Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013


II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC



tải về 338.36 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích338.36 Kb.
#15670
1   2   3

II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Điều 6. Tổ chức quản lý thu ngân sách:


1. Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan Thuế, Hải quan và các cơ quan liên quan có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt có hiệu quả Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung và các cơ chế, chính sách tài chính, thuế có hiệu lực thi hành từ năm 2013; Tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế, tiền sử dụng đất được gia hạn nộp sang năm 2013.

- Tiếp tục thực hiện việc thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật, các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Để các đơn vị có nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao khi thực hiện miễn thu các loại phí, lệ phí theo Chỉ thị 24/2007/CT-TTg, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị từ nguồn ngân sách địa phương.

- Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33/2008/CT-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra.

2. Cơ quan Thuế, Hải quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc khai báo tên hàng, mã hàng, thuế suất, kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh.

Tổ chức thu kịp thời các khoản nợ thuế có khả năng thu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế không có khả năng thu. Đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực chủ yếu như: các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; miễn, giảm, gia hạn, hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT; các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, lĩnh vực phát sinh thuế nhà thầu nước ngoài; lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; lĩnh vực tài chính ngân hàng, các Tập đoàn, Tổng công ty,..quản lý thu thuế đối với hàng hóa biên mậu; kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, vàng bạc, khai thác mỏ; những loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng,..để truy thu đầy đủ vào NSNN các khoản tiền thuế bị gian lận. Đẩy mạnh việc rà soát, cải cách các thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

3. Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ quy định, nhất là các khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.



Điều 7. Tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước:

Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách được giao; cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ đảm bảo theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định. Trong đó lưu ý:

1. Các khoản chi từ nguồn vốn vay và viện trợ thực hiện việc giải ngân, kiểm soát chi theo nguyên tắc:

- Đối với dự toán chi từ nguồn vốn vay, viện trợ bằng tiền: Thực hiện đúng dự toán được giao và cơ chế thực hiện như nguồn vốn trong nước (trừ trường hợp hiệp định có quy định khác thì thực hiện theo hiệp định).

- Đối với dự toán chi từ nguồn vốn vay, viện trợ theo phương thức ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước: Thực hiện theo tiến độ giải ngân thực tế của từng dự án.

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với cơ quan tài chính chủ động bố trí vốn ngay từ đầu năm cho các dự án công trình quan trọng theo chế độ quy định, nhất là xây dựng tu bổ các công trình đê điều, thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quả lũ lụt, dự án di dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm theo dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Thực hiện việc ứng trước dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của năm sau phải đảm bảo theo đúng quy định Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ.

4. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng hoàn thành trong năm 2013 nhưng chưa được bố trí đủ vốn.

5. Trong dự toán chi thường xuyên năm 2013 giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương; Bộ Tài chính thông báo rõ các khoản chi bằng ngoại tệ để các đơn vị chủ động thực hiện. Đối với kinh phí tương đương từ 500.000 USD/năm trở lên thì được đảm bảo chi bằng ngoại tệ theo dự toán đã giao, quá trình thực hiện Kho bạc nhà nước vẫn kiểm soát theo dự toán chi bằng nội tệ đã giao cho đơn vị, trường hợp do biến động tăng tỷ giá dẫn đến dự toán chi bằng nội tệ đã hết nhưng dự toán chi bằng ngoại tệ vẫn còn thì đơn vị thông báo cho Bộ Tài chính để kịp thời xử lý bổ sung kinh phí bằng nội tệ; trường hợp số kinh phí nhỏ hơn 500.000 USD/năm thì các Bộ, cơ quan Trung ương được rút dự toán bằng ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán tại thời điểm giao dịch, nhưng không vượt quá dự toán giao bằng nội tệ.

6. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, thì phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao, hoặc sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ Dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 58 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

7. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, cấp dưới; thực hiện tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, cắt, giảm tối đa các khoản chi tổ chức lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, tiết giảm chi phí công tác trong nước và ngoài nước; nhất là việc mua sắm xe ô tô chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết, theo đúng tiêu chuẩn, định mức và đã được bố trí trong dự toán; chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến thực hiện các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo,... cần có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chính sách, chế độ thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả.

8. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định.



Điều 8. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí:

1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách:

Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:

- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội, ...) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương; Kho bạc Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện nghiêm túc việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định.

2. Thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đối với các nhiệm vụ chi dưới đây:

a) Chi trợ giá cho các báo, tạp chí đã được giao trong dự toán của các Bộ, cơ quan Trung ương: Căn cứ dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được trợ giá, các báo, tạp chí làm thủ tục rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để được thanh toán theo đúng quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

b) Kinh phí đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia thuộc khoản chi viện trợ: Căn cứ dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao và yêu cầu công việc, các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia làm thủ tục rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để được thanh toán theo đúng quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của Bộ Tài chính.

c) Chi xúc tiến thương mại quốc gia: Căn cứ dự toán được giao, và tiến độ thực hiện của các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Công thương rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các chủ chương trình theo đúng quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

d) Chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cấp có thẩm quyền giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chính cấp dưới chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đồng cấp để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; riêng ngân sách cấp xã rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm.

Trường hợp ngân sách địa phương đã được ứng trước dự toán bổ sung ngân sách năm sau từ ngân sách trung ương, cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2013, Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước trừ số thu hồi vào dự toán đầu năm đã giao cho địa phương; phần dự toán còn lại chia đều trong năm để rút. Số đã ứng trước cho ngân sách địa phương được thu hồi như sau:

- Đối với số ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền thì việc thu hồi số ứng trước cũng được thực hiện bằng hình thức cấp lệnh chi tiền từ ngân sách trung ương.

- Đối với số ứng trước theo hình thức rút dự toán thì Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh hạch toán từ ứng trước sang thực chi ngân sách trung ương và thực thu ngân sách địa phương cấp bổ sung từ ngân sách trung ương.

Trường hợp đặc biệt cần tăng tiến độ rút dự toán, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Đối với bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương, căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp trên quy định mức rút dự toán hàng tháng của ngân sách cấp dưới cho phù hợp thực tế địa phương.

Căn cứ giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm); Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, trong giới hạn rút vốn hàng tháng, sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung khoản bổ sung và Mục lục ngân sách nhà nước.

Trường hợp trong năm ngân sách cấp trên ứng trước dự toán bổ sung ngân sách năm sau cho ngân sách cấp dưới, khi rút dự toán ứng trước phải hạch toán thu, chi vào ngân sách năm sau theo quy định.

đ) Chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán đầu năm được thực hiện như sau: căn cứ dự toán giao, số vốn được tạm ứng theo chế độ và tiến độ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp) do chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ) báo cáo; tham khảo kết quả thanh toán chi trả hàng tháng do cơ quan Kho bạc nhà nước nơi giao dịch gửi Sở Tài chính; Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu rút dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (theo mẫu số 3 đính kèm), kèm giấy rút dự toán (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm) gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Mức rút tối đa bằng dự toán giao cho chương trình, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Sở Tài chính chịu trách nhiệm về mức đề nghị rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trường hợp rút kinh phí để sử dụng không đúng mục tiêu hoặc đúng mục tiêu nhưng không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách trung ương.

Việc thanh toán, chi trả cho các chủ đầu tư và cho các đối tượng thụ hưởng các chính sách, chế độ (kinh phí sự nghiệp) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Trường hợp ngân sách địa phương được ứng trước dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm sau (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp), cần phải thu hồi trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2013, Bộ Tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước trừ số phải thu hồi ngay trong dự toán đầu năm, phần còn lại thực hiện việc rút dự toán tại Kho bạc nhà nước theo quy định trên. Số đã ứng trước cho ngân sách địa phương được thu hồi như sau:

- Đối với số ứng trước theo hình thức lệnh chi tiền thì việc thu hồi số ứng trước cũng được thực hiện bằng hình thức cấp lệnh chi tiền từ ngân sách trung ương;

- Đối với số ứng trước theo hình thức rút dự toán thì Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh hạch toán từ ứng trước sang thực chi ngân sách trung ương và thực thu ngân sách địa phương cấp bổ sung từ ngân sách trung ương.

e) Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách (bao gồm cả việc ứng trước bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương) được thực hiện như sau:

- Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác: căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo bổ sung ngoài dự toán cho ngân sách địa phương. Căn cứ vào văn bản thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

Đối với khoản ứng trước bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương: căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo Sở Tài chính thực hiện rút dự toán ứng trước tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Sở Tài chính lập giấy rút dự toán ứng trước dự toán năm sau theo quy định.

- Đối với các khoản ngân sách trung ương tạm ứng cho ngân sách địa phương, khi rút dự toán các khoản tạm ứng thực hiện hạch toán tạm thu, tạm chi và thực hiện thu hồi theo quy định (hạch toán điều chỉnh sang thực thu, thực chi trong trường hợp chuyển thành số bổ sung cho ngân sách địa phương hoặc giảm tạm thu ngân sách địa phương, giảm tạm chi của ngân sách trung ương trong trường hợp phải hoàn trả tạm ứng cho ngân sách trung ương).

f) Riêng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở các cấp địa phương (bao gồm cả bổ sung có mục tiêu ngoài dự toán), căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, Uỷ ban nhân dân cấp trên quy định việc rút dự toán của ngân sách cấp dưới cho phù hợp thực tế ở địa phương.

Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-09/NS đính kèm), Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, tiến độ thực hiện, quyết định của cấp có thẩm quyền bổ sung trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách; sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung chi bổ sung có mục tiêu và Mục lục ngân sách nhà nước.

Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 15 của tháng sau, Kho bạc nhà nước (đối với ngân sách trung ương) và Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện (đối với ngân sách địa phương) thực hiện tổng hợp, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp về kết quả rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong tháng trước theo quy định hiện hành. Trường hợp phát hiện các địa phương rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định, Kho bạc nhà nước địa phương có văn bản thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết, đồng thời tạm dừng rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định.

Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách. Trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng cấp kinh phí bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ.

Về việc hạch toán kế toán các khoản bổ sung, tạm ứng từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương thực hiện như quy định đối với các khoản bổ sung, tạm ứng từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

3. Thực hiện cấp bằng hình thức lệnh chi tiền đối với các nhiệm vụ chi dưới đây:

a) Chi chuyển vốn để cho vay theo chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động...) và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Chính phủ.

b) Chi chuyển kinh phí cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

c) Chi góp vốn cổ phần, đóng niên nhiễm cho các tổ chức tài chính quốc tế (trừ các khoản đã giao trong dự toán các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước)

d) Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

đ) Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.

e) Chi xúc tiến đầu tư và du lịch.

g) Chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp công ích, quốc phòng.

h) Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia (đối với những hàng hoá quan trọng được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp thực hiện dự trữ).

i) Chi Chương trình biển Đông, hải đảo (phần kinh phí giao cho các Bộ, ngành thực hiện)

k) Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan Công an, Quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

l) Chi đảm bảo hoạt động đối với các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam.

m) Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài; chi ủng hộ địa phương khác để khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, phòng trừ dịch bệnh.

n) Chi trợ giá, trợ cước, tài trợ, đặt hàng theo chính sách của Nhà nước, hoặc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, đơn vị không thường xuyên giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

o) Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ.

Các nhiệm vụ chi bằng lệnh chi tiền nêu trên được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm hoặc bổ sung trong quá trình điều hành.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

- Đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo chế độ quy định.

- Có văn bản đề nghị chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách đối với những trường hợp chế độ quản lý chi ngân sách có yêu cầu.

Khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát, trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan Tài chính tiến hành kiểm tra, xem xét đủ các điều kiện chi theo quy định và lập lệnh chi tiền trên hệ thống Tabmis (ngân sách trung ương do Bộ Tài chính nhập, ngân sách tỉnh do Sở Tài chính nhập, ngân sách huyện do phòng tài chính nhập). Kho bạc nhà nước có trách nhiệm in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống và thực hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng nội dung ghi trên lệnh chi tiền và đúng chế độ quy định. Riêng lệnh chi tiền của ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã gửi bản giấy đến Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp thanh toán, nhưng để đảm bảo yêu cầu về tính chất và tiến độ công việc, cơ quan tài chính thực hiện tạm cấp theo chế độ quy định, hoặc theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương).

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chi tiền; căn cứ nội dung trên lệnh chi tiền, thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt theo chế độ quy định để chi trả, thanh toán cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách trong phạm vi thời gian chế độ quy định. Trường hợp các chứng từ không hợp lệ, hợp pháp thì chậm nhất 1 ngày (kể từ ngày nhận được chứng từ) phải có thông báo cho cơ quan Tài chính biết để xử lý.

4. Về chi trả nợ của ngân sách trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 6, Mục II, Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.

Điều 9. Thực hiện điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách:

1. Trường hợp cần điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, đơn vị dự toán cấp I ra quyết định điều chỉnh, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra số dư dự toán và thực hiện điều chỉnh dự toán trong Tabmis, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán.

Đối với đơn vị sử dụng ngân sách phải giảm dự toán, Kho bạc nhà nước giao dịch kiểm tra, xác nhận số dư dự toán, xác nhận việc điều chỉnh để đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp I (bản fax, photocopy) thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách khác được điều chỉnh tăng dự toán. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách được tăng dự toán, cơ quan tài chính kiểm tra xác nhận số dư dự toán, xác nhận điều chỉnh giảm dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách khác có liên quan trước khi điều chỉnh tăng dự toán cho đơn vị theo đề nghị của đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp không còn đủ số dư để điều chỉnh, đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp I để điều chỉnh lại.

2. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp có thẩm quyền giao bổ sung dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát sinh, nếu quyết định bổ sung dự toán đã thể hiện chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì không phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định, mà phân bổ giao dự toán cho đơn vị trực thuộc và thông báo Kho bạc nhà nước có liên quan để thực hiện; trường hợp quyết định bổ sung dự toán chưa chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì chậm nhất 7 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán), đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định theo quy định.

3. Trường hợp điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên, điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao không tự chủ, không thường xuyên nhưng đã được ghi chú theo nhiệm vụ chi trong Quyết định giao dự toán đầu năm hoặc Quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đơn vị cần phải có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ được giao.

Điều 10. Thực hiện chuyển nguồn sang năm sau:

Các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương thực hiện chuyển nguồn sang năm sau đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.


Điều 11. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng:


Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Đồng thời xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

Điều 12. Thực hiện công khai tài chính, ngân sách nhà nước:


1. Các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai, trong đó lưu ý:

a) Cơ quan tài chính các cấp thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước theo đúng quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/06/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với các khoản hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.

b) Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện việc công bố công khai theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

c) Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai theo đúng quy định tại Thông tư số 29/2005/TT-BTC ngày 14/04/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước.

d) Các cơ quan, đơn vị được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

đ) Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân thực hiện công khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/03/2005 của Bộ Tài chính về việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Đồng thời để triển khai thực hiện Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện quy chế công khai và gửi cơ quan chức năng để tổng hợp theo dõi đánh giá chung trong cả nước theo chế độ quy định. Các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương (Sở Tài chính) có trách nhiệm gửi báo cáo công khai cho Bộ Tài chính ngay sau khi thực hiện việc công khai dự toán ngân sách năm 2013 và quyết toán ngân sách năm 2011.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Điều 13. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và áp dụng đối với năm ngân sách 2013.

2. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện. Các quy định trước đây trái với quy định tại thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước, Cục Hải quan các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Vụ NSNN.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Công Nghiệp


Mẫu số 1a

BỘ.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Số: ........./......(ĐV)

V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm..........


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày...... tháng ...... năm .......

Kính gửi: Bộ Tài chính.


- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành.

Bộ........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Bộ ..........hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu.............


BỘ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

(*) Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

Mẫu số 1b


SỞ.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Số: ........./......(ĐV)

V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm.........


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



..... , ngày ..... tháng ..... năm ......

Kính gửi: Sở Tài chính ...........


- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành.

Sở........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Sở Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Sở .......... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu........


GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

(*) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh.



Mẫu số 1c

PHÒNG.................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

_______

Số: ........./......(ĐV)

V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm.........


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày ...... tháng ....... năm .......

Kính gửi: Phòng Tài chính ........


- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành

Phòng........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Phòng Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Phòng ....... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu............


TRƯỞNG PHÒNG

(Ký tên, đóng dấu)

(*) Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện.



PHỤ LỤC SỐ 01

(Kèm theo công văn (theo các mẫu số 1a, 1b, 1c) số ......... ngày ....... của .........)

Đơn vị: 1.000 đồng

Nội dung

Tổng số

Chi tiết theo đơn vị sử dụng (1)

Đơn vị A

Đơn vị B

Đơn vị ….

I. Thu, chi ngân sách về phí, lệ phí

 

 

 

 

1. Số thu phí, lệ phí.

 

 

 

 

- ...

 

 

 

 

2. Chi từ nguồn phí, lệ phí được để lại

 

 

 

 

3. Số phí, lệ phí nộp ngân sách

 

 

 

 

II. Dự toán chi NSNN

 

 

 

 

1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề

 

 

 

 

1.1 Kinh phí thường xuyên













Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













1.2 Kinh phí không thường xuyên(2)













Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













2. Quản lý hành chính

 

 

 

 

2.1 Kinh phí thực hiện tự chủ

 

 

 

 

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ(2)

 

 

 

 

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













3. Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

3.1 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ













Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













3.2 Kinh phí thường xuyên













Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













3.3 Kinh phí không thường xuyên(2)

 

 

 

 

Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương













  4….

 

 

 

 

KBNN nơi đơn vị SDNS giao dịch

 

 KBNN..(3)

  KBNN.(3)

  KBNN..(3)

(Mã số KBNN)




(Mã số)

(Mã số)

(Mã số)

Ghi chú:

(1) Nếu số đơn vị trực thuộc nhiều, có thể đổi chỉ tiêu theo cột ngang thành chỉ tiêu theo hàng dọc; tổng hợp cả số phân bổ của các đơn vị tổ chức theo ngành dọc đã uỷ quyền cho các đơn vị cấp II phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

(2) Kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, các nhiệm vụ chi đã ghi trong Quyết định giao dự toán của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

(3) Ví dụ: KBNN Hai Bà Trưng - Hà Nội.

(4) Đối với các nhiệm vụ chi cấp phát bằng hình thức lệnh chi tiền phải chi tiết vào từng lĩnh vực chi, phần kinh phí không thực hiện tự chủ ( kinh phí không thường xuyên).

(5) Ngoài việc phục vụ cho dự kiến phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, mẫu phụ lục này còn sử dụng để đơn vị dự toán cấp I báo cáo cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước đồng cấp tổng hợp quyết định giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.


Mẫu số 2a

BỘ ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Số: ........./......(ĐV)



Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

_______________________________



...... , ngày........ tháng ...... năm ........


QUYẾT ĐỊNH (1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......



BỘ TRƯỞNG BỘ ....................

- Căn cứ Nghị định số ...... ngày ...... của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ .........

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm ........

- Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản số........ ngày............về phương án phân bổ ngân sách năm....


QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Bộ... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

- Bộ Tài chính;

- KBNN;

- Đơn vị sử dụng ngân sách;



- KBNN nơi giao dịch ( gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách);

- Lưu..........




Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ

Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách

BỘ TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

  1. Mẫu này áp dụng cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

  2. Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi Bộ Tài chính và KBNN thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị).

Mẫu số 2b

SỞ ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Số: ........./......(ĐV)



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________



...... , ngày........ tháng ....... năm ........


QUYẾT ĐỊNH (1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......



GIÁM ĐỐC SỞ ...................
- Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của Uỷ ban nhân dân... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở ......

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ..... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ ý kiến của Sở Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm.........
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Sở... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3. Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

- Sở Tài chính;

- KBNN tỉnh (thành phố);

- Đơn vị sử dụng ngân sách;

- KBNN nơi giao dịch (gửi qua đơn vị sử dụng ngân sách);

- Lưu..........




Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Sở

Bản chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)


  1. Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành thuộc cấp tỉnh.

  2. Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi Sở Tài chính và KBNN tỉnh thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị).



Mẫu số 2c

PHÒNG ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

________

Số: ........./......(ĐV)



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày........ tháng ....... năm .......


QUYẾT ĐỊNH (1)

Về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm ......



TRƯỞNG PHÒNG ..................
- Căn cứ Quyết định số ...... ngày ...... của Uỷ ban nhân dân ... về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng ......

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân..... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ ý kiến của Phòng Tài chính tại văn bản số...... ngày.....về phương án phân bổ ngân sách năm....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Phòng ... theo phụ lục(2) đính kèm .

Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm ...... được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

- Phòng Tài chính...;

- KBNN huyện (thị xã,...);

- Đơn vị sử dụng ngân sách;



- Lưu............


Bản tổng hợp của các đơn vị trực thuộc Phòng

Bản chi tiết của đơn vị

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký tên, đóng dấu)


  1. Mẫu này áp dụng cho các phòng, ban thuộc cấp huyện.

  2. Mẫu phụ lục số 02; riêng đối với báo cáo gửi phòng Tài chính và KBNN Huyện thực hiện theo mẫu phụ lục số 01 (tổng hợp các đơn vị).



PHỤ LỤC SỐ 02

DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM .........

Đơn vị: (Đơn vị sử dụng ngân sách)

Mã số: (Đơn vị sử dụng ngân sách)

(Kèm theo quyết định (theo các mẫu số 2a, 2b, 2c) số: .............. của .............)

Đơn vị: 1.000 đồng

Nội dung

Tổng số

I. Tổng số thu, chi, nộp ngân sách phí, lệ phí




1. Số thu phí, lệ phí




- Học phí




- .......




2. Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại




- Học phí




- ..........




3. Số phí, lệ phí nộp NSNN




II. Dự toán chi ngân sách nhà nước




1. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề




1.1 Kinh phí thường xuyên




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




1.2 Kinh phí không thường xuyên




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




2. Quản lý hành chính




2.1 Kinh phí thực hiện tự chủ




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




2.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




3. Nghiên cứu khoa học




3.1 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




3.2 Kinh phí thường xuyên




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương




3.3 Kinh phí không thường xuyên




Trong đó: kinh phí TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương

 







4. …




Ghi chú:

(1) Chi thanh toán cá nhân, chi thường xuyên thực hiện rút dự toán đều theo từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Chi mua sắm, sửa chữa lớn, chi sự nghiệp kinh tế rút dự toán theo tiến độ thực hiện thực tế và chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã ban hành.

(2) Trong trường hợp uỷ quyền cho các đơn vị dự toán cấp II phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách thì do thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II ký theo uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I.

(3) Chi tiết: các khoản chi bằng lệnh chi tiền; ghi thu ghi chi các dự án ODA.


Mẫu số 3


TỈNH, THÀNH PHỐ ..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI CHÍNH...............

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày........ tháng ....... năm .......

TỔNG HỢP NHU CẦU RÚT VỐN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Đơn vị: 1.000 đồng

Nội dung

Dự toán giao (gồm cả số đã ứng, số tạm cấp)

Khối lượng thực hiện theo kế hoạch vốn, dự án ngân sách đã được giao đến thời điểm báo cáo và số tạm ứng theo chế độ chưa thanh toán

Số đã rút dự toán đến thời điểm báo cáo (gồm cả số đã ứng, số tạm cấp)

Dự kiến nhu cầu vốn để thực hiện 30 ngày tiếp theo


Số đề nghị rút dự toán

Tổng số:

1. Vốn đầu tư (trong nước, viện trợ bằng tiền không kể Chương trình MTQG)

2. Vốn các chương trình, mục tiêu (1):

- Chương trình MTQG Việc làm và dạy nghề

- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

- Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hoá gia đình

- Chương trình MTQG Y tế

- Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Chương trình MTQG Văn hoá

- Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo

- Chương trình MTQG Phòng, chống tội phạm

- Chương trình MTQG Phòng, chống ma tuý

- Chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Chương trình MTQG khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường

- Chương trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

- Chương trình MTQG Phòng chống HIV/AIDS

- Chương trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo

3. Vốn sự nghiệp (chi tiết theo các chính sách, chế độ lớn không kể Chương trình MTQG):

- Kinh phí thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP

- .....



















Nơi nhận:

- KBNN tỉnh, thành phố .............;

- Lưu..........


GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH

(Ký tên, đóng dấu)


Ghi chú: Đối với chương trình mục tiêu quốc gia theo danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia được Chính phủ quyết định cho giai đoạn 2011-2015.

Mẫu số: C2-09/NS

Niên độ: ……….

Số:.....................


Mẫu số: C2-09/NS

Niên độ: ……….

Số:.....................




G
Không ghi vào khu vực này
IẤY RÚT DỰ TOÁN


BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

Tháng ….. năm 20…..

Căn cứ dự toán NS bổ sung cho NS……………..

Đề nghị KBNN:…………………………………………………………………………………

Chi NS (Cấp): Tài khoản…………………………………….

Cho NS (Cấp) : Tài khoản…………………………………….

Theo chi tiết:



Diễn giải

Mã nguồn NS

Mã Chương

Mã ngành KT

Mã NDKT

Số tiền

1. Bổ sung cân đối ngân sách

















2. Bổ sung có mục tiêu








































































Tổng cộng (1+2):
















Tổng số tiền ghi bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………...........................................

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Ghi chú : KBNN đồng thời hạch toán số thu bổ sung từ NS (cấp)……… cho NS cấp) ….….., theo chi tiết sau :

Diễn giải

Mã nguồn NS

Mã Chương

Mã ngành KT

Mã NDKT

Số tiền

1. Bổ sung cân đối ngân sách1
















2. Bổ sung có mục tiêu1






































































Tổng cộng (1+2):

















CƠ QUAN TÀI CHÍNH (UBND xã)

Ngày …. tháng …. năm ……..



Kế toán trưởng Thủ trưởng(Chủ tịch xã)


KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Ngày …..... tháng ...…. năm ……..



Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc





1 Chú ý: số thu, chi bổ sung cân đối ngân sách và thu, chi bổ sung có mục tiêu phải thống nhất.


Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2013
2013 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
2013 -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
2013 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
2013 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
2013 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1152
2013 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1154
2013 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1155
2013 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1156
2013 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003

tải về 338.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương