Review of Disaster Reduction Initiatives



tải về 2.43 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.43 Mb.
#35859
loạiReview
1   2   3   4

MỤC LỤC


lỜI NÓI ĐẦU i

VỀ TÀI LIỆU CHO CÁC HỌC VIÊN iii

TIÊU ĐỀ MÔN HỌC iii

MỤC LỤC iv

MÔ TẢ KHOÁ HỌC 1

MÔ ĐUN 1 XÁC ĐỊNH RỦI RO 3

Giới thiệu 3

Các thuật ngữ về giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) 3

Qui trình Giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) 5

Tìm hiểu và phân tích rủi ro thiên tai 9

MÔ ĐUN2 NHẬN BIẾT CÁC HIỂM HỌA 18

Giới thiệu 18

Xác định hiểm họa 18

Hồ sơ hiểm họa 21

MÔ ĐUN 3 NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC 24

Giới thiệu 24

Nhận biết Tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực 24

Đánh giá tTình trạng dễ bị tổn thương và nNăng lực 31

MÔ ĐUN 4 CHỈ RA ĐÁNH GIÁ RỦI RO 36

Ứng dụng các đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thươngỨng dụng Đánh giá rủi ro và tình trạng dễ tổn thương 36

PHỤ LỤC A BIỂU HỒ SƠ HIỂM HỌA 41

PHỤ LỤC B HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG 42




MÔ TẢ KHOÁ HỌC


RỦI RO THIÊN TAI VÀ TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG

Khóa học Rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương sẽ cung cấp cơ hội cho học viên học những kỹ năng và kiến thức thiết yếu về quản lý rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương. Khóa học cũng sẽ dạy cho học viên cách thực hiện chiến lược để giảm nhẹ rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương thông qua việc sử dụng một phương pháp có tính hệ thống. Học viên sẽ có được những công cụ và kiến thức để xây dựng và thực hiện chiến lược giảm nhẹ rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương cho cộng đồng của mình.

Thời gian học

2 ngày / 16 giờ học

Phương pháp giảng dạy

 Bài giảng Thảo luận Thuyết minh

Tham quan N/c điển hình Bài tập thực hành



 Hoạt động nhóm

Mục đích

Giới thiệu cho học viên những nguyên lý cơ bản trong việc giảm nhẹ rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương. Học viên sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các kiến thức thu được để áp dụng trong những tình huống cụ thể và cho cộng đồng.

Mục tiêu

  • Thiết kế và tiến hành việc đánh giá hiểm hoạ căn bản của một cộng đồng và hồ sơ hiểm hoạ.

  • Hiểu và áp dụng các nội dung của tình trạng dễ bị tổn thương với cộng đồng của bạn.

  • Mô tả tình trạng dễ bị tổn thương được đánh giá như thế nào và tại sao nó quan trọng đối với quá trình đánh giá rủi ro.

  • Hiểu và áp dụng các chiến lược đánh giá rủi ro cho cộng đồng của bạn.

  • Xác định các biện pháp giảm nhẹ rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương, tăng cường năng lực của cộng đồng.

Chứng chỉ

Các học viên hoàn thành tốt khóa học sẽ được nhận Chứng chỉ của Khóa học

Điều kiện bắt buộc

Quản lý thiên tai và thảm họa
CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

Mô đun 1

Xác định rủi ro

  • Hiểu và áp dụng các khái niệm liên quan đến việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và đánh giá rủi ro.

  • Hiểu về rủi ro thiên tai (DRR) quy trình và phương pháp tiếp cận cơ bản.

  • Xác định các cách áp dụng đánh giá rủi ro thích hợp với cộng đồng của bạn

Mô đun 2

Tìm hiểu về những hiểm hoạ

  • Hiểu và áp dụng quá trình xác định các hiểm hoạ cho cộng đồng của bạn.

  • Hiểu và tiến hành lập một hồ sơ hiểm hoạ đối với cộng đồng của bạn

  • Xác định cách thức đánh giá hiểm hoạ và những hồ sơ hiểm hoạ được sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro.

Mô đun 3

Tìm hiểu về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực

  • Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dễ bị tổn thương

  • Xác định chiến lược để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong cộng đồng của bạn.

  • Xây dựng hồ sơ của một cộng động.

Mô đun 4

Đánh giá rủi ro

  • Sử dụng các đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương để đưa ra các quyết định về các hoạt động lập kế hoạch, giảm thiểu, đối phó và khôi phục cho địa phương minh.


MÔ ĐUN 1
XÁC ĐỊNH RỦI RO




Các mục tiêu

Cuối Mô đun này, học viên sẽ có thể:



  • Hiểu và áp dụng các khái niệm có liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai và đánh giá rủi ro.

  • Hiểu qui trình giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) và cách tiếp cận cơ bản.

  • Xác định các ứng dụng đánh giá rủi ro phù hợp với cộng đồng của mình.

Giới thiệu


Khóa học này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền trung ương và địa phương của Việt Nam xây dựng một hệ thống đánh giá rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương có hiệu quả hơn. Bạn sẽ được hướng dẫn áp dụng các chủ đề trong khóa học này vào việc thực hiện các trách nhiệm quản lí thiên tai hàng ngày của mình. Vì rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương là những chủ đề phức tạp và không thể giới thiệu đầy đủ trong vòng hai ngày nên bạn cũng sẽ được cung cấp một loạt các tài liệu tham khảo để hỗ trợ cho bạn và cộng đồng của mình.

Trong Mô đun này chúng ta sẽ thảo luận một số khái niệm liên quan đến thiên tai và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Tổng quan về các khái niệm đánh giá rủi ro và các thách thức cũng sẽ được trình bày.


Các thuật ngữ về giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR)


Trong Mô đun 1 của khóa học Quản lí Thiên tai và thảm họa, chúng ta đã định nghĩa và thảo luận về thiên tai. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một chương trình quản lí thiên tai nào cũng là để giảm thiểu những tổn thất do thiên tai gây ra và phân bổ các tổn thất thực sự xảy ra đó một cách công bằng hơn. Để làm được điều này, chúng ta sẽ cần giảm khả năng một hiện tượng rủi ro sẽ làm khởi phát một thảm họa; chúng ta cần giảm thiểu rủi ro thiên tai. Dưới đây là các định nghĩa của UNISDR về một số thuật ngữ có liên quan. Hãy nghĩ xem chúng có liên hệ như thế nào với cộng đồng của chính bạn.

Rủi ro thiên tai


“Là những mất mát tiềm tàng do thảm họa gây nên cho đời sống con người, tình trạng sức khỏe, kế sinh nhai, tài sản, và các dịch vụ, có thể xảy ra đối với một cộng đồng cụ thể hoặc một xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.

Lời bình: Định nghĩa về rủi ro thiên tai phản ánh khái niệm về thiên tai như là kết quả của những điều kiện rủi ro hiện tại tiếp diễn. Rủi ro thiên tai bao gồm những loại hình thiệt hại tiềm tàng khác nhau thường rất khó định lượng. Tuy nhiên, với kiến thức về những hiểm họa hiện thời và những mẫu hình phát triển dân số và kinh tế xã hội, các rủi ro thiên tai có thể được đánh giá và định hướng ít nhất theo một nghĩa rộng hơn.” (ISDR, 2009)

LOẠI RỦI RO THIÊN TAI NÀO MÀ BẠN CÓ THỂ XÁC ĐỊNH CHO CỘNG ĐỒNG CỦA MÌNH?



Quản lí rủi ro thiên tai


“Là quy trình mang tính hệ thống sử dụng những hướng dẫn hành chính, các tổ chức, và các kỹ năng và khả năng quản lý để thực hiện những chiến lược, các chính sách và cải thiện những khả năng ứng phó để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của các hiểm họa và khả năng thiên tai xảy ra.

Lời bình: Thuật ngữ này là một thuật ngữ mở rộng đối với thuật ngữ chung “quản lý rủi ro” để chỉ một vấn đề cụ thể của những rủi ro thiên tai. Quản lý rủi ro thiên tai nhằm phòng tránh, giảm thiểu hay chuyển giao những ảnh hưởng xấu của các hiểm họa qua những hoạt động và các biện pháp phòng chống, giảm thiểu và ứng phó thiên tai.” (ISDR, 2009)

KIỂU HỆ THỐNG QUẢN LÍ RỦI RO THIÊN TAI NÀO HIỆN ĐANG TỒN TẠI TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN?



Giảm thiểu rủi ro thiên tai


“Là khái niệm và thực tiễn giảm thiểu rủi ro thiên tai bằng những nỗ lực mang tính hệ thống để phân tích và quản lý những nhân tố gây ra những thảm họa bằng việc giảm thiểu nguy cơ dẫn tới những hiểm họa, giảm thiểu những nhân tố dễ bị tổn thương của con người, tài sản, quản lý đất và môi trường một cách khôn ngoan, và cải thiện ứng phó với những sự kiện xấu.

Lời bình: Một cách tiếp cận toàn diện đối với giảm thiểu các rủi ro thiên tai được đề ra trong Khung Hành động Hyogo của Liên hiệp quốc, phát hành năm 2005, kết quả là “Việc giảm thiểu chủ yếu những mất mát do thiên tai về người, và tài sản kinh tế, xã hội và môi trường của các cộng đồng và các nước.” Hệ thống Chiến lược Quốc tế về Giảm thiểu Thiên tai (ISDR)cung cấp một phương tiện hợp tác giữa các Chính phủ, các tổ chức, và những bên tham gia xã hội dân sự nhằm hỗ trợ thực hiện Khung này. Lưu ý là khi thuật ngữ “giảm thiểu thiên tai” thỉnh thoảng được sử dụng, thuật ngữ “giảm thiểu rủi ro thiên tai” cho thấy sự nhận biết rõ hơn về bản chất tiếp diễn của những rủi ro thiên tai và những tiềm năng không ngừng để giảm thiểu những rủi ro này.” (ISDR, 2009)

CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN ĐANG CÓ NHỮNG CHÍNH SÁCH HAY THỰC TIỄN GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI NÀO?



BẠN CÓ NGHĨ LÀ CHÚNG CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG? NÊU LÍ DO CỤ THỂ TẠI SAO CÓ HOẶC TẠI SAO KHÔNG.



Qui trình Giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR)

Một cách tiếp cận cơ bản đối với DRR


Quản lí và giảm thiểu rủi ro thiên tai là những hoạt động phức tạp gồm nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, có thể mô tả một cách tiếp cận chung đối với DRR bằng các thuật ngữ đơn giản hơn nhiều. Một cách để thể hiện DRR là dùng qui trình bốn (4) bước có liên quan với nhau (xem Hình 1).

Hình 1. Một cách tiếp cận cơ bản đối với Giảm thiểu rủi ro thiên tai




Chấp nhận rủi ro (Acknowledge Risk)

Để giảm thiểu và quản lí rủi ro thiên tai thành công thì phải chấp nhận nó. Phải xây dựng sự ủng hộ ở tất cả các cấp các ngành trong xã hội để thiết lập và đạt được các mục tiêu có ý nghĩa. Khóa đào tạo này là bằng chứng của sự ủng hộ ở mức độ cao. Các cơ cấu thể chế cũng phản ánh sự chấp nhận rủi ro.


Đánh giá rủi ro (Assess Risk)

Các đánh giá rủi ro là một phần quan trọng của qui trình DRR và giúp hiện thực hóa các nỗ lực DRR. Trong bước này sẽ phân tích các yếu tố gây ra rủi ro. Các đánh giá rủi ro sẽ được thảo luận chi tiết hơn trong suốt khóa học này.


Thông tin rủi ro (Communicate Risk)

Sẽ không thể xây dựng được các bước cụ thể để giảm thiểu rủi ro nếu các khái niệm rủi ro và các kết quả đánh giá rủi ro không được thông tin đến những người ra quyết định, những người lập kế hoạch và công chúng. Việc thông tin tuyên truyền có thể bằng nhiều hình thức và là chủ đề của các khóa học khác.


Chỉ ra rủi ro (Address Risk)

Trong bước này, các nhà quản lí rủi ro và những người chủ chốt khác lựa chọn và thực hiện các hoạt động cụ thể để quản lí các yếu tố gây ra các thiên tai. Một vài trong số các hoạt động này đã được thảo luận trong khóa học Quản lí thiên tai và thảm họa và Thiên tai của Việt Nam.


Kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai (DDR)


Trong khóa học Quản lí thiên tai và thảm họa, chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các kế hoạch. Các kế hoạch cũng có tác dụng khi thực hiện DRR. UNISDR mô tả một kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai là:

“Một tài liệu được chuẩn bị bởi một cơ quan, một bộ phận, một tổ chức hay một doanh nghiệp trong đó đề ra những mục tiêu và mục đích cụ thể để giảm thiểu rủi ro thiên tai cùng với những hành động có liên quan để thực hiện được những mục tiêu này.



Lời bình: Những kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai phải được hướng dẫn bởi Khung Hyogo và được xem xét và phối hợp trong khuôn khổ những kế hoạch phát triển thích hợp, phân bổ nguồn lực và các hoạt động chương trình. Các kế hoạch cấp quốc gia cần cụ thể đối với mỗi mức độ trách nhiệm hành chính và thích hợp với những hoàn cảnh xã hội và địa lý khác nhau hiện tại. Khung thời gian và các trách nhiệm thực hiện và các nguồn vốn phải được cụ thể hóa trong kế hoạch này. Việc kết hợp những kế hoạch thích nghi biến đổi khí hậu phải được thực hiện nếu có.” (ISDR, 2009)

CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN CÓ KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI KHÔNG?



NẾU CÓ THÌ KẾ HOẠCH ĐÓ CÓ HIỆU QUẢ HAY KHÔNG? LẤY CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ ĐỂ GIẢI THÍCH TẠI SAO CÓ HOẶC TẠI SAO KHÔNG.



Vai trò của các đánh giá rủi ro trong việc giảm thiểu và quản lí rủi ro thiên tai


Đánh giá rủi ro hỗ trợ cho các yêu cầu DRR khác. Các đánh giá rủi ro giúp các nhà quản lí rủi ro, những người ra quyết định và công chúng hiểu được các mẫu hình rủi ro và những động cơ của nó cũng như những hậu quả tiềm tàng. Họ xác định những thiếu sót, “những điểm nóng” và các hoạt động cụ thể để giảm thiểu những nhân tố rủi ro sâu xa của một khu vực cụ thể. Các đánh giá rủi ro giúp hướng tới các hoạt động giảm thiểu và làm cho các Kế hoạch nghiệp vụ thiên tai và các hoạt động ứng phó và khắc phục có hiệu quả hơn. Họ có khả năng xác định thứ tự ưu tiên của các nguồn lực. Các đánh giá rủi ro cung cấp cả nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền và có thể giúp xác định các hình thức triển khai hiệu quả. Các kết quả đánh giá rủi ro cho phép những người ra quyết định đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa và làm cho ý tưởng về rủi ro trở lên xác thực hơn.

UNISDR mô tả đánh giá rủi ro là:



“Một phương pháp xác định tính chất và mức độ của rủi ro bằng cách phân tích các hiểm hoạ tiềm tàng và đánh giá các điều kiện hiện tại của tình trạng dễ bị tổn thương mà có thể gây hại cho người, tài sản, các dịch vụ, sinh kế và môi trường ảnh hưởng đến chúng”.

Lời bình: Đánh giá rủi ro (và lập bản đồ rủi ro liên quan) bao gồm: đánh giá các đặc tính kỹ thuật của hiểm hoạ như là vị trí, cường độ, tấn số và xác suất; phân tích các yếu tố dễ bị tổn hại và khả năng dễ bị tổn thương bao gồm các phương diện về mặt môi trường, kinh tế, sức khoẻ, xã hội; đánh giá hiệu quả khả năng đối phó hiện tại và khả năng đối phó thay thế trước các tình huống rủi ro có thể xảy ra. Một loạt các hoạt động này đôi khi được biết đến như là quá trình phân tích rủi ro.” (ISDR, 2009).

CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN ĐÃ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHƯA? NẾU CÓ, CÁC MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ LÀ GÌ?



ĐÁNH GIÁ BAO GỒM NHỮNG GÌ?



CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI CỤ THỂ MÀ BẠN XÁC ĐỊNH Ở TRÊN CÓ NHẤT QUÁN VỚI ĐÁNH GIÁ HAY KHÔNG?



KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THIÊN TAI CỦA BẠN CÓ NHẤT QUÁN VỚI ĐÁNH GIÁ HAY KHÔNG?



nẾU CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN CHƯA THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THÌ BẠN CÓ NGHĨ LÀ CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN SẼ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI KHI THỰC HIỆN HAY KHÔNG? CHO VÍ DỤ CỤ THỂ ĐỂ GIẢI THÍCH VÌ SAO CÓ HOẶC VÌ SAO KHÔNG.



Tìm hiểu và phân tích rủi ro thiên tai


Để phân tích và đánh giá rủi ro thiên tai chúng ta cần hiểu các thành phần của thiên tai. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ gián đoạn, thiệt hại và tổn thất mà một cộng đồng trải qua? Vì chúng ta đã học Lập bản đồ quản lí thiên tai nên bạn không thể sử dụng thông tin mà bạn không có. Cách thức chúng ta biểu thị và mô phỏng các thiên tai và rủi ro thiên tai sẽ định hướng cho các nỗ lực thu thập dữ liệu và ảnh hưởng đến các kết quả.

Định nghĩa về thảm họa của UNISDR


“Là sự gián đoạn nghiêm trọng đến hoạt động của một cộng đồng hay một xã hội có gây ra những mất mát và ảnh hưởng lớn về người, vật chất, kinh tế và môi trường vượt quá khả năng ứng phó bằng chính những nguồn lực sẵn có của cộng đồng hay xã hội bị ảnh hưởng đó”.

Lời bình: Các thảm họa thường được miêu tả là sự kết hợp các ảnh hưởng của một hiểm họa; các điều kiện của tình trạng dễ bị tổn thương hiện đang tồn tại; và không đủ khả năng hoặc các biện pháp giảm thiểu hoặc ứng phó với những hậu quả xấu tiềm tàng. Những ảnh hưởng của thảm họa có thể bao gồm chết người, thương tích, dịch bệnh và những hậu quả xấu khác đối với sức khỏe, tinh thần con người và sự tồn vình của xã hội, cùng với những thiệt hại về vật chất, hủy hoại tài sản, mất các dịch vụ, gián đoạn các hoạt động kinh tế và xã hội, và sự suy thoái môi trường.” (ISDR, 2009)

Các thành phần của thảm họa


Định nghĩa ở trên cho phép chúng ta chọn ra một số thành phần chủ chốt của thảm họa. Một cách để hình dung các thành phần này được biểu diễn ở Hình 2.

Hình 2. Các thành phần của thảm họa



Để hiểu rõ hơn các thành phần của thảm họa, hãy cùng xem cách UNISDR định nghĩa chúng. Các định nghĩa này cũng có thể cho chúng ta những gợi ý về những loại thông tin nào thường được dùng trong đánh giá rủi ro thiên tai.


HIỂM HỌA


“Là hiện tượng, vật chất, hoạt động của con người hay điều kiện nguy hiểm mà có thể gây tổn thất về người, thương tích hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, thiệt hại về tài sản, tổn thất về sinh kế và các dịch vụ, sự gián đoạn về kinh tế và xã hội hoặc các thiệt hại về môi trường.

Lời bình: Các hiểm họa liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai như đã được nêu ở phần chú thích 3 của Khung Hyogo là: “… các thảm hoạ có nguồn gốc tự nhiên, các thảm họa và rủi ro liên quan đến môi trường và công nghệ”. Các thảm hoạ này phát sinh từ các nguồn khác nhau như địa chất, khí tượng, thuỷ văn, đại dương học, sinh học và công nghệ , đôi khi là sự kết hợp các nguồn này. Trong lĩnh vực kỹ thuật, các thảm hoạ được mô tả định lượng bằng tần số có khả năng xuất hiện với cường độ khác nhau cho các khu vực khác nhau, được xác định trên cơ sở các số liệu lịch sử hoặc các phân tích khoa học.” (ISDR, 2009)

ẢNH HƯỞNG


“Con người, tài sản, hệ thống, hoặc các yếu tố khác hiện diện trong các vùng thảm hoạ do đó có khả năng bị tổn thất.

Lời bình: Việc tính toán các ảnh hưởng có thể bao gồm số người hoặc các loại tài sản trong một khu vực. Những yếu tố này có thể kết hợp với tình trạng dễ bị tổn thương cụ thể của các yếu tố dễ bị ảnh hưởng do bất cứ thảm hoạ nào để ước tính rủi ro định lượng gắn với thảm hoạ trong khu vực.” (ISDR, 2009)

TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG


“Các đặc trưng và hoàn cảnh của cộng đồng, hệ thống và tài sản dễ bị ảnh hưởng trước sự tàn phá của hiểm họa.

Lời bình: Tình trạng dễ bị tổn thương biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ các yếu tố về vật lý, xã hội, kinh tế, và môi trường. Các ví dụ có thể gồm thiết kế và xây dựng nhà ở thiếu, biện pháp bảo hộ tài sản chưa thỏa đáng, thiếu thông tin và nhận thức cộng đồng, nhận định các rủi ro và các biện pháp đối phó còn hạn chế, và xem thường việc quản lý môi trường. Tình trạng dễ bị tổn thương thay đổi theo cộng đồng và theo thời gian. Định nghĩa này xác định tình trạng dễ bị tổn thương như là một đặc tính của yếu tố lợi ích (cộng đồng, hệ thống hay tài sản) mà nó độc lập với biểu hiện của nó. Tuy nhiên, từ này thường được sử dụng rộng rãi hơn gồm cả hình thức biểu hiện của nó.” (ISDR, 2009)

KHẢ NĂNG ĐỐI PHÓ


“Là khả năng của người, các tổ chức và các hệ thống, sử dụng những kỹ năng và nguồn lực sẵn có để đối mặt và quản lý những điều kiện, tình trạng khẩn cấp hay những thiên tai xấu xảy ra.

Lời bình: Khả năng đối phó đòi hỏi nhận thức liên tục được cập nhật, nguồn lực và quản lý tốt, cả trong những thời điểm bình thường lẫn trong thời kỳ khủng hoảng hoặc các điều kiện xấu. Khả năng đối phó góp phần giảm thiểu các rủi ro thiên tai.” (ISDR, 2009)

xác đỊnh ba yẾU TỐ GIÚP CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN ĐỐI PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI.



Đánh giá rủi ro thiên tai


Các điều kiện hiện tại giúp xác định mức độ và các loại tác động sẽ mang tới khi một hiện tượng hiểm họa xảy ra. Các hiểm họa sẽ xảy ra và không có cái gọi là khu vực không rủi ro. Tuy nhiên, việc điều chỉnh bất kỳ thành phần nào của thảm họa sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng xảy ra thảm họa. Bạn có thể tạo ra một sự khác biệt. Các đánh giá rủi ro giúp bạn hiểu các hình mẫu rủi ro thiên tai trong cộng đồng của mình và giúp bạn có thể làm được điều gì đó với những đánh giá này.

Các thiên tai và rủi ro thiên tai là rất phức tạp. Các cộng đồng nằm trong các hệ thống môi trường, kinh tế và xã hội quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các hệ thống này được nối với nhau (xem Hình 3). Những kết nối giữa các cấp độ và các hệ thống này có thể ảnh hưởng tới các điều kiện cục bộ mà ở đó xảy ra các hiện tượng hiểm họa cũng như chính bản thân các hiểm họa. Các kết nối này cũng có thể dịch chuyển rủi ro và các tác động tới các khu vực khác và có thể mang đến các cơ hội giảm thiểu rủi ro.



Hình 3. Các kết nối rủi ro thiên tai

Điều này có thể làm cho việc đánh giá rủi ro dường như bị thoái chí, nhưng bạn không cần chỉ ra mọi sự thay đổi có thể ảnh hưởng tới rủi ro thiên tai hay mọi khả năng. Các đánh giá rủi ro, cũng giống như bản đồ, không phải là các hình ảnh biểu diễn trọn vẹn của thực tế. Chúng giúp chúng ta làm những công việc của mình có hiệu quả hơn. Do sự cần thiết thực tiễn, các đánh giá rủi ro phải chỉ ra một số lượng các yếu tố có hạn, mặc dù khi sử dụng một đánh giá cụ thể chúng ta cần luôn cố gắng nhận thức xem còn thiếu điều gì. Những gì bạn đưa vào sẽ phụ thuộc vào mục đích của bạn và các mục tiêu tổng thể.


THEO BẠN, ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN CÓ NHỮNG MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH GÌ?


Rủi ro thiên tai đã được mô phỏng rộng hơn để phân tích bằng nhiều cách. Có lẽ bạn đã biết các phương trình dưới đây:

Rủi ro = Hiểm họa x Tình trạng dễ bị tổn thương

Rủi ro = Hiểm họa + Tình trạng dễ bị tổn thương

Rủi ro = Xác suất xảy ra x Tình trạng dễ bị tổn thương

Rủi ro = Hiểm họa + Tình trạng dễ bị tổn thương – Khả năng Đối phó

Đôi khi khả năng đối phó được coi là một phần của tình trạng dễ bị tổn thương; đôi khi nó được coi là một thành phần riêng. Đôi khi ảnh hưởng được đưa vào hiểm họa; đôi khi được đưa vào tình trạng dễ bị tổn thương. Các biến số cụ thể, các yếu tố lợi ích và các phương pháp phân tích sẽ khác nhau tùy theo mục đích đánh giá và dữ liệu hiện có.

Các đánh giá rủi ro thiên tai có thể là định tính hoặc định lượng. Chúng có thể được thực hiện cho các cộng đồng, các ngành, các hệ thống hoặc các đối tượng. Chúng có thể phức tạp hoặc đơn giản nhưng phải có thể hỗ trợ các mục tiêu giảm thiểu rủi ro và quản lí rộng hơn của bạn. Trong tất cả các trường hợp, người ta thường nghĩ là những nhà quản lí thiên tai và những người chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro nên biết một vài điều về tần suất và cường độ của các hiểm họa có liên quan, các tài sản và các lợi ích có thể bị ảnh hưởng, và các đặc tính làm cho những phần tử này dễ bị ảnh hưởng bởi tác động hơn và ít có khả năng đối phó hơn. Chúng ta sẽ thảo luận và minh họa một loạt phương pháp phân tích rủi ro trong phần sau của khóa học này.

Rủi ro thiên tai là một phần của cuộc sống hàng ngày. Để hiểu được rủi ro đòi hỏi bạn phải có thể định nghĩa được ‘rủi ro’ trong cộng đồng của mình và điều gì có thể xảy ra trong tương lai.


LẦN CUỐI CÙNG MỘT THIÊN TAI XẢY RA Ở CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN LÀ KHI NÀO?



TRONG QUÁ TRÌNH ĐỐI PHÓ VỚI THIÊN TAI LẦN CUỐI CÙNG CỦA BẠN, NHỮNG GÌ ĐÃ LÀM TỐT? NHỮNG GÌ CHƯA LÀM TỐT? TẠI SAO?


Việc phản ánh các kinh nghiệm và bài học rút ra được từ các thiên tai trước sẽ giúp bạn xây dựng được các hồ sơ rủi ro cho các cộng đồng và hệ thống mà bạn có trách nhiệm bảo vệ.


Rủi ro có thể chấp nhận được và Rủi ro thặng dư


Bạn sẽ không bao giờ có thể loại trừ hoàn toàn rủi ro được. Do đó, có hai thuật ngữ bạn nên biết khi nói về rủi ro, giảm thiểu rủi ro và chính sách liên quan tới rủi ro. Dưới đây là các định nghĩa của UNISDR.

RỦI RO CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC


“Là mức thiệt hại tiềm năng mà một xã hội hay cộng đồng cho là chấp nhận được căn cứ vào các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, kỹ thuật và môi trường.

Lời bình: Trong thuật ngữ xây dựng, Rủi ro có thể chấp nhận được được sử dụng để đánh giá và định nghĩa những biện pháp cơ cấu và không cơ cấu cần thiết để giảm thiệt hại có thể xảy ra đối với người, tài sản, dịch vụ và hệ thống đến một mức độ chấp nhận được, theo các chuẩn mực hoặc “thực tiễn được chấp nhận” dựa trên những khả năng có thể xảy ra của các hiểm họa và các nhân tố khác.” (USIDR, 2009)

XÁC ĐỊNH MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ “RỦI RO CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC” TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN?



TẠI SAO BẠN LẠI NGHĨ NHỮNG RỦI RO NÀY LÀ CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC?



rỦI RO THẶNG DƯ


“Là rủi ro mà vẫn ở dạng không được quản lý thậm chí ngay cả khi các biện pháp giảm thiểu rủi ro đã được đưa ra, và do đó các hoạt động ứng phó và khắc phục vẫn phải được duy trì.

Lời bình: Sự hiện diện của rủi ro thặng dư ám chỉ nhu cầu cần tiếp tục được phát triển và hỗ trợ năng lực đối với các dịch vụ khẩn cấp, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục cùng với các chính sách kinh tế, xã hội như mạng lưới an toàn và cơ chế chuyển giao rủi ro.” (USIDR, 2009)

TrẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC


Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra kiến thức của bạn trong mô đun 1. Đọc câu hỏi một cách cẩn thận. Khi bạn chắc chắn là bạn hiểu rõ câu hỏi, hãy đưa ra câu trả lời tốt nhất của bạn. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy đưa ra một vài đáp án. Bạn có thể làm việc trong một nhóm, sử dụng các ghi chú của bạn, và ghi lại các câu trả lời trong nhóm của bạn trên bảng lật đã được cung cấp.

  1. Đúng hay Sai. Rủi ro phải luôn được tính toán bằng công thức: Rủi ro = Hiểm họa x Tình trạng dễ bị tổn thương. Viết câu trả lời của bạn ở dưới đây.



  1. Một cách tiếp cận cơ bản đối với giảm thiểu rủi ro thiên tai gồm bốn bước có liên quan đến nhau là những bước nào?



  1. Các đánh giá rủi ro giúp những nhà quản lí thiên tai, những người ra quyết định và công chúng ______________________?



  1. _________ là một hiện tượng, vật chất, hoạt động của con người hay điều kiện nguy hiểm mà có thể gây tổn thất về người, thương tích hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, thiệt hại về tài sản, tổn thất về sinh kế và các dịch vụ, sự gián đoạn về kinh tế và xã hội hoặc các thiệt hại về môi trường?

    1. Thảm họa

    2. Hiểm họa

    3. Rủi ro thiên tai

    4. Tình trạng dễ bị tổn thương



  1. ________ là những mất mát tiềm tàng do thảm họa gây nên cho đời sống con người, tình trạng sức khỏe, kế sinh nhai, tài sản, và các dịch vụ, có thể xảy ra đối với một cộng đồng cụ thể hoặc một xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.

    1. Thảm họa

    2. Hiểm họa

    3. Rủi ro thiên tai

    4. Tình trạng dễ bị tổn thương




tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương