QuyếT ĐỊnh ban hành quy định về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quản lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản


Điều 19. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng



tải về 1.15 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.15 Mb.
#21209
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Điều 19. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Một trong các loại giấy tờ sau đây để chứng minh nguồn gốc đất sử dụng hợp pháp: quyết định giao đất, cho thuê đất; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai; Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực và đã được thi hành;

c) Giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu về rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;

d) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu;

đ) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức trong nước. Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh:

- Trích lục khu đất; đối với nơi chưa có bản đồ địa chính thì thực hiện trích đo;

- Trong trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất thì gửi phiếu lấy ý kiến đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01 ngày);

- In giấy chứng nhận và gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm tra (02 ngày);

- Kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận sau khi nhận kết quả từ Sở Tài nguyên và Môi trường (03 ngày).

b) Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh;

c) Sở Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, ký giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh (03 ngày).

Mục 2

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THUỘC THẨM QUYỀN

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Điều 20. Xác định diện tích đất ở đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở

Việc xác định cụ thể diện tích đất ở đối với đất vườn, ao thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 87 Luật Đất đai và khoản 2, 3 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:

1. Thửa đất vườn, ao hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980:

a) Nếu có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai; có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở;

b) Nếu không có giấy tờ và quyền sử dụng đất hoặc có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai mà không ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở thì diện tích đất ở xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở theo quy định tại quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 12/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

2. Thửa đất vườn, ao hình thành từ sau ngày 18 tháng 12 năm 1980:

a) Nếu có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai, trong giấy tờ có ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó;

b) Nếu không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai hoặc có giấy tờ mà không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định hạn mức quy định tại quyết định số 21/2008/QĐ-UBND.



Điều 21. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (theo khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai)

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai;

c) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Trích lục khu đất; đối với nơi chưa có bản đồ địa chính thì thực hiện trích đo;

- Đồng thời với việc trích lục, trích đo khu đất, gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để công khai hồ sơ cấp giấy theo quy định (01 ngày).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất:

- Thông báo công khai hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt sau khi hết thời hạn thông báo (01 ngày);

- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày).

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01 ngày);

- In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (01 ngày).

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận (03 ngày);

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn 03 ngày ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;

e) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày);

g) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện: Thông báo mức thu nghĩa vụ tài chính cho người phải thực hiện; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận (03 ngày).

Điều 22. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không có giấy tờ

1. Thành phần và số lượng hồ sơ: Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã (trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu) các giấy tờ có liên quan đến thửa đất như: biên lai nộp thuế; biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng đất, nhà ở; bản đăng ký kê khai nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân tại thời điểm kê khai đăng ký hoặc các loại giấy tờ liên quan khác (nếu có);

c) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Trích lục khu đất; đối với nơi chưa có bản đồ địa chính thì thực hiện trích đo;

- Đồng thời với việc trích lục, trích đo khu đất, gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để công khai hồ sơ cấp giấy theo quy định (01 ngày).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất:

- Xác minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của khu dân cư nơi có đất theo quy định tại khoản 1 mục 1 Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

- Thông báo công khai hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt; nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất sau khi hết thời hạn thông báo (01 ngày);

- Gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày).

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01 ngày);

- In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (02 ngày).

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận (03 ngày);

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn 3 ngày ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường;

e) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày);

g) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện: Thông báo mức thu nghĩa vụ tài chính cho người phải thực hiện; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao Giấy chứng nhận (03 ngày).

Điều 23. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất)

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Giấy tờ để chứng minh việc tạo lập tài sản hợp pháp:

- Một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc khoản 2 Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài) nếu tài sản là nhà ở;

- Một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nếu tài sản là công trình xây dựng;

- Giấy tờ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nếu tài sản là rừng sản xuất.

c) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu;

d) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (nếu có);

đ) Hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở, công trình xây dựng (đối với chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng), văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng (đối với chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng) đã được công chứng hoặc chứng thực và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Trích lục khu đất; đối với nơi chưa có bản đồ địa chính thì thực hiện trích đo;

- Gửi hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận tình trạng tranh chấp (01 ngày);

- Xác nhận vào sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng theo thẩm quyền (01 ngày).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất:

- Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản (01 ngày);

- Gửi hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày).

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01 ngày);

- Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu thì Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện gửi phiếu lấy ý kiến đến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện (tùy tính chất của tài sản xin chứng nhận quyền sở hữu). Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện;

- In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (02 ngày).

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận (03 ngày);

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường (03 ngày);

e) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày);

g) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện: Thông báo mức thu nghĩa vụ tài chính cho người phải thực hiện; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận (03 ngày).

Điều 24. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

c) Giấy tờ để chứng minh việc tạo lập tài sản hợp pháp:

- Một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với hộ gia đình, cá nhân) hoặc khoản 2 Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài) nếu tài sản là nhà ở;

- Một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP) nếu tài sản là công trình xây dựng.

d) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu;

đ) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (nếu có).

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Trích lục thửa đất; trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trích đo thửa đất;

- Đồng thời với việc trích lục hoặc trích đo, gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để công khai hồ sơ cấp giấy theo quy định (01 ngày);

- Xác nhận vào sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng theo thẩm quyền (01 ngày).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất:

- Xác minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của khu dân cư nơi có đất theo quy định tại khoản 1, mục 1 Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT trong trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (05 ngày);

- Thông báo công khai hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt và nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất sau khi hết thời hạn thông báo (01 ngày);

- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày).

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (01 ngày);

- Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện gửi phiếu lấy ý kiến đến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng. Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện;

- In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (02 ngày).

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận (03 ngày);

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn 3 ngày ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường;

e) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày);

g) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện: Thông báo mức thu nghĩa vụ tài chính cho người phải thực hiện; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận (03 ngày).



Điều 25. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Hộ gia đình, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);

c) Giấy tờ để chứng minh về quyền sở hữu rừng cây theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;

d) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Trích lục thửa đất; trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trích đo thửa đất;

- Đồng thời với việc trích lục hoặc trích đo, gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để công khai hồ sơ cấp giấy theo quy định (01 ngày).

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất:

- Xác minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của khu dân cư nơi có đất theo quy định tại khoản 1 mục 1 Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT trong trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (05 ngày);

- Thông báo công khai hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; tình trạng tranh chấp quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt và nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất sau khi hết thời hạn thông báo (01 ngày);

- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày).

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện:

- Xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu rừng sản xuất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (01 ngày);

- Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện gửi phiếu lấy ý kiến đến cơ quan quản lý nông nghiệp. Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý về nông nghiệp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện;

- In giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (02 ngày).

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận (03 ngày);

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện: Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ ký giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường;

e) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện (01 ngày);

g) Văn phòng Đăng ký đất cấp huyện: Thông báo mức thu nghĩa vụ tài chính cho người phải thực hiện; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận (03 ngày).



Chương III

CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN, XÁC NHẬN BỔ SUNG

TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀO GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ CẤP

Mục 1

THỦ TỤC THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Điều 26. Thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận

1. Các trường hợp được cấp đổi giấy chứng nhận:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu đổi giấy chứng nhận theo mẫu cũ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng) sang giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;

b) Giấy chứng nhận bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do đo đạc lại;

d) Giấy chứng nhận có ghi biến động trên trang 4 mà có đề nghị đổi giấy (trừ nội dung biến động là đăng ký thế chấp, đăng ký góp vốn).

2. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận (theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Giấy chứng nhận đã cấp (bản chính).

3. Trình tự thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh:

- Trích lục hồ sơ thửa đất;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận, in giấy chứng nhận (02 ngày);

- Gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường (01 ngày).

b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Trong thời hạn 03 ngày ký giấy chứng nhận mới và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh;

c) Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh: Thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 ngày).

4. Các quy định khác:

Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận do đo đạc lại mà có chênh lệch diện tích thì Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh phải có văn bản xác định nguyên nhân chênh lệch diện tích. Việc cấp đổi giấy chứng nhận được giải quyết như sau:

a) Trường hợp diện tích đo đạc lại (diện tích đo thực tế) nhỏ hơn diện tích đã cấp trước đây thì cấp giấy chứng nhận theo diện tích đo đạc thực tế;

b) Trường hợp diện tích đo đạc lại lớn hơn diện tích đã cấp trước đây thì Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giải quyết theo quy định.

Điều 27. Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đã mất

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận (theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất giấy chứng nhận (ít nhất 03 kỳ) trên báo An Giang hoặc Đài Phát thanh truyền hình An Giang (như mẫu báo, biên lai thu tiền). Nội dung đăng tin bao gồm: các thông tin được ghi trên giấy chứng nhận, thời hạn tiến hành lập thủ tục cấp lại giấy chứng nhận (tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày đăng tin lần đầu) và các thông tin cần thiết khác.

2. Trình tự, thời gian thực hiện:

a) Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh:

- Trích lục hồ sơ thửa đất;

- Xác nhận vào đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và in giấy chứng nhận (02 ngày);

- Gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường (01 ngày).

b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Thẩm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất (05 ngày);

c) Ủy ban nhân dân tỉnh: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ký quyết định hủy giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường;

d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Ký giấy chứng nhận mới và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh (03 ngày);

đ) Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh: Thu phí, lệ phí và trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 ngày).

3. Quyết định hủy giấy chứng nhận được gửi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, các cơ quan công chứng, văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh để phục vụ công việc chuyên môn.

Điều 28. Thủ tục đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất vào giấy chứng nhận đã cấp

1. Thành phần và số lượng hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

a) Đơn đề nghị xác nhận bổ sung tài sản gắn liền với đất vào giấy chứng nhận (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND);

b) Giấy chứng nhận đã cấp (bản chính);

c) Giấy tờ để chứng minh việc tạo lập tài sản hợp pháp:

- Giấy tờ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nếu tài sản là nhà ở;

- Giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nếu tài sản là công trình xây dựng;

- Giấy tờ theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP nếu tài sản là rừng sản xuất.

d) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Trường hợp nộp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu;

đ) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (nếu có);

e) Bản sao có chứng thực của UBND cấp xã (trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu) quyết định thành lập đơn vị hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Trình tự, thời gian thực hiện: Thực hiện theo khoản 2 Điều 17 Quy định này;

3. Văn phòng Đăng ký đất cấp tỉnh có trách nhiệm đóng dấu “đã thu hồi” tại trang 2 của giấy chứng nhận cũ và đưa vào hồ sơ lưu trữ sau khi cấp đổi giấy chứng nhận.



Каталог: VBPQ -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương