QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Hướng dẫn Xây dựng Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích



tải về 166.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích166.51 Kb.
#10511
BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

---------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 170/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Hướng dẫn Xây dựng Cộng đồng an toàn,

phòng chống tai nạn thương tích



BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách quốc gia về phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích".

Điều 2. Cục Y tế dự phòng Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Lê Ngọc Trọng

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG AN TOÀN,

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2006

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Quy định chung

1. Hướng dẫn này điều chỉnh việc tổ chức thực hiện công tác xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích bao gồm các nội dung, các tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ thủ tục công nhận cộng đồng an toàn và biện pháp tổ chức thực hiện.

2. Cộng đồng an toàn (xã, phường, thị trấn) là cộng đồng có khả năng kiểm soát và phòng ngừa được các loại tai nạn, thương tích cũng như giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và thương tích trên. Quá trình xây dựng cộng đồng an toàn phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong cộng đồng, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể ở địa phương.

3. Tai nạn là bất cứ một sự kiện không chủ ý ngẫu nhiên xảy ra, gây ra hay có khả năng gây ra thương tích. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu một tác động đột ngột hoặc quá nhanh ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống (không khí, nước, nhiệt độ phù hợp) như đuối nước, ngạt hoặc bị lạnh cóng.

4. Các nguyên nhân thương tích thường gặp trong cộng đồng là tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, điện giật, ngộ độc cấp do hoá chất, thực phẩm, thương tích do vật sắc nhọn...

II. Tiêu chuẩn cộng đồng an toàn Việt Nam

1. Cộng đồng an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các gia đình an toàn, trường học an toàn và các can thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại cộng đồng.

2. Tiêu chuẩn cộng đồng an toàn Việt Nam bao gồm 5 nội dung chính như sau:

a) Có Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại xã, phường, thị trấn với nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống tai nạn, thương tích: hàng năm xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn ở địa phương.

b) Trên 60% hộ gia đình trong cộng đồng đối với khu vực đồng bằng và trung du, trên 50% đối với khu vực miền núi nhận thức được nguy cơ gây tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia tích cực dự phòng tai nạn, thương tích.

c) Giảm 80% nguy cơ gây thương tích tại cộng đồng và xây dựng được các mô hình an toàn cho các nhóm nguy cơ cao tại cộng đồng.

d) Tổ chức được hệ thống mạng lưới tình nguyện viên cùng với nhân viên y tế thôn bản để giám sát, ghi chép, phân tích được trên 80% số trường hợp tai nạn, thương tích và thực hiện tốt hoạt động sơ cấp cứu ban đầu.

đ) Giảm 10% tổng số trường hợp tai nạn, thương tích so với năm trước (5-7% đối với khu vực miền núi).

3. Tiêu chuẩn gia đình và trường học an toàn bao gồm những nội dung sau và có thể thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

a) Gia đình an toàn được công nhận khi:

- 80% các nội dung theo bảng kiểm gia đình an tòan (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này) được đánh giá là đạt.

- Không có người bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do các nguy cơ trong gia đình.

b) Trường học an toàn được công nhận khi:

- 80 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn (tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn này) được đánh giá là đạt,

- Không có học sinh bị chết hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.

III. Quy trình xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích

1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tai nạn, thương tích tỉnh/thành phố để tập trung chỉ đạo triển khai công tác phòng chống tai nạn, thương tích/ xây dựng cộng đồng an toàn của địa phương. Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn, thương tích tuyến quận/huyện, xã, phường lồng ghép vào Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu sau khi bổ sung một số nhiệm vụ và thành viên liên quan.

Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phụ trách văn hoá xã hội, phó ban thường trực là lãnh đạo y tế cùng cấp, các thành viên gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong công tác phòng chống tai nạn, thương tích.

2. Tổ chức đánh giá phân tích số liệu tai nạn, thương tích, nguy cơ tai nạn, thương tích, nhu cầu về an toàn, nguồn lực và chính sách có liên quan đến phòng chống tai nạn, thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương làm cơ sở xây dựng kế hoạch.

3. Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm cho hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích của địa phương.

4. Tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động như tuyên truyền, giáo dục; can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích; huy

động người dân trong cộng đồng tham gia thực hiện các hoạt động; tăng cường sơ cấp cứu tại cộng đồng.

a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu. Đẩy mạnh mạng lưới truyền thông của tình nguyện viên cùng với nhân viên y tế thôn bản để tuyên truyền tại cơ sở, tổ chức triển khai các góc truyền thông về xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích tại trạm y tế xã, nhà văn hoá, cụm dân cư và nơi công cộng.

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong cộng đồng:

- Phát hiện các nguy cơ gây tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong gia đình, trường học và cộng đồng.

- Cải tạo môi trường sống và làm việc an toàn.

- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong gia đình, trường học và cộng đồng. Tập trung ưu tiên cho các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người già và các loại thương tích thường gặp tại cộng đồng.

- Bảo đảm an toàn trong sinh hoạt như sử dụng điện trong gia đình, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn trong sử dụng thuốc chữa bệnh và thuốc bảo vệ thực vật.

- Bảo đảm an toàn cho trẻ không bị thương tích vì vật nhọn, bỏng, điện giật, ngã, đuối nước.

- Bảo đảm an toàn cho người già phòng thương tích do ngã, bỏng….

- Bảo đảm an toàn giao thông.

- Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phòng chống bạo lực, tệ nạn trong gia đình, xã hội.

c) Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện. Người dân tham gia phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích tại gia đình và cộng đồng, tuyên truyền vận động nhân dân và gia đình cùng tham gia các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích tại địa phương.

d) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ của ngành y tế và các ban ngành, tổ chức xã hội khác cũng như cho cộng tác viên về các nội dung phòng chống tai nạn, thương tích và các kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện.

đ) Tăng cường các dịch vụ y tế tại cộng đồng về chăm sóc chấn thương. Cung cấp đủ trang thiết bị cần thiết cho trạm y tế xã để sơ cấp cứu tai nạn, thương tích theo đúng quy định. Phối hợp với các tổ chức xã hội trong cộng đồng tổ chức mạng lưới sơ cấp cứu để có thể đáp ứng kịp thời khi có tai nạn, thương tích xảy ra.

e) Lồng ghép việc triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích/xây dựng cộng đồng an toàn trong phong trào xây dựng làng văn hoá sức khoẻ và các phong trào có liên quan khác của ngành và quốc gia.

5. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng cộng đồng an toàn tại tuyến xã nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho công tác lập kế hoạch, đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp cũng như đánh giá kết quả thực hiện.

6. Định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá quá trình triển khai các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, đánh giá kết quả hoạt động, đồng thời cần đánh giá để công nhận gia đình, trường học và cộng đồng an toàn.

IV. Hồ sơ, thủ tục công nhận cộng đồng an toàn

Các địa phương tổ chức ký cam kết và công nhận gia đình, trường học an toàn để tiến tới đạt được và công nhận cộng đồng an toàn. Hàng năm tổ chức đánh giá để cấp giấy chứng nhận công nhận gia đình an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn. Đối với các gia đình, trường học và cộng đồng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thì cứ 3 năm một lần tổ chức đánh giá và cấp lại.



1. Công nhận Gia đình an toàn

a) Hồ sơ đề nghị:

- Bảng kiểm gia đình an toàn có ý kiến xác nhận của y tế thôn/bản đạt tiêu chuẩn theo nội dung trong bảng kiểm.

- Văn bản của Tr­ưởng thôn/tổ trư­ởng tổ dân phố đề nghị Uỷ ban nhân dân xã/phư­ờng/thị trấn công nhận.

b) Căn cứ vào hồ sơ trên, Uỷ ban nhân dân xã/phư­ờng/thị trấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận “ Gia đình an toàn” (Mẫu giấy chứng nhận Gia đình an toàn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo hướng dẫn này).

2. Công nhận Trường học an toàn

a) Hồ sơ đề nghị:

- Công văn đề nghị của Nhà trư­ờng gửi kèm bảng kiểm tự đánh giá.

- Công văn đề nghị công nhận của Uỷ ban nhân dân xã/ phường/thị trấn gửi Uỷ ban nhân dân quận/huyện/thị xã kèm theo Biên bản thẩm định của Uỷ ban nhân dân xã/ phường/thị trấn về kết qủa tự kiểm định của nhà trường.

b) Căn cứ vào hồ sơ trên, Uỷ ban nhân dân quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận “Tr­ường học an toàn”

(Mẫu giấy chứng nhận Trường học an toàn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Hướng dẫn này).



3. Công nhận Cộng đồng an toàn (xã an toàn)

a) Hồ sơ đề nghị:

- Bảng kiểm cộng đồng an toàn (tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này) do Trạm Y tế xã tiến hành đánh giá.

- Công văn đề nghị công nhận của Uỷ ban nhân dân xã/ phường/thị trấn gửi Uỷ ban nhân dân quận/huyện/thị xã.

b) Căn cứ vào hồ sơ trên, Uỷ ban nhân dân Quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, đánh giá và cấp giấy chứng nhận “ Cộng đồng an tòan” (Mẫu giấy chứng nhận Cộng đồng an toàn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Hướng dẫn này) và báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố.

V. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của cơ quan y tế các cấp

a) Cục Y tế dự phòng Việt Nam (Bộ Y tế) có trách nhiệm làm đơn vị đầu mối để hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quyết định này

b) Các Viện Trung ương và khu vực thuộc hệ y tế dự phòng, các Bệnh viện và Viện có giường bệnh thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:

- Hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan y tế địa phương tổ chức đánh giá tình hình và việc triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích/xây dựng cộng đồng an toàn để các địa phương làm cơ sở xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động.

- Tiến hành nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ gây thương tích, nghiên cứu đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp và phòng chống để có thể phổ biến áp dụng rộng rãi trong cả nước.

- Hướng dẫn chuyên môn và xây dựng các tài liệu tập huấn, tuyên truyền phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn, xử trí, sơ cấp cứu, vận chuyển cấp cứu các tai nạn, thương tích thường gặp tại cộng đồng.

c) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống tai nạn, thương tích/xây dựng cộng đồng an toàn của địa phương.

- Chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách cho các hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn của ngành y tế trong kế hoạch ngân sách chung của y tế địa phương.

- Củng cố hệ thống thu thập, báo cáo, giám sát tình hình tai nạn, thương tích tại địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền, huấn luyện/đào tạo, giám sát, đánh giá ... các hoạt động về phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn nhằm nâng cao kiến thức phòng chống tai nạn, thương tích, kỹ năng tư vấn, thực hành cấp cứu của cán bộ y tế tuyến dưới.

- Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tăng cường nguồn lực cho hệ thống cấp cứu tai nạn, thương tích, giảm thiểu hậu quả do thương tích gây ra. Tổ chức hệ thống cấp cứu, vận chuyển cấp cứu để đưa người bị nạn vào các cơ sở cấp cứu nhanh nhất, an toàn nhất.

- Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của địa phương và báo cáo kết quả về Bộ Y tế. Tổ chức sơ kết hàng năm và khen thưởng, khuyến khích các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động.

d) Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Trung tâm Y tế dự phòng tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có trách nhiệm:

- Tổ chức thu thập số liệu, thông tin về tai nạn thương tích, nguy cơ tai nạn, thương tích, nhu cầu về an toàn, các hoạt động, nguồn nhân lực, tài chính và chính sách có liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tiến hành các hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng về phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các cấp về phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn.

- Xây dựng và phối hợp với các ban, ngành và các tổ chức có liên quan chỉ đạo triển khai để tổ chức thực hiện các mô hình phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng như phòng chống thương tích cho trẻ em, xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống thương tích giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn lao động.



đ) Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã, phường) có trách nhiệm:

- Hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống thương tích tại gia đình, trường học và nơi công cộng.

- Ghi chép, báo cáo các trường hợp bị tai nạn, thương tích.

- Tăng cường chất lượng sơ cấp cứu ban đầu tại trạm y tế. Củng cố, nâng cao năng lực sơ cấp cứu ban đầu cho mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản.

- Chủ trì và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huy động người dân tham gia phòng chống thương tích tại cộng đồng.

- Trạm y tế xã, phường tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích tại địa phương, thực hiện các mô hình phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống thương tích giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn lao động.



2. Trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp

a) Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn các cấp với sự tham gia của các ban ngành có liên quan.

b) Chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động phòng, chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn của địa phương mình.

c) Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản lý của mình, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn.

d) Đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn tại địa phương.

3. Vai trò của các ban, ngành và tổ chức khác tại địa phương

Ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và các tổ chức có liên quan khác tại địa phương trong công tác tuyên truyền và quá trình xây dựng các mô hình can thiệp phòng chống tai nạn, thương tích.

a) Phối hợp với ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong phòng chống tai nạn, thương tích trong lao động.

b) Phối hợp với ngành Giao thông vận tải, Công An trong phòng chống tai nạn, thương tích do giao thông đường bộ.

c) Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong phòng chống tai nạn, thương tích tại trường học.

d) Phối hợp với ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em trong phòng chống thương tích cho trẻ em.

đ) Phối hợp với ngành Văn hoá - Thông tin để tuyên truyền về phòng chống tai nạn, thương tích cho cộng đồng.

e) Phối hợp, huy động sự tham gia và phát huy thế mạnh của các tổ chức xã hội, đoàn thể trong phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng, gia đình.








KT. Bộ trưởng

Thứ trưởng

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

Phụ lục 1


BẢNG KIỂM NGÔI NHÀ AN TOÀN
Họ và tên chủ hộ:

Địa chỉ: .....................thôn.....................

xã..............................huyện........................tỉnh…......................



TT

Nội dung kiểm định

Gia đình

tự đánh giá

Đạt

Chưa đạt

1. An toàn trong sinh hoạt (an toàn điện, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn trong sử dụng thuốc)






ổ cắm, phích cắm điện an toàn và đặt ngoài tầm với của trẻ








Không có dây điện hở.









Hệ thống điện phải có cầu giao đảm bảo an toàn.









Sử dụng điện an toàn: Không dùng điện để đánh bẫy chuột, tắt hết các đồ dùng điện không cần thiết









Các bình đựng, dây dẫn xăng, dầu, ga, ôxy phải tuyệt đối kín và để ở nơi xa lửa









Gia đình không sản xuất, sử dụng, tàng trữ và vận chuyển các chất dễ gây cháy nổ









Có tủ thuốc gia đình, thuốc có ghi nhãn để trong tủ khoá và đặt ngoài tầm với của trẻ, có đủ phương tiện để sơ cứu các trường hợp thương tích thông thường









Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch và vệ sinh cá nhân phòng chống ngộ độc thực phẩm









Hóa chất, thuốc BVTV phải có nhãn, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, cách bảo quản, để xa thức ăn, nước uống, ngoài tầm với của trẻ em.









Có phương tiện bảo hộ cá nhân khi phun thuốc BVTV (áo, mũ, khẩu trang, ủng, găng tay) khi tuốt lúa (quần áo, kính, găng tay, khẩu trang)









Có che chắn các dây cua roa của máy tuốt lúa, xay sát









Các dụng cụ lao động phải đảm bảo an toàn khi sử dụng và để xa tầm tay trẻ em









Nhà có chó phải tiêm phòng, có xích, có rọ mõm khi đi ra ngoài







2. An toàn cho trẻ em




Có cửa, cổng/hàng rào chắc chắn nếu nhà gần đường/đường ray xe lửa (độ cao phù hợp với lứa tuổi trẻ)









Có hàng rào quanh nhà hay quanh ao cá và những hồ nước, hố vôi trong khu vực nhà ở, nơi trẻ dễ tiếp cận









Giếng và dụng cụ chứa nước có nắp đậy an toàn









Tay vịn cầu thang có chấn song, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang đủ cao, có chấn song ở ban công hoặc cửa sổ để trẻ không chui hoặc trèo qua được








TT

Nội dung kiểm định

Gia đình

tự đánh giá

Đạt

Chưa đạt





Phích nước nóng để nơi chắc chắn và xa tầm với của trẻ. Các đồ nóng, diêm, bật lửa để ở nơi xa tầm với của trẻ









Có rào chắn an toàn nếu bếp để trên sàn nhà. Nếu có nhà bếp thì phải có cửa ngăn









Vật sắc nhọn (dao, kéo, liềm hái..) để gọn gàng ở nơi trẻ không với tới









Không để những đồ chơi nhỏ, hoặc những vật nhỏ dễ nuốt (đồng xu, bi, hạt lạc, hạt nhãn..) ở chỗ chơi của trẻ dưới 5 tuổi









Trẻ em dưới 6 tuổi được người lớn trông giữ hoặc được đi vào nhà trẻ/mẫu giáo








3. An toàn cho người già


Sân và nền nhà tắm, nền nhà, đường đi bằng phẳng, làm bằng vật liệu không trơn, trượt









Bậc cửa, bậc thềm không được làm quá cao








4 An toàn giao thông



Người sử dụng xe cơ giới, xe mô tô hoặc xe gắn máy phải có đầy đủ giấy đăng ký xe, có bằng lái xe.









Có mũ bảo hiểm xe máy.









Xe phải được trang bị đầy đủ các loại đèn, phanh đảm bảo an toàn, còi, có gương phản chiếu...








5. Có nếp sống văn hoá, lành mạnh



Giải quyết tốt mâu thuẫn trong gia đình (về tiền bạc, nhà cửa, ruộng đất và quyền lợi khác vv...). Không gây bất hoà và xảy ra những tranh chấp với hàng xóm láng giềng. Lắng nghe và tôn trọng và thực hiện theo ý? kiến của tổ hoà giải.









Gia đình thuận hoà, hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan









Gia đình không có ai phạm phải các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, gái mại dâm, mê tín dị đoan...







6. Tình hình TNTT



Không có tai nạn thương tích xảy ra tại gia đình gây chết người hay bị thương nặng phải nằm viện









Gia đình không có người gây tai nạn, thương tích cho người khác tại gia đình hay cộng đồng







Ghi chú:
Cách đánh giá

Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng kiểm

Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ phải bổ sung thêm


Ngày.............tháng...........năm 201....

ý kiến xác nhận của y tế thôn/bản

( Ký và ghi rõ họ tên)


Ngày.............tháng...........năm 201......

Chủ hộ gia đình



( Ký và ghi rõ họ tên)



Phụ lục 2

BẢNG KIỂM TRƯỜNG HỌC AN TOÀN

(Nhà trẻ, mẫu giáo,

trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp)
Tên trường:

Địa chỉ :


TT

Nội dung kiểm định

Trường học

tự đánh giá

Đạt

chưa đạt

1

Xây dựng được quy chế nhà trường an toàn








2

Có kế hoạch tổ chức thực hiện và đánh giá từng tháng








3

Có mạng lưới phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực trong học đường, xây dựng nhà trường an toàn (gồm y tế trường học, các giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, đoàn thanh niên, chữ thập đỏ)








4

Có các khẩu hiệu, tranh áp phích phòng chống tai nạn thương tích








5

Trường phải có hàng rào che chắn và có người bảo vệ quản lý các cháu tránh ra đường phòng tai nạn giao thong








6

Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục tình trạng có thể xảy ra thương tích như tường nhà, cột kèo nhà sắp đổ đường đi lối lại, sân chơi không dễ trơn trượt , các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao không đảm bảo, hệ thống điện không an tòan...)








7

Có biện pháp can thiệp trực tiếp vào những nơi có thể xảy ra thương tích.








8

Nơi tập luyện thể dục thể thao, bơi lội phải đảm bảo an toàn.








9

Không có học sinh nghiện, hút ma tuý








10

Có các phương tiện, thuốc men để cấp cứu kịp thời khi các cháu bị chấn thương








11

80% học sinh được học về an toàn giao thong








12

Không có bạo lực trong học đường








13

Không có tai nạn xảy ra trong trường gây chết người hoặc bị thương nặng phải nằm bệnh viện








Ghi chú: Cách đánh giá

Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng kiểm

Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ phải bổ sung thêm


Ngày............tháng...........năm 201…

Xác nhận của UBND xã/ phường/thị trấn




Ngày............tháng...........năm 201…..

Hiệu trưởng



(Ký tên, đóng dấu)


Phụ lục 3
Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương mà Sở Y tế các tỉnh, thành phố có thể đề xuất một số nội dung cho phù hợp trên nguyên tắc không trái với hướng dẫn của Bộ Y tế. Các nội dung này mang tính tạm thời và sẽ bổ sung, sửa đổi khi có sự phản ánh của địa phương theo thực tế triển khai.
BẢNG KIỂM CỘNG ĐỒNG AN TOÀN

Tên xã/phường/thị trấn: .......................................................

Quận/huyện/thị xã: ......................Tỉnh/thành phố.......................

TT

Nội dung kiểm định

Tram Y tế xã đánh giá

Đạt

Chưa đạt

1. Tổ chức thực hiện


Có mạng lưới PCTNTT/XD CĐAT của xã, phường, thôn, ấp có sinh hoạt hàng tháng







Có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác PCTNTT/XD CĐAT







Có kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu các loại TNTT có nguy cơ cao tại cộng đồng







Trưởng thôn, xóm tổ chức sinh hoạt thôn, xóm hoặc cụm dân cư, nhắc nhở các hộ gia đình tự đánh giá theo bảng kiểm định để thực hiện tiêu chuẩn gia đình an toàn







2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức PCTNTT

Có cán bộ làm công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về PCTNTT/XD CĐAT







Có tranh, khẩu hiệu PCTNTT tại nơi công cộng







Xây dựng các góc truyền thông về PC TNTT/XD CĐAT tại nhà văn hóa của các thôn, trạm y tế xã.







3. Giảm nguy cơ gây tai nạn thương tích

Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp can thiệp trực tiếp vào những địa điểm có thể xảy ra tai nạn thương tích như phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, bỏng, ngộ độc, ngã, tai nạn lao động...







Giảm 80% nguy cơ chung tại cộng đồng







Trên 50% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình an toàn.







Trên 50% trường học an toàn







4. Hệ thống giám sát, cấp cứu TNTT

Có cán bộ theo dõi, phân tích các tai nạn thương tích







Trạm Y tế xã có đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết để sơ cấp cứu thông thường







>80% trường hợp tai nạn, thương tích được giám sát.







5. Đánh giá, tổng kết

Giảm 10% các trường hợp tai nạn thương tích so với năm trước (giảm 5-7% đối với khu vực miền núi)







Có bảng, biểu đồ đánh giá theo các chỉ tiêu.







Hàng quý/6 tháng/năm có tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và đăng ký đề nghị công nhận ở các tuyến







Có kế hoạch đăng ký công nhận CĐAT







Ghi chú: Cách đánh giá

Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng kiểm

Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ phải bổ sung thêm


Ngày............tháng...........năm 201…..

Ý kiến xác nhận

của UBND xã/phường/thị trấn

............................



Ngày............tháng...........năm 201….

Trạm y tế xã/phường/thị trấn

............................


Phụ lục 4.
Mẫu giấy chứng nhận gia đình an toàn

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam


§éc lËp - Tù do - H¹nh Phóc

---------------------------


GiÊy chøng nhËn

Gia ®×nh an toµn
ñy ban nh©n d©n x·/ph­êng/thÞ trÊn...........................

Chøng nhËn: ....................................................................................................

....................................................................................................
§¹t danh hiÖu "Gia ®×nh an toµn" n¨m 200......
..............................,ngµy......th¸ng.....n¨m 200

Uû ban nh©n d©n x·/ph­êng/thÞ trÊn.....................
QuyÕt ®Þnh sè:.......................

Ngµy........th¸ng......n¨m 200..

Sæ danh môc:.........................

Phô lôc 5.
M

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam


§éc lËp - Tù do - H¹nh Phóc

---------------------------


GiÊy chøng nhËn

tr­êng häc an toµn
ñy ban nh©n d©n quËn/ huyÖn/thÞ x·...........................

Chøng nhËn: ....................................................................................................

....................................................................................................
§¹t danh hiÖu "tr­êng häc an toµn" n¨m 200......
..............................,ngµy......th¸ng.....n¨m 200

Uû ban nh©n d©n quËn/huyÖn/thÞ x·.....................
QuyÕt ®Þnh sè:.......................

Ngµy........th¸ng......n¨m 200..

Sæ danh môc:.........................
Éu giÊy chøng nhËn tr­êng häc an toµn

Phô lôc 6

MÉu giÊy chøng nhËn céng ®ång an toµn

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam


§éc lËp - Tù do - H¹nh Phóc

---------------------------


GiÊy chøng nhËn

céng ®ång an toµn
ñy ban nh©n d©n quËn/huyÖn/thÞ x·...........................

Chøng nhËn: ....................................................................................................

....................................................................................................
§¹t danh hiÖu "céng ®ång an toµn" n¨m 200......

..............................,ngµy......th¸ng.....n¨m 200

Uû ban nh©n d©n quËn/huyÖn/thÞ x·.....................

QuyÕt ®Þnh sè:.......................

Ngµy........th¸ng......n¨m 200..

Sæ danh môc:.........................








Каталог: upload -> vanban
vanban -> Của Thủ tướng Chính phủ số 276/2005/QĐ-ttg ngày 01 tháng 11 năm 2005 Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
vanban -> CỦa bộ trưỞng bộ khoa học và CÔng nghệ SỐ 14/2005/QĐ-bkhcn ngàY 08 tháng 9 NĂM 2005 ban hàNH
vanban -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
vanban -> TỜ khai đĂng ký
vanban -> VÀ phát triển nông thôN
vanban -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1018/ QĐ-Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
vanban -> TỈnh cao bằng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1030/QĐ-ubnd cao Bằng, ngày 01 tháng 8 năm 2012 quyếT ĐỊnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2012/nq-hđnd ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành danh mục, mức thu
vanban -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
vanban -> ĐỀ CƯƠng môn họC

tải về 166.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương