Review of Disaster Reduction Initiatives



tải về 2.43 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.43 Mb.
#35859
loạiReview
1   2   3   4

lỜI NÓI ĐẦU


Giới thiệu

Chương trình Giáo dục và Đào tạo (E&TP) là một phần của Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (NDRMP) được phát triển vào năm 2009-2010 cho nước CHXHCN Việt Nam. Chương trình do Trung tâm Thiên tai Thái Bình Dương (PDC) xây dựng với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Cục quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) và Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO). Các tài liệu khóa học là một phần của Chương trình đào tạo thuộc khuôn khổ của Dự án.

Mục tiêu chính của NDRMP, và cũng là mục tiêu của Chương trình Giáo dục và Đào tạo là phát triển năng lực của các tổ chức quản lý thiên tai ở cấp trung ương và cấp tỉnh để (i) lập kế hoạch đầu tư chiến lược dựa trên phân tích toàn diện về mặt kỹ thuật, xã hội, môi trường và kinh tế của các tiểu dự án, (ii) lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai tích hợp (IDRM) vào quy hoạch phát triển của tỉnh1 và (iii) thực hiện Chiến lược Quốc gia về Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

Trong quá trình biên soạn tài liệu, PDC luôn nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của các cán bộ phụ trách Dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) - Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão (DDMFSC) và Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO). Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ đó.

Mục tiêu và Chương trình

Chương trình Giáo dục và Đào tạo của Dự án quản lý rủi ro thiên tai được thiết kế để tăng cường năng lực quản lý thiên tai của các tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm cung cấp các dịch vụ có hiệu quả thông qua tất cả bốn giai đoạn của chu trình quản lý thiên tai: giảm nhẹ, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục. Các chủ đề đào tạo được lựa chọn trong loạt bài này là những thành phần quan trọng của mọi thành công trong chương trình quản lý thảm họa, và chúng cung cấp cơ sở cho việc mở rộng tiềm năng của chương trình giáo dục và đào tạo cấp quốc gia về quản lý thiên tai ở Việt Nam trong tương lai. Hơn nữa, những khóa học được lựa chọn này sẽ cung cấp cho học viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các cơ quan, tổ chức có thể phối hợp cùng nhau để thực hiện thành công chiến lược quốc gia của Việt Nam trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Chương trình đào tạo cung cấp một cách tiếp cận có tổ chức trong đào tạo quản lý thiên tai, phù hợp với triết lý đào tạo của ACDM2, Hoa Kỳ FEMA3, và UNOCHA4, và hỗ trợ những thực hành tốt nhất của quốc tế, cũng như các mục tiêu cụ thể của Việt Nam. Nó bao gồm sáu khóa đào tạo chính và được thực hiện theo thứ tự sau:


  1. Quản lý thiên tai và thảm họa

  2. Thiên tai ở Việt Nam

  3. Ra quyết định và giải quyết vấn đề

  4. Truyền thông về thiên tai

  5. Lập bản đồ quản lý thiên tai

  6. Rủi ro thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương

Cách tiếp cận và Trình bày

Chương trình đào tạo này được thiết kế theo phương thức tham gia thực hành, để phản ánh mức độ đa dạng trong công việc của các cán bộ quản lý thiên tai và phạm vi yêu cầu mà họ phải đáp ứng. Nó nhằm mang lại sự phối hợp tham gia từ nhiều cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý thiên tai, và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và kiến thức trong một môi trường thoải mái và không căng thẳng.

Mỗi khoá học sẽ có sự tham gia của một số lượng học viên khá đa dạng. Các lĩnh vực thay đổi nhanh chóng trong quản lý thiên tai yêu cầu các học viên và cán bộ quản lý tham gia cần được đào tạo liên tục để bảo đảm có thể ứng phó và phục hồi có hiệu quả. Chương trình đào tạo được thiết kế để có thể bao gồm cả các nhà quản lý thiên tai và các cán bộ thực hiện trong cùng một lớp học. Phương thức đào tạo này thể hiện chính xác hơn bối cảnh hàng ngày phải trải nghiệm trong điều kiện thiên tai. Ngoài ra, với đối tượng đào tạo đa dạng sẽ làm giàu thêm kinh nghiệm của các học viên thông qua việc trao đổi những ý tưởng trong khi tiến hành các cuộc thảo luận quan trọng về những thách thức và các nhu cầu

Mỗi khóa học được thiết kế để trình bày thông qua các bài giảng kết hợp với thảo luận nhóm, các hoạt và động, các minh họa, nghiên cứu điển hình, và các bài tập mô phỏng. Học viên được cung cấp một Tài liệu dành cho học viên và một đĩa CD có chứa đựng các tài liệu, bao gồm cả các bản trình chiếu bằng PowerPoint. Tài liệu giảng dạy sẽ được cung cấp cho các giảng viên cùng với các chương trình giảng dạy cơ bản bao gồm các tài liệu cho phép tuỳ biến các hoạt động của học viên tuỳ theo từng vùng.

Các yêu cầu cơ bản để tham gia vào chương trình đào tạo rất đơn giản: Học viên sẽ là người hoạt động trong lĩnh vực quản lý thiên tai tại Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình, để tham gia tất cả các khóa học khác yêu cầu học viên cần học qua Khóa học quản lý thiên tai và thảm họa.

Học viên tham gia khóa đào tạo có thuận lợi trong việc vận dụng các nội dung giảng dạy vào các tình huống của riêng mình một cách thường xuyên, trong khoảng thời gian cho trước, và các hoạt động nhóm được thiết kế để nâng cao sự hợp tác giữa các tỉnh và quy hoạch đa ngành, đó là vấn đề cơ bản đối với mục tiêu của Chương trình Giáo dục và Đào tạo.



Học viên được khuyến khích và hy vọng sẽ lưu giữ các tài liệu được cung cấp cho họ, và các tài liệu này sẽ được đưa về nơi làm việc của họ- nơi mà ở đó các thông tin có thể được chia sẻ với các đồng nghiệp. Với mục đích này, ngoài bản mềm của tất cả các tài liệu trong khóa học, đĩa CD cũng cung cấp cho học viên các nguồn tài liệu bổ sung có thể có ích cho sự phát triển và ứng dụng các thông lệ thực hành quốc tế tốt nhất trong quản lý thiên tai.

VỀ TÀI LIỆU CHO CÁC HỌC VIÊN


Xin lưu ý rằng những ký hiệu và thuật ngữ sau đây được sử dụng chung cho các tài liệu trong toàn khóa học

TIÊU ĐỀ MÔN HỌC


Chủ đề chính

Chủ đề phụ

CHỦ ĐỀ PHỤ



CÂU HỎI ỨNG DỤNG CHO CÁ NHÂN



CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC



HOẠT ĐỘNG NHÓM (30 PHÚT)



NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH



THẢO LUẬN



BÀI TẬP


MINH HỌA


tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương