QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa-vũng tàu v/v ban hành Bản quy chế về quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



tải về 39.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích39.58 Kb.
#10756

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1727/2004/QĐ.UB Vũng Tàu, ngày 15 tháng 4 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

V/v ban hành Bản quy chế về quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 02/9/1999;

- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 125/SDL.TTr ngày 06/4/2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Bản quy chế về quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quy định này gồm 5 chương, 16 điều



Điều 2: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thàng phố, thị xã, Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch, Thủ trưởng các ngành và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này thay thế quyết định số: 3129/2001/QĐ.UB ngày 10/4/2001 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.




TM. UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
NGUYỄN VĂN NHÂN


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ
Về quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại
các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1727/2004/QĐ-UB ngày 15/4/2004
của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
)

CHƯƠNG I:



NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch tại các bãi tắm; khách du lịch trong và ngoài nước tại các bãi tắm.



Điều 2: Các bãi tắm quy định trong quy chế này (gọi tắt là bãi tắm) là những khu vực dành cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch; là nơi tắm biển, nghỉ ngơi của khách du lịch được UBND tỉnh phê duyệt và cho phép các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng.

Điều 3: Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán hàng rong, ăn xin và việc di chuyển các loại xe dưới các bãi tắm; lấn chiếm bờ biển, bãi biển, lòng lề đường thuộc khu vực bãi tắm để xây dựng trái phép nhà ở, lều quán, ki ốt, nhà tắm nước ngọt, nhà vệ sinh, cơ sở lưu trú,…làm ảnh hưởng chung đến môi trường du lịch và vẻ mỹ quan của bãi tắm.

Điều 4: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại bãi tắm phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách đến tắm biển, vui chơi, giải trí.

Điều 5: Các hình thức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm bao gồm: tắm biển, ăn uống, giải khát, cơ sở lưu trú, dù ghế, tắm nước ngọt, chụp ảnh, các ki ốt hàng lưu niệm, quần áo tắm, văn hóa phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, hồ bơi, trạm cấp cứu bờ biển, các ca nô kéo dù lượn, mô tô trượt nước, tàu trở khách du lịch dọc theo bãi biển và các hình thức hoạt động thể dục, thể thao như: Lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bóng đá trên cát.

CHƯƠNG II:



QUẢN LÝ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI BÃI TẮM


Điều 6: Trách nhiệm của Sở Du lịch

1. Giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển các bãi tắm của địa phương theo hướng phát triển du lịch bền vững phù hợp với quy hoạch của ngành; nghiên cứu, khảo sát trình UBND tỉnh phê duyệt các bãi tắm riêng lẻ và cho phép đưa vào sử dụng; hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm theo phân cấp quản lý;

2.Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về tổ chức hoạt động kinh doanh tại các bãi tắm;

3.Phối hợp với các huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các quy định về kinh doanh du lịch tại các bãi tắm; tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong nhân dân về giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại bãi tắm và giải quyết những vấn đề thuộc về chức năng quản lý nhà nước của Sở theo phân cấp quản lý.



Điều 7: Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu Du lịch

1. Nghiên cứu, khảo sát đề xuất UBND huyện, thành phố kiến nghị Sở quản lý ngành trình UBND tỉnh phê duyệt, cho phép đưa vào sử dụng các bãi tắm thuộc địa bàn huyện, thành phố;

2. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhân dân địa phương và khách du lịch biết, thực hiện đúng các nội dung của quy chế này;

3. Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành các quy định hiện hành về trật tự trị an tại các bãi biển được giao quản lý; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác các bãi tắm trái phép, gây mất trật tự, thiếu văn hóa hoặc có hành vi dẫn tới mất trật tự trị an tại các bãi tắm theo chức năng, quyền hạn được giao, các trường hợp vượt thẩm quyền, kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.



Điều 8: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại các bãi tắm

1. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký do cơ quan chức năng cấp và đúng với các hình thức hoạt động kinh doanh tại bãi tắm đã quy định tại điều 5.

2. Phải tuân thủ các quy định hiện hành về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường trong khu vực kinh doanh; chủ động phối hợp với Chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu Du lịch thực hiện các biện pháp tích cực nhằm đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách.

3. Niêm yết công khai khai giá dịch vụ và bán đúng giá đã niêm yết, kể cả các dịch vụ theo khung giá do UBND tỉnh quy định. Thực hiện bán đúng giá đối với các mặt hàng, dịch vụ cùng loại trong khu vực bãi tắm thống nhất theo quy định chung của Hiệp hội du lịch.

4. Các loại cân sử dụng trong việc mua bán phải được dán nhãn kiểm tra chất lượng.

5. Có nội quy hoạt động kinh doanh và niêm yết nội quy đó tại nơi kinh doanh.

6. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm phải có đội ngũ nhân viên làm công tác bảo vệ và sơ cấp cứu ít nhất 03 người được đào tạo qua các lớp huấn luyện.

7. Chấp hành các quy định của nhà nước về chế độ báo cáo, thống kê; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.

8. Tuân thủ sự hướng dẫn về địa điểm kinh doanh và chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

9. Có quyền khiếu nại và yêu cầu khắc phục các thiếu sót, vi phạm đối với cán bộ-công nhân viên thuộc các tổ chức được giao quản lý theo quy định của pháp luật.



Điều 9: Trách nhiệm của khách du lịch

1.Chấp hành các quy định, nội quy của bãi tắm nơi đến tắm biển, vui chơi giải trí và sự chỉ dẫn của doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, của tổ chức và những người có thẩm quyền quản lý tại bãi tắm;

2. Thanh toán đầy đủ chi phí phục vụ theo bảng giá đã niêm yết và bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại về tài sản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các bãi tắm;

3. Những người mắc các loại bệnh: Tim mạch, tâm thần, kinh phong; những người say rượu, ăn quá no không được tắm biển. Trẻ em dưới 16 tuổi tắm biển phải có người lớn trông coi. Khi tắm biển mọi người phải tuân thủ theo các biển báo và cờ báo hiệu tại bãi tắm;

4. Có quyền khiếu nại đối với các trường hợp thu giá dịch vụ vượt khung giá niêm yết hoặc chất lượng dịch vụ không phù hợp.

CHƯƠNG III:



VỆ SINH MÔI TRƯỜNG -THỰC PHẨM TẠI BÃI TẮM

Điều 10: Trách nhiệm của tổ chức,cá nhân hoạt động kinh doanh tại các bãi tắm

1.Tổ chức, cá nhân không được đánh bắt thuỷ sản, neo đậu phương tiện đánh bắt thuỷ sản và phương tiện vận tải thuỷ ở khu vực bãi tắm;

2.Không được thải chất thải rắn xuống bãi tắm; các chất thải lỏng trước khi được thải xuống khu vực này phải được xử lý bảo đảm các chỉ tiêu chất thải quy định tại phụ lục III của Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường;

3. Phải đặt các thùng thu gom rác hợp vệ sinh để thuận tiện cho du khách bỏ rác. Phải thường xuyên và kịp thời quét dọn, thu gom rác trong khu vực kinh doanh của mình để đảm bảo vệ sinh và sạch môi trường. Cuối ngày phải vận chuyển rác đến nơi tập trung theo quy định;

4. Việc tổ chức, kinh doanh ăn uống phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo quy định của cơ quan chức năng, không được sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, đồ hộp đã quá hạn sử dụng, nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của du khách.

Điều 11: Trách nhiệm của Ban quản lý các Khu Du lịch

1. Chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch xây dựng nội quy về bảo vệ môi trường bãi tắm phù hợp với đặc thù của từng khu vực, niêm yết tại lối ra vào và những nơi dễ quan sát cho cán bộ, nhân viên và du khách biết và thực hiện.

2. Theo dõi, kiểm tra và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại các bãi tắm, cụ thể:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân kinh doanh và du khách thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại bãi tắm; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi, hiện tượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, gây mất vệ sinh, đào xới bãi cát,… tại khu vực bãi tắm; kiến nghị xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm;

3.Thu thập thông tin phản hồi của khách về môi trường tại khu vực bãi tắm, báo cáo kịp thời về Sở quản lý ngành có kế hoạch giải quyết nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường du lịch tại các bãi tắm.

CHƯƠNG IV:



KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 12: Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, tôn tạo môi trường bãi tắm; thực hiện tốt quy chế này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.



Điều 13: Xử lý vi phạm

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại quy chế này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Trường hợp gây ô nhiễm hoặc gây tác hại xấu đến môi trường bãi tắm phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được Chính phủ và Tổng cục Du lịch quy định, Thanh tra chuyên ngành Du lịch có trách nhiệm thanh tra và xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định này.

CHƯƠNG V:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 14: Trong phạm vi nhiệm vụ được giao các đơn vị trực tiếp quản lý điều hành các bãi tắm có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 15: Giao cho Giám đốc Sở Du lịch chủ trì tổ chức triển khai thực hiện quy chế này trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có gì chưa phù hợp, Sở Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời đáp ứng tình hình phát triển du lịch của tỉnh.



TM. UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
HỒ VĂN NIÊN

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 39.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương