QuyếT ĐỊnh của bộ XÂy dựng số 37/2006/QĐ-bxd ngàY 22 tháng 12 NĂM 2006



tải về 395.98 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích395.98 Kb.
#2115
1   2   3   4

Khuyến cáo


Không nên đặt thiết bị sử dụng khí hoá lỏng dưới tầng hầm nhà chung cư, ngay dưới phòng thường tập trung đông người.

    1. Yêu cầu về số lượng thiết bị sử dụng đặt trong một phòng

Cho phép đặt đồng thời trong một phòng nhiều loại thiết bị sử dụng khác nhau (thiết bị đun nước nóng dân dụng, bếp đun) nếu đảm bảo theo điều kiện nêu trong Điều 7.1 của tiêu chuẩn này.

8. Trạm cung cấp khí hoá lỏng cho một hệ thống cấp khí đốt trong nhà




    1. Yêu cầu chung

Khi thiết kế trạm cấp khí hoá lỏng cho nhà ở phải tuân thủ những qui định của tiêu chuẩn TCVN 7441: 2004 và các yêu cầu sau:

  • Trạm cấp khí hoá lỏng phải có hàng rào, tường bảo vệ có chiều cao không thấp hơn 1,6 m làm bằng vật liệu chống cháy. Khoảng cách từ mép bồn chứa tới hàng rào bao quanh không nhỏ hơn 1m;

  • Trạm cấp khí hoá lỏng phải đặt tại vị trí có đường giao thông thuận tiện cho xe bồn, xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần;

  • Bồn chứa khí hoá lỏng có thể đặt chìm hay đặt nổi trên mặt đất. Không cho phép đặt bồn chứa trong nhà có tường bao kín (trong phòng). Bồn chế tạo chuyên để đặt chìm không cho phép đặt nổi hay nửa nổi nửa chìm;

  • Dung tích chứa cho phép (V) tối đa trong một bồn chứa:

  • Khi đặt chìm V ≤ 50 m3;

  • Khi đặt nổi trên mặt đất V≤ 5 m3.

  • Bồn chứa khí hoá lỏng cần đặt có độ dốc 0,002- 0,003 về hướng cửa cấp khí hoá lỏng đến thiết bị hoá hơi;

  • Bồn chứa đặt nổi phải có gối đỡ và giàn thao tác cố định làm bằng vật liệu chống cháy (xây gạch, bê tông hay bằng thép);

  • Khoảng cách từ mép bồn chứa tới các công trình xây dựng cần thoả mãn điều kiện Điều 4.1.1.3 của tiêu chuẩn TCVN 7441 : 2004 và điều kiện ghi trong bảng 2:



Bảng 2 - Khoảng cách từ bồn chứa tới công trình xung quanh

Loại công trình

Khoảng cách (m) từ mép bồn chứa

Đặt nổi

Chôn chìm dưới đất

Tổng dung tích của trạm chứa khí hoá lỏng (m3)

Đến 5

5 10

đến 10

1020

2050

50100

100200

Công trình công cộng

40

-

15

20

30

40

40

Nhà ở có cửa nhìn ra trạm

20

-

10

15

20

40

40

Không có cửa nhìn ra trạm

15

-

8

10

15

40

40

Công trình công nghiệp

15

20

8

10

15

25

35

8.2 Yêu cầu về bồn chứa khí hoá lỏng



    Bồn chứa khí hoá lỏng được thiết kế, chế tạo, trang bị các phụ kiện kèm theo và vận hành, sử dụng theo tiêu chuẩn TVCN 6153 : 1996, TVCN 6486 : 1999, TVCN 6008 : 1995 và Điều 4.2.3 trong tiêu chuẩn: TCVN 7441: 2004.

8.3 Yêu cầu về thiết bị hoá hơi

Thiết kế lắp đặt thiết bị hoá hơi phải tuân thủ theo Điều 4.2.5 trong tiêu chuẩn TCVN 7441: 2004 và các qui định dưới đây:

8.3.1 Thiết bị hoá hơi cưỡng bức chỉ được sử dụng khi quá trình hoá hơi tự nhiên không đủ cung cấp lượng khí đốt theo yêu cầu hoặc khi lượng khí đốt cần cấp yêu cầu có mật độ hay lưu lượng không đổi theo thời gian.

8.3.2 Thiết bị hoá hơi phải có các phụ kiện: Thiết bị khống chế lưu lượng, ấp suất, nhiệt độ, và thiết bị bảo vệ không cho khí đốt ở thể lỏng chảy vào ống dẫn pha hơi.

8.3.3 Trong thiết bị hoá hơi cưỡng bức đốt bằng điện trở phải có thiết bị tự động khống chế nhiệt độ, dòng điện đảm bảo không có sự cố cháy nổ do chập, cháy điện.

8.3.4 Thiết bị hoá hơi có thể được đặt hở ngoài trời không cần mái che hay trong phòng theo điều kiện sau:



  • Thiết bị có công suất hoá hơi đến 200kg/h không cấp nhiệt trực tiếp từ ngọn lửa, cho phép đặt trực tiếp trên nóc bồn chứa hay trong phạm vi trạm cấp khí hoá lỏng cách bồn chứa tối thiểu 1 m.

  • Thiết bị có công suất hoá hơi lớn hơn 200kg/h cần đặt phía ngoài trạm cấp khí hoá lỏng và phải cách tường (rào) trạm cấp tối thiểu 10 m và cách nhà ở trên 8 m.

8.3.5 Khi đặt ngoài trời không có mái che, thiết bị hoá hơi cần được bọc cách nhiệt và đặt cách nhau tối thiểu 1 m nếu có nhiều thiết bị hoá hơi đặt cùng nhau.

8.3.6 Công suất thiết bị hoá hơi được xác định theo lưu lượng hệ thống .

8.3.7 Cho phép thiết kế đặt bồn chứa hơi khí hoá lỏng dự trữ ngay sau thiết bị hoá hơi để cấp khí đốt trong giờ có nhu cầu sử dụng thấp hoặc cấp bù lượng khí đốt trong giờ cao điểm (giờ có nhu cầu sử dụng cực đại) để giảm công suất thiết bị hoá hơi.

8.3.8 Bồn chứa hơi điều tiết phải được thiết kế chế tạo theo tiêu chuẩn kỹ thuật như bồn chứa khí đốt khác.

8.3.9 Số lượng thiết bị hoá hơi được thiết kế tuỳ theo nhu cầu sử dụng và chủng loại thiết bị hoá hơi.

Số lượng thiết bị hoá hơi tính theo số lượng thiết bị sử dụng tham khảo phụ lục D

8.4 Yêu cầu về bảo vệ chống ăn mòn

8.4.1 Bồn đặt nổi cần được bảo vệ chống dòng nhiệt bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp lên bồn (đặt mái che hay sơn màu sáng).

8.4.2 Bồn đặt nổi phải được bảo vệ chống ăn mòn của môi trường không khí như mạ, sơn chống rỉ, khi sơn chống rỉ phải sơn tối thiểu hai lớp.

8.4.3 Bồn đặt chìm cần được bảo vệ chống ăn mòn theo Điều 4.2.3.4 trong tiêu chuẩn TCVN 7441 : 2004.

8.4.4 Bồn đặt chìm, nửa nổi nửa chìm cần bảo vệ chống ngập nước.
9. Tính toán mạng lưới cấp khí đốt trung tâm trong nhà ở


    1. Yêu cầu chung

Lưu lượng khí đốt xác định theo số lượng thiết bị sử dụng hay theo nhu cầu sử dụng khí đốt trong nhà và khả năng làm việc không đồng thời của các thiết bị sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng không đều trong ngày. Phải đảm bảo đủ lưu lượng khí đốt theo yêu cầu sử dụng lớn nhất (trong giờ caơ điểm).

    1. Xác định đường kính ống dẫn

Đường kính của ống cấp khí đốt trong nhà ở cần được thiết kế để tổn thất áp suất trong hệ thống cho phép lớn nhất và hệ thống làm việc tin cậy, ổn định.

1. Đường kính trong của ống dẫn (dt), cm, được chọn sơ bộ theo công thức:



(5)

Trong đó:



  • W - Lưu lượng khí đốt, m3/h, ở nhiệt độ t0 = 00C và áp suất p = 101,32 KPa

  • t – Nhiệt độ của khí đốt ở điều kiện tính toán, 0C.

  • Pm- Áp suất tuyệt đối trung bình của khí đốt trong đoạn ống cần tính.



Pm = 0,5.(Pđầu + Pcuối ) (Pa) (6)

  • v – Vận tốc dòng khí trong đường ống, m/s.

2. Đường kính ống thực của mạng lưới đường ống dẫn được chọn theo tính toán thuỷ lực hệ thống.

(Tính toán thuỷ lực hệ thống cấp khí đốt hạ áp tham khảo phụ lục F).



    1. Tổn thất áp suất trong đường ống dẫn

      1. Tổng tổn thất áp suất của hệ thống thấp áp trong nhà (tổn thất áp suất do ma sát theo chiều dài đoạn ống và tổn thất áp suất cục bộ) tính từ van ngắt khẩn cấp đặt ngoài nhà (sau thiết bị hoá hơi) đến thiết bị sử dụng xa nhất và cao nhất không vượt quá 60 Pa hay có thể tính theo điều kiện đảm bảo áp suất của khí đốt trong ống trước thiết bị sử dụng xa nhất và cao nhất bằng 0,7 áp suất định mức của thiết bị sử dụng.

      2. Tổn thất áp suất của mạng lưới đường ống dẫn khí đốt trong nhà cần tính thêm ảnh hưởng của áp suất tĩnh môi trường không khí theo công thức (pa):

∆p = ± gh(ρk - ρ) (7)

Trong đó:


  • g – Gia tốc trọng trường (g = 9,81m/s2);

  • h – Chênh lệch độ cao tuyệt đối giữa điểm đầu và điểm cuối của đoạn ống dẫn cần tính, (m);

  • ρk – Khối lượng riêng (mật độ) của không khí ở nhiệt độ tính toán, 0C, và áp suất 101,32 Kpa, (kg/m3) .

  • ρ - Khối lượng riêng của khí đốt ở nhiệt độ tính toán, 0C, và áp suất 101,32 Kpa, (kg/m3).

  • ∆p có giá trị dương khi điểm cuối cao hơn đoạn đầu đoạn ống tính toán và có giá trị âm trong điều kiện ngược lại

9.3.3 Cho phép tính tổn thất áp suất cục bộ theo tỷ lệ phần trăm của tổn thất áp suất do ma sát theo chiều dài trong đoạn ống đó, cụ thể:

  • Đoạn ống chính đến chân trục ống đứng : 25 %;

  • Trên trục ống đứng : 20 %

  • Khi đường ống phân phối dài từ 1 m đến 2 m : 450%

  • Khi đường ống phân phối dài từ 3 m đến 4 m : 300%

  • Khi đường ống phân phối dài từ 5 m đến 7 m : 120%

  • Khi đường ống phân phối dài từ 8 m đến 12 m : 50%

      1. Vận tốc chuyển động của khí đốt trong đường ống dẫn

Vận tốc chuyển động của dòng khí đốt trong ống không nên vượt quá 7 m/s để giảm độ ồn sinh ra do dòng khí chuyển động trong ống.

10. Trang bị đo kiểm và tự động


10.1 Yêu cầu chung

- Số lượng, chủng loại và phương pháp lắp đặt thiết bị đảm bảo an toàn, đo, kiểm, đồng hồ đo áp suất tuân thủ theo TCVN 6153 :1996 và TCVN 7441 : 2004.

- Trong trạm chứa khí hoá lỏng yêu cầu phải có hệ thống tự động điều khiển lưu lượng hơi, áp suất của hệ thống, bồn chứa và hệ thống chữa cháy tự động để đảm bảo an toàn.


    1. Van an toàn

Thiết kế van an toàn tuân thủ theo Điều 8.3 trong TCVN 6153 :1996 và TCVN 7441 : 2004 và theo điều kiện sau:

  • Van an toàn kiểu lò xo cần có cơ cấu để mở van cưỡng bức khi cần thiết (khi đặt trong hệ thống hạ áp - áp suất làm việc định mức không quá 0,005 Mpa – cho phép không có cơ cấu mở cưỡng bức).

  • Van an toàn phải đảm bảo bắt đầu làm việc (mở cửa xả) khi áp suất trong hệ thống vượt quá 15% áp suất làm việc.

  • Miệng ống xả từ van an toàn, van xả khí cần đặt ngoài nhà để đảm bảo không xả khí đốt vào trong nhà trong mọi điều kiện.

10.3 Áp kế

Trang bị áp kế tuân thủ theo Điều 8.2 trong TCVN 6153 : 1996



    1. Cấp chính xác của thiết bị đo

Cấp chính xác của tất cả thiết bị đo, kiểm không được nhỏ hơn 2,5.

    1. Hệ thống tự động điều khiển

- Yêu cầu phải có hệ thống tự động điều khiển lưu lượng khí đốt để đảm bảo đủ lượng khí đốt cho hệ thống và đảm bảo an toàn cho thiết bị hoá hơi.

- Cho phép sử dụng hệ thống tự động điều khiển áp suất trung tâm cho cả hệ thống hay điều khiển cục bộ trên mỗi thiết bị riêng biệt.

- Điều khiển áp suất có thể bằng thiết bị điều áp kiểu cơ khí, điện tử
11. Phòng chống cháy nổ



    1. Phòng chống cháy, nổ

Phòng chống cháy nổ cho hệ thống cấp khí đốt trung tâm trong nhà cần tuân thủ theo Điều 9.22 trong TCVN 2622 : 1995.

11.2 Tiếp địa và an toàn điện

Toàn bộ hệ thống đường ống cấp khí đốt trong nhà phải được thiết kế nối tiếp địa san bằng thế cho các tuyến ống chính, ống nhánh, ống phân phối

11.3 Hệ thống tự động cảnh báo nồng độ các chất hydrocacbon

11.3.1 Khi điều kiện cho phép có thể thiết kế hệ thống tự động cảnh báo nồng độ các chất hydrocacbon trong không khí, các đầu cảm biến các chất khí có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí ở cùng nhiệt độ cần đặt không vượt quá mặt trên của thiết bị sử dụng và tại độ cao tối thiểu 20 cm tính từ mặt sàn nhà. Vị trí đặt cần chọn nơi có khả năng tích tụ khí đốt nhiều nhất.


      1. Cho phép sử dụng hệ thống tự động cảnh báo trung tâm gồm cả hệ thống tự động cảnh báo nồng độ tại trạm cấp khí hoá lỏng ngoài nhà.

Phụ lục A



Каталог: vanban -> Lists -> VBPQConvert -> Attachments
Attachments -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> HÀnh chính nhà NƯỚC
Attachments -> CỦa bộ trưỞng bộ giao thông vận tải số 23/2006/QĐ-bgtvt ngàY 04 tháng 5 NĂM 2006 ban hành tiêu chuẩn ngành “PHƯƠng tiệN giao thông đƯỜng sắt toa xe phưƠng pháp kiểm tra khi sản xuấT, LẮp ráp mớI” 22 tcn 349 – 06
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ TÀi nguyên và MÔI trưỜng số 18/2005/QĐ-btnmt ngàY 30 tháng 12 NĂM 2005 ban hành bộ ĐƠn giá DỰ toán các công trình đỊa chấT
Attachments -> PHƯƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ
Attachments -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata thông tri
Attachments -> “ÁO ĐƯỜng mềM – CÁc yêu cầu và chỉ DẪn thiết kế”
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-cp ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế SỐ 493/byt-qđ ngàY 10 tháng 6 NĂM 1994 VỀ việc ban hành tiêu chuẩN ngành artemisinin
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩaviệt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 395.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương