QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế Về việc ban hành "Thường quy kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm"



tải về 195.12 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích195.12 Kb.
#31220
1   2   3

3. Dụng cụ - hoá chất

a) Hoá chất:



  • Kali Iôđua (KI) tinh thể hay dung dịch 5%

  • Axit axêtic 5%

  • Kẽm hạt hay Kẽm bột tinh khiết

  • Dung dịch hồ tinh bột 1%

Lấy 1 gam tinh bột (sắn, ngô, khoai tây...) nhào vào 5ml nước cất trong một bát men. Thêm 100ml nước nóng, quấy đều đun cho tới khi thành hồ trong.

Để yên qua đêm chắt gạn lấy nước trong.



Chú ý: Hồ tinh bột dễ hỏng, cần bảo quản bằng cách thêm 0,25 gam Axit salicylic.

b) Dụng cụ:



  • Cốc có mỏ 100ml: 3 chiếc

  • Ống nghiệm 10 - 15ml: 3 chiếc

  • Phễu lọc = 5 cm: 1 chiếc

  • Giấy lọc chuyên dụng

4. Tiến hành

  • Tuỳ theo hàm lượng Nitrat có trong sản phẩm, bình thường lấy độ 10 gam mẫu hoặc hơn. Mẫu đem thái nhỏ và ngâm trong nước cất, độ 20ml, ngâm trong 15 - 20 phút, thỉnh thoảng trộn đều, sau đó đun nóng và lọc ngay sau khi sôi.

  • Rửa bã sản phẩm bằng 2 - 3ml nước cất, làm sao để cuối cùng có được 10ml nước chiết, để tiến hành làm phản ứng trong ống nghiệm.

  • Thêm vào dung dịch 2 - 3 ml dung dịch KI 5% hay một ít (độ 0,10gam) tinh thể KI. Trộn đều, lắc đều.

  • Axit hoá bằng 2ml dung dịch axit axetic 50%. Khuấy đều, thêm 2 - 3 giọt Hồ tinh bột (mới pha). Lại trộn đều.

  • Thêm tiếp tục 1 - 2 hạt kẽm. Theo dõi phản ứng và thời gian bắt đầu xuất hiện màu xanh tím và khi màu này rõ rệt ổn định hoàn toàn.

5. Đánh giá

  • Nếu màu xanh tím xuất hiện ngay lập tức, trong vòng 1 phút đã rõ nét, ổn định hoàn toàn: Hàm lượng Nitrat cao hơn 500mg/kg.

  • Nếu sau 2 - 3 phút mới thấy xuất hiện màu xanh tím và sau 5 - 6 phút mới rõ nét ổn định hoàn toàn: Hàm lượng Nitrat trong khoảng 500mg/kg.

  • Nếu lâu sau 5 - 6 phút mới xuất hiện màu xanh tím và sau 20 - 30 phút mới rõ nét ổn định hoàn toàn: Hàm lượng Nitrat vào khoảng 200 - 250mg/kg.

Ta chỉ cần chú ý những mẫu nào có màu xanh tím xuất hiện trước 1 - 2 phút nghĩa là những mẫu vướt quá hàm lượng tối đa cho phép hiện nay.

6. Tài liệu tham khảo

  • Chimie et Physique appliquées sux Travaux pupliques J. Malette, 1999.

  • Precis de Toxicologie - K. Abrest, 1995.



VII. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH FOÓCMANĐÊHÍT (FORMOL)

1. Nguyên lý

Có mặt của vết Côđêin hay Moócphin ở môi trường axít Sunfuric, Foócmanđêhit sẽ cho phức mầu tím đỏ.



2. Phạm vi áp dụng

  • Thịt ướp muối, dưa cà có dùng Foócmanđêhit để bảo quản

  • Sản phẩm chế biến từ tinh bột, có thêm phụ gia là Foócmanđêhit

  • Khả năng phát hiện 1/125.000 (8.p.p.m) tính theo Formol (30 - 40% Foócmanđêhit); 2/1.000.000 (2p.p.m) tính theo Foócmanđêhit.

3. Thuốc thử và dụng cụ

a) Thuốc thử:



  • Dung dịch axit Sunfuric pA d = 1,84

  • Dung dịch Côđêin hay Moócphin 1%

  • Để tạo điều kiện thuận lợi có được dễ dàng thuốc thử có thể dùng viên ho Terpin Côđêin để pha thuốc thử vì viên ho này được bán rộng rãi ở các cửa hàng thuốc.

  • Cách pha thuốc thử như sau: Lấy 1 viên Terpin Côđêin cho vào ống nghiệm nhỏ. Cho vào tiếp 1,5 - 2ml nước cất lạnh, khuấy cho tan. Côđêin sẽ hoà tan trong nước, còn Terpin không hoà tan (hoặc tan rất ít) trong nước đọng lại ở phần đáy ống nghiệm cùng với tá dược, để yên lắng cặn, hút lọc lấy nước trong để dùng.

b) Dụng cụ:

Bát sứ hay bát thuỷ tinh 20 - 30ml: 2 chiếc

Pipét 10ml hay ống nhỏ giọt: 2 chiếc

4. Tiến hành


  • Cho 4 - 5 giọt thuốc thử Côđêin vào lòng bát.

  • Làm bay hơi cách thuỷ dung dịch thuốc thử cho tới vừa cặn khô.

  • Lấy 4 - 5 giọt mẫu thử ghi có Foócmanđêhit hoà tan cặn khô.

  • Sau đó giỏ 1ml axit Sunfuric vào hỗn hợp ở trong bát.

  • Quan sát màu sắc hỗn hợp.

5. Đánh giá

  • Nếu có màu tím xuất hiện nhanh chóng: Mẫu thử có Foócmanđêhit

  • Nếu không có màu tím đỏ xuất hiện: Mẫu thử không có Foócmanđêhit (làm mẫu trắng song song)

6. Tài liệu tham khảo

  • Méthodes actuelles déxpertise - A. Kling.

  • Précis de Toxicologi - K. Abrest, 1995.


VIII. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH ĐƯỜNG HOÁ HỌC
TRONG THỰC PHẨM LỎNG CÓ ĐƯỜNG


1. Nguyên lý

Phương pháp dựa trên nguyên lý các vật nổi (đo tỷ trọng dùng phù kế):

K
P2

P1
hi thả một vật nổi có khối lượng không đổi vào một dung dịch, nếu dung dịch càng đậm đặc sức đẩy của vật từ dưới lên trên càng lớn, vật càng nổi. Trái lại, nếu dung dịch càng loãng (kém đậm đặc) sức đẩy từ dưới lên trên càng nhỏ vật càng chìm nhiều.

Vật nổi trong chất lỏng bị hai lực tác dụng:

+ Trọng lực P1 là lực thẳng đứng đi từ trên xuống cho sức hút của trái đất tác dụng.

+ Lực đẩy P2 còn gọi là sức đẩy Acsimét đi từ dưới lên trên do chất lỏng tác dụng.

Có 3 trường hợp xảy ra:



  • Nếu P1 lớn hơn P2: Vật chìm xuống đáy chất lỏng.

  • Nếu P1 bé hơn P2: Vật nổi trên mặt chất lỏng.

  • Nếu P1 bằng P2: Vật cân bằng lơ lửng trong chất lỏng.

Và ta có: P2 = Vxd

Do đó khi thả một vật vào chất lỏng không đậm đặc (loãng) tỷ trọng d càng nhỏ, P2 sẽ nhỏ vật sẽ chìm xuống đáy. Trái lại, khi thả một vật vào chất lỏng đậm đặc tỷ trọng d càng to P2 càng lớn, vật càng nổi.

Nước giải khát hoặc rượu mùi một khi thay thế đường mía bằng đường hoá học, nước giải khát hoặc rượu có hàm lượng đường nhỏ hơn, không đậm đặc khi pha bằng nước mía (đường kính). Nếu thả một vật đã nổi được ở nước giải khát bằng đường mía, ở mức độ ngọt bình thường vào nước giải khát pha bằng đường hóa học, vật nổi sẽ chìm xuống, tuỳ theo mức độ, tỷ lệ thay thế đường mía, tỷ lệ thay thế càng cao, vật càng chìm. Đối với rượu mùi cũng vậy.

2. Phạm vi áp dụng


  • Rượu mùi, nước ngọt, nước giải khát có đường.

  • Khả năng phát hiện tới 1 - 2% đường kính giảm sút khi thay thế bằng đường hoá học.

3

. Dụng cụ


  • Ống đong 100ml: 1 chiếc

  • Phù kế tự tạo:

  • Dùng một vỏ ống tiêm rỗng, có thể tích V.

Cho hạt chì hoặc cát khô sạch vào bên trong qua miệng ống với một lượng để khối lượng của vật nổi lớn hơn khối lượng của thể tích V chất lỏng (nước giải khát hay rượu mùi) một chút ít. Sau đó thả vào sản phẩm (nước giải khát hay rượu mùi) được pha bằng đường mía theo đúng công thức, tiêu chuẩn đã đăng ký với cơ quan trách nhiệm quản lý (bình thường là 100gam/l + 1) để thế nào đạt được trạng thái cân bằng bền , có một độ nổi nhất định cách mặt chất lỏng 0,50 cm chẳng hạn. Cuối cùng, hàn kín đầu vỏ ống tiêm lại bằng đèn cồn, như vậy ta có một vật nổi tự tạo dùng làm phù kế.

4. Tiến hành

  • Tráng ống đong bằng sản phẩm cần kiểm tra, đổ bỏ nước tráng.

  • Đổ gần đầy ống đong sản phẩm cần kiểm tra

  • Thả phù kế tự tạo vào ống đong.

  • Quan sát và đánh giá

5. Đánh giá

  • Nếu phù kế nổi (như mức đã đánh dấu, với đường mía): Sản phẩm không bị thay thế đường mía bằng đường hoá học, sản phẩm không sử dụng đường hoá học.

  • Nếu phù kế chìm (dưới mức đã đánh dấu, với đường mía): Sản phẩm bị thay thế đường mía bằng đường hoá học, sản phẩm có sử dụng đường hoá học.

Chú ý:

Tuy các loại đường hoá học được phép dùng, nhưng nếu không ghi trên nhãn là đã sử dụng cũng vi phạm quy định về nhãn và cố ý đánh lừa người dùng, làm hàng giả.



6. Tài liệu tham khảo

  • Physique - G. Rumeau, 1990

  • Physique appliquée - C. Lebanas, 1990.

  • Quyết định 867 - 1998 - QĐ - BYT ngày 4 - 4 - 1998



IX. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH HÀN THE (NA BORAT)

1. Nguyên lý

Hàn the có phản ứng kiềm với Phênolphtalêin cho dung dịch màu hồng. Nếu cho dung dịch này tác dụng với Glyxêrin trung tính, dung dịch sẽ chuyển thành axit, sẽ mất màu hồng, trở thành không màu (phản ứng axit với phênolphtalêin do tạo thành Axit glyxêrô boric có tính axit.



2. Phạm vi áp dụng

  • Các sản phẩm không có màu như: Thịt tươi, cá tươi, sản phẩm chế biến như giò, chả.

  • Khả năng phát hiện khi sản phẩm có phản ứng với Phênolphtalêin và Glyxêrin.

3. Dụng cụ - hoá chất

a) Hoá chất:



  • Chỉ thị màu Phênolphtalêin 1% trong cồn.

  • Glyxêrin trung tính

b) Dụng cụ

  • Cốc có mỏ 100ml

  • Phễu lọc đường kính 5 cm

  • Giấy lọc

  • Que khuấy

  • Ống nghiệm 10ml

  • Kéo inox để cắt

4. Tiến hành

  • Lấy độ 15 - 20 gam sản phẩm (thịt tươi, sản phẩm chế biến giò, chả, bánh cuốn, bánh giò...) thái nhỏ cạnh 3 - 5mm, nghiền đều bằng cối mã não (thuỷ tinh) rồi đem ngâm trong cốc với 20 - 25 ml nước cất đã đun sôi.

  • Thỉnh thoảng khuấy đều.

  • Sau 15 - 20 phút, gạn lấy nước, đun sôi lại nếu thấy cần thiết.

  • Lọc lấy độ 5ml nước trong cho vào ống nghiệm

  • Giỏ vào ống nghiệm 2 - 3 giọt Phênolphtalêin 1%, lắc đều.

5. Đánh giá

  • Nếu có màu hồng xuất hiện, giỏ tiếp 2 - 3 Glyxêrin trung tính, mầu hồng sẽ mất đi thành không màu: Sản phẩm có hàn the (thịt, bánh đã chế biến, bảo quản với hàn the)

  • Nếu không có màu hồng xuất hiện: Sản phẩm không có hàn the, không bảo quản chế biến bằng hàn the.

  • Đối với thịt ngâm muối với Hàn the có thể tiến hành như sau:

  • Lấy một mảnh giấy lọc vuông cạnh độ 1,5 - 2 cm, đặt và ép mảnh giấy lên trên sản phẩm thịt tươi chú ý để giấy lọc tiếp xúc trực tiếp với thịt. Sau ít phút, sau khi đã làm ẩm giấy lỏng bằng 1 - 2 giọt nước cất, lấy giấy lọc ra, giỏ 1 - 2 giọt Phênôphatalêin 1% vào giấy lọc.

  • Quan sát nếu thấy màu hồng xuất hiện, tiếp tục giỏ 1 - 2 giọt Glyxêrin trung tính vào giấy lọc, nếu màu hồng biến mất trở thành không màu: Sản phẩm có hàn the.

6. Tài liệu tham khảo

  • Codex Medicamentarius Gallicus, 1990

  • Simple tests manual - J. Groeneveld - IOCU, 1992

  • Kiểm nghiệm thuốc - Đặng Hanh Khôi và Hoàng Như Mai, 1989.



X. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH NƯỚC ĐÃ ĐUN SÔI
VÀ NƯỚC CHƯA ĐUN SÔI

Để đảm bảo vệ sinh ăn uống, nước dùng để pha nước giải khát phải là nước đun sôi để nguội, để đảm bảo chất lượng pha trà, nước cũng cần phải sôi. Nhưng có những cửa hàng ăn uống không đảm bảo việc ăn chín, uống sôi, nên trách nhiệm của các đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, ăn uống, cần phải kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở phục vụ ăn uống, xem nước dùng để pha nước giải khát đã có được đun sôi chưa, nước để pha trà trong phích đã sôi chưa.



1. Nguyên lý

  • Các mạch nước của các nguồn nước thông dụng (nước máy, nước giếng...) khi đi qua các tầng lớp địa tầng kéo theo nhiều hợp chất khoáng hoà tan như muối sunfat, nitrat, clorua, bicabônat... Nhưng đáng chú ý là các muối đicabônat kiềm và kiềm thổ là những muối của axit yếu dưới tác dụng của nhiệt độ dễ bị phân ly và giải phóng khí cacbônic. Do đó, nước bị đun sôi muối Bicabônat biến đổi như sau:

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O

2Na (HCO3) Na2CO3 + CO2 + H2O


  • Muối Bicabônat là những muối hoà tan trong nước và có tính kiềm yếu, dưới tác dụng của nhiệt khi đun sôi giải phóng khí CO2 và hình thành muối Cacbônat có tính kiềm mạnh hơn hoà tan trong nước và một số kết tủa lắng xuống làm nước đun sôi có tính kiềm mạnh hơn.

  • Các nguồn nước thông dụng có pH thường từ 7,2 - 7,6 khi đun sôi nước có pH tăng lên trên 8,2 nằm trong vùng chuyển màu của các chỉ thị màu:

Crêsolphatalêin có pH vùng chuyển màu 8,2 - 9,8

Xanh Thymol có pH vùng chuyển màu 8,0 - 9,6

Phênolphatalêin có pH vùng chuyển màu 8,3 - 10

2. Phạm vi áp dụng


  • Nước đã đun sôi và nước chưa đun sôi, nước đun sôi để nguội dùng pha nước giải khát, nước sôi đựng trong phích để pha trà.

  • Khả năng phát hiện khi nước chưa sôi ở pH = 7,2 - 7,6, khi sôi ở pH = 8 - 10 với chỉ thị màu Phênolphtalêin, ở pH = 6-7,6 khi chưa đun sôi với chất chỉ thị màu xanh Bromothymol và pH > 8 khi chưa sôi với chỉ thị màu Thymolphtalêin.

3. Dụng cụ - Hoá chất

a) Dụng cụ: ống nghiệm 15ml: 2 chiếc

b) Hoá chất:


  • Phênolphatalêin 1% trong cồn êtylic: Cân 1 gam Phênolphtalêin vào bình định mức 100ml, cho thêm 50ml cồn êtylic 900.., lắc cho tan hết, thêm nước cất ngay cho đủ 100ml. Dung dịch pha xong phải trong suốt, không màu (nếu không trong thì phải lọc bỏ cặn).

  • Xanh Brômôthylmol 1% trong cồn êtylic 90 độ: Cân 1 gam Xanh Brômôthymol cho vào bình định mức 100ml., thêm 50ml cồn êtylic 90 độ, lắc cho tan hết, cho tiếp cho đủ 100ml bằng nước cất. Dung dịch pha xong phải có màu vàng đỏ, trong.

4. Tiến hành

Lấy 5ml nước cần kiểm tra (nước dùng để pha trà, nước đun sôi để nguội để pha nước giải khát...) cho vào ống nghiệm 10 - 15ml trung tính.

Đồng thời lấy 5ml nước nguồn cùng dung tích đã đun sôi để làm đối chứng cho vào một ống nghiệm khác cùng dung tích. Cho vào mỗi ống nghiệm nói trên 1 - 2 giọt Phênolphatalêin 1% và quan sát.

5. Đánh giá


  • Kết quả ống mẫu đối xứng (chưa đun sôi) vẫn không màu như cũ, còn ống màu nước kiểm tra sẽ có màu hồng tới đỏ sẫm tuỳ theo nguồn nước có ít hay nhiều muối Bicabônat kiềm hay kiềm thổ.

  • Nếu nước chưa đun hoặc chỉ đun nóng già 70 độ thì ống nước kiểm tra vẫn không màu như ống đối chứng. Trong trường hợp nghi ngờ có thể đun lại ống nước này trên ngọn lửa đèn cồn, nước sôi sau ít phút và màu đỏ lại
    xuất hiện.

Chú ý:

* Cá biệt có nguồn nước pH dưới mức thông thường, axit hơn một chút

(pH = 6 - 7,6) thì dùng Phênolphtalêin 1% giỏ vào nước sôi không thấy màu đỏ hồng. Trong trường hợp này, ta giỏ tiếp vào hai ống thử nói trên, mỗi ống từ 1 - 2 giọt Xanh brômothymol 1%. Kết quả ống nước đối chứng chưa đun có màu vàng hoặc xanh lá mạ còn ống nước đã đun sôi có màu xanh lơ thẫm hay nhạt tuỳ theo hàm lượng muối khoáng. Nếu ống nước thử vẫn chỉ có màu như ống nước đối chứng thì nước đó là nước chưa đun sôi.

* Trong trường hợp cá biệt nữa là nguồn nước khi chưa đun đã có độ kiềm lớn hơn pH = 8 (hiếm gặp) thì có thể dùng chỉ thị màu có vùng chuyển màu ở độ kiềm cao hơn như Thymolphtalêin 1% trong cồn 95 độ có vùng chuyển màu từ 9,4 - 10,6 từ không màu trở thành màu xanh lơ.

* Nước lã (chưa đun sôi) chứa ở chum lâu: Nước có nhiều muối Bicacbônat kiềm, kiềm thổ pH = 7,6 - 7,8 để lâu trong chum, phơi nóng ở ngoài nắng khi thử với Phênolphtalêin 1% cũng có màu phớt hồng, nhưng khi đun sôi màu sẽ thành đỏ sẫm hoặc cũng có thể dùng chỉ thị màu có vùng chuyển màu kiềm cao hơn.

* Nước đun sôi rồi để trữ lâu ngày: Để lâu độ 2 - 3 tuần khí CO2 ngoài không khí có thể hoà vào nước làm biến đổi các muối cacbônat, làm nước giảm độ kiềm (so với lúc nước đun sôi) nên khi thử với Phênolphtalêin thì màu chỉ phớt hồng, hay không màu. Tuy nhiên, các trường hợp đặc biệt này rất cá biệt, hãn hữu. Thông thường các nguồn nước thông dụng khi đun sôi để nguội đều dùng phương pháp này được cả.



6. Tài liệu tham khảo

  • Codex Medicamentarius Gallicus, 1990

  • Phân tích hoá học - Nguyễn Xuân Tiến, 1985

  • Kiểm nghiệm thuốc - Đặng Hạnh Khôi và Hoàng Như Mai, 1989.


XI. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CLO HỮU CƠ


1. Nguyên lý

  • DDT không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ (cồn 95 độ, Axêton, Benzen...). Nếu thêm vào dung dịch DDT trong dung môi hữu cơ môi trường kiềm, ở nhiệt độ thường sau 10 - 15 phút ion Clo sẽ được giải phóng.

  • Ion Clo này, ở môi trường Nitric có thể xác định được dễ dàng bằng phản ứng tạo thành Bạc Clorua (AgCl) với Bạc Nitrat (AgNO3), có độ nhạy cao 0,001/ion Cl- trong 1ml dung dịch:

Cl –C6H4 Cl –C6H4

CH-CCl3 + KOH KCl + C = Cl2

Cl –C6H4 Cl –C6H4

Dicloro Diphenyl Tricloethan Diclorophenyl Dicloroêtilen

KCl + AgNO3 AgCl + KNO3

Tủa AgCl có màu trắng, tan trong Amôniăc (NH4OH) theo phản ứng



AgCl + 4NH4OH Ag(NH3)2 Cl + H2O

2. Phạm vi áp dụng

  • Đậu xanh trộn rắc DDT để bảo quản

  • Các sản phẩm phun rắc DDT để trừ sâu bọ.

  • Khả năng phát hiện 0,001 mg/ml ion Cl- với sản phẩm có thể trích ly được DDT.

3. Dụng cụ và thuốc thử

a) Dụng cụ:



  • Bình tam giác hay bình cầu 200 - 250ml

  • Bát men 200ml

  • Ống nghiệm 10 - 15 ml

b) Thuốc thử:

  • Xút (NaOH) trong cồn 10% hay Pôtát 0,5N trong cồn.

  • Bạc Nitrat 5% trong nước cất 2 lần

  • Cồn 90 - 100 độ hay Benzen 1- 2 lít.

4. Tiến hành

  • Sau khi chiết dược DDT ra khỏi mẫu vào dung môi Benzen, ta lọc, lấy dung dịch mẫu trong (dung dịch A) làm bay hơi dung dịch A nay đến gần khô, để nguội, thêm 8ml dung dịch KOH (hay NaOH) 10%, lắc đều, đun cách thuỷ 10 - 15 phút, lọc lấy dung dịch trong (dung dịch B) để phát hiện Cl- bằng AgNO3 (có môi trường HNO31%).

  • Lấy 5ml dung dịch B nhỏ từng giọt HNO3 10% đến pH = 3, lắc đều, nhỏ tiếp từng giọt AgNO3. Nếu có kết tủa trắng xuất hiện là có DDT.

  • Chiết DDT bằng hỗn hợp (50% rượu êtylic + 50% axêtonitrit là tốt nhất, triệt để, nhanh, dễ khô cạn).

5. Đánh giá

  • Nếu có tủa xuất hiện: Có mặt DDT vi phạm quy định hiện hành, đã lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu đã cấm sử dụng.

Nếu không có tủa xuất hiện: Không có mặt DDT.

Chú ý: Thử bằng giấy chỉ thị pH (pH  3) vì ở pH = 5 thì Ag+ sẽ kết tủa Ag(OH) và sau đó là Ag2O kết tủa mà không phải là AgCl.

6. Tài liệu tham khảo

  • Codex Medicamentarius Gallicus, 1990

  • Vệ sinh thực phẩm - Phạm Văn Sổ và Bùi Thị Như Thuận, 1980


XII. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN NHANH THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT LÂN HỮU CƠ (WOFATOX)

A. CHIẾT XUẤT CHẤT THUỐC RA KHỎI SẢN PHẨM

Căn cứ trên tính chất vật lý của chất thuốc bảo vệ thực vật là ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như Axêton Xilen, Benzen... và các Alcol có phân tử lượng thấp như cồn mêtylic, cồn êtylic... Vì vậy, việc chiết suất đã dùng cồn êtylic 90 - 100 độ kết hợp với việc ma sát, cọ rửa của chổi lông, bút lông và tác dụng xối rửa của bình tia dung môi.

Dụng cụ - hoá chất:


  • Dụng cụ: + Phễu 250ml

  • Bình tia 250 ml

  • Cốc có mỏ 250ml

  • Bình tam giác 250ml

  • Chổi lông (Bút vẽ)

  • Giấy bọc

  • Hoá chất: Cồn êtylic 90 - 100 độ: 1 lít

  • Cách tiến hành (ví dụ trên dưa lê)

  • Lấy mẫu: Lấy 10 quả dưa lê một cách bất kỳ trong lô dưa có nghi vấn là có thuốc bảo vệ lân hữu cơ (Wolfatox) cần phát hiện thăm dò. Lấy loại quả trung bình độ 3 - 4 quả/kg. Dùng túi PE có châm lỗ để bảo quản.

  • Tiến hành chiết xuất:

Đặt quả dưa lê trong lòng phễu, phễu được đặt trên miệng bình tam giác để hứng dung môi. Dùng bình tia đựng cồn phun ướt một phần của nửa phía trên bề mặt quả. Dùng chổi lông cọ lần lượt từng phần một liên tiếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới phần bề mặt đã được phun ướt bằng cồn.

Cọ xong lại dùng bình tia, tia cồn rửa tráng lại, phần đã cọ rửa bằng chổi lông cũng từ trên xuống dưới. Làm như vậy liên tiếp từng phần, từng múi, cho hết nửa bề mặt dưới trên quả.

Quay quả dưa lê 180 độ, lật ngược phần dưới quả lên và tiếp tục tiến hành cọ rửa như trên cho hết nửa bề mặt còn lại của quả dưa lê. Cuối cùng dùng bình tia cồn rửa sạch chổi.

Tuỳ theo nồng độ của thuốc Wolfatox trên quả mà ta phỏng đoán thăm dò ta sẽ cọ rửa 1 - 2 quả hoặc 1 - 2 kg hoặc cả 10 quả dưa lấy mẫu.

Tất cả dung môi cọ rửa dưa lê được hứng vào bình tam giác sau khi rửa xong lọc dung môi này vào một cốc có mỏ (ta có dung dịch mẫu kiểm tra).

B. LÀM ĐẬM ĐẶC CHẤT THUỐC TRONG DUNG MÔI (DUNG DỊCH MẪU KIỂM TRA)

Nếu nồng độ thuốc trong dung môi nhỏ ta phải làm đậm đặc bằng cách cô cách thuỷ ở nơi thoáng gió, trong hốt hay dùng quạt, quạt thổi phía trên dung môi. Rửa và tráng càng ít dung môi càng tốt, như vậy nồng độ chất thuốc trong dung môi sẽ cao và có thể bỏ qua giai đoạn cô cách thuỷ làm đậm đặc mà dùng ngay dung môi này để xác định hợp chất lân hữu cơ của giai đoạn kế tiếp theo sau.

Chú ý: Đối với các sản phẩm khác cũng căn cứ trên nguyên lý trên mà tiến hành chiết xuất và làm đậm đặc chất thuốc.

C. TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH HỢP CHẤT LÂN HỮU CƠ

1. Nguyên lý

W
olfatox còn gọi là Parathion Mêtyl có tên hoá học là O. O. Dimêtyl - O - P - Nitrophênyl Phosphorothionat cũng như các thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ khác đều không bền vững ở môi trường kiềm NaOH và sẽ thuỷ phân thành Natri Paranitrophênolat và Natri Dimetyl- O - Thiophosphat.



O – O – Dimêtyl – O – p – Nitropheenyl
phosphorothionat

Na ParaNitrophennolat kiềm
Na Dimêty – O – Thio – Phosphat Na

Chất Na ParaNitrophênolat là một chất màu vàng rơm, nhận dạng dễ dàng.

2. Phạm vi áp dụng

  • Sản phẩm có khả năng chiết xuất được chất bảo vệ thực vật như các loại quả, hạt, lá.

  • Khả năng phát hiện 1p.p.m

Каталог: App File -> laws
laws -> Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 107
laws -> CHÍnh phủ Số: 14
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 26/2011/tt-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> Số: 672/QĐ-qld cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> Phụ lục I bản công bố HỢp quy
laws -> CỤc quản lý DƯỢc số: 511/QĐ-qld cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
laws -> BỘ y tế Số: 206/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 195.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương