QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Đề án Phổ cập giáo dục mầm non



tải về 362.64 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích362.64 Kb.
#19865
1   2   3   4

Như vậy, để phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2011 - 2015 cần phải bổ sung đồ chơi ngoài trời cho 120 trường; bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho 246 phòng học và trang bị mới thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho 350 phòng học mới.

1.3. Đầu tư xây dựng phòng y tế và bếp ăn cho các trường mầm non, mẫu giáo:

1.3.1. Thực trạng:

Mặc dù đã có Quyết định 58/QĐ-BGDĐT ngày 17/10/2008 ban hành qui định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, tuy nhiên trong thực tế công tác y tế ở các trường mầm non chỉ mới thực hiện được 6/10 nội dung theo qui định. Riêng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động y tế ở các trường mầm non chưa đảm bảo. Chưa có nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác y tế ở các trường mầm non.

Hiện nay, trong 120 trường công lập thì chỉ có 18 trường có phòng y tế. Các phòng y tế của các trường cũng chưa đảm bảo có đủ trang thiết bị, đồ dùng y tế và cơ số thuốc cần thiết. Nguyên nhân là do chưa nhận thức đầy đủ về công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại các cơ sở GDMN của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; do cơ sở vật chất chưa đủ, xây dựng phòng học cho trẻ cần ưu tiên trước; do chưa có nguồn kinh phí chi thường xuyên dành cho công tác y tế trong nhà trường.



Trong 120 trường chỉ có 40 trường có bếp ăn đạt yêu cầu và tổ chức bán trú cho trẻ. Tuy nhiên, các bếp ăn chưa đáp ứng đầy đủ về các điều kiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP). Thực tế, việc tổ chức bán trú cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Có bếp ăn đảm bảo các qui định, trang thiết bị nhà bếp đầy đủ, nhân viên cấp dưỡng và đặc biệt là khả năng kinh tế của phụ huynh.

Bảng 4: Số phòng y tế và bếp ăn trong các trường mầm non, mẫu giáo:

Đơn vị

Số trường

Số phòng

y tế

Số bếp ăn

Ghi chú



Chưa



Chưa

Bình Minh

11

2 +

9

8 +

3

+: Chưa tính các phòng y tế và bếp ăn của 30 trường nằm trong đề án đầu tư xây dựng trường MN, MG đạt chuẩn QG giai đoạn 2011 - 2015

Bình Tân

11

0 +

11

1 +

10

Long Hồ

17

2 +

15

3 +

14

Mang Thít

13

1 +

12

1 +

12

Tam Bình

17

1 +

16

6 +

11

Trà Ôn

15

4 +

11

5 +

10

Vũng Liêm

20

1 +

19

1 +

19

TP V. Long

16

7 +

9

15 +

1

TỔNG CỘNG

120

18 +

102

40 +

80



1.3.2. Giải pháp:

Để đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần phải tổ chức các hoạt động y tế trong nhà trường theo các nội dung được qui định theo Quyết định 58/QĐ-BGDĐT là phải có phòng y tế trang bị đủ thiết bị y tế và nhân viên y tế. Chú trọng xây dựng các bếp ăn đạt chuẩn an toàn VSTP và trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ việc tổ chức ăn cho trẻ.

Các trường mầm non, mẫu giáo nằm ở khu dân cư tập trung, gần trạm y tế cần phối hợp với trạm y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, đảm bảo việc cấp cứu kịp thời khi có tai nạn, thương tích xảy ra.

Đầu tư xây dựng phòng y tế với đầy đủ trang thiết bị cho việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và có nhân viên y tế được đào tạo, bồi dưỡng có đủ khả năng chuyên môn để đảm nhiệm việc thực hiện các hoạt động y tế trong nhà trường, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và có khả năng sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra.

Đầu tư xây dựng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho bếp ăn ở các nhà trường mầm non, mẫu giáo.

Như vậy, để phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi cần phải xây dựng 102 phòng y tế, 80 bếp ăn cùng các trang thiết bị theo qui định.

2. Bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và có đủ giáo viên đạt chuẩn, nhân viên y tế được đào tạo đúng chuyên môn chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non:

2.1. Thực trạng:

2.1.1. Đội ngũ cán bộ quản lý:

Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý được quan tâm và bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn, có năng lực và khả năng quản lý. Hiện toàn bậc học có 117 hiệu trưởng/120 trường, phó hiệu trưởng là 115 người. Về trình độ chuyên môn 231/232 CBQL đạt chuẩn, có 130/232 CBQL (56%) đạt trên chuẩn, trong đó có 158 là đảng viên.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường mầm non, mẫu giáo hiện còn thiếu nhiều, nhất là phó hiệu trưởng. Theo qui định, hiện nay toàn bậc học còn thiếu 03 hiệu trưởng, 92 phó hiệu trưởng. (Trường loại 1 có 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng - trường loại 2 có 01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng).

Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân: Thiếu giáo viên đứng lớp nên chưa thể bổ nhiệm CBQL; giáo viên có chuyên môn tốt, có thể bổ nhiệm nhưng chưa là đảng viên, giáo viên có năng lực nhưng chưa được bồi dưỡng kiến thức đầy đủ theo tiêu chuẩn. Công tác phát triển đảng viên chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ quản lý là đảng viên 158/234, tỉ lệ 67%. Hiện nay, 03/120 trường chưa có đảng viên; 94/120 trường đảng viên sinh hoạt ghép với chi bộ trường tiểu học hoặc trung học cơ sở. Cán bộ quản lý sau khi bổ nhiệm chưa được tiếp tục bồi dưỡng về quản lý hành chính, tài chính, chuyên môn, chuyên đề… để nâng cao năng lực quản lý, vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tế của nhà trường.

2.1.2. Đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi:

Hiện nay, số lượng giáo viên dạy trẻ 5 tuổi là 747 giáo viên, trong đó 694 giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Còn 53 giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm tỉ lệ hơn 7%, đa số tập trung ở 2 huyện Bình Minh và Bình Tân.

Mặc dù đa số giáo viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tuy nhiên chất lượng giáo viên vẫn còn hạn chế ở một vài mặt, nhất là kỹ năng khai thác bài học và kỹ năng truyền đạt, một số giáo viên còn có những hạn chế nhất định trong chuyên môn, chưa đáp ứng tốt đối với chương trình GDMN mới.

Căn cứ yêu cầu của thực hiện phổ cập là 2 giáo viên/01 lớp có thể ước nhu cầu giáo viên như sau:



Bảng 5: Ước số lượng giáo viên dạy lớp 5 tuổi cần cho giai đoạn 2011 - 2015:

Đơn vị

Số trường

Năm học

2009 - 2010

Giai đoạn 2011 - 2015

Số lớp

Số GV

Số lớp

Số GV

Số GV thiếu

Bình Minh

11

54

79

54

108

29

Bình Tân

11

63

65

58

116

51

Long Hồ

17

134

139

99

198

59

Mang Thít

13

72

69

62

124

55

Tam Bình

17

101

106

88

176

70

Trà Ôn

15

90

95

84

168

73

Vũng Liêm

20

116

120

95

190

70

TP Vĩnh Long

16

51

74

79

158

84

Số GV bổ sung cho GV nghỉ hưu và bổ nhiệm CBQL (5%)

63

TỔNG CỘNG

120

682

747

619

1238

554

2.1.3. Đội ngũ nhân viên y tế:

Hiện nay, toàn bậc học chỉ có 18/120 trường có nhân viên y tế. Các nhân viên y tế này đều có trình độ trung cấp, tuy nhiên họ chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên môn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non. Trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hầu như suốt ngày tại các cơ sở giáo dục mầm non vì thế đội ngũ nhân viên y tế là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu cho trẻ khi xảy ra tai nạn ở trường mầm non.

2.2. Giải pháp:

2.2.1. Bổ sung đội ngũ CBQL đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng:

Dự nguồn để bổ sung đội ngũ CBQL. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lớp giáo viên có năng lực chuyên môn, khả năng quản lý tốt để bổ nhiệm làm công tác quản lý tại các trường.

Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác quản lý nhà trường, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn,... nâng cao năng lực thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của đội ngũ CBQL bằng nhiều biện pháp.

Nâng cao nhận thức chính trị, quan tâm phát triển đảng viên trong đội ngũ làm nòng cốt trong các hoạt động của nhà trường.

Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2015, bậc học mầm non cần 95 cán bộ quản lý được đào tạo bồi dưỡng đúng chuẩn.

2.2.2. Đào tạo bổ sung đủ đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, yêu nghề, tận tuỵ với công việc:

Đào tạo đội ngũ giáo viên theo nhu cầu của từng địa phương. Khuyến khích, động viên con em của địa phương theo học chuyên ngành GDMN, đưa con em địa phương đi đào tạo và động viên về phục vụ tại địa phương.

Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 tuổi bằng nhiều biện pháp như tập huấn chuyên đề, tổ chức hội giảng, thao giảng rút kinh nghiệm, tổ chức tham quan học tập… tại các trường, các địa phương với nhau. Thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin để học tập và chia sẻ kinh nghiệm trên các trang web của ngành và các trang web có liên quan đến bậc học.

Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long đảm bảo công tác đào tạo đáp ứng đủ nhu cầu về giáo viên của tỉnh và đảm bảo giáo sinh ra trường có kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng chuyên môn tốt và năng lực thực hiện chương trình GDMN mới.

Để đáp ứng cho việc phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015, cần đào tạo mới 649 giáo viên (491 giáo viên dạy lớp, 158 giáo viên để dự nguồn đào tạo, bồi dưỡng CBQL).

2.2.3. Đào tạo đội ngũ nhân viên y tế có khả năng chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non.

Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế hiện có để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non trong các nhà trường.

Đào tạo theo địa chỉ 102 nhân viên y tế đúng chuyên ngành, đạt chuẩn và bổ sung kiến thức về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ mầm non cũng như các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và cách sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra và có đủ khả năng tham gia cùng với y tế địa phương trong công tác phòng chống bệnh dịch trong nhà trường và cộng đồng tại địa phương.

3. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách dành cho trẻ em theo qui định hiện hành:

3.1. Thực trạng:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 7 xã thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn, đó là Trà Côn, Tân Mỹ, Hựu Thành (Trà Ôn), Loan Mỹ (Tam Bình), Đông Bình, Đông Thạnh (Bình Minh), Trung Thành (Vũng Liêm). Đây là những xã có đông con em người dân tộc sinh sống, đa số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, có khó khăn về kinh tế, tuy nhiên do được nhà trường và chính quyền các cấp quan tâm, vận động nên hầu hết trẻ 5 tuổi đều được phụ huynh đưa ra lớp. Năm học 2019 - 2010 có 596 trẻ em người dân tộc ra lớp, trong đó có 286 trẻ 5 tuổi - tỉ lệ 95%.

Tuy nhiên, do nhận thức và điều kiện kinh tế khó khăn nên số trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp không nhiều, chủ yếu là ra lớp 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1, số trẻ ra lớp đi học cũng không đều do phải theo cha mẹ đi làm ăn khi vào mùa và trẻ được học bán trú rất ít. Hiện nay, số trẻ người dân tộc học bán trú tại các địa phương đa phần là do có tài trợ kinh phí từ các tổ chức nước ngoài (huyện Bình Minh), những địa phương không có nguồn tài trợ này, trẻ em người dân tộc chỉ học 1 buổi, không tổ chức bán trú được.

Trẻ em các vùng nông thôn của Vĩnh Long hiện nay cũng do nhận thức và điều kiện kinh tế khó khăn của gia đình mà trẻ chỉ ra lớp học lớp mẫu giáo 5 tuổi và chỉ học một buổi.

3.2. Giải pháp:

Nâng cao nhận thức trong cộng đồng và cho các bậc cha mẹ trẻ về giáo dục mầm non, về tầm quan trọng của việc cho trẻ học mầm non từ độ tuổi nhà trẻ.

Thực hiện chế độ, chính sách cho trẻ em dân tộc, trẻ em con gia đình nghèo, trẻ em con gia đình chính sách học mầm non theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho trẻ em học lớp 5 tuổi theo khoản C, mục 3, nội dung IV của Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để duy trì bữa ăn trưa tại trường cho trẻ.

Tỉnh cần có chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em người dân tộc, trẻ em con gia đình hộ cận nghèo học bán trú.



4. Qui hoạch mạng lưới trường, lớp, dành quỹ đất cho việc xây dựng phòng học trẻ 5 tuổi:

Hiện nay việc mở rộng nhà trường gặp rất nhiều khó khăn về đất. Số trường có từ 4 điểm trường trở lên là 70/120 trường, cá biệt có những trường có đến 8 điểm trường và những điểm trường này cách xa điểm chính và các điểm với nhau. Điều này rất khó khăn cho ban giám hiệu trong công tác quản lý giáo viên, quản lý chuyên môn và giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi chuyên môn với nhau. Nếu có quỹ đất để mở rộng nhà trường tập trung tại 01 điểm ở các khu dân cư sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhà trường và cộng đồng cùng chăm lo, củng cố xây dựng nhà trường, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường.

Như vậy, để tạo điều kiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, các địa phương cần phải có qui hoạch dành quỹ đất mở rộng các nhà trường ở khu dân cư, qui hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn, tách các trường có nhiều điểm trường để thành lập trường mới với qui mô lớn hơn để huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp và mở rộng các điểm trường để tập trung các nhóm lớp nhằm phân lớp theo đúng độ tuổi đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Hiện nay theo kế hoạch phát triển GDMN của các địa phương thì quỹ đất dành xây dựng phòng học cho mầm non không nhiều. Và việc bồi hoàn, di dời để dành quỹ đất cho việc mở rộng nhà trường và xây dựng các phòng học dành cho trẻ 5 tuổi ngân sách địa phương không thể gánh nổi vì vậy cần hỗ trợ cho các địa phương trong việc bồi hoàn đất cho dân.



Bảng thống kê diện tích đất cần để thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2015:

Đơn vị

DT đất xây

phòng học (m2)

DT đất xây phòng y tế (m2)

DT đất xây bếp ăn+ nhà ăn (m2)

Tổng cộng (m2)

Bình Minh

2.640

135

180

2.955

Bình Tân

1.540

165

600

2.305

Long Hồ

1.210

225

840

2.275

Mang Thít

1.320

180

720

2.220

Tam Bình

2.970

240

660

3.870

Trà Ôn

1.100

165

600

1.865

Vũng Liêm

3.960

285

1.140

5.385

Tp VLong

2.640

135

60

2.835

Tổng cộng

17.380

1.530

4.800

23.710

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 362.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương