QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ XÂy dựng số 20/2006/QĐ-bxd ngàY 12 tháng 7 NĂM 2006 VỀ việc ban hành tcxdvn 373 : 2006 “CHỈ DẪN ĐÁnh giá MỨC ĐỘ nguy hiểm của kết cấu nhà”



tải về 224.19 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích224.19 Kb.
#19665
1   2   3

- Phương pháp đánh giá tổng hợp

5.3.1.9. Căn cứ vào sự phân cấp đánh giá nói trên để xác định tổng số cấu kiện nguy hiểm.

5.3.1.10. Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong nền móng được tính theo công thức sau:

fdm = nd / n * 100% (1)

Trong đó:

fdm – tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong nền móng;

nd – số cấu kiện nguy hiểm;

n – tổng số cấu kiện.

5.3.1.11. Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu chịu lực được tính theo công thức sau:

sdm = [2.4ndc + 2.4ndw + 1.9(ndmb + ndrt) + 1.4ndsb + nds] /

/ [ 2.4nc + 2.4nw + 1.9(nmb + nrt) + 1.4nsb + ns] x 100% (2)

Trong đó:

sdm – tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu chịu lực;

ndc – số cột nguy hiểm;

ndw – số đoạn tường nguy hiểm;

ndmb – số dầm chính nguy hiểm;

ndrt – số vì kèo nguy hiểm;

ndsb – số dầm phụ nguy hiểm;

nds – số bản nguy hiểm;

nc – số cột;

nw – số đoạn tường;

nmb – số dầm chính;

nrt – số vì kèo;

nsb – số dầm phụ;

ns – số bản.

5.3.1.12. Tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu bao che được tính theo công thức sau:

esdm = nd/n * 100% (3)

Trong đó:

esdm – tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm trong kết cấu bao che;

nd – số cấu kiện nguy hiểm;

n – tổng số cấu kiện.

5.3.1.13. Hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp a được tính theo công thức sau:

a = 1 ( = 0%) (4)

Trong đó:

a – hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp a;

 – tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm.

5.3.1.14. Hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp b được tính theo công thức sau:

(5)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp b;

– tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm.

5.3.1.15. Hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp c được tính theo công thức sau:



(6)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp c;

– tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm.

5.3.1.16. Hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp d được tính như sau:



(7)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của các bộ phận nhà cấp d;

– tỉ số phần trăm cấu kiện nguy hiểm.

5.3.1.17. Hàm phụ thuộc của nhà cấp A được tính theo công thức sau:

A = max[min(0.3, af), min (0.6, as), min (0.1, aes)] (8)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của nhà cấp A;

– hàm phụ thuộc của nền móng cấp a;

– hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp a;

– hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp a;

5.3.1.18. Hàm phụ thuộc của nhà cấp B được tính theo công thức sau:

B = max[min(0.3, bf), min (0.6, bs), min (0.1, bes)] (9)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của nhà cấp B;

– hàm phụ thuộc của nền móng cấp b;

– hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp b;

– hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp b;

5.3.1.19. Hàm phụ thuộc của nhà cấp C được tính theo công thức sau:

C = max[min(0.3, cf), min (0.6, cs), min (0.1, ces)] (10)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của nhà cấp C;

– hàm phụ thuộc của nền móng cấp c;

– hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp c;

– hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp c;

5.3.1.20. Hàm phụ thuộc của nhà cấp D được tính theo công thức sau:

D = max[min(0.3, df), min (0.6, ds), min (0.1, des)] (11)

Trong đó:



– hàm phụ thuộc của nhà cấp D;

– hàm phụ thuộc của nền móng cấp d;

– hàm phụ thuộc của kết cấu chịu lực phần thân cấp d;

– hàm phụ thuộc của kết cấu bao che cấp d;

5.3.1.21. Tùy thuộc vào các trị số của hàm phụ thuộc, có thể đánh giá như sau:

a) = 1, nhà nguy hiểm cấp D (cả nhà nguy hiểm);

b) = 1, nhà nguy hiểm cấp D (cả nhà nguy hiểm);

c) max(A , B , C , D) = A , kết quả đánh giá tổng hợp là cấp A (nhà không nguy hiểm);

d) max(A , B , C , D) = B , kết quả đánh giá tổng hợp là cấp B (nhà có cấu kiện nguy hiểm);

e) max(A , B , C , D) = C , kết quả đánh giá tổng hợp là cấp C (nhà có bộ phận nguy hiểm);

f) max (A , B , C , D) = D , kết quả đánh giá tổng hợp là cấp D (toàn bộ nhà nguy hiểm).

5.3.1.22. Những nhà khác có kết cấu đơn giản có thể đánh giá trực tiếp theo các nguyên tắc nêu trong mục 5.3.3 của tiêu chuẩn này.

Phụ lục A

(Tham khảo)

Trình tự và nội dung khảo sát kỹ thuật nhà

A.1. Trình tự khảo sát kỹ thuật

A.1.1. Mục đích khảo sát là xác định tình trạng kỹ thuật của các cấu kiện, kết cấu và của nhà, đánh giá định lượng các đặc trưng hiện trạng của cấu kiện, kết cấu có kể đến sự thay đổi của chúng theo thời gian.

A.1.2. Khảo sát kỹ thuật bao gồm các giai đoạn: khảo sát sơ bộ, khảo sát chi tiết, lập báo cáo, trên cơ sở đó xác định tính nguy hiểm của nhà hoặc bộ phận của nó.

A.1.3. Trong giai đoạn khảo sát sơ bộ cần tiến hành nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, tiêu chuẩn đã dùng để thiết kế, thu thập các tài liệu liên quan, bao gồm:

- Hồ sơ thiết kế (kiến trúc, kết cấu);

- Tài liệu khảo sát hiện trạng nhà đợt gần nhất;

- Các thông tin về khu vực xây dựng;

- Tài liệu khảo sát địa chất.

Trong giai đoạn khảo sát sơ bộ còn cần phải tiến hành các công việc sau:

- Xác định sơ đồ kết cấu của nhà, các kết cấu chịu lực và vị trí của chúng;

- Phân tích sự bố trí qui hoạch kết hợp với sơ đồ kết cấu;

- Quan sát, chụp ảnh kết cấu mái, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, kết cấu chịu lực, mặt ngoài nhà;

- Xác định những vị trí và vùng cần khảo sát;

- Nghiên cứu những đặc điểm của vùng đất lân cận, hiện trạng qui hoạch vùng đất khảo sát;

A.1.4. Khảo sát chi tiết nhằm mục đích xác định lại sơ đồ kết cấu, kích thước cấu kiện, tình trạng của vật liệu và kết cấu tổng thể. Khi khảo sát chi tiết, bằng những dụng cụ và thiết bị chuyên dụng, cần tiến hành các công việc sau:

- Kiểm tra kết cấu (để xác định thép, lớp bê tông bảo vệ, các lớp cấu tạo, v.v…);

- Lấy mẫu để thí nghiệm;

- Kiểm tra và đánh giá sự biến dạng;

- Xác định các chỉ tiêu cơ lý của kết cấu, vật liệu, nền, v.v...

A.1.5. Báo cáo khảo sát chi tiết bao gồm:

- Danh mục những tài liệu cần thiết để lập báo cáo;

- Lịch sử công trình;

- Mô tả vùng lân cận;

- Mô tả tình trạng tổng quát của công trình theo các dấu hiệu bên ngoài;

- Mô tả kết cấu nhà, các đặc trưng và tình trạng của nó;

- Các bản vẽ kết cấu với đầy đủ chi tiết và kích thước đo được (bản vẽ hiện trạng);

- Xác định tải trọng tác dụng và tính toán kiểm tra kết cấu chịu lực và nền móng;

- Các chỉ tiêu cơ, lý, hóa được xác định của vật liệu, cấu kiện, kết cấu, đất nền qua thí nghiệm, quan trắc;

- Các bản vẽ mặt bằng và mặt cắt nhà; mặt bằng và mặt cắt các hố khoan, các bản vẽ thể hiện quá trình khảo sát kết cấu;

- Báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn của khu đất đó, đặc trưng của đất nền (nếu cần);

- Điều kiện sử dụng công trình;

- Phân tích nguyên nhân gây nguy hiểm cho nhà nếu có;

- Ảnh chụp toàn cảnh của nhà, những cấu kiện kết cấu bị hư hỏng và các bộ phận liên quan;

- Kết luận và kiến nghị.



A.2. Nội dung khảo sát chi tiết các kết cấu nhà

A.2.1. Khảo sát nền móng

- Khi khảo sát nền móng cần thực hiện các công việc sau:

- Khảo sát hiện trạng các công trình lân cận;

- Khảo sát hiện trạng móng công trình;

- Khảo sát địa chất công trình;

- Quan trắc lún, nghiêng của công trình (nếu cần);



A.2.1.1. Khảo sát hiện trạng các công trình lân cận

Mục đích: là thu thập thêm thông tin để đánh giá sự hư hỏng và mức độ ảnh hưởng đến công trình đang khảo sát. Các thông tin đó là:

- Qui mô đặc điểm công trình;

- Hiện trạng kết cấu của công trình;

- Khoảng cách đến công trình đang khảo sát;

- Lịch sử xây dựng và khai thác sử dụng;

- Những dấu hiệu thể hiện bên ngoài (nứt, lún, nghiêng, v.v...).

A.2.1.2. Khảo sát hiện trạng móng công trình

Thông thường là làm lộ móng ở các vị trí đặc trưng (dưới các kết cấu chịu lực chủ yếu, tại các vị trí có dấu hiệu hư hỏng nặng, v.v...), thông tin cần xác định là:

- Loại móng, các kích thước chủ yếu, độ sâu đế móng;

- Vật liệu làm móng (cường độ vật liệu, hiện trạng, v.v...);

- Tình trạng cốt thép, các dấu hiệu hư hỏng như nứt, gãy, v.v...

A.2.1.3. Khảo sát địa chất công trình

Khoan lấy mẫu đất để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu của đất.

Có thể thí nghiệm xuyên tĩnh CPT hoặc xuyên tiêu chuẩn SPT.

Độ sâu khảo sát được xác định phụ thuộc vào kích thước và tải trọng tác dụng, chiều dày của lớp đất yếu dưới công trình. Thông thường phải khảo sát qua các lớp đất yếu (nếu đã có tài liệu khảo sát địa chất dùng khi thiết kế thì có thể chỉ tiến hành khảo sát bổ sung).



A.2.1.4. Quan trắc lún, nghiêng của công trình (nếu cần)

Quan trắc lún nhằm xác định độ lún và tốc độ phát triển lún của công trình theo thời gian phụ thuộc vào yêu cầu của công tác khảo sát và thực trạng của công trình để tiến hành quan trắc lún, nghiêng trong một quãng thời gian hợp lý và thực hiện theo tiêu chuẩn đo lún hiện hành.



A.2.2. Khảo sát kết cấu phần thân

A.2.2.1. Khảo sát kết cấu khung

Cần tiến hành xem xét và đo đạc, kiểm tra kết cấu khung với các nội dung sau:

- Kích thước hình học, độ thẳng đứng của cột, độ võng của dầm;

- Xác định cường độ vật liệu khung;

- Quan trắc ghi nhận vết nứt, độ sâu vết nứt, sự phát triển vết nứt theo thời gian;

- Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ, đường kính và bố trí cốt thép trong khung.



A.2.2.2. Khảo sát kết cấu sàn

Tiến hành kiểm tra trực quan tất cả các cấu kiện, kết cấu sàn bao gồm: gối tựa, nhịp sàn, dầm đỡ sàn. Khi xem xét phải chú ý tới độ võng của sàn, trạng thái lớp bảo vệ trần, vết nứt và đặc điểm của vết nứt: mật độ, hướng và sự thay đổi bề rộng vết nứt để có nhận định về mức độ hư hỏng và quyết định các bước khảo sát tiếp theo như: xác định độ sâu vết nứt, cường độ bê tông, loại cốt thép và phân bố cốt thép trong dầm sàn.

Vẽ mặt bằng, mặt cắt sàn, ghi các kết quả đo đạc và những hư hỏng hiện trạng của sàn.

A.2.2.3. Khảo sát ban công, lôgia

Khi xem xét cần làm rõ liên kết ban công với tường và sàn, tình trạng và biến dạng các bộ phận của ban công, lôgia.

Tuỳ thuộc vào sơ đồ tính toán của ban công, cần xem xét:

- Với sơ đồ công xôn: tình trạng liên kết với tường;

- Với sơ đồ công xôn có thanh chống xiên: tình trạng của thanh chống xiên, liên kết của nó với công xôn, liên kết công xôn với tường, trạng thái của công xôn tại giữa nhịp, liên kết của thanh chống xiên với tường;

- Với sơ đồ dầm trên hai gối tựa: tình trạng dầm tại gối tựa và giữa nhịp.



A.2.2.4. Khảo sát mái

Khi khảo sát các kết cấu chịu lực mái cần tiến hành:

- Quan sát, đo vẽ kết cấu và lập bản vẽ mặt bằng;

- Làm rõ loại kết cấu chịu lực (vì kèo, panel,v.v...);

- Xác định các lớp cấu tạo mái, lưu ý tới độ dốc và các lớp vật liệu mái, tình trạng đường thoát nước (sênô, đường ống, các khe tiếp giáp);

- Đánh giá biến dạng của các cấu kiện chịu lực mái.

Trường hợp mái có kết cấu thép thì cần xác định mức độ ăn mòn và độ võng của cấu kiện, kết cấu.

Đối với mái bằng panel bê tông cốt thép cần chú ý tới vết nứt, sự hư hỏng của lớp bê tông bảo vệ.



A.2.2.5. Khảo sát cầu thang

Khảo sát cầu thang nhằm mục đích xác định:

- Loại vật liệu và đặc tính của kết cấu cầu thang;

- Liên kết các cấu kiện cầu thang;

- Tình trạng và độ bền các cấu kiện cầu thang;

Đối với cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép, cần xác định:

- Tình trạng liên kết giữa bản thang và tường;

- Tình trạng gối tựa của chiếu nghỉ (tới) và các chi tiết liên kết bằng mối hàn;

- Sự phân bố vết nứt và những hư hỏng trên bản thang.

Đối với cầu thang gạch tựa trên cốn bằng thép cần xác định:

- Tình trạng của liên kết các bản thang vào tường;

- Sự ăn mòn của các liên kết bằng thép;

- Trạng thái thể xây tại những vị trí liên kết dầm và bản thang.

Đối với cầu thang gỗ tựa trên cốn thép và các dầm ngang bằng gỗ cần xác định:

- Tình trạng và độ bền của liên kết các dầm chiếu nghỉ (tới) vào tường;

- Tình trạng liên kết xà ngang với dầm;

- Tình trạng của gỗ làm xà ngang, bậc, dầm.

A.2.2.6. Khảo sát tường

Khảo sát tường nhằm mục đích xác định:

- Tình trạng kết cấu và vật liệu tường;

- Vết nứt, sự sai lệch về kích thước hình học;

- Sự có mặt của cốt thép hay các chi tiết liên kết bằng thép;

- Xác định các đặc trưng cơ, lý của tường, nếu là tường gạch thì xác định cường độ khối thể xây, cường độ của gạch, vữa xây, vữa trát, độ hút nước của gạch;

- Xác định bề rộng, chiều dài và độ sâu vết nứt, lưu ý đến hướng và số lượng vết nứt.

Sơ đồ trình tự và nội dung chủ yếu của công tác khảo sát



Phụ lục B

(Tham khảo)

Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép

B.1. Phân loại vết nứt

B.1.1. Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân gây nên như do tác động của lực hoặc do ứng suất nhiệt và ứng suất co ngót. Thông thường phân loại vết nứt như sau:

- Theo nguyên nhân xuất hiện:

a. Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng;

b. Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông;

c. Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm;

d. Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn.

- Theo mức độ nguy hiểm:

a. Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu;

b. Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm);

c. Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh;

d. “vết nứt thường” không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

B.1.2. Nghiên cứu đặc điểm của vết nứt và sự mở rộng của chúng trong phần lớn trường hợp có thể xác định được nguyên nhân hình thành vết nứt cũng như đánh giá được mức độ nguy hiểm của kết cấu.

Các vết nứt do tác động của lực thường xuất hiện theo phương vuông góc với ứng suất kéo chính. Các loại vết nứt do tác động của lực cho trong bảng B.1.

Vết nứt do co ngót bê tông trong các kết cấu phẳng thường phân bố theo thể tích, còn trong các kết cấu có hình dạng phức tạp thường tập trung ở những chỗ giáp nhau (như ở chỗ tiếp giáp giữa sườn và cánh trong bản sàn, trong dầm chữ T…). vết nứt do ăn mòn dọc theo cốt thép bị ăn mòn.

B.2. Vết nứt trong bản sàn toàn khối

B.2.1. Vết nứt trong bản sàn do tác động của lực gây nên phụ thuộc vào sơ đồ tính của bản: loại và đặc trưng của tác động, cách đặt cốt thép và tỉ lệ giữa các nhịp. Khi đó, vết nứt xuất hiện theo phương vuông góc với ứng suất kéo chính (hình B.1).

Bảng B.1 - Vết nứt do tác động của lực trong kết cấu bê tông cốt thép


Loại vết nứt

Hình dáng vết nứt

Cấu kiện bê tông cốt thép

Vết nứt xuyên suốt



Cấu kiện chịu kéo lệch tâm

Vết nứt không xuyên suốt



Cấu kiện chịu uốn và cấu kiện chịu nén lệch tâm

Vết nứt có dạng đường

khép kín




Vùng gối tựa của cấu kiện chịu uốn.

Vết nứt dọc không xuyên suốt



Cấu kiện chịu nén



a)

c)





b)

d)

e)


Hình B.1 – Vết nứt do tác động của lực trong bản sàn

a, b, c, e - chịu tải trọng phân bố đều; d - chịu tải trọng tập trung


a) bản kê hai cạnh; b) bản kê 3 cạnh; c) bản kê 4 cạnh có l1/l2>2;
d, e) bản kê 4 cạnh có l1/l2 ≤2

B.2.2. Những nguyên nhân gây nên sự mở rộng vết nứt do tác động của lực thường là do bản sàn bị quá tải, không đủ cốt thép chịu lực hoặc bố trí thép không đúng (lưới thép bị dịch xuống gần trục trung hòa).

B.3. Vết nứt trong sàn panel lắp ghép

B.3.1. Các panel sườn lắp ghép loại chữ П và 2T là kết cấu tổ hợp từ dầm (sườn) và bản. Vì vậy, đặc trưng hình thành vết nứt trong loại kết cấu này do tải trọng sử dụng không khác trong dầm và bản sàn (hình B.2). Mặt khác, do hình dáng phức tạp, đặt cốt thép dày nên khi sản xuất panel thường có những khuyết tật công nghệ dưới dạng vết vỡ và vết nứt do co ngót như: các vết nứt dọc theo cốt thép, do bê tông được đầm không liên tục; vết nứt do biến dạng khuôn, tỉ lệ xi măng : nước (X : N) lớn.



Hình B.2 – Các vết nứt trong sàn panel lắp ghép (1-4) do tác động của lực

B.4. Vết nứt trong dầm có đặt cốt thép thường

B.4.1. Trong dầm thường xuất hiện những vết nứt thẳng góc hoặc vết nứt xiên với trục dọc cấu kiện. Những vết nứt thẳng góc thường xuất hiện ở vùng chịu mô men uốn lớn nhất, còn những vết nứt xiên – ở vùng chịu ứng suất tiếp lớn nhất, gần gối tựa.

B.4.2. Sự hình thành vết nứt trong dầm chủ yếu phụ thuộc vào sơ đồ tính của dầm, tiết diện ngang và trạng thái ứng suất trong dầm. Trên hình B.3 thể hiện các vết nứt do tác động của lực trong dầm đơn giản và liên tục có tiết diện chữ nhật. Đặc điểm điển hình là những vết nứt thẳng góc có bề rộng lớn nhất ở biên chịu kéo, trong khi những vết nứt xiên – ở gần trọng tâm tiết diện.

B.4.3. Những vết nứt thẳng góc có bề rộng lớn hơn 0,5 mm thường chứng tỏ dầm bị quá tải hoặc không bố trí đủ cốt thép chịu lực.

B.4.4. Những vết nứt xiên, đặc biệt ở vùng neo cốt thép dọc chịu lực, được cho là nguy hiểm vì chúng có thể làm cho dầm gãy bất ngờ. Nguyên nhân gây nên sự hình thành và mở rộng vết nứt xiên thường là chất lượng bê tông kém, bước cốt đai thưa, chất lượng hàn cốt thép dọc và cốt đai kém.

B.5. Vết nứt trong dầm ứng lực trước

B.5.1. Các dầm ứng lực trước thường phải tuân theo yêu cầu cao về khả năng chống nứt. Vì vậy, sự xuất hiện các vết nứt có bề rộng lớn thường chứng tỏ dầm bị quá tải, hoặc sai sót nghiêm trọng trong công nghệ chế tạo dầm.

B.5.2. Trên hình B.2 thể hiện những vết nứt đặc trưng trong dầm ứng lực trước. Trong bảng B.2 thể hiện những nguyên nhân có thể gây nên những vết nứt có bề rộng đáng kể.

a)



b)



c)



Hình B.3 – Vết nứt trong dầm

a, b) dầm đặt cốt thép thường; c) dầm ứng lực trước;

1-8 – các vết nứt công nghệ và các vết nứt do tác động của ngoại lực (xem bảng B.2)


Каталог: vanban -> Lists -> VBPQConvert -> Attachments
Attachments -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> HÀnh chính nhà NƯỚC
Attachments -> CỦa bộ trưỞng bộ giao thông vận tải số 23/2006/QĐ-bgtvt ngàY 04 tháng 5 NĂM 2006 ban hành tiêu chuẩn ngành “PHƯƠng tiệN giao thông đƯỜng sắt toa xe phưƠng pháp kiểm tra khi sản xuấT, LẮp ráp mớI” 22 tcn 349 – 06
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ TÀi nguyên và MÔI trưỜng số 18/2005/QĐ-btnmt ngàY 30 tháng 12 NĂM 2005 ban hành bộ ĐƠn giá DỰ toán các công trình đỊa chấT
Attachments -> PHƯƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ
Attachments -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata thông tri
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ XÂy dựng số 37/2006/QĐ-bxd ngàY 22 tháng 12 NĂM 2006
Attachments -> “ÁO ĐƯỜng mềM – CÁc yêu cầu và chỉ DẪn thiết kế”
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2006/NĐ-cp ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức
Attachments -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ y tế SỐ 493/byt-qđ ngàY 10 tháng 6 NĂM 1994 VỀ việc ban hành tiêu chuẩN ngành artemisinin

tải về 224.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương