QuyếT ĐỊnh phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự



tải về 73.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.08.2016
Kích73.57 Kb.
#14928

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 2088/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 13 tháng 9 năm 2011



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự

xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở

đến năm 2020 và những năm tiếp theo




CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo;

Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tại Công văn số 892/BCH-DQTV ngày 02/8/2011,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Đề án đào tạo cán bộ quân sự xã).

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.







CHỦ TỊCH

Trương Tấn Thiệu




ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH PHƯỚC



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





ĐỀ ÁN

Đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại

học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-UBND

ngày 13 tháng 9 năm 2011của UBND Bình Phước)



I. MỤC ĐÍCH

Nhằm đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu của Chính phủ quy định, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và góp phần củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.



II. YÊU CẦU

- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn chỉ tiêu hàng năm và để xây dựng Kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương;

- Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị của các cấp, vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa phương về nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự cơ sở;

- Hàng năm dự toán ngân sách, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phối hợp với các nhà trường để tổ chức thực hiện.



III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Số lượng cán bộ cần đào tạo

a) Bố trí cán bộ cấp xã: Tổng số 329 đồng chí.

- 111 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) bố trí theo cơ cấu 01 đồng chí Chỉ huy trưởng, 01đồng chí Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự, tổng số 222 đồng chí;

- 107 xã thuộc diện xã loại 1, loại 2 bố trí thêm 01 đồng chí Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, số lượng 107đồng chí.

b) Cán bộ quân sự xã biến động đến năm 2020: dự kiến 116 đồng chí,

- Cán bộ quân sự cấp xã chuyển ra do sức khỏe, hưu trí khoảng 20%, dự kiến 66 đồng chí;

- Cán bộ quân sự cấp xã phát triển cương vị khác 15%, dự kiến 50 đồng chí,

c) Số lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên 480 đồng chí (374 đồng chí + 116 đồng chí),

- Số đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở dự kiến đến năm 2020 là 5 khóa 500 đồng chí, chuyển ra 116 đồng chí còn 384 đồng chí tiếp tục công tác và được đào tạo các trình độ cao hơn.

d) Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020: (480 đồng chí x 80%) khoảng 384 đồng chí đến 400 đồng chí.



2. Đối tượng đào tạo

a) Đào tạo chính quy

- Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã chưa qua đào tạo;

- Cán bộ chỉ huy, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ;

- Sĩ quan dự bị chưa xếp vào các đơn vị dự bị động viên;

- Cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên đang công tác tại cơ sở.

b) Đào tạo liên thông

Cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Trung đội Dân quân cơ động, thường trực đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, cao đẳng quân sự cơ sở.

3. Điều kiện tuyển sinh

a) Đào tạo chính quy

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;

- Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

- Là đảng viên, hoặc có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam;

- Đang thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt có thời gian ít nhất 6 tháng; cán bộ, đoàn viên thanh niên, đảng viên đang công tác tại cơ sở có thời gian công tác ít nhất 01 năm;

- Tuyển sinh người có sức khỏe loại 1, 2, 3; về chiều cao, cân nặng có thể xét đến sức khỏe loại 4, 5, 6 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BYT-BQP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Y tế-Bộ Quốc phòng;

- Trong quy hoạch là nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã thông qua quy trình xét tuyển; trúng tuyển được ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cử đi đào tạo;

b) Đào tạo liên thông

- Cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân cơ động, thường trực đang công tác đã có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng quân sự cơ sở có nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng, đại học;

- Đối với đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên cao đẳng hoặc từ cao đẳng lên đại học quân sự cơ sở, Học viên tốt nghiệp đạt loại khá trở lên được xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 01 năm công tác, vẫn trong quy hoạch nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS xã;

- Đối với liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở, người có bằng trung cấp phải có ít nhất 3 năm công tác, vẫn trong quy hoạch nguồn cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã mới được tham gia dự tuyển.

c) Độ tuổi tính đến năm tuyển sinh

- Đào tạo từ nguồn: không quá 31 tuổi;

- Đào tạo liên thông vừa làm vừa học: Trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng quân sự cơ sở từ trên 22 tuổi đến dưới 45 tuổi; cao đẳng quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở trên 24 tuổi đến dưới 45 tuổi;

d) Học viên nghỉ học tạm thời, quy định tại Điểm d, Khoản 1 phần V, trở lại học tiếp, độ tuổi như quy định tại Điểm c, Khoản này và không quá 44 tuổi đối với đào tạo liên thông vừa làm, vừa học từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.



4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

a) Thực hiện quy định tại Điều 33 Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

b) Là dân quân tự vệ nòng cốt được khen thưởng từ bằng khen trở lên;

c) Cán bộ Ban Chỉ huy quân sự xã; chiến sĩ dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.



5. Ngành đào tạo: Quân sự cơ sở

6. Hình thức đào tạo

a) Chính quy tập trung;

b) Liên thông, liên kết;

c) Vừa làm vừa học.



7. Thời gian đào tạo, văn bằng được cấp:

a) Thời gian đào tạo

- Đào tạo trình độ cao đẳng thời gian 36 tháng;

- Đào tạo trình độ đại học thời gian 48 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ cao đẳng quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng;

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp quân sự cơ sở lên đại học quân sự cơ sở, thời gian 36 tháng;

- Đào tạo hình thức vừa làm vừa học chỉ áp dụng cho đào tạo liên thông; mỗi năm học tập trung từ 2-3 kỳ, mỗi kỳ ít nhất 02 tháng; thời gian hoàn thành chương trình độ hệ chính quy từ nửa năm đến một năm.

b) Văn bằng được cấp

Học viên học hết chương trình cao đẳng, đại học đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng Trường cấp bằng cao đẳng quân sự cơ sở hoặc cử nhân quân sự cơ sở.



8. Cơ sở đào tạo

a) Đào tạo trình độ đại học quân sự cơ sở tại Trường sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ);

b) Đào tạo trình độ cao đẳng quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Quân khu 7.

9. Tuyển sinh các loại hình đào tạo

- Thi tuyển theo quy chế tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học quân sự cơ sở chính quy chỉ tiêu chiếm 5% khoảng 18 đồng chí; cao đẳng quân sự cơ sở chỉ tiêu chiếm 15% khoảng 58 đồng chí;

- Cử tuyển trình độ đại học ngành quân sự cơ sở chỉ tiêu chiếm 5% khoảng 18 đồng chí;

- Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở khoảng 308 đồng chí.



IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện dược bố trí từ nguồn kinh phí của Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến nắm 2020 và những năm tiếp theo.

(Hàng năm có dự toán kinh phí riêng).

a) Phương pháp tính

- Các năm nhập học: các năm đầu vào tháng 8, thời gian học trong năm đó là: 5 tháng (tính từ tháng 8 – 12); các năm tiếp theo số học viên năm trước chuyển sang tính 12 tháng, số học viên nhập năm học mới là 5 tháng;

- Theo loại hình đào tạo 18 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng năm cuối học viên tốt nghiệp ra trường thì tính chi phí đào tạo đến hết tháng rời khỏi trường;

- Định mức chi năm 2011 theo đề án là: 1,5 triệu đồng/tháng/1 học viên (theo thời điểm tháng 3 năm 2011) khi làm dự toán phải cộng thêm 10% trượt giá; từ năm 2012 trở đi thì tính lũy tiến tăng hàng năm 10%;

b) Nội dung trả phí đào tạo các trường

- Bảo đảm phụ cấp đi đường;

- Bảo đảm tiền tàu xe;

- Bảo đảm lương, phụ cấp và các khoản khác;

- Bảo đảm tiền ăn như học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Binh chủng hợp thành cấp phân đội, tiền ăn thêm ngày lễ, ngày tết, bù giá gạo;

- Tiền bảo đảm điện nước sinh hoạt, học tập;

- Bảo đảm doanh cụ, dụng cụ sinh hoạt, vệ sinh, thuốc quân y;

- Bảo đảm tiêu chuẩn trang phục Dân quân tự vệ: quần áo dài, áo ấm, quần áo dã chiến, chăn, màn, chiếu, ba lô, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, mũ, phù hiệu;

- Bảo đảm các khoản chi khác hợp lý được nhà trường và địa phương thống nhất.



2. Kinh phí bảo đảm hoạt động Ban Chỉ đạo, Ban tuyển sinh cấp tỉnh

TT

Nội dung chi

Thành tiền

(đồng)

Ghi chú

1

Họp Ban tuyển sinh










2 lần/năm x 2 triệu x 10 năm

20.000.000




2

Họp Ban Chỉ đạo đào tạo










2 lần/năm x 2 triệu x 10 năm

20.000.000




3

Tổ chức tuyển sinh

153.600.000




a

Mua hồ sơ, lệ phí thi 384đ/c x 150 nghìn

57.600.000




b

Đưa thí sinh đi thi, nhập học 384 đ/c x 250 nghìn x 10 năm

96.000.000




4

Sơ kết, tổng kết đào tạo

Sơ kết (15 triệu x 10 năm) + (10 triệu x 10 năm)



250.000.000







Tổng

443.600.000




V. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

1. Chính sách đối với học viên

a) Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc đối với cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; là tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã theo mục tiêu đào tạo quy định tại Nghị định số 58/2010/NĐ-CP;

b) Thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục; trong thời gian đào tạo được giữ nguyên chức vụ và được xem xét đề bạt, bổ nhiệm theo quy hoạch, quy trình công tác cán bộ của địa phương; đối với đào tạo liên thông, sau đào tạo được ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận, bố trí sử dụng từ chức danh trước khi đi đào tạo trở lên; bố trí cán bộ đào tạo từ nguồn theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã;

c) Học viên đào tạo phải có thời gian ít nhất 30 tháng công tác trong Ban CHQS cấp xã mới được bố trí các vị trí công tác khác;

d) Học viên vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác, được cơ sở đào tạo cho phép nghỉ học tạm thời, thì được cấp giấy chứng nhận bảo lưu kết quả đã học theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo và giới thiệu trả về xã nơi học viên có hộ khẩu thường trú; việc tiếp nhận, bố trí công tác, trở lại học tiếp, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

đ) Trong thời gian học được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp, do ngân sách địa phương bảo đảm. Học viên hưởng chế độ phụ cấp đã bằng, hoặc chưa bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung của cán bộ công chức thì được địa phương hỗ trợ phụ cấp, mức khởi điểm bằng 0,5 mức lương tối thiểu và tăng dần theo từng năm;

- Năm thứ 2 bằng 0,52 mức lương tối thiểu (0,53 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);

- Năm thứ 3 bằng 0,53 mức lương tối thiểu (0,55 đối với học viên đạt kết quả học tập loại giỏi);

e) Học viên khi nhập học có mức chế độ phụ cấp bằng 0,5 các năm học tiếp theo được địa phương bảo đảm như quy định tại Điểm đ của khoản này;

g) Được hỗ trợ tiền bù giá lương thực, hỗ trợ tiền ăn thường xuyên, ăn thêm ngày lễ, tết như học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội; được hỗ trợ tiền bảo hiểm xã hội;

h) Được bảo đảm trang phục dân quân tự vệ, trang phục dùng chung, quần áo giã ngoại và các vật dụng cần thiết khác tương đương tiêu chuẩn quân trang học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành cấp phân đội; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ; hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm;

i) Được bảo đảm tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm và một số vật chất cần thiết khác trong quá trình học tập;

k) Học viên đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì trong thời gian học tập được tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách địa phương bảo đảm; học viên chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được mua bảo hiểm y tế bằng ngân sách Nhà nước; học viên trong thời gian đào tạo bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ;

l) Học viên tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; được bố trí sử dụng tại cơ sở cử đi đào tạo theo quy hoạch cán bộ quân sự xã hoặc thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ theo quy định;

m) Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản quy phạm pháp luật về khen thưởng.

n) Học viên trong thời gian đào tạo vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, cơ sở đào tạo quyết định hình thức kỷ luật theo quy chế đào tạo hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; khi học viên có quyết định buộc thôi học, cơ sở đào tạo phải thông báo trả về xã nơi học viên có hộ khẩu thường trú; việc bố trí sử dụng, hay không sử dụng, theo từng trường hợp cụ thể, do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

o) Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Học viên phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo, trong các trường hợp:

- Bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học không có lý do chính đáng;

- Không chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền;

- Bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác.



2. Chính sách đối với giáo viên

Thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục; hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng về: chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về quốc phòng; quản lý nhà nước về quốc phòng; công tác quân sự, quốc phòng địa phương và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.



VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức Ban Chỉ đạo đào tạo

a) Thành phần:

Thành lập Ban Chỉ đạo đào tạo cấp tỉnh do 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm Phó ban Thường trực; các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan.

b) Nhiệm vụ:

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và thực hiện đào tạo.

c) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh là cơ quan Thường trực giúp Ban Chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Đề án.



2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo theo quy chế và chỉ tiêu được giao;

- Phối hợp với nhà trường Hợp đồng đào tạo, giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và đề xuất bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo;

- Ban hành quy định tuyển sinh, quy chế đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS xã trình đội cao đẳng, đại học;

- Lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm chi cho nhiệm vụ đào tạo xong trong tháng 9 báo cáo Ban Chỉ đạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tuyển sinh quân sự cơ sở hàng năm đạt chỉ tiêu được giao;

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức quy hoạch nguồn cán bộ đủ điều kiện về văn hóa để đào tạo;

c) Sở Nội vụ: Có trách nhiệm hướng dẫn giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định chất lượng tuyển sinh theo quy hoạch cán bộ quân sự xã; nắm chất lượng cán bộ đào tạo, có kế hoạch sử dụng cán bộ sau đào tạo;

- Thẩm định danh sách cán bộ công chức cấp xã và cán bộ nguồn, tham mưu UBND tỉnh mở lớp và cử đi học các lớp đào tạo;

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo.

d) Sở Tài chính: Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh bảo đảm ngân sách thực hiện kế hoạch đào tạo, dự toán ngân sách hàng năm theo Luật Ngân sách Nhà nước;

đ) Công an tỉnh: Chỉ đạo cơ quan công an các cấp phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp giúp Ban tuyển sinh quân sự xét tuyển về chính trị, đạo đức các đối tượng tuyển sinh;

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã :

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy chế và chỉ tiêu được giao;

- Bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo đạt hiệu quả.






CHỦ TỊCH

Trương Tấn Thiệu



Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 73.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương