Quy đỊnh về KỶ luật của liêN ĐOÀn bóng đÁ việt nam


Điều 81. Xử lý vi phạm trong các trường hợp khác



tải về 428.88 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích428.88 Kb.
#28552
1   2   3   4

Điều 81. Xử lý vi phạm trong các trường hợp khác


1. Tất cả các vi phạm của tổ chức, tập thể, cá nhân trước, trong và sau trận đấu mà quan chức trận đấu không phát hiện được thì cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐVN sẽ căn cứ vào tư liệu, tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm để xử lý kỷ luật đối với các vi phạm đó.

2. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng của tổ chức, tập thể, cá nhân trong trận đấu, giải đấu đã bị chủ thể có thẩm quyền trong trận đấu, giải đấu đó xử lý, Ban Kỷ luật LĐBĐVN (hoặc cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐVN) vẫn có quyền xem xét áp dụng mức kỷ luật phù hợp đối với hành vi vi phạm đó.

3. Đối với những vụ việc tiêu cực của tổ chức, tập thể và cá nhân, BTC giải báo cáo với LĐBĐVN và gửi hồ sơ cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý.

Chương IV



CƠ QUAN XỬ LÝ KỶ LUẬT

Điều 82. Ban Kỷ luật

Ban Kỷ luật là cơ quan của LĐBĐVN thực hiện chức năng xem xét và áp dụng những biện pháp kỷ luật theo thẩm quyền.



Điều 83. Cơ cấu tổ chức của Ban Kỷ luật

1. Ban Kỷ luật gồm 05 ủy viên, trong đó có 01 Trưởng Ban và 01 phó Trưởng Ban. Ban Kỷ luật có bộ phận Thường trực của Ban Kỷ luật gồm Trưởng Ban và Thư ký Ban.

a) Trưởng Ban Kỷ luật do Ban Chấp hành LĐBĐVN bầu ra, chịu trách nhiệm công tác trước LĐBĐVN về các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

b) Thư ký Ban do Trưởng Ban Kỷ luật chỉ định trong số cán bộ nhân viên đang làm việc chuyên trách tại LĐBĐVN, thực hiện công việc hành chính của Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về các công việc được giao.

2. Các ủy viên Ban Kỷ luật, Hội đồng Tư vấn không đồng thời là ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và Ban Giải quyết khiếu nại của LĐBĐVN.

Điều 84. Nhiệm vụ của Ban Kỷ luật

1. Điều tra, tìm hiểu và áp dụng những biện pháp kỷ luật cần thiết đối với các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia hoạt động bóng đá do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức, quản lý, điều hành vi phạm các quy định của LĐBĐVN, Luật thi đấu bóng đá, Điều lệ các giải bóng đá chuyên nghiệp và quy định của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên.

2. Ban hành quyết định kỷ luật dưới mọi hình thức theo thẩm quyền, theo các quy định của LĐBĐVN và quy định của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên.

3. Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý cần thiết đối với những trường hợp cần áp dụng biện pháp xử lý vượt quá thẩm quyền của Ban Kỷ luật.



Điều 85. Nguyên tắc hoạt động

1. Ban Kỷ luật hoạt động độc lập theo quy định của Điều lệ LĐBĐVN, Quy định về Kỷ luật này và các quy định có liên quan của LĐBĐVN.

2. Tất cả các ủy viên của Ban Kỷ luật, kể cả Trưởng Ban nếu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc kỷ luật thì không được tham gia vào tiến trình giải quyết vụ việc đó.

3. Việc xem xét, xử lý kỷ luật phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều lệ LĐBĐVN, Quy định về Kỷ luật này, các quy định có liên quan của LĐBĐVN và Quy định về kỷ luật của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là Thành viên.

4. Ban Kỷ luật chỉ xem xét, xử lý đối với các tổ chức, tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của LĐBĐVN, Luật thi đấu bóng đá, Điều lệ các giải bóng đá chuyên nghiệp và quy định của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên.

5. Ban Kỷ luật đảm bảo tính trung thực, khách quan và chính xác trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm và phải chịu trách nhiệm nếu có sai sót do lỗi cố ý nghiêm trọng.

6. Các ủy viên Ban Kỷ luật không được nhận tiền, tài sản, quà biếu hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, tập thể, cá nhân bị xem xét hoặc có liên quan đến việc xử lý kỷ luật .

7. Trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật, các ủy viên Ban Kỷ luật không được phát ngôn hay tiết lộ mọi thông tin liên quan đến vụ việc trước báo chí hay công luận khi chưa có quyết định chính thức của Ban, trừ trường hợp có quy định khác.

8. Người báo cáo, thông tin về việc vi phạm kỷ luật phải được bảo vệ. Ban Kỷ luật xem xét xử lý theo hướng giảm nhẹ cho những trường hợp có vi phạm nhưng thành khẩn báo cáo và tích cực làm giảm nhẹ hoặc khắc phục hậu quả.

Điều 86. Thẩm quyền xử lý kỷ luật

1. Ban Kỷ luật có quyền xử lý mọi vi phạm không thuộc thẩm quyền của cơ quan khác.

2. Tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của vụ việc, Trưởng Ban Kỷ luật có quyền tự mình xem xét và quyết định xử lý kỷ luật với tư cách là cán bộ xử lý kỷ luật duy nhất, trường hợp cần thiết có thể trình Chủ tịch LĐBĐVN thành lập Hội đồng Tư vấn xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 88 của Quy định về Kỷ luật này.

3. Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của từng vụ việc, Ban Kỷ luật quyết định tổ chức họp hoặc lấy ý kiến của từng thành viên dưới các hình thức: Gặp trực tiếp, trao đổi, thống nhất ý kiến bằng văn bản, điện thoại hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác. Sau khi có quyết định phải thông báo đến từng ủy viên Ban Kỷ luật được biết.

4. Đối với những vi phạm kỷ luật phát sinh từ các giải đấu do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức, để xử lý một cách kịp thời, Trưởng Ban Kỷ luật có thể phân công một số Uỷ viên Ban Kỷ luật cùng với Trưởng Ban, Thư ký Ban làm nhiệm vụ Thường trực để xử lý.

Điều 87. Căn cứ xem xét xử lý kỷ luật

Ban Kỷ luật chỉ xem xét xử lý kỷ luật khi:

1. Có yêu cầu, đề nghị có căn cứ của các Ban, Phòng của LĐBĐVN, BTC các giải đấu và các tổ chức khác thuộc LĐBĐVN về việc xem xét giải quyết vi phạm kỷ luật.

2. Có đơn của cá nhân, tập thể và tổ chức thành viên, có ký tên và có địa chỉ cụ thể tố cáo về hành vi vi phạm của cá nhân, tập thể và tổ chức Thành viên khác gửi đến LĐBĐVN.

3. Ban Kỷ luật phát hiện ra hành vi vi phạm.

Điều 88. Thành lập Hội đồng Tư vấn xử lý kỷ luật (Hội đồng Tư vấn)

1. Trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo tính chất vụ việc, Trưởng Ban Kỷ luật có thể trình Chủ tịch LĐBĐVN tthành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét giải quyết. Hội đồng Tư vấn gồm toàn thể hoặc một số Uỷ viên Ban Kỷ luật và mời thêm một số luật gia, luật sư và các nhà chuyên môn có uy tín, có trách nhiệm và kinh nghiệm ngoài Ban Kỷ luật tham gia Hội đồng này. Quyết định cuối cùng trong việc xử lý kỷ luật thuộc về Trưởng Ban Kỷ luật.

2. Trưởng Ban Kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, Thư ký Ban Kỷ luật đồng thời là Thư ký Hội đồng Tư vấn. Trong trường hợp Trưởng Ban, Thư ký Ban Kỷ luật không tham gia Hội đồng Tư vấn, Trưởng Ban Kỷ luật có trách nhiệm cử Chủ tịch, Thư ký Hội đồng Tư vấn.

Thư ký Ban Kỷ luật, Thư ký Hội đồng là người giúp việc Ban Kỷ luật, Hội đồng Tư vấn và không có quyền biểu quyết.

3. Hội đồng Tư vấn làm việc tập thể và quyết định theo đa số.

Điều 89. Trình tự xử lý kỷ luật

1. Đối với trường hợp Ban Kỷ luật xem xét xử lý kỷ luật:

a) Ban Kỷ luật tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ về vụ việc vi phạm kỷ luật.

b) Ban Kỷ luật có quyền trực tiếp hỏi những người có liên quan đến vụ việc (dù là người tố cáo hay là người biết sự việc), yêu cầu họ xuất trình và cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan. Đối với những vụ việc nghiêm trọng, Trưởng Ban Kỷ luật có thể phân công ủy viên của Ban điều tra, thu thập thông tin, gặp các bên và những người có liên quan để xem xét vụ việc. Nếu thấy cần thiết, Trưởng Ban Kỷ luật đề nghị các bộ phận, cơ quan chức năng phối hợp điều tra để xử lý.

- Các bên được hỏi có nghĩa vụ phối hợp để xác minh sự thật theo yêu cầu của Ban Kỷ luật. Đặc biệt, họ phải tuân thủ những yêu cầu cung cấp thông tin của Ban Kỷ luật.

- Khi thấy cần thiết, Ban Kỷ luật xác minh lại lời khai về các sự kiện thực tế của các bên.

- Nếu các bên chậm trễ trong việc trả lời, Trưởng ban Kỷ luật (sau khi đã cảnh cáo) có thể quyết định phạt tới 10.000.000 đồng.

c) Nếu các bên không phối hợp, bỏ qua thời hạn đã đặt ra, Trưởng Ban Kỷ luật ra quyết định xử lý kỷ luật dựa vào những tài liệu có trong hồ sơ.

d) Về nguyên tắc, Ban Kỷ luật xử lý theo hồ sơ. Bên bị kỷ luật trình bày ý kiến dưới dạng văn bản tường trình theo yêu cầu của Ban. Trong trường hợp đặc biệt, Ban có thể quyết định bố trí một buổi nghe đương sự trình bày, trong đó các bên liên quan có thể được triệu tập. Buổi trình bày được tổ chức kín.

đ) Thảo luận

- Ban Kỷ luật thảo luận kín.

- Nếu có buổi trình bày của đương sự, thảo luận sẽ được tổ chức tiếp sau buổi trình bày, trừ trường hợp ngoại lệ.

- Việc thảo luận phải được tiến hành liên tục, trừ trường hợp ngoại lệ.

- Trưởng Ban quyết định trình tự các nội dung thảo luận.

- Uỷ viên trình bày ý kiến, Trưởng Ban trình bày sau cùng rồi lấy ý kiến biểu quyết.

- Trưởng Ban Kỷ luật quyết định.

2. Đối với trường hợp Trưởng Ban tự mình xem xét kỷ luật:

Thực hiện tương tự theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.

3. Đối với trường hợp thành lập Hội đồng Tư vấn:

Thực hiện tương tự theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này. Trưởng Ban Kỷ luật ký quyết định xử lý kỷ luật.

Khi thấy cần thiết, nếu vượt quá thẩm quyền, Hội đồng Tư vấn có thể đề xuất Trưởng Ban Kỷ luật xem xét, giải quyết.

4. Kết luận và thông báo

Trong vòng 60 ngày đối với các vụ việc thông thường và 90 ngày đối với vụ việc phức tạp, Ban Kỷ luật phải kết luận về vụ việc theo một trong các hướng sau:

a) Kỷ luật chủ thể vi phạm;

b) Tạm đình chỉ việc xem xét kỷ luật khi có lý do chính đáng ngăn cản việc xem xét kỷ luật tại thời điểm ra quyết định;

c) Đình chỉ việc xem xét kỷ luật khi không có căn cứ để xử lý kỷ luật;

d) Trường hợp hình thức kỷ luật cần áp dụng vượt quá thẩm quyền của Ban Kỷ luật, Ban Kỷ luật lập báo cáo kiến nghị hình thức kỷ luật lên Ban Chấp hành hoặc Đại hội LĐBĐVN để xem xét quyết định.

5. Hình thức và nội dung quyết định kỷ luật và thể thức thông qua

a) Quyết định được làm bằng văn bản, nội dung bao gồm:

- Đối tượng bị kỷ luật;

- Căn cứ pháp lý và thực tiễn để quyết định xử lý kỷ luật;

- Nội dung quyết định;

- Khả năng khiếu nại quyết định;

- Hiệu lực của quyết định.

b) Thể thức thông qua

- Quyết định được thông qua bằng hình thức biểu quyết bởi các thành viên tham gia xử lý kỷ luật.

- Mỗi thành viên có một phiếu.

- Nếu số phiếu ngang nhau, Trưởng Ban có lá phiếu quyết định.

- Căn cứ kết luận cuối cùng của Ban Kỷ luật hoặc Hội đồng Tư vấn, Trưởng Ban Kỷ luật ra quyết định xử lý kỷ luật.

6. Hiệu lực và khiếu nại:

a) Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đương sự có quyền khiếu nại đối với Quyết định kỷ luật theo trình tự quy định. Trong thời gian giải quyết khiếu nại theo quy định, đối tượng bị kỷ luật vẫn phải thực hiện Quyết định kỷ luật.

Trường hợp Quyết định giải quyết khiếu nại khác với Quyết định kỷ luật:

- Nếu đối tượng bị kỷ luật đã chấp hành một phần biện pháp kỷ luật theo Quyết định kỷ luật thì biện pháp kỷ luật còn lại được thực hiện theo Quyết định giải quyết khiếu nại;

- Nếu đối tượng bị kỷ luật chưa chấp hành hình thức kỷ luật theo Quyết định kỷ luật thì thực hiện theo Quyết định giải quyết khiếu nại.

b) Các quyết định của Ban Kỷ luật có thể bị khiếu nại với Ban Giải quyết khiếu nại LĐBĐVN trừ trường hợp biện pháp kỷ luật là cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ ít hơn 03 trận đấu hoặc tới 30 ngày, phạt tiền đến 10.000.000 đồng và quyết định kỷ luật do vi phạm nghĩa vụ trả tiền.

c) Thời hạn khiếu nại như sau:

- Đối với Quyết định kỷ luật đình chỉ thi đấu hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ có thời hạn là 03 ngày, kể từ ngày nhận quyết định.

- Các trường hợp khác thời hạn gửi đơn khiếu nại là 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

- Thời điểm bắt đầu tính thời hạn khiếu nại là thời điểm nhận được quyết định (gửi qua fax hoặc qua đường bưu điện), theo báo cáo fax gửi đi hoặc ký nhận quyết định gửi qua đường bưu điện (nếu không gửi fax).

Điều 90. Điều kiện làm việc và chi phí giải quyết vụ việc kỷ luật

1. Ban Kỷ luật được sử dụng trụ sở, cán bộ và phương tiện làm việc của LĐBĐVN để tổ chức giải quyết kỷ luật.

2. Trưởng ban Kỷ luật được sử dụng con dấu của LĐBĐVN để ký quyết định và các văn bản, giấy tờ liên quan tới tổ chức và hoạt động của Ban Kỷ luật.

3. Trưởng Ban và các ủy viên Ban Kỷ luật được cấp thẻ của LĐBĐVN, được dự, quan sát và chứng kiến các hoạt động bóng đá do LĐBĐVN tổ chức; Được cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cho các hoạt động của Ban Kỷ luật.

4. Trưởng Ban Kỷ luật được mời dự các Hội nghị của Ban Chấp hành LĐBĐVN. Khi cần thiết, được mời dự cuộc họp của Thường trực LĐBĐVN.

5. Thù lao làm việc của Ban Kỷ luật, Hội đồng Tư vấn và Thư ký được thực hiện theo quy định của LĐBĐVN và được chi trả tuỳ theo từng vụ việc. Trưởng Ban và Thư ký Ban Kỷ luật được hưởng phụ cấp của bộ phận thường trực Ban Kỷ luật theo quy định của LĐBĐVN.

6. Chi phí cho người làm chứng, người được Ban Kỷ luật mời tham gia quá trình giải quyết vụ việc do LĐBĐVN chi trả theo quy định tài chính của LĐBĐVN.

7. Chi phí của đương sự tham gia vụ việc kỷ luật theo triệu tập của Ban Kỷ luật do đương sự tự chi trả.



Điều 91. Thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật, xét giảm, đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật hoặc xoá án kỷ luật

1. Ban Kỷ luật có quyền xem xét lại quyết định kỷ luật theo Điều 30 Quy định này, xét giảm, đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật đang áp dụng hoặc xoá án kỷ luật đối với cá nhân, tập thể.

2. Cá nhân, tập thể đang trong thời gian thi hành kỷ luật có thể được xem xét lại quyết định kỷ luật theo Điều 30 Quy định này, xét giảm, đình chỉ thi hành một phần biện pháp kỷ luật hoặc xoá án kỷ luật nếu tuân thủ các điều kiện theo quy định của LĐBĐVN.

Chương V



GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Mục 1



CƠ QUAN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 92. Ban giải quyết khiếu nại

1. Ban Giải quyết khiếu nại là cơ quan của LĐBĐVN thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại.

Ban Giải quyết khiêu nại gồm 5 uỷ viên, trong đó có một Trưởng Ban và một Phó Trưởng Ban. Các Uỷ viên Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Chấp hành quyết định. Các Uỷ viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có trình độ tối thiểu là tốt nghiệp đại học luật.

2. Thường trực Ban Giải quyết khiếu nại gồm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và Thư ký ban.

a) Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại là luật gia Việt Nam, do Ban chấp hành LĐBĐVN bầu ra, chịu trách nhiệm công tác trước LĐBĐVN về tổ chức giải quyết khiếu nại.

b) Phó Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại do Trưởng Ban Giải quyết Khiếu nại lựa chọn, thực hiện nhiệm vụ Trưởng Ban phân công, chịu trách nhiệm công tác trước Trưởng Ban.

c) Thư ký Ban do Trưởng Ban chỉ định trong số Uỷ viên Ban Giải quyết Khiếu nại, thực hiện các công việc hành chính của Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về các công việc được giao.

Điều 93. Nhiệm vụ của Ban giải quyết khiếu nại

Ban giải quyết khiếu nại chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với các quyết định kỷ luật, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về bóng đá của LĐBĐVN, khiếu nại liên quan đến hoạt động cấp phép CLB của Ban cấp phép CLB LĐBĐVN.



Điều 94. Điều kiện làm việc, thù lao công tác

1. Ban Giải quyết khiếu nại được sử dụng trụ sở, cán bộ và phương tiện làm việc của LĐBĐVN để tổ chức giải quyêt khiếu nại.

2. Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại được sử dụng con dấu của LĐBĐVN để ký quyết định và các văn bản giấy tờ liên quan tới tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu nại.

3. Thù lao làm việc của Chủ tịch và các Uỷ viên Uỷ ban Giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của LĐBĐVN và được chi trả tuỳ theo từng vụ, việc khiếu nại. Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký Ban và các Uỷ viên Ban giải quyết khiếu nại được hưởng phụ cấp trách nhiệm công tác theo quy định của LĐBĐVN.

4. Trưởng Ban, Phó trưởng Ban, Thư ký Ban và các Uỷ viên Ban Giải quyết khiếu nại được cấp thẻ của LĐBĐVN, được ưu tiên dự, quan sát và chứng kiến các hoạt động bóng đá do LĐBĐVN tổ chức, đựơc cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin cho hoạt động giải quyết khiếu nại.

Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại được mời dự các Hội nghị của Ban Chấp hành LĐBĐVN; Khi cần thiết, được mời dự cuộc họp của Thường trực LĐBĐVN.



Điều 95. Kiêm nhiệm của ủy viên Ủy ban Giải quyết khiếu nại

Các ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại không đồng thời là Uỷ viên Ban chấp hành, Ban Kiểm tra và Ban kỷ luật của LĐBĐVN.

Mục 2

HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 96. Phạm vi giải quyết khiếu nại

1. Khiếu nại đối với quyết định kỷ luật về bóng đá của Chủ tịch LĐBĐVN, Tổng thư ký LĐBĐVN, Ban Kiểm tra, Ban Kỷ luật, các Ban và Hội đồng có thẩm quyền thuộc LĐBĐVN.

2. Khiếu nại đối với quyết định giải quyết tranh chấp của Toà trọng tài, Phòng Pháp lý và Tư cách cầu thủ.

3. Khiếu nại đối với Quyết định xử lý vi phạm trong các giải bóng đá do LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải tổ chức.

4. Khiếu nại đối với Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động giữa thành viên của LĐBĐVN với cầu thủ, huấn luyện viên.

5. Khiếu nại đối với Quyết định giải quyết tranh chấp về đăng ký hoặc chuyển nhượng cầu thủ.

6. Khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cấm thi đấu, làm nhiệm vụ có thời hạn.

7. Khiếu nại liên quan đến hoạt động cấp phép CLB của Ban cấp phép CLB LĐBĐVN.



Điều 97. Những trường hợp không giải quyết khiếu nại

Ban Giải quyết khiếu nại không tổ chức giải quyết khiếu nại trong các trường hợp sau:

1. Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 96 của Quy định này.

2. Khiếu nại đối với quyết định của trọng tài trong trận đấu về bàn thua, bàn thắng, lỗi việt vị, lỗi phạt đền.

3. Khiếu nại đối với các quyết định kỷ luật dưới các hình thức cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ ít hơn 04 trận đấu hoặc tới 30 ngày; phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

4. Quyết định kỷ luật cấm thi đấu do phải nhận thẻ vàng, thẻ đỏ trong trận đấu;

5. Quyết định kỷ luật do vi phạm nghĩa vụ trả tiền;

6. Người khiếu nại không thực hiện đúng quy định của LĐBĐVN về khiếu nại.



Điều 98. Đơn khiếu nại

1. Đơn khiếu nại phải thể hiện rõ nội dung, yêu cầu khiếu nại, kèm theo đơn là những tài liệu có liên quan để chứng minh cho vụ, việc khiếu nại.

2. Người khiếu nại phải cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Ban Giải quyết khiếu nại.

3. Tổ chức, cá nhân có khiếu nại chịu trách nhiệm về tính trung thực và độ chính xác của các thông tin, tài liệu gửi tới Ban Giải quyết khiếu nại.



Điều 99. Thời hạn gửi đơn khiếu nại

Thời hạn gửi Đơn khiếu nại và hồ sơ kèm theo đến Ban Giải quyết khiếu nại được quy định như sau:

1. Đối với Quyết định giải quyết tranh chấp về đăng ký hoặc chuyển nhượng cầu thủ, thời hạn khiếu nại là 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định;

2. Đối với Quyết định kỷ luật đình chỉ thi đấu hoặc đình chỉ làm nhiệm vụ có thời hạn, thời hạn khiếu nại là 03 ngày kể từ ngày nhận quyết định;

3. Các trường hợp khác thời hạn gửi đơn khiếu nại là 07 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

4. Thời hạn gửi các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Giải quyết khiếu nại ấn định.



Điều 100. Thành lập Ủy ban Giải quyết khiếu nại

Ban Giải quyết khiếu nại tổ chức giải quyết khiếu nại thông qua việc thành lập Ủy ban Giải quyết khiếu nại (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 của Điều này) trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận Đơn khiếu nại hợp lệ theo trình tự sau:

1. Sau khi nhận đơn khiếu nại, nếu thấy đơn giải quyết khiếu nại là hợp lệ Trưởng ban đề nghị danh sách ủy viên Uỷ ban Giải quyết khiếu nại dự kiến, gồm 3 hoặc 5 hoặc 7 uỷ viên tùy theo từng vụ, việc khiếu nại, trong đó có Trưởng ban và Thư ký ban.

2. Trưởng ban là Chủ tịch Uỷ ban Giải quyết khiếu nại. Thư ký Ban đồng thời là Thư ký Uỷ ban Giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp Trưởng Ban, Thư ký Ban không tham gia Ủy ban Giải quyết khiếu nại, Trưởng Ban có trách nhiệm đề xuất Chủ tịch, Thư ký Ủy ban Giải quyết khiếu nại.

3. Danh sách dự kiến Ủy viên Uỷ ban Giải quyết khiếu nại được Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại thông báo cho các bên có liên quan và ấn định thời hạn trong đó các bên có quyền phản đối việc tham gia của từng uỷ viên. Nếu hết thời hạn ấn định, không có ý kiến phản đối từ các bên, danh sách được Trưởng ban trình Chủ LĐBĐVN ký quyết định thành lập Uỷ ban Giải quyết khiếu nại.

4. Uỷ ban Giải quyết khiếu nại hoạt động dưới sự điều khiển của Chủ tịch Uỷ ban Giải quyết khiếu nại và tự giải tán sau khi ra quyết nghị cuối cùng về vụ, việc giải quyết khiếu nại.

5. Đối với những vụ, việc khiếu nại đơn giản, Ban Giải quyết khiếu nại có thể xem xét trực tiếp để Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại, không cần thành lập Uỷ ban Giải quyết khiếu nại.

Điều 101. Thay đổi ủy viên Ủy ban Giải quyết khiếu nại

Trong trường hợp có ý kiến phản đối, Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại xem xét lại danh sách để bác bỏ ý kiến phản đối hoặc để đề nghị một danh sách khác, trình Chủ tịch LĐBĐVN ký Quyết định thành lập Uỷ ban Giải quyết khiếu nại.



Điều 102. Căn cứ pháp lý giải quyết khiếu nại

1. Uỷ ban Giải quyết khiếu nại hoạt động độc lập, xem xét và giải quyết khiếu nại căn cứ vào các quy định của LĐBĐVN, Luật thi đấu bóng đá, Điều lệ các giải bóng đá chuyên nghiệp và quy định của các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên.

2. Các ủy viên Ủy ban Giải quyết khiếu nại không phải chịu trách nhiệm về hành vi hoặc sơ suất trong quá trình giải quyết khiếu nại, trừ trường hợp do lỗi cố ý nghiêm trọng.

Điều 103. Trình tự giải quyết khiếu nại

1. Tùy theo yêu cầu và tính chất vụ việc, Chủ tịch Uỷ ban Giải quyết khiếu nại có thể quyết định việc tổ chức họp Uỷ ban hoặc lấy ý kiến từng ủy viên của Uỷ ban dưới các hình thức: gặp trực tiếp hoặc trao đổi ý kiến bằng văn bản, qua điện thoại hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.

2. Nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Giải quyết khiếu nại triệu tập phiên họp để xem xét khiếu nại với sự có mặt của người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức khiếu nại; người có thẩm quyền ra quyết định mà quyết định đó đang bị khiếu nại. Tuỳ theo từng vụ, việc khiếu nại, Chủ tịch Uỷ ban có thể mời thêm cá nhân, đại diện tổ chức có liên quan tham dự phiên họp của Uỷ ban Giải quyết khiếu nại.

3. Nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban Giải quyết khiếu nại quyết định việc phân công ủy viên Uỷ ban Giải quyết khiếu nại tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, gặp các bên và những người có liên quan để xem xét vụ, việc khiếu nại.

4. Quyết nghị về giải quyết khiếu nại được thông qua nếu đựơc ít nhất 2/3 số ủy viên tham gia giải quyết khiếu nại nhất trí bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng hình thức phiếu lấy ý kiến.

Điều 104. Quyết định giải quyết khiếu nại

1. Căn cứ quyết nghị cuối cùng của Uỷ ban Giải quyết khiếu nại hoặc Ban Giải quyết khiếu nại, Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại do Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại ký là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký trừ trường hợp có yêu cầu khác được xác định ngay trong nội dung quyết định giải quyết khiếu nại. Các thành viên của LĐBĐVN, các tổ chức và cá nhân có liên quan có nghĩa vụ thực hiện quyết định.

3. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại hợp lệ, Quyết định giải quyết vụ, việc khiếu nại phải được ban hành bằng văn bản. Trong trường hợp vụ, việc có tình tiết phức tạp thì Trưởng ban có thể quyết định kéo dài thời hạn thêm nhiều nhất là 30 ngày nữa và có văn bản thông báo tới các bên liên quan về quyết định kéo dài thời hạn.

4. Hội nghị Ban chấp hành hoặc Đại hội LĐBĐVN, theo đề nghị của Chủ tịch LĐBĐVN có quyền xem xét lại quyết định của Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại về giải quyết vụ, việc khiếu nại.

5. Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại có quyền không giải quyết đối với đơn khiếu nại không hợp lệ, trả đơn khiếu nại cho người khiếu nại và nêu rõ lý do không giải quyết khiếu nại.



Điều 105. Lệ phí giải quyết khiếu nại

Lệ phí giải quyết khiếu nại do bên khiếu nại chi trả, nộp vào tài khoản của LĐBĐVN theo mức và thời hạn quy định của Ban Giải quyết khiếu nại và theo nguyên tắc không bồi hoàn.

Tuỳ từng vụ việc khiếu nại, Chủ tịch LĐBĐVN có thể xem xét và chấp nhận yêu cầu giảm hoặc miễn lệ phí khiếu nại nếu bên khiếu nại có đơn yêu cầu và thực sự có khó khăn về tài chính.

Điều 106. Hành vi bị cấm

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Ban Giải quyết khiếu nại và ủy viên Uỷ ban Giải quyết khiếu nại không được tiết lộ thông tin với báo chí, tổ chức và cá nhân khác về vụ việc khiếu nại đang được thảo; không được nhận tiền, tài sản, quà biếu của các bên có liên quan tới vụ việc khiếu nại.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 107. Hiệu lực thi hành

1. Quy định về Kỷ luật của LĐBĐVN có hiệu lực từ ngày ban hành. Những vi phạm xảy ra từ thời điểm Quy định về Kỷ luật này có hiệu lực thì căn cứ vào Quy định về Kỷ luật này để xử lý. Đối với những vi phạm xảy ra trước thời điểm Quy định về Kỷ luật này có hiệu lực thì áp dụng Quy định về Kỷ luật này hoặc văn bản trước đó trên cơ sở có lợi hơn cho đương sự để xem xét, xử lý.



2 Đối với những vi phạm mà chưa được mô tả trong Quy định về Kỷ luật này nhưng được thực hiện và gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của LĐBĐVN, bóng đá Việt Nam và/hoặc đi ngược lại những mục tiêu, nguyên tắc đặt ra trong Điều lệ LĐBĐVN thì cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐVN căn cứ vào các hình thức kỷ luật của Quy định về Kỷ luật này, quy định kỷ luật FIFA, AFC và các quy định khác của LĐBĐVN để xem xét, xử lý.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 428.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương