánh giá rủi ro

Đánh dấu vào ô bên cạnh Mô đun mà bạn cho rằng có thể vận dụng ít nhất vào công việc của mình?



  • Mô đun 1: Xác định rủi ro

  • Mô đun 2: Tìm hiểu về những hiểm hoạ

  • Mô đun 3: Tìm hiểu về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực

  • Mô đun 4: Đánh giá rủi ro

Bạn có giới thiệu khóa học này cho những người khác không? (Đề nghị khoanh tròn vào câu trả lời) Có Không

Hãy đưa ra các nhận xét/ khuyến nghị khác ở phần ô trống dưới đây.













Chúng tôi đánh giá cao những nhận xét của các bạn! Cảm ơn bạn đã dành thời gian để giúp cải thiện hơn nữa khóa học này.

Tên giảng viên:

Địa điểm đào tạo: Ngày đào tạo:


1 See, for example, McGrath and Dang (2005) Improving Socio-Economic Development Planning in TT Hue Province.

2 Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Committee on Disaster Management (ACDM)

3 United States Federal Emergency Management Agency (FEMA)

4 United Nations Office for the Coordination of Humanitarian Affairs (UNOCHA)

NDRMP Education and Training Program

Rev. January 2010





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương