QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”



tải về 0.95 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.95 Mb.
#543
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

2.6Quy hoạch cây xanh đô thị

2.6.1Hệ thống cây xanh đô thị:


Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:

  1. Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo..., bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn...). Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước, cần phải có các giải pháp quy họach đảm bảo cảnh quan môi trường khi không có nước.

  2. Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường phố.

  3. Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...).

2.6.2Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị


  • Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tận dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh.

  • Việc trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây dễ gãy, đổ) không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng...).

2.6.3Quy định về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị


  • Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, tòan đô thị hoặc cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.

  • Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng có thể thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% mức quy định trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị



Loại đô thị

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đặc biệt

7

I và II

6

III và IV

5

V

4




  • Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân bãi TDTT phục vụ hàng ngày. Trong đó bao gồm các công trình phục vụ chung toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Mỗi đơn vị ở xây dựng mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa (có thể kết hợp với sân thể thao ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng) phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy mô tối thiểu là 5.000m2.



2.7Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng

2.7.1Khu công nghiệp


  1. Quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở rộng các khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Bảo vệ môi trường:

  • Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

  • Vị trí các xí nghiệp công nghiệp phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị, tuân thủ các quy định tại mục 2 và mục 3 trong mục 2.7.1 này.

  • Tổ chức sản xuất thuận lợi và hợp lý.

  • Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài hoà với các quần thể kiến trúc khác trong đô thị và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ.

  • Bố trí hợp lý mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và cây xanh

  • Sử dụng hợp lý đất đai.

  1. Vị trí các xí nghiệp công nghiệp

Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân cư:

  • Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư.

  • Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy mà bố trí như sau:

  • Bố trí ở ngoài phạm vi đô thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế liệu nguy hiểm.

  • Bố trí ở xa khu dân dụng: các xí nghiệp độc hại cấp I và cấp II (theo phân loại cấp độc hại - xem phụ lục 6).

  • Được phép bố trí ngay trong khu dân cư: các xí nghiệp có chất thải và mức độ gây ồn, gây rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư, và phải được kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi trường.

  1. Dải cách ly vệ sinh:

  • Tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh.

  • Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt nam.

  • Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn.

  1. Bãi phế liệu, phế phẩm:

  • Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường.

  • Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy nổ, dịch bệnh...) phải có biện pháp xử lý các chất độc hại và đảm bảo khoảng cách ly.

2.7.2Khu kho tàng


  1. Quy hoạch các khu kho tàng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tổ chức hợp lý mạng lưới kho tàng với 3 loại kho:

  • Kho bán lẻ, phục vụ các yêu cầu sinh hoạt hàng ngày, được bố trí trong khu đô thị;

  • Kho phân phối và bán buôn: phải bố trí ven nội, ngoài khu đô thị;

  • Kho dự trữ quốc gia, kho trung chuyển, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy, nổ phải bố trí thành khu riêng ở ngoại thành.

  • Vị trí các khu kho phải:

  • Phải cao ráo, không bị ngập lụt và gần nơi phân phối, tiêu thụ

  • Thuận tiện về giao thông, vận chuyển

  • Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với khu dân dụng.

  1. Trong khu vực kho tàng, phải bố trí các kho thành từng nhóm theo phân loại hàng hoá trong kho và có đường giao thông thuận tiện, có bãi để xe, trang thiết bị phục vụ kho.

2.7.3Quy định về sử dụng đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho tàng


  • Đất xây dựng khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị.

  • Đất kho tàng phục vụ đô thị: các khu kho tàng không độc hại phục vụ đô thị có thể bố trí trong các khu dân dụng. Các khu kho tàng có nguy cơ phát thải độc hại phải được bố trí trong các khu, cụm công nghiệp hoặc bố trí độc lập và phải đảm bảo các điều kiện cách ly và xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu về quản lý môi trường.

  • Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp – TTCN cần đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của khu công nghiệp. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào vị trí của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Nhà máy, kho tàng

55

Các khu kỹ thuật

1

Công trình hành chính, dịch vụ

1

Giao thông

8

Cây xanh

10

  • Mật độ xây dựng:

  • Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng được quy định theo bảng 2.4.

Bảng 2.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng

Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất

5.000m2

10.000m2

20.000m2

≤10

70

70

60

13

70

65

55

16

70

60

52

19

70

56

48

22

70

52

45

25

70

49

43

28

70

47

41

31

70

45

39

34

70

43

37

37

70

41

36

40

70

40

35

>40

70

40

35




  • Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa trong toàn khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 50%.

2.7.4Quy hoạch phòng cháy, chữa cháy đô thị


  1. Mạng lưới các trạm phòng, chữa cháy: trên lãnh thổ đô thị phải bố trí mạng lưới các trạm phòng, chữa cháy gồm các trạm trung tâm và các trạm khu vực với bán kính phục vụ tối đa như sau :

  • Trạm phòng, chữa cháy trung tâm : ≤ 5km;

  • Trạm phòng, chữa cháy khu vực: ≤ 3km.

  1. Vị trí đặt trạm phòng chữa cháy phải đảm bảo xe và phương tiện chữa cháy ra vào trạm an toàn, nhanh chóng và phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có địa hình bằng phẳng và có đủ diện tích để xây dựng công trình, sân bãi theo quy định.

  • Liên hệ thuận tiện với các đường giao thông

  • Không được tiếp giáp với các công trình có đông người, xe cộ ra vào.

  1. Đường giao thông phục vụ chữa cháy:

  1. Bố trí đường chữa cháy:

  • Khu dân dụng: khoảng cách giữa các đường giao thông, có bề rộng phần xe chạy từ 4m trở lên, xuyên qua hoặc xen giữa các ngôi nhà không được dài quá 180m.

  • Công trình công nghiệp: phải bố trí đường cho xe chữa cháy bên ngoài chạy dọc theo một phía nhà, khi chiều rộng nhà nhỏ hơn 18m và chạy dọc theo 2 phía nhà, khi nhà rộng từ 18m trở lên.

  1. Phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy tới nơi lấy nước chữa cháy (trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước chữa cháy, hồ, ao, sông).

  2. Tại vị trí lấy nước sông, hồ phải có bãi quay xe với các quy định dưới đây:

  • Kích thước đường chữa cháy: đường cho xe chữa cháy phải có kích thước thông thủy tối thiểu là 3,5m chiều rộng và 4,25m chiều cao.

  • Bãi quay xe: đường cụt một làn xe không được dài quá 150m, cuối đường cụt phải có bãi quay xe với kích thước tối thiểu trên mặt bằng là:

  • Hình tam giác đều, mỗi cạnh 7m;

  • Hình vuông, kích thước 12x12m;

  • Hình tròn, đường kính 10m.




Каталог: EditorUpload -> files -> VanBanTaiLieu
VanBanTaiLieu -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
VanBanTaiLieu -> QuyếT ĐỊnh của ubnd tỉnh đIỆn biên số: 183 /QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005
VanBanTaiLieu -> Số: 182/QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005 V/v Phê duyệt đề cương và dự toán Dự án quy hoạch chi tiết khu tái định cư Huổi Lóng xã Huổi Só huyện Tủa Chùa
VanBanTaiLieu -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
VanBanTaiLieu -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
VanBanTaiLieu -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
VanBanTaiLieu -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
VanBanTaiLieu -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 490/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VanBanTaiLieu -> CHỈ thị CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 27/2008/ct-ttg ngàY 05 tháng 9 NĂM 2008
VanBanTaiLieu -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata nghị ĐỊNH

tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương