QuyếT ĐỊnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2012 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh bình phưỚC



tải về 53.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích53.24 Kb.
#19163
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 348/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 24 tháng 02 năm 2012



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”

trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2012




CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 236/TTr-SGDĐT ngày 07 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2012.

Điều 2. Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Huy Phong
Y BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH PHƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh năm 2012

(Ban hành kèm theo Quyết định số 348/QĐ-UBND

ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)


Thực hiện Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh với những nội dung cụ thể sau:



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 

1. Mục đích:

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường trên địa bàn tỉnh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.



2. Yêu cầu:

Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn ngành một cách thường xuyên, kịp thời, đúng quy định.

- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo; vừa phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật, vừa giáo dục. Vận động chấp hành pháp luật, tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhằm không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh của ngành. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, bảo đảm sự liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Công tác PBGDPL phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, không trùng lắp, chồng chéo với các chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật khác đã và đang được triển khai tại các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh.

- Đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của ngành; từng bước hoàn thiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách đầy đủ, đầu tư hợp lý các điều kiện phục vụ cho công tác này. Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, ngành, nghề, vùng miền theo hướng kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành.

- Không ngừng đổi mới, sáng tạo để làm phong phú các hình thức thể hiện, biện pháp tuyên truyền, kết hợp hài hòa các hình thức, biện pháp với nhau nhằm áp dụng phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn của ngành. Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành; phối hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài ngành giáo dục và đào tạo.



II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh năm 2012 căn cứ vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham mưu cácchế độ, chính sách phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

2. Rà soát, xây dựng hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục pháp luật; đổi mới phương pháp dạy học môn học Đạo đức và môn học Giáo dục công dân; xây dựng chương trình các môn học về pháp luật đối với bậc trung học chuyên nghiệp; nghiên cứu, hướng dẫn đưa các nội dung pháp luật cơ bản, tinh giản, thiết thực, phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục thường xuyên.

3. Rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bổ sung về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực và tăng quy mô đào tạo cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Đạo đức ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó ưu tiên đào tạo giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cho các trường trung học cơ sở;

- Bổ sung đủ số lượng giáo viên dạy môn Pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng kết hợp tuyển dụng người dạy đúng chuyên ngành với việc bồi dưỡng cơ bản về pháp luật cho giáo viên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn đảm nhiệm giảng dạy môn pháp luật, môn Giáo dục công dân;

- Bồi dưỡng chuẩn hóa về kiến thức, phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên môn pháp luật, môn Giáo dục công dân chưa qua đào tạo về ngành Luật. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy định kỳ cho giáo viên;

- Nghiên cứu bổ sung chế độ chính sách hỗ trợ đối với giáo viên môn học pháp luật, môn Giáo dục công dân và đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật.

4. Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Tài liệu: Xây dựng danh mục tài liệu cơ bản phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tăng cường biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phổ thông; tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật; tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp dụng pháp luật cụ thể, thiết thực, hấp dẫn theo hướng đa dạng hóa nội dung và hình thức. Bổ sung các tài liệu tham khảo; tài liệu pháp luật theo chuyên đề, các đề cương tuyên truyền pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật phổ thông, báo tạp chí chuyên ngành về luật, sách hệ thống hóa về pháp luật và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Ưu tiên cấp phát tài liệu pháp luật thiết yếu đối với các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh; thực hiện 100% cơ sở giáo dục có tủ sách pháp luật, bản tin phổ biến, giáo dục pháp luật niêm yết công khai đảm bảo tất cả giáo viên, học sinh, công nhân viên của cơ sở giáo dục được tiếp cận thông tin;

- Thiết bị: Xây dựng danh mục và tổ chức sản xuất bộ mẫu thiết bị cơ bản phục vụ giảng dạy môn học pháp luật, Giáo dục công dân, phù hợp từng cấp học để sử dụng có hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành. Chú trọng việc sử dụng các phương tiện điện tử, tin học, các mô hình trực quan.

5. Xây dựng chương trình thống nhất và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho các bài học chính khóa trong đó tập trung vào các hình thức như: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi, cập nhập các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học. Các hoạt động này cần đa dạng, sinh động, phù hợp cho từng đối tượng và được tổ chức thường xuyên, kết hợp trong việc kỷ niệm các ngày lịch sử, dịp lễ tết, các cuộc vận động lớn trong ngành …. Chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.

6. Phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên, học sinh trong ngành.

7. Tổ chức chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Việc lựa chọn điểm cần phản ánh được tính đa dạng của các cấp học, trình độ đào tạo cũng như các vùng miền trong cả nước.

8. Hỗ trợ cho vùng khó khăn các tài liệu, thiết bị, tủ sách pháp luật, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, báo cáo viên cho một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

9. Tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với ngành Tư pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản, các cơ quan, tổ chức từ tỉnh tới cơ sở để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tăng cường xã hội hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

10. Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo:

- Đối với bậc mầm non: Đưa một số hình ảnh tuyên truyền pháp luật đơn giản về: giao thông, gia đình, môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành một số yếu tố tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1;

- Đối với giáo dục phổ thông, Cao đẳng Sư phạm: Nâng cao chất lượng dạy và học môn học Đạo đức, môn học Giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội… đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.

+ Lựa chọn nội dung cơ bản cần thiết phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục thường xuyên trong đó nội dung pháp luật, Giáo dục công dân là bắt buộc đối với các chương trình cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên. Bảo đảm cho học sinh, sinh viên ra trường nắm được lý luận cơ bản về pháp luật để có thể tự tìm hiểu các ngành luật cần thiết;

- Đối với giáo dục thường xuyên:

+ Đối với các Trung tâm đã đưa môn Giáo dục công dân vào giảng chính khóa: tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội…….

+ Đối với các Trung tâm chưa tổ chức dạy môn Giáo dục công dân: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hình thức giáo dục ngoại khóa theo chuyên đề giáo dục pháp luật.

- Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục cho giáo viên trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo; bố trí cán bộ có trình độ pháp lý, nhiệt tình, có trách nhiệm phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác. Việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở nội dung Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

- Chủ trì thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;

- Dự trù kinh phí triển khai thực hiện Đề án gửi Sở Tư pháp tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giảng dạy môn pháp luật, môn Giáo dục công dân, cán bộ, báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục;

- Tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng bộ mẫu thiết bị phục vụ giảng dạy các kiến thức pháp luật trong nhà trường;

- Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trên Website của sở và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành;

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án này;

- Hàng quý, 06 tháng, cuối năm 2012, Sở GD&ĐT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án cho UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tư pháp:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử báo cáo viên pháp luật triển khai các chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành Tư pháp trong việc phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện việc lồng ghép hợp lý nội dung của Đề án này với việc triển khai Đề án “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước”;

- Theo dõi, đôn đốc, việc thực hiện Đề án, báo cáo HĐPHCTPBGDPL tỉnh theo quy định.

3. Sở Tài chính:

- Có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã:

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nội dung chương trình, bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ và thực hiện chính sách đối với giáo viên giáo dục pháp luật trong nhà trường theo quy định;

- Chỉ đạo các trường học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc mở rộng quy mô đào tạo bồi dưỡng giáo viên pháp luật, Giáo dục công dân đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp thực hiện các Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Sở Tài chính.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương kiến nghị bằng văn bản gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở GD&ĐT) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Huy Phong




Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 53.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương